Chuyện tuổi tác (6 người xem)

  • Thread starter Thread starter VetMini
  • Ngày gửi Ngày gửi
Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

VetMini

Ăn cùng góc phố
Tham gia
21/12/12
Bài viết
17,828
Được thích
24,689
Do thớt kia đã đóng cho nên tôi trích lại đây:

...
Người ta thường hay kháo nhau rằng: " càng già thì càng trầm tính, không ganh đua và không hỷ, nộ, ái, ố... với đời, thay vào đó là dành thời gian cho con cháu, dạy cho con cháu điều hay lẽ phải, dạy cho con cháu những kinh nghiệm mà cả đời mình dút kết được... "
...
1.
Người ta (kháo nhau) ở đây là ai vậy? cho biết già hay trẻ?

2.
Người ta nói câu dài vậy à?
Gộp hai ba câu từ nhiều nơi khác nhau vào thành một câu là kỹ thuật bẻ méo ngữ cảnh. Phần sau có thể ý khác nhưng khi đi với hân fđầu thì nghĩa bắt buộc phải hướng theo.
Kỹ thuật có thể coi là cao. Nhưng chỉ mà mắt được những người thiếu kinh nghiệm, thiếu văn hoá Việt thôi.

3.
"già thì càng trầm tính, không..."
Cái này ngày nay đã sai rồi. Sai kể từ những năm đầu thập niên 1980's; khi Ronald Reagan chứng minh rằng già vẫn còn gân. Chính đường lối mạnh bạo về chiến tranh của Reagan đã phá sản Liên Xô.
Hay là 80 còn để chỏm nên không biết. Muốn xem bằng chứng hiện tại thì cứ nhìn vào cụ Trump và cụ Joe Biden đấy.
 
Tôi nghĩ đến 1 số nhơn vật: Lão ngoan đồng Chu Bá Thông, Trình Giảo Kim, Lão Lai Tử,...
Dù đó là những nhơn vật có thực hay hư cấu, thì cũng không chối cãi được trong cuộc sống vẫn tồn tại những người giống như thế!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Mấy nhơn vật ấy mà cũng nhớ.
Nói về người già thì đầu tiên hết nên nhớ những bô lão đã đi Hội Nghị Diên Hồng.
Muốn nói trong điển tích Tầu thì nên kể Bá lý Hề (về chính trị), Trương Tam Phong (về đạo)
Muốn nhớ Tây thì nhắc Socrates. (nói cho cùng thì các triết gia Hy lạp thời ấy đều lớn tuổi cả)
 
Cái này ngày nay đã sai rồi. Sai kể từ những năm đầu thập niên 1980's; khi Ronald Reagan chứng minh rằng già vẫn còn gân. Chính đường lối mạnh bạo về chiến tranh của Reagan đã phá sản Liên Xô.
Chính xác. Không chạy đua nổi. :D
 
Chính xác. Không chạy đua nổi. :D
Giới trẻ VN thường không biết yếu tố này.
Gạn bỏ đi những yếu tố chính trị không nên nói tới ở đây, tôi chỉ có thể nói về kinh tế.
Reagan chọn đường lối kinh tế sản xuất của Robert Mundell; sản xuất nhiều đến độ hàng phải xuống giá và đời sống vật chất của dân Mỹ tăng cao (high standard of living, chú ý: không phải quality of life).
Các lãnh tụ Liên Xô không những phải mặt ngoài chạy đua về vũ khí mà mặt trong còn phải đối đáp với dân chúng về đời sống vật chất. Các nhà máy của Liên Xô không đủ vốn để cải tiến. Các đồng ruộng nông trại của Liên Xô không đủ công nghệ.

(*) Toi không phân tích đến cuộc tranh đấu của Walesa ở Ba lan vì nó hơi nặng mùi chính trị.
 
(*) Toi không phân tích đến cuộc tranh đấu của Walesa ở Ba lan vì nó hơi nặng mùi chính trị.
Wałęsa, hay chính xác hơn là người Ba Lan, thành công cũng chính là do ... dần sụp đổ, trước sau cũng không cứu được. Vì đó là năm 1989 chứ đâu phải 1956 hay 1968 để hàng sư đoàn tăng của Liên Xô hay của khối Vác-sa-va nhẩy vào Hungary hay Tiệp Khắc với danh nghĩa "sự giúp đỡ anh em" nữa. ... đang hấp hối, và thời thế cũng khác.
Nhưng thôi, không nói nhiều về chinh trị.
 
Còn VN nếu có sụp thì do nền tảng chính trị không được xây dựng vững trong mấy chục năm nay:
Ở 1 đơn vị phường mà tỉ lện ĐV/Đoàn viên là 350/250 thì lấy đâu nền tảng kim tự tháp trong vài chục năm tới

/(hông nói chính trị là 1 đằng, nhưng nói về chính trị trong chiều hướng tốt lại là 1 chuyện khác.
 
Còn VN nếu có sụp thì do nền tảng chính trị không được xây dựng vững trong mấy chục năm nay:
Ở 1 đơn vị phường mà tỉ lện ĐV/Đoàn viên là 350/250 thì lấy đâu nền tảng kim tự tháp trong vài chục năm tới

/(hông nói chính trị là 1 đằng, nhưng nói về chính trị trong chiều hướng tốt lại là 1 chuyện khác.
Cái đó là chuyện của tuổi trẻ.
Câu chuyện của bài #4, #5, và #6 nói về một giai đoạn lịch sử. Tôi chỉ lôi ra để chứng minh rằng quan niệm về tuổi già đã thay đổi.

Nói chuyện về chính trị thì kẹt ở chỗ "chiều hướng tốt" nó có sự tương đối. Ai nói lại chẳng cho rằng mình theo chiều hướng tốt?
Tôi tránh là vì giai đoạn 85-90 ở Đông Âu là giai đoạn biến động lớn (nhiều lãnh tụ Liên Xô lần lượt qua đời). Giai đoạn 80-85 ở Mỹ là giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự thay đổi. Giai đoạn 70-85 ở Anh là giai đoạn công đoàn tự huỷ mình.
 
Còn VN nếu có sụp thì do nền tảng chính trị không được xây dựng vững trong mấy chục năm nay:
Ở 1 đơn vị phường mà tỉ lện ĐV/Đoàn viên là 350/250 thì lấy đâu nền tảng kim tự tháp trong vài chục năm tới

/(hông nói chính trị là 1 đằng, nhưng nói về chính trị trong chiều hướng tốt lại là 1 chuyện khác.
Nói về chính trị trong chiều hướng tốt? Làm gì có chuyện đó. Tôn giáo và chính trị là 2 chủ đề mà khi nói tới thì bất kỳ ở đâu và bất kỳ lúc nào cũng có xung đột. Ở ngoài xã hội và ở cả trong gia đình. Bất đồng quan điểm ngay cả giữa bố con, anh em.
 
Mấy chục ngày gần đây cô phát báo cho nhà mình những 2 tờ này; Tiếc là cậu không ở gần để mình chuyển giao cho 01 tờ, làm gì đó cũng có ích!
 
Tôi thấy nhiều ví dụ rất điển hình về việc các bác nhà mình, tuổi tác không phải ảnh hưởng đến quyết định và hướng đi của bản thân. Vượt cả mọi ràng buộc và định kiến xã hội.
Có thể kể ra như đại gia 81 tuổi chung tình với người mình yêu dù có lệch 1 tý tẹo về tuổi tác (18 tuổi); hay là cô dâu 62 tuổi vượt qua mọi lời dèm pha, sống vui vẻ hạnh phúc bên chú rể 26 tuổi.
 
Tùy 2uan điểm mỗi người thôi; kể cả thế nào là chiều hướng tốt nữa

Chúc các bạn vui vẻ & trẻ mãi không già!
Trẻ mãi không già như cái Lão Ngoan Đồng nhắc tới ở bài #2 thì tôi không dám đâu.
Nhơn vật truyện Kim Dung có nhiều khi đi thái quá.
Đem cái sự "ngây thơ trong trắng của con nít" để biện minh cho hành động không phải là chiều hướng đạo đức của tôi.

Nói trắng ra, nhơn vật Lão Ngoan Đồng này là một thằng vô trách nhiệm. Dan díu, làm khổ đời người ta rồi bỏ chạy!
Ở bài #3, tôi đưa ra nhơn vật Trương Tam Phong để cho thấy nền đạo của Vũ Đương vượt hẳn Toàn Chân. (đây nói về phép tu đạo tiên, không nói chuyện võ hiệp)

Nhơn vật thứ hai, Trình Giảo Kim, nếu đọc theo Thuyết Đường thì là người ném đá giấu tay, gió chiều nào theo chiều ấy.
Nói theo sử thì chả có gì đáng kể. Ở bài #3 tôi đưa ra Bá Lý Hề là người đưa Tần Mục Công vào hàng Ngũ Bá.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Trẻ mãi không già như cái Lão Ngoan Đồng nhắc tới ở bài #2 thì tôi không dám đâu.
Nhơn vật truyện Kim Dung có nhiều khi đi thái quá.
Đem cái sự "ngây thơ trong trắng của con nít" để biện minh cho hành động không phải là chiều hướng đạo đức của tôi.

Nói trắng ra, nhơn vật Lão Ngoan Đồng này là một thằng vô trách nhiệm. Dan díu, làm khổ đời người ta rồi bỏ chạy!
Lão Ngoan Đồng (Chu Bá Thông) là có LĂNG BA DI BỘ, ù té quyền rất nhanh ạ.
 
