Công thức tính ngày Lễ Phục Sinh (3 người xem)

  • Thread starter Thread starter BNTT
  • Ngày gửi Ngày gửi
Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

BNTT

Bùi Nguyễn Triệu Tường
Thành viên danh dự
Tham gia
3/7/07
Bài viết
4,946
Được thích
23,212
Nghề nghiệp
Dạy đàn piano
Cái tiêu đề này, nghe có vẻ liên quan đến tôn giáo? Vâng, đúng vậy. Lễ Phục Sinh là ngày lễ trọng nhất của những người theo đạo Công Giáo.
Tuy nhiên tôi xin đưa vấn đề này vào diễn đàn vì tôi thấy đây là một vấn đề rất hay, và xin đừng xét gì đến tôn giáo.


Công thức này tôi thấy trong cuốn sách "Formulas and Functions with Micorsoft Excel 2007", nhưng người ta chỉ đưa ra cho xem mà không giải thích chi hết. Tôi đã ngồi cả buổi sáng để mày mò mà không thể nào hiểu nổi, nên xin đưa vào đây, chúng ta cùng nhau "mày mò" thử nhé.

Trước tiên tôi xin nói về cách tính ngày Lễ Phục Sinh, đây là một ngày Chủ Nhật nhưng không cố định là một ngày nào, mà theo quy tắc sau:
Lễ Phục Sinh là ngày Chủ Nhật đầu tiên sau ngày Rằm đầu tiên sau ngày Xuân Phân
(Easter falls on the first Sunday after the first ecclesiastical full moon after the spring equinox)
Và đây là công thức tính của nó:
= FLOOR(DAY(MINUTE(A1 / 38) / 2 + 56) & "/5/" & A1, 7) - 34
Trong đó, A1 là năm hiện hành. Ví dụ (tôi đã kiểm tra theo Lịch Công Giáo và thấy nó rất chính xác):
  • A1 = 2006, kết quả là ngày 16/4/2006
  • A1 = 2007, kết quả là ngày 08/4/2007
  • A1 = 2008, kết quả là ngày 23/3/2008

Người ta còn nói thêm: Công thức này chỉ đúng trong khoảng thời gian từ năm 1900 đến năm 2078, và định dạng của ngày tháng là dd/mm/yyyy.

Vậy, nhờ các bạn giải thích dùm các con số tôi in đậm trong công thức như sau đây:

= FLOOR(DAY(MINUTE(A1 / 38) / 2 + 56) & “/5/” & A1, 7) - 34
Những con số 38, 2, 56, (tháng) 5, làm tròn (hàm FLOOR) đến 7, và 34 ? Do đâu mà có những con số này? Tại sao không là con số khác?
 
Bạn cho hỏi: Trong này có những thuật ngữ như: "Rằm", "Xuân phân"... vậy ngày lể ngày có liên quan đến âm lịch sao?
Tôi ko có đạo nên ko biết gì về ngày này, bạn có thể nói rõ hơn 1 chút dc ko?
ANH TUẤN
 
Dạ đúng, anh Tuấn à. Từ nhỏ em đã biết cái cách tính này rồi. Có điều trước khi thấy công thức này, thì em vẫn tính dựa vào âm lịch của mình, kết hợp với ngày xuân phân (là trong khoảng từ 19 đến 21 tháng 3).

Khi thấy công thức này, em thấy cách tính của mình xưa giờ là không cần thiết, vì đây là ngày lễ thống nhất trên toàn thế giới (công thức trên là của Mỹ), nên chắc không liên quan đến âm lịch của chúng ta đâu, mà họ tính theo cái kiểu gì đó, em không hiểu, là mấy cái con số đó đó.

Để em giải thích thêm chút (theo kiểu tính của em xưa giờ). Năm nay nghe. Năm nay Lễ Phục Sinh xảy ra hơi sớm (23/3/2008), là do:
Năm nay ngày Xuân Phân là ngày 20/3 (Dương Lịch), ngày này, theo âm lịch (của Việt Nam) là ngày 13 (tháng 2), nên Ngày Rằm (ngày 15 âm lịch) đầu tiên sau ngày Xuân Phân tính theo Dương Lịch là ngày 22/3, hôm đó là thứ Bảy, vậy Ngày Chủ Nhật đầu tiên sau ngày Rằm đầu tiên sau ngày Xuân Phân là ngày 23/3.
Cái em thắc mắc (và cũng ngạc nhiên) là tại sao cái công thức ở trên cũng ra đáp số ngày 23/3/2008. Họ dựa vào cái gì?
 
Có một quy luật do nhà khoa học Bùi Viết Nghị , tác giả cuốn Lịch Vạn Niên nêu ra là cứ 19 năm thì ngày âm lịch lại lặp lại đúng với ngày dương lịch về số . Ví dụ tôi sinh 20/4 âm lịch thì năm tôi 19 , 38 ,57 ,76 , 95tuổi , sinh nhật tôi lại đúng 20/4 âm lịch .
Không hiểu nó có liên hệ gì với con số 38/2 ở trên công thức kia không nhỉ ?
 
kongcom đã viết:
Có một quy luật do nhà khoa học Bùi Viết Nghị , tác giả cuốn Lịch Vạn Niên nêu ra là cứ 19 năm thì ngày âm lịch lại lặp lại đúng với ngày dương lịch về số . Ví dụ tôi sinh 20/4 âm lịch thì năm tôi 19, 38, 57 ,76 , 95 tuổi , sinh nhật tôi lại đúng 20/4 âm lịch .
Không hiểu nó có liên hệ gì với con số 38/2 ở trên công thức kia không nhỉ ?
Mới đầu em cũng nghĩ như bác, tuy nhiên ở cái công thức thì:
= FLOOR(DAY(MINUTE(A1 / 38) / 2 + 56) & "/5/" & A1, 7) - 34
Không phải là 38/2, mà là MINUTE(A1/38)/2
 
BNTT đã viết:
Mới đầu em cũng nghĩ như bác, tuy nhiên ở cái công thức thì:
= FLOOR(DAY(MINUTE(A1 / 38) / 2 + 56) & "/5/" & A1, 7) - 34


Không phải là 38/2, mà là MINUTE(A1/38)/2
Tôi làm thử cái công thức Minute(A1/38) nó ra 1 qui luật đấy, đó là 19.
 

File đính kèm

Dựa vào file của bạn Viendo, thì MINUTE(A1/38) là một chu kỳ 19 năm (và chu kỳ này vẫn đúng cho đến cột F ở hình dưới)
Nhưng tôi vẫn không hiểu tại sao phải chia 2 rồi cộng thêm 56 để cho ra DAY (ngày) là 2 ? Tại sao lại dùng tháng 5 ? v.v...
Xin gửi lên lên cái hình chụp, các bạn có thấy thêm quy luật nào nữa không?


055.jpg
 
BNTT đã viết:
Dựa vào file của bạn Viendo, thì MINUTE(A1/38) là một chu kỳ 19 năm (và chu kỳ này vẫn đúng cho đến cột F ở hình dưới)
Nhưng tôi vẫn không hiểu tại sao phải chia 2 rồi cộng thêm 56 để cho ra DAY (ngày) là 2 ? Tại sao lại dùng tháng 5 ? v.v...
Xin gửi lên lên cái hình chụp, các bạn có thấy thêm quy luật nào nữa không?

Bác tham khảo nhé :
http://www.vnn.vn/vanhoa/tintuc/2006/08/599303/
Trích :

Không thể tuỳ tiện trong cách tính lịch10:31' 07/08/2006 (GMT+7) [FONT=arial, helvetica, sans-serif](VietNamNet) -

"Ông Trịnh Tiến Điều nói các tiết khí có đổi tên cho phù hợp thời tiết, theo tôi, điều này không quan trọng. Quan trọng là phải hiểu các tiết khí cho đúng" - Nguyễn Phúc Giác Hải
[/FONT]
> Lịch 2007: Các tiết Trung Hoa được Việt hoá như thế nào?
> Lịch bloc 2007: Tự do hay "Cá lớn nuốt cá bé"?
> In lịch không chuẩn phải cải chính và đổi lịch cho dân
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Sau khi VietNamNet đăng tải tuyến bài về Lịch 2007, chúng tôi nhận được rất nhiều ý kiến bày tỏ quan điểm khác với cách giải thích của ông Trịnh Tiến Điều- Trưởng Ban lịch Nhà nước về lịch âm và các tiết lịch Trung Hoa được Việt hoá cho phù hợp với điều kiện khí hậu nước ta. [/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Xét thấy vấn đề ngày càng đi sâu vào chuyên ngành hẹp mà vẫn chưa giải quyết thoả đáng thắc mắc của người dân: Muốn xem ngày, giờ, năm, tháng gắn với tâm thức truyền thống trọng ngày lành tháng tốt thì theo lịch âm nào?; để rộng đường dư luận, chúng tôi xin được tiếp tục mạch bài Lịch 2007 với các ý kiến của những nhà lịch pháp nghiệp dư và của cả độc giả VietNamNet như một sự tham chiếu cần thiết. [/FONT]
Ông Nguyễn Phúc Giác Hải
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Ông Nguyễn Phúc Giác Hải: [/FONT][FONT=arial, helvetica, sans-serif]Muốn tính giờ lành thì đo bóng cọc! [/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Ông có ý kiến gì về việc lịch âm được ghi trên các loại lịch hiện đang lưu hành có sự khác nhau?[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]- Cách tính lịch âm tuân theo quy luật nhuận rất phức tạp. Một năm dương lịch đủ 365 ngày nhưng năm âm lịch chỉ có 354 hoặc 355 ngày. Như vậy, mỗi năm Âm lịch sẽ chậm so với Dương lịch 10 hoặc 11 ngày nên sau 3 năm nó sẽ được bù thêm một tháng nhuận để đuổi kịp dương lịch, theo được lịch thời tiết. Trung bình sau 19 năm dương lịch thì sẽ có 19 năm âm lịch cộng với 7 tháng nhuận. Nhưng vấn đề phức tạp nằm ở chỗ 7 tháng nhuận ấy được bố trí như thế nào? Đây là quy luật nhuận, nó rơi vào tháng nào đó theo tiết khí mà không có trung khí. Chính quy luật nhuận này cùng với quy ước pháp định múi giờ (Việt Nam múi giờ 7 còn Trung Quốc là múi giờ 8) đã tạo nên sự khác nhau giữa lịch âm của chúng ta với lịch âm Trung Quốc. [/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Năm tới, chúng ta ăn tết trước Trung Quốc 1 ngày vì điểm giao thừa của ta nằm ở tháng thiếu còn điểm giao thừa của Trung Quốc nằm ở tháng đủ. Đến tháng giêng lịch của ta sẽ đủ mà lịch Trung Quốc là tháng thiếu vì thế đến tháng 2 thì lịch của ta và lịch của Trung Quốc lại trùng nhau. Đắp đổi, bù trừ giữa thừa và thiếu cứ thế diễn ra cho đến năm 2010 thì không có gì thay đổi về lịch. Cách tính này đã được thông qua và tôi xin nhắc lại, chúng ta mới chỉ có lịch cho đến năm 2010. [/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Ông Trịnh Tiến Điều nói đã dùng phép tính để tính cho lịch âm tới 60 năm hay cả thế kỉ 21 này thì chưa có Hội đồng nhà nước thông qua. Hội đồng do những chuyên gia của Chính phủ quyết định. Còn Ban lịch là để trù bị, chứ không phải là nơi để thông qua. [/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Câu hỏi chính mà người dân quan tâm là lịch âm còn cách giải thích của ông và ông Trịnh Tiến Điều- Trưởng ban lịch Nhà nước, lại là âm dương lịch với những quy luật bù trừ đắp đổi cho nhau theo thời tiết. Về thực chất, lịch âm đã phải thay đổi để đuổi theo lịch dương cho phù hợp với tiết khí vậy thì cái gốc của lịch âm ở đâu? [/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]- Lịch âm mà Việt Nam đang dùng đúng là cách gọi tắt của âm dương lịch. Âm lịch thuần tuý ngày xưa chỉ có 12 tháng, mỗi tháng chỉ có 29,5 ngày. Tính ra trong 1 năm lịch âm chỉ có 354-355 ngày. Lịch này sau đó thay đổi linh tinh và không đuổi kịp mặt trời nữa, tức là lịch âm thuần tuý đó không phải là lịch thời tiết. Chỉ có lịch dương mới là lịch thời tiết, nên trước đây người ta đặt ra lịch Chí tiết. Lịch Chí tiết chính là một thứ dương lịch. 24 tiết khí đó nếu ta xem trong lịch thế kỉ sẽ thấy những tiết khí này rơi vào những ngày dương lịch nhất định: Đông chí, Hạ chí, Xuân phân, Thu phân. Những ngày tiết khí đó là cái cốt cho dương lịch. Cái chúng ta gọi là âm lịch thì đấy là âm lịch đã có nhuận để đuổi kịp dương lịch và gọi là âm dương lịch. Âm dương lịch này phải lấy giờ chuẩn, ngày chuẩn theo phép tính múi giờ 7. [/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Nếu vậy thì các quan niệm dân gian về ngày lành tháng tốt từ xưa tới nay đều lấy theo ngày âm của âm dương lịch? Nhưng dù là âm dương lịch đi nữa thì cách bấm giờ ở các địa điểm khác nhau cũng rất khác nhau, lấy gì làm chuẩn phổ thông cho giờ âm lịch?[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]- Về phương diện chính thống chúng ta tính ngày, giờ phải dùng lịch theo ban lịch nhà nước. Trong dân gian đúng là còn cách tính tỉ mỉ các ngày phong thuỷ hay tính giờ sinh tháng đẻ để xem tốt xấu ra sao v.v. Một ngày đêm khép kín có 12 giờ âm lịch: Tí , sửu, dần, mão, v.v. 1 giờ âm lịch ôm trọn 2 giờ dương lịch nên dung sai khá lớn so với múi giờ 7. Để hạn chế dung sai này người Trung Quốc chia giờ âm lịch thành 2 phần: Sơ khí và Chính khí. Ví dụ giờ Ngọ kéo dài từ 11h đến 13h được chia thành: Sơ Ngọ kéo dài từ 11h đến 12h, Chính Ngọ kéo dài từ 12h đến 13h. Thời điểm Chính Ngọ là thời điểm mặt trời rơi đúng đỉnh đầu. Chính khí phải là giờ địa phương, chính ngọ cũng phải là giờ địa phương. Để tính giờ cho việc cất nóc, động thổ, ma chay, cưới hỏi, mở cửa hàng, xuất hành, v.v. thì phải đo bóng mặt trời nơi mình đang sống mà tính: Cắm cái cọc và quan sát thời điểm bóng cọc thu lại ngắn nhất để xác định thời điểm Chính Ngọ, từ đó chia ra thành các giờ: mùi, thân, dậu, tuất v.v.. [/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Việc đổi tên hay Việt hoá các tiết lịch Trung Hoa có gây nhầm lẫn gì không?[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]- Ông Trịnh Tiến Điều nói các tiết khí có đổi tên cho phù hợp thời tiết, theo tôi, điều này không quan trọng. Quan trọng là phải hiểu các tiết khí cho đúng. Tên các tiết khí theo âm lịch cổ là ứng hợp ở các vùng Hoàng Hà của Trung Quốc nhưng dù thế nào thì tiết khí cũng có 4 tiết cơ bản là Hạ chí, Đông chí, Thu phân và Xuân phân trùng với những ngày cố định của dương lịch. Lấy 4 tiết chính cố định này chia thêm những tiết phụ nữa cho dễ nhớ, dễ biết. Chuyện đổi tên hay Việt hoá theo tôi là chuyện vớ vẩn, không cần thiết! [/FONT]
 
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Trích : Tiếp theo[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]
[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Thật ra, những tiết như Sương Giáng, Đại Hàn... người dân mình hay nhầm ngày Đại Hàn là ngày rét nhất trong năm, nhưng không phải. Tiết Đại hàn phía Bắc (vùng Hoàng Hà, Trung Quốc) thật là rét và một tháng sau là tiết Tiểu hàn rét ít hơn để vào Lập Xuân. Ta có thể đổi Đại hàn thành tên gì cũng được, nhưng phép đổi tên đó không được để người dân nghĩ sai về lịch pháp hoặc coi như một sự sáng tạo riêng biệt. [/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Ông Nguyễn Chuyên (Hà Nội, email: [/FONT][FONT=arial, helvetica, sans-serif]nguyenchuyen@hn.vnn.vn[/FONT][FONT=arial, helvetica, sans-serif]): Nếu NXB nào cũng sáng tạo thì lịch tất loạn! [/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Đọc bài phỏng vấn ông Trịnh Tiến Điều - Trưởng Ban lịch Nhà nước, trên VietNamNet, chúng tôi thấy ông phát biểu khá lộn xộn.Về cơ bản, chúng tôi không nhất trí với nhiều ý kiến của ông Điều trong bài phỏng vấn trên. Chúng tôi xin nêu mấy ý kiến sau: [/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]1. Khi ông Điều nói về “Việt hóa” có 2 cái sai: Một là, ông so sánh các thứ của Trung Quốc với Việt Nam là khập khiễng. Bảy ngày trong 1 tuần lễ là từ phương Tây vào Việt Nam cùng với các nhà truyền giáo (bằng chứng là ngày thứ Nhất được gọi là Chủ nhật hay Chúa nhật, tức là ngày của Chúa), không qua con đường Trung Quốc. Bởi thế các ngày trong tuần Việt Nam gọi là gì, Trung Quốc gọi là gì chẳng quan hệ đến nhau. Hai là, ông nói Trung Quốc có “tháng cồng chiêng”. Tôi không đọc nhiều, nhưng có cảm giác là ông nói sai. Xin ông hãy dẫn tài liệu GỐC của Trung Quốc, làm căn cứ xác đáng cho kiến giải của mình. Một “phát hiện lớn” như vậy, không nên nói bâng quơ! [/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]2. Khi trả lời câu thứ hai về các Tiết khí, ông chuyển sang nói về lịch Âm tại Trung Quốc và Nhật bản là lạc đề. Điều đó chứng tỏ ông không hiểu bản chất của Tiết khí và dễ làm độc giả hiểu sai vấn đề. Tiết khí là một lịch Mặt trời, chỉ phụ thuộc vào chuyển động biểu kiến của Mặt trời, không phụ thuộc gì vào Mặt trăng, không phụ thuộc vào lịch Âm, ngược lại chính lịch Âm phụ thuộc vào nó. Người xưa dùng nó trong 2 việc: Một là, để chỉ đạo sản xuất nông nghiệp: Tua rua đi cấy mạ mùa/ Tiểu thử đi bừa cấy ruộng nông sâu/ Hàn lộ lúa trỗ bằng đầu/ Lập đông ta quyết về mau gặt mùa”. Hai là, để đo độ lệch của lịch Âm thuần túy (được dùng ở các nước theo Đạo Hồi, một năm chỉ có 12 tháng) so với lịch Dương. Khi độ lệch đã đủ lớn, biểu hiện bằng một tháng Âm không có Trung khí, thì người ta đặt tháng Âm đó là tháng nhuận, tháng thứ 13. Thêm tháng nhuận, chính là đưa yếu tố Dương vào lịch Âm để tạo nên lịch Âm-Dương được dùng ở Việt Nam và Trung Quốc. Bởi thế việc bỏ hay dùng lịch Âm ở các nước khác không liên quan đến Tiết khí nói chung và ở Việt Nam nói riêng.[/FONT][FONT=arial, helvetica, sans-serif] [/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]3. Lịch là một hệ đơn vị đo thời gian. Đã là đơn vị đo lường thì phải có chuẩn Quốc gia để cùng nhau dùng, cả nước phải cùng nhau thống nhất dùng “một hệ đo” chứ không thể như ông Điều tùy tiện: “kêu gọi tất cả các NXB có thêm sự sáng tạo”, lại càng không thể “để thích hợp với nhân dân” được. Nhân đân thì đông, mỗi người mỗi ý, thích hợp sao được với tất cả mọi người dân; NXB cũng lắm, đóng ở các địa phương khác nhau, họ cảm nhận các hiện tượng thời tiết rất khác nhau. Nếu mỗi NXB có một “sáng tạo” riêng, thì lịch tất phải loạn! Chúng tôi không thể tưởng tượng nổi, tại sao một ông Trưởng ban của Nhà nước mà lại “kêu gọi” một sự phá hoại các quy tắc chung như vậy! [/FONT][FONT=arial, helvetica, sans-serif] [/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]4. Nhiều tên gọi các Tiết khí của Trung Quốc như: Tiểu Tuyết (tuyết nhỏ), Đại tuyết (tuyết lớn) … không hợp với Việt Nam. Ông cha ta đã có tên gọi Việt hóa (chữ màu đỏ) các Tiết khí này. Trong ngoặc đơn là tên cac Tiết khí theo Trung Quốc, khi khác nghĩa với tên đã Việt hóa thì có lời chú sau dấu gạch: 1- Giữa xuân (Xuân phân); 2- Trong sáng (Thanh minh); 3- Mưa rào (Cốc vũ – mưa tốt lúa ); 4- Đầu hè (Lập hạ); 5- Duối vàng (Tiểu mãn – lúa kết hạt); 6- Tua rua (Mang chủng – Lúa mọc râu); 7- Giữa hè (Hạ chí); 8- Nắng oi (Tiểu thử - nắng nhẹ); 9- Nóng nực (Đại thử - nắng gắt); 10- Đầu thu (Lập thu); 11- Mưa ngâu (Xử thử - nắng muộn); 12- Nắng nhạt (Bạch lộ - Móc trắng); 13- Giữa thu (Thu phân); 14- Mát mẻ (Hàn lộ - Móc lạnh); 15- Sương sa (Sương giáng); 16- Đầu đông (Lập đông); 17- Hanh heo (Tiểu tuyết – tuyết nhẹ); 18- Khô úa (Đại tuyết – tuyết lớn); 19- Giữa đông (Đông chí); 20- Chớm rét (Tiểu hàn); 21- Giá rét (Đại hàn – rét gắt); 22- Đầu xuân (Lập xuân); 23- Ẩm ướt (Vũ thủy – mưa nước); 24- Sâu nở (Kinh trập – sâu tỉnh dậy). [/FONT][FONT=arial, helvetica, sans-serif] [/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Theo tôi được biết lịch của NXB Chính trị Quốc gia (NXB Sự thật xưa) hàng chục năm nay vẫn ghi như vậy. Đó là một nét đẹp truyền thống, không phải ai muốn đổi thế nào thì đổi, kể cả Trưởng Ban lịch nhà nước, nếu chưa được một Hội đồng khoa học cấp Nhà nước thông qua. Không phải năm này ông thay DUỐI VÀNG bằng MƯA LŨ, năm kia ông lại thay một ngày Tiết khí khác ... Rồi sau ông, một ông Trưởng Ban lịch khác lại thay 2, 3 Tiết khí nữa, cuối cùng truyền thống bị xóa bỏ. Việc thay tên gọi ngày Tiết khí này là một việc làm hết sức tùy tiện và võ đoán của ông Điều, vượt qua quyền hành của ông và chưa được ai cho phép.[/FONT]


[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Theo _http://www.vnn.vn[/FONT]




[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Thân!
[/FONT]
 
Cám ơn ông Tía rất nhiều. Qua bài Tía gửi, tui đã hiểu được con số 19 ở đâu ra.

Nhưng cái thắc mắc của tui thì vẫn chưa giải quyết được.
Đó là, tụi Mỹ nó đâu có tính âm lịch như VN và TQ ? Và khi mình gõ công thức này trong Excel thì nó tính theo dương lịch mà, Excel làm gì biết âm lịch.

Tía cố gắng suy nghĩ dùm với. Trich lại đề bài nghe:

Lễ Phục Sinh là ngày Chủ Nhật đầu tiên sau ngày Rằm đầu tiên sau ngày Xuân Phân
(Easter falls on the first Sunday after the first ecclesiastical full moon after the spring equinox)
Và đây là công thức tính của nó (A1 là số chỉ năm cần tính):
= FLOOR(DAY(MINUTE(A1 / 38) / 2 + 56) & "/5/" & A1, 7) - 34
Các con số trong công thức ở trên, từ đâu mà ra ? theo nguyên tắc nào ?
 
BNTT đã viết:

Lễ Phục Sinh là ngày Chủ Nhật đầu tiên sau ngày Rằm đầu tiên sau ngày Xuân Phân

(Easter falls on the first Sunday after the first ecclesiastical full moon after the spring equinox)


Đọc bài của Mr Okebab thì có đoạn này : "Tên các tiết khí theo âm lịch cổ là ứng hợp ở các vùng Hoàng Hà của Trung Quốc nhưng dù thế nào thì tiết khí cũng có 4 tiết cơ bản là Hạ chí, Đông chí, Thu phân và Xuân phân trùng với những ngày cố định của dương lịch."
Nếu đúng thế thì ngày Xuân phân sẽ là ngày cố định ở dương lịch (ngày nào nhỉ) --> công thức chỉ còn dính dáng tới âm lịch theo định nghĩa trên là ngày Rằm nathôi, cũng chưa ra được gì cả hic..hic..., cho hỏi BNTT tính ngày Xuân phân như thế nào vậy?
 
Ngày Xuân Phân năm trong khoảng 19 đến 21 tháng 3 (dương lịch). Năm nay là ngày 20/3/2008.
 
BNTT đã viết:
Cám ơn ông Tía rất nhiều. Qua bài Tía gửi, tui đã hiểu được con số 19 ở đâu ra.

Nhưng cái thắc mắc của tui thì vẫn chưa giải quyết được.
Đó là, tụi Mỹ nó đâu có tính âm lịch như VN và TQ ? Và khi mình gõ công thức này trong Excel thì nó tính theo dương lịch mà, Excel làm gì biết âm lịch.

Tía cố gắng suy nghĩ dùm với. Trich lại đề bài nghe:


Các con số trong công thức ở trên, từ đâu mà ra ? theo nguyên tắc nào ?

Thực ra em không rành về cái này lắm.
Vậy thì ta có thể bắt đầu :
  • Như thế nào là ngày Xuân Phân ?? Cách tính
  • Như thế nào là ngày rằm ?? Cách tính
  • Ngày rằm ngay sau Xuân phân được tính như thế nào ???
Thân!
 
Bắp thân, mình cũng đâu biết, nên mới hỏi đó chứ.

Thôi để nói cái này, Bap suy nghĩ thử nghe:

Năm nay ngày Xuân Phân là ngày 20/3 (Dương Lịch), là thứ Năm
Ngày này, theo âm lịch (của Việt Nam) là ngày 13 (tháng 2)
nên Ngày Rằm (ngày 15 âm lịch) đầu tiên sau ngày Xuân Phân tính theo Dương Lịch là ngày 22/3, và đó là thứ Bảy,
vậy Ngày Chủ Nhật đầu tiên sau ngày Rằm đầu tiên sau ngày Xuân Phân là ngày 23/3.

Và cái công thức cũng cho ra đúng như vậy:
= FLOOR(DAY(MINUTE(2008 / 38) / 2 + 56) & "/5/" & 2008, 7) - 34 = 23/3/2008
 
BNTT đã viết:
Ngày Xuân Phân năm trong khoảng 19 đến 21 tháng 3 (dương lịch). Năm nay là ngày 20/3/2008.
Vậy thì chỉ nằm trong 3 ngày là 19/3, 20/3 và 21/3.
Từ công thức của BNTT thì tôi nghĩ chắc chắn phải có 1 chu kỳ lập lại của các ngày Xuân phân, ngày rằm sau ngày Xuân phân và liên quan 1 cái gì đó đến tháng 5.
BNTT có thể thống kê các ngày Xuân phân, ngày rằm sau ngày Xuân phân này, làm trong khoảng 30 năm xem có 1 chu kỳ lập lại nào không !$@!!, tôi nghĩ có đấy ||||| , và còn 1 dữ liệu nữa nên lưu ý là tại sao chỉ đúng công thức khi A1 từ 1900 đến 2078, có thể là ngoài khoảng đó thì các chu kỳ trên (ngày Xuân phân, ngày rằm sau Xuân phân) thay đổi sang chu kỳ khác.
 
Bác tham khảo nhé :
http://www.maranatha-vietnam.net/doc/M41/cach_tinh_ngay_chua_nhat_41.htm

[FONT=Arial,Arial] Cách tính ngày Chúa NhẬt PhỤc Sinh[/FONT]​
[FONT=Arial,Arial] Trong Giáo HỘi Phương Đông & Giáo HỘi Phương Tây[/FONT]​
[FONT=Arial,Arial] Maranatha tổng hợp[/FONT]​
[FONT=Arial,Arial] Lưu ý: Để cho gọn, bài viết giả tạm sử dụng (và chỉ có giá trị trong bài này thôi) cụm từ ‘Giáo Hội Phương Đông’ để chỉ định các Giáo Hội Chính Thống; và ‘Giáo Hội Phương Tây’ để chỉ định các Giáo Hội Công Giáo và Tin Lành.[/FONT]
[FONT=Arial,Arial] I. Xác định Ngày Phục Sinh.[/FONT]
[FONT=Arial,Arial] Phục Sinh là ngày Chúa Nhật sau ngày 14 âm lịch, và đấy là ngày 21 tháng 3 hoặc ngày hôm sau.” Đấy là qui tắc mà Công Đồng Nicê đề ra năm 325, để xác định ngày mừng lễ Phục Sinh trong Giáo Hội Phương Đông cũng như Phương Tây. Như thế ta hiểu vì sao Chúa Nhật Phục Sinh không bao giờ có một ngày nhất định theo dương lịch. Và đối với Giáo Hội Tây Phương, ngày Chúa Nhật Phục Sinh sớm nhất là ngày 23 tháng 3 (nếu trăng tròn ngày 22, và chúa nhật ngày 23); và ngày trễ nhất là ngày 25 tháng 4 (nếu trăng tròn 28 ngày sau ngày 21 tháng3, và 6 ngày sau ngày trăng tròn mới đến chủ nhật). Ta cũng nghe nói một cách ngắn gọn hơn: “Phục Sinh là ngày Chúa Nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn mùa xuân.”[/FONT]
[FONT=Arial,Arial] Theo hai câu trên, thì phải xem ngày bắt đầu mùa xuân là ngày 21 tháng 3. Thế nhưng đối với các nhà thiên văn, mùa xuân bắt đầu vào ngày Xuân Phân, nghĩa là lúc mà ngày và đêm có độ dài bằng nhau. Vào thời Cộng Đồng Nicê, thì Xuân Phân rơi đúng vào ngày 21 tháng 3, nhưng dần dần (như ta sẽ thấy ở phần sau) hai ngày này không còn trùng nhau nữa.[/FONT]
[FONT=Arial,Arial] Mặt khác, trên lý thuyết, phải xem là trăng tròn ở ngày thứ 14 kể từ ngày Xuân Phân. [/FONT]
[FONT=Arial,Arial] Bởi lẽ ngày Phục Sinh được xét trên cùng một qui tắc, thế thì vì sao lễ Phục Sinh trong Giáo Hội Chính Thống lại ít khi trùng với lễ Phục Sinh trong Giáo Hội Công Giáo và Tin Lành?[/FONT]
[FONT=Arial,Arial] Có hai lý do:[/FONT]
[FONT=Arial,Arial] 1. Phương đông và phương tây sử dụng hai lịch khác nhau: Phương tây đã thay đổi lịch để đúng hơn với vòng xoay của mặt trời.[/FONT]
[FONT=Arial,Arial] 2. Không cách tính nào căn cứ vào ngày trăng tròn thực tế, mà theo một cách tính toán khác.[/FONT]
[FONT=Arial,Arial] II. Ngày 21 tháng 3 không trùng nhau trên hai lịch.[/FONT]
[FONT=Arial,Arial] Ngày Phục Sinh của Giáo Hội Đông Phương căn cứ theo lịch Juliô, còn Phương Tây thì sử dụng lịch Grêgôriô. Lịch Juliô do Juliô Xêsa lập ra năm 708 La Mã, nghĩa là năm 45 trước Công Nguyên. Đây là nguồn gốc của niên lịch quốc tế mà hiện nay mọi nơi đều sử dụng, được gọi là lịch Grêgôriô, vì do Đức Giáo Hoàng Grêgôriô XIII ấn định cho các xã hội công giáo La Mã vào năm 1582.[/FONT]
[FONT=Arial,Arial] Sự khác biệt chủ yếu giữa hai lịch là cách xác định năm nhuần: Theo lịch Juliô, mọi năm chia chẳn cho 4 đều là năm nhuần; còn theo lịch Grêgôriô, chỉ những năm tận cùng bằng 00 (hai số không) mà chia chẳn cho 400 thì mới là năm nhuần. (Như vậy, năm 2000 là nhuần, các năm 1700, 1800, 1900 không phải là nhuần).[/FONT]
[FONT=Arial,Arial] Lý do có sự cải cách này là vì năm Dương Lịch – từ Xuân Phân này đến Xuân Phân kia – kéo dài độ chừng 365,2422 ngày. Thế nhưng một năm trong lịch Juliô dài 365,25 ngày, còn đối với lịch Grêgôriô là 365,2425 ngày.[/FONT]
[FONT=Arial,Arial] Khoảng cách 0,0078 ngày (0,2500 – 0,2422) là một thời gian rất nhỏ, nhưng sau 400 năm thì cũng đã trở thành 0,0078 x 400 nghĩa là 3,12 ngày. Như vậy, lịch Juliô, sau 400 năm, lại chậm thêm hơn 3 ngày so với mặt trời. Do đó, theo lịch Julien thì Xuân Phân đến sớm hơn thực tế.[/FONT]
[FONT=Arial,Arial] Năm 1582, khi Giáo Hội La Mã quyết định sử dụng lịch Grêgôriô thì người ta quyết định bắt lại 10 ngày đã trễ so với mặt trời, và như vậy, năm 1582, sau ngày 4 tháng 10 là đến ngay ngày 15 tháng 10. Thế là có một sai biệt 10 ngày giữa lịch Juliô và Grêgôriô. Rồi đến các năm 1700, 1800, 1900, thì lại thêm 1 ngày cách biệt. Như thế, hiện nay, lịch Juliô trễ hơn 13 ngày so với lịch Grêgôriô.[/FONT]
[FONT=Arial,Arial] Ví dụ: Năm 1919, Nước Nga sử dụng lịch Grêgôriô thay cho lịch Juliô, nên họ phải nhảy từ thứ tư 31 tháng 1 sang ngày thứ năm 14 tháng 12. Do đó ‘Cách Mạng Tháng Mười’ (24 /10/1917 lịch Juliô) lại được mừng hàng năm vào tháng Muời Một (6/11 lịch Grêgôriô).[/FONT]
[FONT=Arial,Arial] Tuy nhiên, các Giáo Hội Phương Đông vẫn dùng lịch Juliô để tính một số các ngày lễ, trong đó có Lễ Phục Sinh. Sự thay đổi lịch này còn nảy sinh một sự sai biệt khác liên quan đến Giáng Sinh. Năm 1800, ngày 25 tháng 12 trong lịch Julien tương đương với ngày 6 tháng 1 trong lịch Grêgôriô. Vì thế, Giáo Hội Phương Tây Mừng Lễ Giáng Sinh ngày 25 tháng 12, nhưng mừng ngày 6/1 là lễ Hiển Linh. Trong khi đó Giáo Hội Chính Thống vẫn mừng Lễ Giáng Sinh vào 6/1 hàng năm. (Hiện nay, mặc dù ngày 6/1 vẫn là lễ Hiển Linh trong GH công giáo, nhưng ngày lễ Giáng Sinh trong Giáo Hội Chính thống làngày 7/1).[/FONT]
[FONT=Arial,Arial] Tuy nhiên sự khác biệt về các ngày trong hai lịch không phải là yếu tố duy nhất khiến cho ngày Lễ Phục Sinh không trùng với nhau ở hai Giáo Hội. Yếu tố thứ hai là cách tính ngày trăng tròn.[/FONT]
[FONT=Arial,Arial] III. Mỗi lịch có một cách tính ngày trăng tròn khác nhau.[/FONT]
[FONT=Arial,Arial] Lễ Phục Sinh còn tùy thuộc vào ngày trăng tròn mùa xuân, vì thế mà người ta muốn biết trước thật lâu ngày nào là ngày trăng tròn. Bởi lẽ không thể chờ đợi xem mặt trăng rồi mới xác định ngày, nên hai lịch có cách tính khác nhau.[/FONT]
[FONT=Arial,Arial] Hai ngày trăng rằm cách nhau khoảng 29,53 ngày. Từ năm 433 trước Công Nguyên, Méton thành Athènes đã khám phá rằng 235 tuần trăng thì tương đương với 19 năm dương lịch. Thật vậy, một năm trung bình có 365,24 ngày và như thế 235 x 29,53 = 6939, 55 ngày, nghĩa là rất gần với 19 x 365,24 = 6939,56 ngày.[/FONT]
[FONT=Arial,Arial] Vào khoảng năm 532, đan sĩ Denys le Petit sử dụng chu kỳ Méton để tính ngày rằm mỗi tháng trong vòng 19 năm rồi bắt đầu trở lại. Và vì thế mà có các tháng 29 và 30 ngày xen kẽ nhau. Thời gian đầu thì cách tính này khá chính xác, nhưng trên thực tế thì sau 19 năm dương lịch có sai biệt là 1giờ 29 phút so với 235 tuần trăng. Tuy sai biệt này là ít, nhưng sau 3 thế kỷ thì sai biệt giữa ngày rằm lý thuyết (theo lịch Juliô) và ngày rằm thực tế là 1 ngày. Và cách tính này đã kéo dài gần 1500 năm, vì thế cách tính ngày rằm theo lịch Juliô lại thêm một sai biệt 4 đến 5 ngày sao với lịch Grêgôriô (gần đúng với chu kỳ mặt trời hơn). Đó là lý do vì sao có sự khác biệt giữa hai cách tính ngày Lễ Phục Sinh của các Giáo Hội Phương Đông và Phương Tây. [/FONT]
[FONT=Arial,Arial] Và cũng vì thế năm nay, Giáo Hội Phương Tây mừng lễ Phục Sinh ngày 27 – 03 thì Giáo Hội Phương Đông sẽ mừng vào ngày 01-05 (cách nhau hơn một tháng).
..............................................




http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/calrules.html
http://vi.wikipedia.org/wiki/Xuân_phân

Thân!
[/FONT]
 
Có một quy luật do nhà khoa học Bùi Viết Nghị , tác giả cuốn Lịch Vạn Niên nêu ra là cứ 19 năm thì ngày âm lịch lại lặp lại đúng với ngày dương lịch về số . Ví dụ tôi sinh 20/4 âm lịch thì năm tôi 19 , 38 ,57 ,76 , 95tuổi , sinh nhật tôi lại đúng 20/4 âm lịch .
Không hiểu nó có liên hệ gì với con số 38/2 ở trên công thức kia không nhỉ ?

Đúng đấy bác ạ, theo Carl Friedrich Gauss đã đưa ra thuật toán tính ngày Lễ phục sinh, trong đó có đề cập đến chu kỳ 19 năm (https://www.maa.org/press/periodica...tion-gauss-calculation-for-the-date-of-easter) & thuật tooán của Gauss gồm 13 bước được tóm tắt tại trang sau: https://math.stackexchange.com/questions/896954/decoding-gauss-easter-algorithm.

BR,
Son Nguyen
fb.me/KeToan.Service
@KeToan.Service
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom