Những tác giả hạng thượng thừa như Kim Dung, Cổ Long đều vướng vào cái chỗ "luân lý thông thường không áp dụng cho những nhân vật gần gũi với nhân vật chính"Theo tôi nghĩ, có khi ông Kim Dung cố tình thiện ác trộn lẫn nhau.
...
Điển hình Kim Dung: trong Tứ Ác của Thiên Long Bát Bộ (Lục Mạch Thần Kiếm), chả có tên nào đền tội cả. Kim Dung cố tình đặt những cái tên thật kêu, thật ác (Ác Quá Mãn Doanh, Vô Ác Bất Tác, Hung Thần Ác Sát, Cùng Hung Cực Ác). Lúc mới xuất hiện thì rõ ràng là ác (điển hình, VABT mỗi ngày bắt một đứa con nit đẻ ẵm bồng, cuói ngày thì giết đứa bé). Quen với nhơn vật chính rồi thì có những chi tiết để "được cảm thông!"
Điển hình Cổ Long: nhơn vật Tiểu Lý Thám Hoa là anh hùng hảo hán, xuống tay trừng phạt đứa bé tàn ác thì thẳng thừng. Nhưng đến lúc biết nó là con của người yêu cũ thì lại đói xử khác. Câu "quân pháp bất vị thân" ở đâu?
Chuyện Giang Hồ Thập Ác (Tuyệt Đại Song Kiêu) thì khỏi nói. Rõ ràng là khi đạt đến một trình độ [võ thuật] nào thì đạo lý thông thường không áp dụng nữa.