Lão Ngoan Đồng (Chu Bá Thông) là có LĂNG BA DI BỘ, ù té quyền rất nhanh ạ.
Đọc truyện chưởng nhiều bác nhầm lẫn gì chăng? LĂNG BA DI BỘ là của Đoàn Dự trong bộ Thiên Long Bát Bộ
Võ công trong bộ Thần Điêu Đại Hiệp không có môn LĂNG BA DI BỘ này
 
Đọc truyện chưởng nhiều bác nhầm lẫn gì chăng? LĂNG BA DI BỘ là của Đoàn Dự trong bộ Thiên Long Bát Bộ
Võ công trong bộ Thần Điêu Đại Hiệp không có môn LĂNG BA DI BỘ này
hay tôi bị TÀU HỎA NHẬP MA nhỉ? xem ngót cũng 20 năm rồi, hjk
 
hay tôi bị TÀU HỎA NHẬP MA nhỉ? xem ngót cũng 20 năm rồi, hjk
Nhắc đến tiểu thuyết Kim Dung là tôi cảm thấy đứng ngồi không yên rồi. :D
Khinh công của Chu Bá Thông là Kim Nhạn Công, 1 món khinh công độc môn của Toàn Chân Giáo, tuy nhiên phải kết hợp với Cửu Âm Chân Kinh nữa mới thành khủng.
Lăng Ba Vi Bộ cũng trong hàng top- khinh công độc môn của phái Tiêu Dao. Đoàn Dự học được.

Một số môn khinh công được bầu chọn là nhanh điên cuồng nhất từ độc giả xem Kim Dung (xếp từ cao đến thấp):
1. Thảo thượng phi- Vi Nhất Tiếu, không rõ ai truyền thụ. (Ỷ thiên đồ long ký)
2. Lăng ba vi bộ - Đoàn Dự. (Thiên long bát bộ)
3. Thủy thượng phiêu - Cù Thiên Nhận, Thiết chưởng môn. (Anh hùng xạ điêu)
4. Vạn lý độc hành - Điền Bá Quang. (Tiếu ngạo giang hồ)

Các môn sau cũng xấp xỉ: Thần hành bách biến (Mộc Tang đạo nhân của Thiết kiếm môn truyền cho Trường Bình công chúa sau truyền cho Vi Tiểu Bảo trong Lộc Đỉnh Ký), Thê vân tung (Võ Đang).

Nhưng khi bình chọn ra người khinh công nhanh nhất thì tỉ lệ cao nhất lại là Vô danh thần tăng (xuất hiện trong Thiên long bát bộ). Khi ông còn nhanh hơn cả Tiêu Phong. Không ai biết khinh công và võ công của ông cụ thể là những môn nào vì ông cả đời sống trong Tàng Kinh Các, ông đã gồm thâu toàn bộ võ học trong thiên hạ tự cổ chí kim chuyển hóa hết vào trong xác thịt phàm nhân của ông. Ông không màng đến đời, không sân si, không truyền thừa. Nói chung ông là duy nhất, vô địch !

PS: tôi xin lỗi nếu có làm phiền đến chú bác, anh chị nào khi đọc những dòng trên của tôi. Vì Kim Dung là 1 trong 2 thần tượng ở giới văn học của tôi. :)
 
Rốt cuộc thì những "khinh công tuyệt đỉnh" ấy dùng để làm gì? Giúp ích gì được cho xã hội?

Trong danh sách kể 4 người thì đã có 2 (50%) là dân ác độc, và 1 là gần ác hơn thiện (hút máu người để sống không thể gọi là thiện).

Kim Dung có thể là một nhà viết tiểu thuyết kiếm hiệp hạng nhất. Nhưng triết lý "thiện ác" của ông ta có rất nhiều chỗ đạo đức hàng đôi.
 
Kim Dung có thể là một nhà viết tiểu thuyết kiếm hiệp hạng nhất. Nhưng triết lý "thiện ác" của ông ta có rất nhiều chỗ đạo đức hàng đôi.
Theo tôi nghĩ, có khi ông Kim Dung cố tình thiện ác trộn lẫn nhau.

Vy Nhất Tiếu (Thanh Dực Bức Vương) hút máu người là ác, nhưng đó là bất đắc dĩ ác để sống sót (ác là ác, tôi không biện minh). Sau đó được Trương Vô Kỵ dùng Cửu Dương thần công chữa trị nên không cần hút máu để sống nữa. Chưa thấy làm việc thiện nào nhưng cũng không làm ác
Ngược lại là Diệt Tuyệt sư thái của phái Nga My, là nữ tu mà vẫn ác, giết giáo chúng Minh giáo như ngoé, tự biện minh là trừ gian diệt ác.
Trong Tiếu Ngạo Giang hồ thì đầy dẫy những chưởng môn chính phái mà lại thủ đoạn như Tả Lãnh Thiền, Nhạc Bất Quần, ...
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom