Băn khoăn cùng thời đại!

Liên hệ QC

tuyetbay

Thành viên hoạt động
Tham gia
23/1/08
Bài viết
154
Được thích
179
Có vài người bạn của em muốn viết vài câu hỏi cho tương lai và số phận của lớp trẻ ngày nay!
"Vậy em là 1 sinh viên có thể được gì và mất gì với nền kinh tế và xã hội ngày nay. Liệu rằng 2 - 3 năm nữa em còn đất sống chăng ?????"

Một câu hỏi mà rất nhiều bạn sinh viên như em đang hỏi? Đang tìm lời giải?

"Liệu rằng sinh viên Việt Nam có thể thay đổi điều này chăng hay là nạn nhân bất khả kháng của nền kinh tế suy sụp!"

Em rất cần lời giải đáp! Mong mọi người trên nước Việt Nam nhỏ bé này cho em biết "Em sẽ đi về đâu!"
Thân.
 
Không biết tôi có hiểu đúng ý bạn không.
Sự thật thì sự khủng hoảng kinh tế của Việt Nam hiện nay có nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân về việc giá dầu tăng quá nhanh. Và điều quan trọng nữa là khủng hoảng kinh tế có tính chu kỳ, thường là 10 năm. Chúng ta đang ở vào lúc khủng hoảng nghĩa là không lâu nữa sẽ qua. Thời đại của các bạn sinh viên mới vào đại học lúc ra trường sẽ là thời đại của những huy hoàng mới.
 
Em cũng không chắc chúng ta đã đi được đoạn đường bao xa rồi!
Nhưng với nền kinh tế này thì việc ăn học không cũng đã là 1 trở ngại rất lớn rồi. Huống chi là việc làm khi ra trường!
Cũng còn chưa biết hồi kết sẽ huy hoàng cỡ nào! Hay chỉ là xe giảm tốc đến 0 rồi mới bắt đầu chạy lại từ đầu.
Em nghĩ nó như 1 cơn gió xoáy cuốn qua Việt Nam chúng ta, và sau đó là lớp sinh viên sẽ dọn đóng tro tàn sau "Hạn".
Em và các bạn khác chỉ lo cho số phận của mình và người thân sẽ đi về đâu!
Vì tới hiện giờ em vẫn chưa thấy sự khởi sắt nào! hay dấu hiệu nào cho thấy "Mưa gió thuyên giảm".
Mong rằng sẽ có "Siêu nhân" "đưa Trái đất trở về quỹ đạo cũ!"
Thân.
 
Cũng còn chưa biết hồi kết sẽ huy hoàng cỡ nào! Hay chỉ là xe giảm tốc đến 0 rồi mới bắt đầu chạy lại từ đầu. Em nghĩ nó như 1 cơn gió xoáy cuốn qua Việt Nam chúng ta, và sau đó là lớp sinh viên sẽ dọn đóng tro tàn sau "Hạn".
Em và các bạn khác chỉ lo cho số phận của mình và người thân sẽ đi về đâu!
Vì tới hiện giờ em vẫn chưa thấy sự khởi sắt nào! hay dấu hiệu nào cho thấy "Mưa gió thuyên giảm". Mong rằng sẽ có "Siêu nhân" "đưa Trái đất trở về quỹ đạo cũ!"
Thân.
Những người là lớp già chúng tôi không bao giờ để lại đống tro tàn nào cả. Đừng trách thế hệ trước mình, nha bạn.
& chớ có mong siêu nhân nào cứu rỗi trái đất này; Người cứu rỗi phải là các bạn, Không bao giờ sai, rằng lớp trẻ sẽ nắm vận mệnh đất nước. Nếu các bạn với sự yếu đuối trong tư tưởng, sẽ không thể có hành động & việc làm đúng đắn nhất khi cần thiết!
 
Em cũng không chắc chúng ta đã đi được đoạn đường bao xa rồi!
Nhưng với nền kinh tế này thì việc ăn học không cũng đã là 1 trở ngại rất lớn rồi. Huống chi là việc làm khi ra trường!
Cũng còn chưa biết hồi kết sẽ huy hoàng cỡ nào! Hay chỉ là xe giảm tốc đến 0 rồi mới bắt đầu chạy lại từ đầu.
Em nghĩ nó như 1 cơn gió xoáy cuốn qua Việt Nam chúng ta, và sau đó là lớp sinh viên sẽ dọn đóng tro tàn sau "Hạn".
Em và các bạn khác chỉ lo cho số phận của mình và người thân sẽ đi về đâu!
Vì tới hiện giờ em vẫn chưa thấy sự khởi sắt nào! hay dấu hiệu nào cho thấy "Mưa gió thuyên giảm".
Mong rằng sẽ có "Siêu nhân" "đưa Trái đất trở về quỹ đạo cũ!"
Thân.

Trong bối cảnh này, trí tuệ, tài năng sẽ làm được nhiều điều hữu dụng - nếu các bạn có được điều đó.

Lạm phát, và kinh tế khủng hoảng là điều bất thường nhưng lại bình thường trong các quy luật chủ quan và khách quan (chưa tệ hại bằng chiến tranh và suy đồi đạo đức). Chưa đến nỗi bạn phải bi quan như vậy đâu, tuyetbay ạ!

Tương lai huy hoàng hơn nhiều, nếu bạn biết lạc quan "sống chung với lũ", nỗ lực học hỏi và tham gia giải quyết, tìm ra các giải pháp vượt qua các vấn đề hoặc chia sẻ khó khăn chung của cộng đồng.

Thân ái!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Có vài người bạn của em muốn viết vài câu hỏi cho tương lai và số phận của lớp trẻ ngày nay!
"Vậy em là 1 sinh viên có thể được gì và mất gì với nền kinh tế và xã hội ngày nay. Liệu rằng 2 - 3 năm nữa em còn đất sống chăng ?????"

Một câu hỏi mà rất nhiều bạn sinh viên như em đang hỏi? Đang tìm lời giải?

"Liệu rằng sinh viên Việt Nam có thể thay đổi điều này chăng hay là nạn nhân bất khả kháng của nền kinh tế suy sụp!"

Em rất cần lời giải đáp! Mong mọi người trên nước Việt Nam nhỏ bé này cho em biết "Em sẽ đi về đâu!"
Thân.

Tôi không nhớ chính xác năm nào, nhưng tôi biết ở Đức (châu Âu) đã từng có một thời người ta phải chở cả xe tiền chỉ để mua 1kg thịt heo.

Tương tự tại các nước Đông Âu và Nga.
Tương tự với Việt Nam cách đây 63 năm.

Tôi nghĩ bạn chắc chưa bao giờ phải vừa đi học đại học, vừa phải đi vá xe đạp hoặc bán vé số để đóng tiển học??

Tôi cũng không biết phải gửi một lời giải đáp nào cho chính xác với bạn. Vì theo tôi, những người vượt qua được thời kỳ khó khăn, vượt qua chính mình và khẳng định được mình - họ thường không bao giờ than vãn, họ biết chấp nhận nó để tiếp tục tồn tại và tìm cơ hội phát triển.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tuy đang khủng hoảng về kinh tế, nhưng tôi hy vọng VN sẽ sớm vượt qua. Dù thế nào đi nữa, dân VN vẫn sống tốt, sao bây giờ có thể cực khổ như thời bao cấp được?. So với 10 - 20 năm trước thì cuộc sống đã thay đổi rất nhiều, bây giờ là sống chứ không phải tồn tại nữa.

Hy vọng thế hệ mới 6X, 7X, 8X,... sẽ đóng góp nhiều công sức để xây dựng đất nước.
 
Sao các chàng trai, cô gái trẻ mà suy nghĩ, lo lắng sớm thế nhỉ? Với sức trẻ của mình, sao các bạn ko nghĩ tới việc "chúng tôi, những SV ra trường sẽ làm gì để .... góp công sức của mình trong quá trình phục hồi nền kinh tế của đất nước" nhỉ? Các bạn chỉ lo lắng mà ko nghĩ tới hành động. Công việc của các bạn SV lúc này là học cho thật tốt, và phải nghĩ: CHẮC CHẮN CHÚNG TÔI SẼ THÀNH CÔNG! Đừng có ỷ lại bất cứ 1 ai ngoài chính chúng ta. Nhớ là trên thế giới này dù cả nền KTế có sập xuống thì hàng tỷ người (trong đó có bạn, có tôi) vẫn phải sống.

Chiều hôm thứ 6 tuần trước, tớ gặp lại 1 cô bé trước kia là SV và giờ ra trường được 3 năm, cô này cùng gia đình mở 4 cửa hàng thời trang, và sắp sửa mở tiếp 2 cửa hàng trong TP HCM (cô này tham gia quản lý chính). Cuộc gặp đó cũng làm tôi suy nghĩ nhiều về sức trẻ của các bạn SV (và hơi tiếc về tuổi trẻ của mình). Vây, tại sao các bạn trẻ lại phải lăn tăn chuyện "Sẽ đi về đâu" nhỉ? Sao ko nghĩ tới chuyện sau khi ra trường chúng ta "Sẽ bay đi tới tận đâu trên trời cao?" :p

Tớ thì thích câu hỏi của các bạn SV: Chúng ta sẽ làm gì để làm giàu cho bản thân, cho XH khi chúng ta ra trường (nhất là cách mà các bạn làm để vượt qua những hoàn cảnh khó khăn như hiện nay)

Ngay trong mục vui đùa khi nói về "xăng tăng giá". Ở đó tớ nêu ra mấy giải pháp, trong đó có những giải pháp tích cực mà ko muốn chỉ rõ ra mà chỉ để các bạn tự suy nghĩ (chứ tớ viết ra thế ko phải trò đùa đâu). Cũng là một vấn đề khó khăn của XH nói chung nhưng có người nhìn ra đó là 1 cơ hội làm giàu cực tốt (trường hợp quyết định bán cổ phiếu xyz, mua cổ phiếu của công ty xăng dầu chẳng hạn) nhưng cũng sẽ có nhiều người lại ca thán về điều đó (nào là phải bỏ công ty xa, bán xe máy đi xe đạp,...). Thực ra đó là các cách mà mỗi chúng ta phản ứng với khó khăn mà thôi (người thì tìm cách vượt qua, người thì kêu ca chính phủ, người thì than vãn về bản thân... còn bạn thì muốn mình là người than vãn hay là người có hành động để vượt qua?).

Thông thường, trong hoàn cảnh khó khăn thì người tài mới xuất hiện nhiều. Còn nói như Robert Kyiosaky thì ở đâu có biến động lớn thì ở đó sẽ có nhiều cơ hội lớn (chỉ có điều mỗi chúng ta ai phát hiện ra cơ hội đó mà thôi). Sẽ có 5% người tìm được cơ hội đó, còn 95% những người còn lại sẽ ca thán (tớ ko nghĩ các bạn SV trẻ lại nằm trong số đó). Những người chuyên gia đầu tư như Mr Okebab sẽ tìm ra rất nhiều cơ hội mỗi khi có biến động lớn này đấy :)

"Liệu rằng sinh viên Việt Nam có thể thay đổi điều này chăng hay là nạn nhân bất khả kháng của nền kinh tế suy sụp!"

Hãy nghĩ tới điều có màu xanh kia đi, đừng có nghĩ tới phần sau. Đất nước đang chờ các bạn trẻ đó.

P/S: Lần thi đại học năm nay có khá nhiều thủ khoa có cuộc sống cực kỳ vất vả vì nghèo. Họ phải thức khuya dậy sớm để kiếm sống vào những lúc tớ và các bạn đang ngon giấc. Có 1 bài báo nói về 1 thủ khoa cùng bố đi bán nước rửa bát. Đến lúc cậu này đỗ thủ khoa thì có nhiều hàng xóm tới góp tiền mua xe đạp điện giúp cậu. Vậy nhưng bố cậu bé (là nông dân tay trắng ra HN kiếm sống nuôi cậu con ăn học) đã từ chối và nói người hàng xóm nếu muốn giúp đỡ cháu thì hãy để tới khi ra trường hẵng giúp. Quả là một nghị lực tuyệt vời!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Em thấy các thầy cô hay kể chuyện bảo các doanh nghiệp khi tuyển người,nhất là ngành kế toán là sinh viện dù tốt nghiệp loại khá giỏi nhưng 10 người thì chỉ có 2 người biết việc.Còn lại là học từ đầu.Thế là thế nào ạ? do ít thực hành quá ạ?
 
Sao các chàng trai, cô gái trẻ mà suy nghĩ, lo lắng sớm thế nhỉ? Với sức trẻ của mình, sao các bạn ko nghĩ tới việc "chúng tôi, những SV ra trường sẽ làm gì để .... góp công sức của mình trong quá trình phục hồi nền kinh tế của đất nước" nhỉ? Các bạn chỉ lo lắng mà ko nghĩ tới hành động. Công việc của các bạn SV lúc này là học cho thật tốt, và phải nghĩ: CHẮC CHẮN CHÚNG TÔI SẼ THÀNH CÔNG! Đừng có ỷ lại bất cứ 1 ai ngoài chính chúng ta. Nhớ là trên thế giới này dù cả nền KTế có sập xuống thì hàng tỷ người (trong đó có bạn, có tôi) vẫn phải sống.

Đúng rồi bác ạ, PHẢI SỐNG! và SỐNG CHO RA SỐNG!

...........................................

Ngay trong mục vui đùa khi nói về "xăng tăng giá". Ở đó tớ nêu ra mấy giải pháp, trong đó có những giải pháp tích cực mà ko muốn chỉ rõ ra mà chỉ để các bạn tự suy nghĩ (chứ tớ viết ra thế ko phải trò đùa đâu). Cũng là một vấn đề khó khăn của XH nói chung nhưng có người nhìn ra đó là 1 cơ hội làm giàu cực tốt (trường hợp quyết định bán cổ phiếu xyz, mua cổ phiếu của công ty xăng dầu chẳng hạn) nhưng cũng sẽ có nhiều người lại ca thán về điều đó (nào là phải bỏ công ty xa, bán xe máy đi xe đạp,...). Thực ra đó là các cách mà mỗi chúng ta phản ứng với khó khăn mà thôi (người thì tìm cách vượt qua, người thì kêu ca chính phủ, người thì than vãn về bản thân... còn bạn thì muốn mình là người than vãn hay là người có hành động để vượt qua?).

Thực ra, theo bản năng của con người, khi gặp khó khăn thì việc đầu tiên là nghĩ đến phương án xấu, để phù hợp với sự thay đổi đó (VD việc bỏ xe máy đi xe đạp - Vui thôi), tuy nhiên có nhiều người lại thấy đó là cơ hội : VD : Chuyển sang kinh doanh xe đạp, hoặc nghĩ ra một giải pháp nào đó rất phù hợp cho xe đạp điện . . .
nhiều khi sự an phận và sự sáng tạo chỉ cách nhau 1 gang tấc!!




Thông thường, trong hoàn cảnh khó khăn thì người tài mới xuất hiện nhiều. Còn nói như Robert Kyiosaky thì ở đâu có biến động lớn thì ở đó sẽ có nhiều cơ hội lớn (chỉ có điều mỗi chúng ta ai phát hiện ra cơ hội đó mà thôi). Sẽ có 5% người tìm được cơ hội đó, còn 95% những người còn lại sẽ ca thán (tớ ko nghĩ các bạn SV trẻ lại nằm trong số đó). Những người chuyên gia đầu tư như Mr Okebab sẽ tìm ra rất nhiều cơ hội mỗi khi có biến động lớn này đấy :)
------------------------------------------------------------
To bác : Em không nghĩ rằng mình là người thành công vì chỉ là hạt cát nhỏ thôi, còn nhiều người giỏi lắm, chỉ thấy rằng mình cũng không đến nỗi tệ quá để bạn bè và mọi người phải xấu hổ về mình.
-------------------------------------------------------------
Các bạn ạ, mình rất thích câu :
Ví rằng đường đời bằng phẳng cả
Anh hùng nào có hơn ai


Như mình đã từng nói, phải nhìn vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau, khi đó mới thấy hết được cái mà mình cần làm. VD như việc thiên hạ đổ xô đi mua xe đạp điện mà mình VD ở trên.

Các bạn sinh viên mới ra trường ạ.
Mình nói đến việc ra trường :

- Ra trường là đi xin việc làm
, chỗ nhận vào thì mình không ưng vì điều kiện và lương thấp quá, chỗ mình ưng thì họ lại không nhận vào vì mình chưa có Kinh nghiệm. Và nhiều khi đồng lương làm cho ta rối trí, chỉ cần hơn nhau 300.000 đồng/tháng thôi, nhưng ta đã hoang mang.
Tại sao lại thế nhỉ, cái các bạn cần lúc này chưa hẳn chỉ là tiền, và tiền cũng chưa hẳn là điều tiên quyết, mà cái quan trọng là kinh nghiệm, cái đó tiền không mua được, đó là kinh nghiệm gì ?? Kinh nghiệm sống, KN đối nhân xử thế, KN giải quyết công việc, KN làm việc, KN tổ chức . . . và kể cả mánh khóe. Với chỉ 300.000đ * 12 tháng = 3,6tr thì quá nhỏ so với số KN mà các bạn có được.

Vì vậy, khi phỏng vấn các bạn mới ra trường, thấy lương các bạn đề nghị là 2,5tr, khi mình đề nghị lại là 2,1 tr thì các bạn lại suy nghĩ rất lâu mà không biết rằng có thể các bạn đang mất đi một cơ hội mà các bạn không thể mua được bằng tiền. Đó chính là sự học hỏi.

Chấp nhận làm việc khổ cực, trau dồi kiến thức, so sánh giữa thực tế và lý thuyết vừa học để 1 năm sau có thể hiên ngang nói rằng : Anh ơi, nếu anh trả em mức lương <4tr/tháng thì em không làm được.
3 năm sau nói rằng : Anh ơi, nếu anh trả em mức lương <7 tr/tháng thì em không làm được.
. . . . . . . . . . . . .

Chúng ta đang vấp phải một khó khăn : DN thì đòi người có KN, còn SV mới ra trường thì đâu có KN, vậy thì chính ta phải là người vượt qua khó khăn đó.
Đừng đỏi hỏi DN, họ có lý của họ và họ không thể nhường bước được.
Vậy hãy tỏ ra rằng, mình có khả năng giải quyết vấn đề tốt, có sự sáng tạo, làm việc theo nhóm tốt, khả năng tiếp thu nhanh . . . duy chỉ là chưa có KN. Vậy thì hãy thể hiện cho họ biết rằng, 3 tháng sau em sẽ nắm được công việc trọn vẹn (VD vậy)
Mình phỏng vấn rất nhiều người, có cả những người có kinh nghiệm 16 năm nhưng mình vẫn không chọn, mình chỉ chọn người phù hợp quan điểm giải quyết vấn đề và trong cuộc phỏng vấn nói lên được " EM LÀ AI!!!"

Nhiều bạn ra trường xong là đi làm cho một công ty nào đó, trong công việc hàng ngày bạn đó đã nhìn ra một cơ hội kinh doanh, sau 2 -3 năm thì xin nghỉ, và tự bạn ấy đã lập cho mình một công việc, và cách quản lý công việc bạn đó không cần hỏi đâu xa mà chính là học hỏi và rút kinh nghiệm từ công ty cũ


- Không hẳn cứ ra trường là phải xin việc làm, cơ hội làm giàu có nhiều lắm, chỉ sợ ta không đủ thời gian và tiềm lực để làm thôi.
Nhiều người nghĩ, những cơ hội kiếm ra tiền thì đã có người khác lấy hết rồi, 6 tỷ người cơ mà. Những người tỷ phú họ làm giàu được vì thời bấy giờ như thế, còn bây giờ khác rồi, làm sao mà làm vậy được . . . .

Hoàn toàn sai bạn ạ, xã hội luôn vận động, và mỗi sự vận động dù là xấu hay tốt đều tạo ra những cơ hội cho người này và gây ra sự chán nản hay vui sướng cho người khác. Mà xã hội thì luôn vận động nên cơ hội nhiều vô kể, quan trọng là ta có nắm bắt được và có khả năng thực hiện được hay không thôi.
Chính vì thế trong bất cứ một xã hội nào, thời kỳ nào đều có những người giàu lên từ 2 bàn tay trắng, và đều có các "đại gia" bị thất thế. Vì vậy cơ hội đều có cho mọi người.


Việc tăng giá xăng là một tác động xấu, nhưng lại sinh ra nhiều cơ hội cho các ngành nghề khác (VD : Xe đạp điện, làm bình Ac qui, xe buýt, đầu cơ) nhưng lại là khó khăn cho các ngành khác (VD vận tải, taxi . . . )

Việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm nhìn chung là tạo cơ hội rất lớn cho nghề làm mũ bảo hiểm, ai đi cũng phải đội, và không phải ai cũng thích. Thế là nghề làm mũ bảo hiểm thời trang và trang trí mũ bảo hiểm ra đời và rất phát đạt, đến mức một số Cty chính hãng lại rơi vào khó khăn. Dĩ nhiên các Doanh nghiệp nhựa cũng có thêm việc để làm.

Kinh doanh du lịch đi bằng xe đạp cũng là một ý tưởng hay, xe đạp đôi cũng là một ý tưởng hay, việc tiếp thị trong toilet các nhà hàng cũng là một ý tưởng hay, việc quảng cáo với các bảng quảng cáo xoay đổi chiều cũng là một ý tưởng hay. Việc kinh doanh quần áo với các tiêu chí rõ ràng cũng là một điều nên làm. . . . .

Ý tưởng thì có rất nhiều, ý tưởng thường đi cùng với cơ hội. Vì vậy các bạn hãy nghĩ rằng con đường lập nghiệp không chỉ bắt đầu từ việc . . . đi xin việc làm.


Hãy bắt đầu bằng một ước mơ và hãy thực hiện nó bằng một nụ cười!
 
Em thấy các thầy cô hay kể chuyện bảo các doanh nghiệp khi tuyển người,nhất là ngành kế toán là sinh viện dù tốt nghiệp loại khá giỏi nhưng 10 người thì chỉ có 2 người biết việc.Còn lại là học từ đầu.Thế là thế nào ạ? do ít thực hành quá ạ?



Tôi là người trực tiếp tuyển mộ, tham gia phỏng vấn và tuyển chọn ứng viên từ khoảng gần 10 năm nay, có một số ý nhận xét chung như thế này:

Cùng với sự tiến bộ rất nhanh của khoa học công nghệ, các bạn sinh viên thời nay có vô số điều kiện để tiếp cận với nhiều nguồn tri thức, kiến thức mới và hiện đại; Như vậy đồng nghĩa với việc các bạn có nhiều cơ hội để học tập. Phải công nhận các bạn bây giờ học được rất nhiều bằng cấp, trong số đó cũng có nhỉều tài năng trẻ kiệt xuất (giỏi như thần đồng - chúng tôi rất lấy làm khâm phục).

Thế hệ bây giờ đã đang và sẽ có rất nhiều thành tích suất sắc trong cả học và làm! đúng là thế hệ tiên phong để có thể làm vẻ vang và làm giàu cho đất nước...

Tuy nhiên, trải qua các cuộc tuyển mộ, phỏng vấn và tuyển chọn thì người giỏi và dùng được chỉ đạt ở mức 20/80% (đúng là ông Pareto đưa ra quy luật này đúng ở mọi lúc, mọi thời đại).

80/20% ở cái số còn lại nêu trên tuy là họ đều có bằng cấp hẳn hoi, trong đó có cả những người mới đi làm, những người đã có kinh nghiệm từ một đến vài năm, có người mới vừa nhận tấm bằng ở trường ra; họ có một số điểm yếu, đại lọai như sau:

1/- Kiến thức lý luận thiếu tính căn bản và ít thực tiễn (chưa sâu sắc).

2/- Họ không biết được doanh nghiệp cần ở họ điều gì? trình độ chuyên môn + các kỹ năng giao tiếp, vi tính, soạn thảo văn bản,... là những công cụ tối thiểu cần thiết đối với người làm công tác văn phòng hoặc làm việc gián tiếp, nhưng họ lại ít trú trọng để nâng cao đến mức độ thành thạo và chuyên sâu để ứng dụng được những tính năng chuyên nghiệp mà hầu hết các phần mềm của MS Office đã tạo ra sẵn – do vậy ở điểm này tuy là được đào tạo, có bằng cấp hẳn hoi nhưng đa số tôi cho rằng rất yếu (nếu không muốn nói là dở) ở điểm này. Nếu giỏi các kỹ năng này, đồng nghĩa với việc thực hiện công việc nhanh, tiết kiệm thời gian để nâng cao hiệu quả, hiệu suất trong công việc.

3/- Tinh thần vượt khó chưa cao, tính đồng đội ít.

4/- Chưa biết hi sinh những cái trước mắt để tạo lập cái nền tảng căn bản cho mai sau; ví dụ, tập trung học những cái thiếu, cần kể cả việc phải bỏ tiền hoặc nhiều tiền ra cho vấn đề này,…

5/- Tuy duy, tác phong & hành động, ứng xử nơi công sở thiếu tính chuyên nghiệp, bởi vậy họ rất ít chủ động mà thường thụ động theo xu hướng đám đông "ai sao, ta vậy". Tính tự giác và tuy duy sáng tạo chưa nhiều -> làm việc theo lối mòn đã được lập sẵn, theo kiểu "hồi nào tới giờ người ta làm vậy... thì mình cũng cứ làm vậy".

6/- Thiếu căn bản trong phương pháp làm việc, thậm chí là có rất nhiều bạn chẳng hề đặt ra hoặc xác định cho mình phương châm, mục tiêu và phương pháp làm việc. Tôi hỏi điều này nhiều bạn trả lời, em làm nhân viên cần gì phải biết những điều đó... các bạn chưa quen với thuật ngữ và cách quản lý (không nhất thiết quản lý là phải trên nhiều người, quản lý nhiều người mà quản lý còn là tự xác định kế họach và quản lý quá trình thực hiện công việc của chính bản thân mình – kể cả khi mình làm nhân viên, không có ai là thuộc cấp hay dưới quyền đi chăng nữa thì vẫn phải thực hiện họat động quản lý, mà muốn quản lý thì bạn lại phải có được phương pháp khoa học hẳn hoi).

7/- Chưa định hướng đúng cho mục tiêu học tập. Học rất nhiều, nhưng cái cấp thiết, cần thiết nhất lại không học để làm, ví dụ: ai cũng có bằng A-B Tiếng Anh, bằng A-B Tin Học nhưng khả năng ứng dụng vào thực tế thì... !!!

V.v..
Những điều tôi đã nêu ở trên đây có một số nguyên nhân khách quan và chủ quan như sau:

1/- Các giáo trình giáo dục và đào tạo ở ta hiện nay còn thiếu tính cập nhật, so với tốc độ phát triển chung của toàn cầu (thậm chí thua xa nhiều nước trong khu vực).

2/- Cách dạy, và học còn nhiều điều bất cập - nhưng cơ bản là khi còn ở nhà trường thầy cô ít định hướng tư duy và hành động cho các em ngay từ khi đang học.

3/- Nhà trường chưa xác định và coi khách hàng của mình là ai, họ cần gì, để tạo ra được những sản phẩm của mình phù hợp với nhu cầu (và yêu cầu cụ thể) để đáp ứng cho khách hàng.

4/- Các em học sinh, sinh viên còn coi trọng bằng cấp hơn khả năng lý luận chuyên môn thực tiễn + khả năng ứng dụng chuyên môn vào các công việc thực tế và tính thích hợp với điều kiện môi trường thay đổi.

V.v…​

Tôi đưa ra những ý kiến trên, không nhằm chỉ trích hoặc phê bình ai, chỉ với mong muốn góp ý và chia sẻ với các bạn với những ý kiến đóng góp sau:

1/- Các tổ chức đào tạo phải xác định khách hàng của mình ở diện vĩ mô là toàn xã hội, ở diện vi mô là các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng lao động, tức là sử dụng sản phẩm mà tổ chức đào tạo ra (học sinh, sinh viên + trình độ, kỹ năng ứng dụng,...). Vì vậy, tổ chức đào tạo phải biết khách hàng của mình cần (nhu cầu & yêu cầu cụ thể) những điều gì để cho ra những sản phẩm (sinh viên) đáp ứng nhu cầu của khách hàng - nhà trường và sinh viên cùng hiểu chung yêu cầu, nhu cầu của khách hàng để nỗ lực hoàn thiện và đáp ứng. Mặt khác, trên diện vĩ mô Nhà nước, chính phủ cần phải có nhiều chính sách lẫn phương pháp để đưa nền giáo dục đi lên để theo kịp thời đại. Phải quan tâm sâu sát đến cuộc sống của đội ngũ thầy cô giáo và người làm công tác giảng dạy (có thực mới vực được đạo mà). Để cho các thầy, các cô giảm hết đi cái nỗi lo cho cuộc sống cơm áo gạo tiền hàng ngày, mà say mê, chuyên tâm với công tác nghiên cứu, giảng dạy.

2/- Cần phải xã hội hóa giáo dục nhiều hơn nữa, để mở rộng cả dạy lẫn học (ví dụ, chúng ta có thể đào tạo và sau đó cấp chứng nhận đã học chương trình tương đương đại học (cho những người chưa thi đậu đại học, và cho tất cả những người muốn học...) - điều này có lợi cho tất cả các bên – tốt cho xã hội đấy chứ!!

3/- Các bạn sinh viên phải biết mình đã đạt được những gì, và cần hoàn thiện những gì (lập ra cho mình bảng phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) để thực hiện.

4/- Các bạn phải đặt ra cho mình được mục tiêu học tập, phương pháp học tập kho học, cụ thể và tương thích với xã hội cần, để cả khi đang học và học xong thì có thể thực hành tốt những gì đã học, những gì tổ chức và người sử dụng lao động mong muốn.

5/- Cần có những phương pháp làm việc cụ thể, khoa học; ví dụ phương pháp làm việc theo P-D-C-A (Planing - đặt mục tiêu, kế hoạch làm việc –> Doing / Apply - thực hiện kế hoạch, mục tiêu -> Controling - kiểm tra, kiểm soát theo quá trình -> Action / Measurement - đo lường hiệu quả, hiệu suất và hành động cải tiến hoặc khắc phục). Vòng tròn P-D-C-A này sẽ được lập lại và tiến lên và theo suốt quá trình làm việc / Chú ý đến hiệu quả và thước đo của hiệu quả ở bất cứ việc gì (H=I:O<1) - trong đó H= Hiệu quả; I = Input; O= Output).

6/- Cần phải đặt các câu hỏi trước khi thực hiện công việc để có tư duy sáng tạo và tính cầu tiến trong tất cả các công việc, tránh tình trạng làm việc theo lối mòn theo kiểu ai sao ta vậy; Luôn đặt ra các câu hỏi theo phương pháp 5W + 1H để tìm hiểu và sáng tạo trong công việc. Tác phong làm việc phải nâng cao tính chuyên nghiệp (tác phong bao gồm: ăn mặc, đi đứng, lời nói, cử chỉ, giao tiếp, ứng xử nơi cộng đồng, ...). Hành động trong công việc phải hoạt bát, nhanh nhẹn...

7/- Phải thành thạo công cụ làm việc: Người nông dân thạo dùng con trâu, cái cày, cấy lúa, làm cỏ,… cùng với ruộng đồng. Người thợ máy thành thạo cầm cà lê, mỏ lết, đục, búa,... cùng với việc chuẩn đoán và sửa chữa hư hỏng thì người làm công tác văn phòng phải thành thạo sử dụng cái máy vi tính và bộ Office - thì công việc mới hiệu quả.

8/- Tập kỹ năng giao tiếp & truyền thông tốt: bằng cả lời nói, lẫn chữ viết (văn bản): Nên nhớ, khi nói là để cho người khác nghe (chứ không phải mình nghe) để người khác hiểu và chấp thuận vấn đề hay thông điệp mình định đưa ra; Khi viết là để người khác đọc (chứ không phải mình đọc) để người khác hiểu và chấp thuận vấn đề hay thông điệp mình định đưa ra thì mới có thể thành công. Muốn làm được điều này cần phải để ý, học tập hàng ngày, thiết nghĩ không mấy khó khăn đâu - vấn đề là phải biết trú trọng / Biết lắng nghe, thấu hiểu, biết tôn trọng và biết chia sẻ với tất cả mọi người.

9/- Nâng cao tinh thần đồng đội để phối hợp tốt trong mọi tình huống, hoàn cảnh. Biết nỗ lực cao tinh thần vượt khó.

10/- Tạo cho mình một tính cách tiên tiến, hiện đại đồng thời xây dựng cho chính mình một thương hiệu và không ngừng nâng cao giá trị thương hiệu bằng những thành tích tốt trong học và làm.​

Quan điểm của tôi là: NĂNG LỰC = CHUYÊN MÔN + KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CHUYÊN MÔN VÀO CÔNG VIỆC THỰC TẾ + KINH NGHIỆM + PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC TỐT + TÍNH NỖ LỰC VƯỢT KHÓ.

Trên đây chỉ là chút thiển ý, nếu là đưa đồng nhất với quan điểm cá nhân của một ai đó, xin được lượng thứ & bỏ qua cho!

Thân ái!
 
Web KT
Back
Top Bottom