Chuyện tuổi tác (7 người xem)

  • Thread starter Thread starter VetMini
  • Ngày gửi Ngày gửi
Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Theo tôi nghĩ, có khi ông Kim Dung cố tình thiện ác trộn lẫn nhau.
...
Những tác giả hạng thượng thừa như Kim Dung, Cổ Long đều vướng vào cái chỗ "luân lý thông thường không áp dụng cho những nhân vật gần gũi với nhân vật chính"

Điển hình Kim Dung: trong Tứ Ác của Thiên Long Bát Bộ (Lục Mạch Thần Kiếm), chả có tên nào đền tội cả. Kim Dung cố tình đặt những cái tên thật kêu, thật ác (Ác Quá Mãn Doanh, Vô Ác Bất Tác, Hung Thần Ác Sát, Cùng Hung Cực Ác). Lúc mới xuất hiện thì rõ ràng là ác (điển hình, VABT mỗi ngày bắt một đứa con nit đẻ ẵm bồng, cuói ngày thì giết đứa bé). Quen với nhơn vật chính rồi thì có những chi tiết để "được cảm thông!"

Điển hình Cổ Long: nhơn vật Tiểu Lý Thám Hoa là anh hùng hảo hán, xuống tay trừng phạt đứa bé tàn ác thì thẳng thừng. Nhưng đến lúc biết nó là con của người yêu cũ thì lại đói xử khác. Câu "quân pháp bất vị thân" ở đâu?
Chuyện Giang Hồ Thập Ác (Tuyệt Đại Song Kiêu) thì khỏi nói. Rõ ràng là khi đạt đến một trình độ [võ thuật] nào thì đạo lý thông thường không áp dụng nữa.
 
Tất cả chỉ đều là những con người bình thường.
Đã là người bình thường, khó có ai giữ vững lập trường, lý tưởng sống, tư tưởng chính trị của mình suốt từ lúc sinh ra cho đến cuối đời. Vì hàng tỉ lý do khác nhau. Thiện bỗng ác trong 1 thời điểm gọi là lầm lỡ, ác bỗng thiện mãi về sau gọi là hồi đầu hướng thiện. (đây là nói đến những nhân vật trong tiểu thuyết)
Và Kim Dung, Cổ Long cùng bao tác gia khác cũng không nằm ngoài đạo lý trên. Khi họ sáng tác quá nhiều tác phẩm, hoặc tác phẩm quá dài, dẫn đến họ dễ bị phân tán tư tưởng, khó lòng quán triệt hay đồng bộ cái thiện cái ác trong suốt chiều dài của tác phẩm. Nếu bỏ công phân tích thì trong 1 tác phẩm họ luôn có rất nhiều chi tiết mâu thuẫn mà chính họ cũng thừa nhận.
 
"họ" là ai vậy?
Cổ Long cũng giống như tôi, rất ngạo mạn, làm gì có chuyện thừa nhận này nọ.
Họ là trong số những người này "Kim Dung, Cổ Long cùng bao tác gia khác", con không quơ đũa cả nắm. Con đã từng đọc và biết được điều này "trong 1 tác phẩm họ luôn có rất nhiều chi tiết mâu thuẫn mà chính họ cũng thừa nhận.". Tối thiểu thì cũng có Kim Dung lão gia và 1 đại hành gia khác.

Một người ngạo mạn mà lại tự nhận mình là ngạo mạn thì con cũng mới thấy lần đầu. :)
Bác làm con phải tra nhiều từ điển để xem lại nghĩa từ này, vì sợ rằng trước giờ mình hiểu sai.

(Kết quả tra hiển thị trên cùng được nhiều người xem nhất)
"Ngạo mạn (/ˈhjuːbrɪs/, từ Hy Lạp cổ đại ὕβρις) mô tả phẩm chất cá tính của niềm kiêu hãnh đến mức cực đoan hoặc ngu ngốc, hoặc sự tự tin thái quá nguy hiểm, thường kết hợp với (hoặc đồng nghĩa với) sự kiêu ngạo. Trong bối cảnh Hy Lạp cổ đại của nó, nó thường mô tả hành vi bất chấp các chuẩn mực hành vi hoặc thách thức các vị thần, từ đó, khiến thủ phạm của sự ngạo mạn thất bại.
Sự kiêu ngạo, là thái độ nhất định được yêu cầu được cho là quyền được áp dụng cho người khác. Giả vờ và các thuật ngữ khác có thể được liên kết, mặc dù chúng không đồng nghĩa. Theo các nghiên cứu, có sự liên quan giữa ngạo mạn với nhu cầu chiến thắng (ngay cả khi điều đó không có nghĩa là chiến thắng) thay vì hòa giải được thực hiện bởi các nhóm "thân thiện".
Ngạo mạn thường được coi là một đặc điểm của một cá nhân chứ không phải là một nhóm, mặc dù nhóm mà người phạm tội thuộc về có thể phải chịu hậu quả tài sản thế chấp từ hành động sai trái. Ngạo mạn thường ám chỉ sự xa rời với thực tế và đánh giá quá cao năng lực, thành tích hoặc khả năng của chính mình."

Con không nghĩ bác là người ngạo mạn đúng không!
 
Cổ Long có cách viết riêng của mình. Khoảng bắt đầu 1960 thì truyện chỉ nhiều tình tiết, đủ để đưa ông vào hàng nhất đẳng nhưng cũng không có gì đặc biệt. Sau khoảng cuối thập niên 60's mới tự đưa ra đường lối viết riêng của mình vfa ngang nhiên bước lên địa vị cao hơn các tác giả khác, trừ Kim Dung.

Ngoạ Long Sinh hơi giống Kim Dung. Cũng nhiều tình tiết quá cho nên nhiều chỗ bị hở. Tuy nhiên, xét cho đúng thì Ngoạ Long Sinh có thể xếp ngang hnagf hoặc chỉ thua Cổ Long một chút.

Lương Vũ Sinh viết tương đối khá rành mạch. Tuy nhiên truyện chưa đủ hào hứng để đưa địa vị ông lên cao hơn.

Gia Cát Thanh Vân tuy khá "sến" nhưng vấn đề thiện ác cũng tương đối rõ rệt.

Độc cô Hồng cũng thuộc loại thiện ác rõ rệt.

Các tác giả về sau này thì có Ôn Thuỵ An viết rõ ràng thiện ác. Thương Nguyệt hơi khó hiểu hơn, gần với Kim Dung. Hoàng Ưng cũng không rõ rệt.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom