Dùng hàm tìm kiếm 3 điều kiện

Liên hệ QC

phanchau321

Thành viên mới
Tham gia
21/9/12
Bài viết
26
Được thích
5
Kính gửi cả nhà
Em đang cần mọi người hướng dẫn cách dùng hàm tìm kiếm thỏa mãn 3 điều kiện .
em có 2 bảng dữ liệu :
- bảng : tìm mã màu
- bảng :data
nhiệm vụ là dùng 3 điều kiện ở bảng tìm mã màu , ( biển số , màu sắc và code màu ) tra qua bên bảng data lấy kết quả cho vào cột số lượng.
chi tiết mọi người xem file Excell giúp em với ạ.
tran trọng cảm ơn.
 

File đính kèm

  • Hỏi đáp.xlsx
    17.7 KB · Đọc: 40
Kính gửi cả nhà
Em đang cần mọi người hướng dẫn cách dùng hàm tìm kiếm thỏa mãn 3 điều kiện .
em có 2 bảng dữ liệu :
- bảng : tìm mã màu
- bảng :data
nhiệm vụ là dùng 3 điều kiện ở bảng tìm mã màu , ( biển số , màu sắc và code màu ) tra qua bên bảng data lấy kết quả cho vào cột số lượng.
chi tiết mọi người xem file Excell giúp em với ạ.
tran trọng cảm ơn.
Bạn tham khảo file và công thức sau:
 

File đính kèm

  • Hỏi đáp.xlsx
    17.8 KB · Đọc: 58
Tại em không biết dùng Sumproduct. :(
Không thấy bạn hỏi thêm gì nữa thì tôi nghi là bạn không hiểu cái vụ "nhân ma trận" rồi.
Tác giả bài #3 nói chuyện nghe có vẻ dễ dàng bởi vì trong bài này, các mảng chỉ là n*1 (ở bài trên, toi gọi là mảng dọc) và 1*m (mảng ngang), đem nhân nhau cho ra mảng cuối cùng n*m (mảng 2 chiều). Sumprodcut chỉ việc tổng n*m giá trị này lại.
Trường hợp khác, chưa chắc chúng đã đồng bộ như vậy. Nhiều lúc cần ép chiều thì phải Ctrl+Shift+Enter. Bạn phải hiểu rõ cách các ma trận nhân nhau mới biết khi nào cần ép chiều.
 
Không thấy bạn hỏi thêm gì nữa thì tôi nghi là bạn không hiểu cái vụ "nhân ma trận" rồi.
Tác giả bài #3 nói chuyện nghe có vẻ dễ dàng bởi vì trong bài này, các mảng chỉ là n*1 (ở bài trên, toi gọi là mảng dọc) và 1*m (mảng ngang), đem nhân nhau cho ra mảng cuối cùng n*m (mảng 2 chiều). Sumprodcut chỉ việc tổng n*m giá trị này lại.
Trường hợp khác, chưa chắc chúng đã đồng bộ như vậy. Nhiều lúc cần ép chiều thì phải Ctrl+Shift+Enter. Bạn phải hiểu rõ cách các ma trận nhân nhau mới biết khi nào cần ép chiều.
Cảm ơn anh đã giảng giải.
Tôi tin rằng rất rất nhiều bạn không hiểu ma trận là gì, chứ chưa nói đến "nhân ma trận" là thế nào nữa trong đó có tôi. Kiến thức về ma trân, vec tơ (trong hàm lookup ) giờ nghe đến như là mới , mặc dù học sinh phổ thông ngày nay đã được học. Kiến thức anh giảng ở trên nghe thì chỉ hiểu là lấy một Một cột, hoặc một hàng , (hai hàng ở bài trên ) nhân với nhau và hàm Sumproduc chỉ việc tổng nó lại, nhưng để hiểu tận gốc vấn đề tai sao lại thế thì còn xa vời lắm.
HỌC-HỌC NỮA-HỌC MÃI.
 
Tại em không biết dùng Sumproduct. :(
Bài này em làm hướng Lookup() là tốt rồi, nhưng dùng Hlookup() thì đẹp hơn, không cần dùng đến Sumproduct() với cả mảng bự xự làm quái gì!
Mã:
J4=HLOOKUP(H4,data!$F$2:$AE$5,MATCH($I$2&$K$2,INDEX(data!$D$2:$D$5&data!$E$2:$E$5,),),)
Enter. Fill xuống.

Còn cái gì không biết! thì chịu khó tìm hiểu và học thôi. Xem giải thích trong file kèm.

Thân
 

File đính kèm

  • Hỏi đáp.xlsx
    20.8 KB · Đọc: 31
Lần chỉnh sửa cuối:
@VetMini : cảm ơn bác nhiều. Con sẽ tìm hiểu và học hỏi thêm cách hoạt động cũng như ứng dụng của hàm Sumproduct này. Mỗi lần con thấy mọi người trên đây xài tới nó thì lại giải quyết cho 1 trường hợp khác nhau.

@Phan Thế Hiệp : cảm ơn anh nhiều vì đã giải thích rõ ràng, cụ thể. Qua giải thích của anh, em ngại khi chỉ dám nói đã hiểu "riêng" bài này thôi, nếu có bài khác mà (mọi người) dùng hàm Sumproduct này nữa thì chắc em cũng phải phân tích ra tiếp để hiểu. Còn tự mình ứng dụng thì em cũng đang chờ thời. Trước mắt em lưu bài này vô thư mục Các ví dụ điển hình 1 số hàm Excel lên máy tính em.
1625622708001.png
Bài này khi em nhìn vào dữ liệu và yêu cầu thì em chỉ nghĩ đến 1 số hàm dò tìm như nhóm hàm lookup, rồi index+match chứ không nghĩ tới Sumproduct. Có lẽ 1 phần do chưa rành về nó.

Suy nghĩ của em từ lúc mới thấy, mới biết hàm Sumproduct cho đến bây giờ nó đúng trình tự vầy:
- Lúc đầu: biết nó là để tính Thành tiền = Số lượng * Đơn giá.
- Thời gian sau: biết nó mạnh hơn, để tính tổng các tích.
- Khi mới tham gia GPE: biết nó mạnh hơn nữa, để tính tổng có nhiều điều kiện phức tạp, giống nhưng mạnh hơn Sumifs. (lúc này đã mơ hồ nó liên quan tới tính toán dạng mảng)
- Một thời gian sau khi tham gia GPE: lại biết nó mạnh nữa, có thể đếm nhiều điều kiện phức tạp, giống nhưng mạnh hơn Countifs.
- Và tới bây giờ: lại biết nó còn có thể định vị, dò tìm dữ liệu theo điều kiện như bài toán "đơn giản" tại chủ đề này.
- Sắp tới không biết còn vỡ lẽ ra gì nữa không.

Em còn muốn viết nhiều nói về dòng tư tưởng của mình thay đổi khi tham gia một thời gian ở GPE nữa nhưng thôi em nghĩ không nên lan man ở đây nhiều quá. Tiếc là em không có thời gian nhiều đầu tư vào những "cái hay ho" mình thấy trên GPE. Chỉ ở mức hiện tại em cũng thấy vui rồi.

Thân ái.
 
@VetMini : cảm ơn bác nhiều. Con sẽ tìm hiểu và học hỏi thêm cách hoạt động cũng như ứng dụng của hàm Sumproduct này. Mỗi lần con thấy mọi người trên đây xài tới nó thì lại giải quyết cho 1 trường hợp khác nhau.

@Phan Thế Hiệp : cảm ơn anh nhiều vì đã giải thích rõ ràng, cụ thể. Qua giải thích của anh, em ngại khi chỉ dám nói đã hiểu "riêng" bài này thôi, nếu có bài khác mà (mọi người) dùng hàm Sumproduct này nữa thì chắc em cũng phải phân tích ra tiếp để hiểu. Còn tự mình ứng dụng thì em cũng đang chờ thời. Trước mắt em lưu bài này vô thư mục Các ví dụ điển hình 1 số hàm Excel lên máy tính em.
View attachment 261978
Bài này khi em nhìn vào dữ liệu và yêu cầu thì em chỉ nghĩ đến 1 số hàm dò tìm như nhóm hàm lookup, rồi index+match chứ không nghĩ tới Sumproduct. Có lẽ 1 phần do chưa rành về nó.

Suy nghĩ của em từ lúc mới thấy, mới biết hàm Sumproduct cho đến bây giờ nó đúng trình tự vầy:
- Lúc đầu: biết nó là để tính Thành tiền = Số lượng * Đơn giá.
- Thời gian sau: biết nó mạnh hơn, để tính tổng các tích.
- Khi mới tham gia GPE: biết nó mạnh hơn nữa, để tính tổng có nhiều điều kiện phức tạp, giống nhưng mạnh hơn Sumifs. (lúc này đã mơ hồ nó liên quan tới tính toán dạng mảng)
- Một thời gian sau khi tham gia GPE: lại biết nó mạnh nữa, có thể đếm nhiều điều kiện phức tạp, giống nhưng mạnh hơn Countifs.
- Và tới bây giờ: lại biết nó còn có thể định vị, dò tìm dữ liệu theo điều kiện như bài toán "đơn giản" tại chủ đề này.
- Sắp tới không biết còn vỡ lẽ ra gì nữa không.

Em còn muốn viết nhiều nói về dòng tư tưởng của mình thay đổi khi tham gia một thời gian ở GPE nữa nhưng thôi em nghĩ không nên lan man ở đây nhiều quá. Tiếc là em không có thời gian nhiều đầu tư vào những "cái hay ho" mình thấy trên GPE. Chỉ ở mức hiện tại em cũng thấy vui rồi.

Thân ái.
Bài nầy dùng hàm Sumproduct hoặc Sum cũng được, vấn đề bạn cần tìm hiểu trong file là cách vận hành tích các mảng mà bạn @Phan Thế Hiệp bỏ công trình bày cho bạn nghiên cứu
 
@VetMini : cảm ơn bác nhiều. Con sẽ tìm hiểu và học hỏi thêm cách hoạt động cũng như ứng dụng của hàm Sumproduct này. Mỗi lần con thấy mọi người trên đây xài tới nó thì lại giải quyết cho 1 trường hợp khác nhau.

@Phan Thế Hiệp : cảm ơn anh nhiều vì đã giải thích rõ ràng, cụ thể. Qua giải thích của anh, em ngại khi chỉ dám nói đã hiểu "riêng" bài này thôi, nếu có bài khác mà (mọi người) dùng hàm Sumproduct này nữa thì chắc em cũng phải phân tích ra tiếp để hiểu. Còn tự mình ứng dụng thì em cũng đang chờ thời. Trước mắt em lưu bài này vô thư mục Các ví dụ điển hình 1 số hàm Excel lên máy tính em.
View attachment 261978
Bài này khi em nhìn vào dữ liệu và yêu cầu thì em chỉ nghĩ đến 1 số hàm dò tìm như nhóm hàm lookup, rồi index+match chứ không nghĩ tới Sumproduct. Có lẽ 1 phần do chưa rành về nó.

Suy nghĩ của em từ lúc mới thấy, mới biết hàm Sumproduct cho đến bây giờ nó đúng trình tự vầy:
- Lúc đầu: biết nó là để tính Thành tiền = Số lượng * Đơn giá.
- Thời gian sau: biết nó mạnh hơn, để tính tổng các tích.
- Khi mới tham gia GPE: biết nó mạnh hơn nữa, để tính tổng có nhiều điều kiện phức tạp, giống nhưng mạnh hơn Sumifs. (lúc này đã mơ hồ nó liên quan tới tính toán dạng mảng)
- Một thời gian sau khi tham gia GPE: lại biết nó mạnh nữa, có thể đếm nhiều điều kiện phức tạp, giống nhưng mạnh hơn Countifs.
- Và tới bây giờ: lại biết nó còn có thể định vị, dò tìm dữ liệu theo điều kiện như bài toán "đơn giản" tại chủ đề này.
- Sắp tới không biết còn vỡ lẽ ra gì nữa không.

Em còn muốn viết nhiều nói về dòng tư tưởng của mình thay đổi khi tham gia một thời gian ở GPE nữa nhưng thôi em nghĩ không nên lan man ở đây nhiều quá. Tiếc là em không có thời gian nhiều đầu tư vào những "cái hay ho" mình thấy trên GPE. Chỉ ở mức hiện tại em cũng thấy vui rồi.

Thân ái.
Mới học về mảng em chịu khó như vậy là tốt.

Có một số lưu ý trong cách nhìn nhận của em về Sumproduct():
  • Như anh @HieuCD nhấn mạnh ở trên, quan trọng là cách thiết lập các điều kiện bên trong, chứ không phải là bởi hàm Sumproduct(). Chẳng qua lợi dụng tính năng cộng mảng 2 chiều của nó mà không cần nhấn Ctrl+Shift+Enter (CSE) thôi, vì sau khi lọc theo điều kiện chỉ còn duy nhất có 1 số >0, các số khác do không thỏa điều kiện thì =0 hết trơn hết trọi rồi, nên em có thể dùng Sum(), Max(), Large(...,1) và phải nhấn CSE, hoặc dùng thêm Index(...,) để bao mảng lại thì chỉ Enter, không nhất thiết phải là Sumproduct(). Và như vậy nó cũng chả có "định vị" gì ráo em à!
  • Trong Excel, không có hàm nào "mạnh" hay "yếu" hơn hàm nào cả. Khi em dùng hàm đúng lúc, đúng nơi, phát huy được hết công năng của nó, giải thuật gọn gàng, "dễ" phân tích khi phát hiện khiếm khuyết, thì lúc đó mới gọi là "mạnh". Sumproduct() tiện cho việc tính toán mảng 1(2) chiều, nhưng kết quả chỉ là 1 số đơn, trong khi đó nhiều trường hợp cần kết quả là 1 mảng thì Sumif(s) và Countif(s) mới làm được.
  • Sumproduct() thì chỉ làm được các toán "số", đụng đến "chuỗi" thì 'bó tay', phải nhờ cậy đến các hàm truy tìm và so khớp thôi.
Nói thêm cho em để dễ nhận định, không cần hoang mang, cứ đụng càng nhiều sẽ ngày càng có thêm kinh nghiệm.

Chúc em học vui.
/-*+//-*+//-*+/
 
Bài nầy dùng hàm Sumproduct hoặc Sum cũng được, vấn đề bạn cần tìm hiểu trong file là cách vận hành tích các mảng mà bạn @Phan Thế Hiệp bỏ công trình bày cho bạn nghiên cứu
sum đây anh cho thêm nhiều cách
Mã:
=SUM(IF((data!$D$3:$D$5=$C$2)*(data!$E$3:$E$5=$E$2)*(data!$F$2:$AE$2=$B4),data!$F$3:$AE$5))
và Hlookup
Mã:
=HLOOKUP($B4,data!$F$2:$Q$5,MATCH($C$2&$E$2,data!$D$2:$D$5&data!$E$2:$E$5,0),0)
Ctrl+shift+enter cho excel thường
excel 365 không cần
 
Web KT
Back
Top Bottom