Bàn về ý nghĩa của Toán học trong nghề nghiệp & cuộc sống? (6 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Khoai lang có nhiều loại:
- Khoai vỏ đỏ tím ruột vàng (quên tên)
- Khoai vỏ tím ruột trắng (khoai viên ngọc) {1}
- Khoai vỏ tím ruột tím (cũng quên tên, khi cắn thì chỗ nào dính nước miếng sẽ chuyển màu xanh)
- Khoai Đà lạt (biết tên vậy nhưng cũng vỏ đỏ tím, ruột vàng, khi ăn khó phân biệt vị)
Loại nào tôi cũng ăn cả vỏ. Tuy vậy nếu là luộc/ nấu thì rửa sạch bùn đất trước & cắt bỏ 2 đầu củ mỗi đầu chừng nửa phân, chín rồi thì ăn sạch {2}. Tuy rằng vỏ mỏng hơn tờ giấy nhưng dễ gì lột riêng cái vỏ? Khi lột nó lên theo 2-3 mm thịt lại tiếc, lại gặm vỏ, thì thôi ăn cả vỏ phứt. {3}
{1}
a. Khoai lang Dương Ngọc: Vỏ tím, ruột trắng, bên trong cùng lại tím.
b. Khoai lang bí có hai loại: vỏ tím ruột vàng và vỏ vàng ruột vàng.
c. Khoai lang trắng cũng có hai loại: vỏ tím và vỏ trắng (nâu nhạt)

{2}
Trừ phi nướng hoặc lùi, lúc nấu người ta luôn luôn rửa sạch, nhất là khì hấp cơm. (Tôi cũng chả hiểu tại sao có cái vụ tiền đề vỏ dơ, vi khuẩn,...). Bảo là bỏ vỏ để tránh hoá chất này nọ thì không thuyết phục lắm: vỏ khoai mỏng te, đâu có cản được bao nhiêu hoá chất, trừ phi phân tích chứng minh rằng hoá chất tích tụ lại trong vỏ. (đối với giống cá, người ta đã phân tích rằng hoá chất tích tụ lại trong mỡ cá nhiều nhất)

{3}
Cái vụ 2-3mm là một điểm mà bài đầu tiên đã không nói tới:
Giữa lớp vỏ thật mỏng (và hơi dai) vên ngoài và phần ruột bên trong còn có một lớp khác. Lớp này thường ít bột và có màu trong hơn phần ruột một chút.

Toán học giải quyết hết mọi vấn đề; ...
Vấn đề là nhiều người lợi dụng toán để loè và lừa người khác.

Trở lại con toán tính tỷ lệ: giả sử độ dày vỏ là d thì:
Diện tích mặt cắt củ khoai Pi * R*R
Diện tích phần vỏ: Pi * d * R * 2
Tỷ lệ: (Pi * 2*d*R) / (Pi * (R-d)*(R-d))
Nếu d nhỏ so với R thì tỷ lệ này gần bằng 2d/R

Bài Toán trên đem ra nói chuyện tỷ lệ chất bổ đợc không? Câu trả lời là KHÔNG.

Muốn áp dụng công thức Toán luôn luôn phải có điều kiện và phạm vi.

1. Chất bổ được đo trên trọng lượng. Dùng công thức thể tích là mặc nhiên cho rằng trọng lượng riêng vỏ và ruột giống nhau : giả thiết này thường là sai.

2. Thức ăn hầu hết đều chứa nước (nước đương nhiên là chả bổ béo gì cả). Thường thì sau khi nấu nướng xong, phần bên ngoài chứa nước ít hơn phần bên trong. Và theo tôi thì khoai cũng không ngoại lệ. Nói cách khác, nếu giả thiết của tôi đúng, khi nấu chín phần bột khoai ngậm nước nhiều hơn phần vỏ thì tỷ lệ chất bổ lại nghiêng thêm về phía vỏ khoai.
 
Nhiều khi cháu cũng không hiểu cái vụ này, người ta thường nói ăn cái này cái nọ rất là bổ, trong khi bây giờ người ta đang thừa chất. Ăn vào nó to con, rồi lại mất công đi giảm cân.
Có cách nào dùng toán học để xử lý vụ mâu thuẫn này không?
Yên tâm đi. Chồng nói với vợ: mai mình làm món nem cua bể đi em. Hoặc: mai mình đi nhà hàng A đi. Lâu lắm mình không ăn món ... Bạn bè nói với nhau: Thứ Bẩy này 19 giờ ở quá XYZ nhé. Trong tất cả những trường hợp kể trên, thường xuyên sảy ra trong cuộc sống, thì người ta hẹn nhau ăn món mà người ta thích. Ăn nhậu cho sướng miệng, trải nghiệm hương vị thiên nhiên. Chả ai nghĩ là hẹn nhau ăn món ABC vì nó có 10 loại vitamin, nhiều đạm, ít chất béo bão hòa v...v Mà đã ăn để sướng miệng thì còn lăn tăn gì chuyện lên cân nữa. Lo thì chịu khó tập thể dục, chịu khó đi bộ thay cho bước ra đường là lên xe, tới cơ quan là đi thang máy, vài bước ra chợ cũng nhẩy lên xe. Thế thôi. Chứ còn lo tăng cân, lo tiêu hao sinh lực (chết yểu), lo ù tai (ô nhiễm tiếng ồn) ... thì đừng ăn nữa, đừng vui vẻ với đàn bà nữa, đừng đi vũ trường, xem bóng đá ... Nhưng lúc đó chỉ là tồn tại chứ đâu là sống là tận hưởng.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tiếp tục với chuỗi luận điểm "ứng dụng toán học vào đời sống", tôi có một tình huống như sau:
  1. Tôi được đọc một bài báo về đề tài khoa học với nội dung "Không nên bỏ phí vỏ khoai lang" vì hàm lượng các chất tốt cho cơ thể gấp nhiều lần so với thịt khoai nếu tính trên cùng một khối lượng. Chẳng hạn 100 gram vỏ khoai có hàm lượng chất xơ, vitamin gấp N lần 100 gram thịt khoai.
  2. Không lâu sau đó, tôi lại ngẩn tò te khi đọc một bài báo với nội dung "Không nên ăn cả vỏ khoai lang" vì phần này chứa nhiều vi khuẩn từ đất và có thể gây hại cho cơ thể.
Không cần phải kỳ công nghiên cứu khoa học, bằng kiến thức toán học phổ thông, bác nào có thể đưa ra kết luận phù hợp nhất cho vấn đề này. --=0
Yên tâm đi. Chồng nói với vợ: mai mình làm món nem cua bể đi em. Hoặc: mai mình đi nhà hàng A đi. Lâu lắm mình không ăn món ... Bạn bè nói với nhau: Thứ Bẩy này 19 giờ ở quá XYZ nhé. Trong tất cả những trường hợp kể trên, thường xuyên sảy ra trong cuộc sống, thì người ta hẹn nhau ăn món mà người ta thích. Ăn nhậu cho sướng miệng, trải nghiệm hương vị thiên nhiên. Chả ai nghĩ là hẹn nhau ăn món ABC vì nó có 10 loại vitamin, nhiều đạm, ít chất béo bão hòa v...v Mà đã ăn để sướng miệng thì còn lăn tăn gì chuyện lên cân nữa. Lo thì chịu khó tập thể dục, chịu khó đi bộ thay cho bước ra đường là lên xe, tới cơ quan là đi thang máy, vài bước ra chợ cũng nhẩy lên xe. Thế thôi. Chứ còn lo tăng cân, lo tiêu hao sinh lực (chết yểu), lo ù tai (ô nhiễm tiếng ồn) ... thì đừng ăn nữa, đừng vui vẻ với đàn bà nữa, đừng đi vũ trường, xem bóng đá ... Nhưng lúc đó chỉ là tồn tại chứ đâu là sống là tận hưởng.
Toán học nó nằm ở mọi vấn đề trong cuộc sống, toán rèn luyện tư duy "ngấm vào máu não" :)), có những vấn đề chẳng liên quan nhưng người học được toán sẽ tư duy ít nhiều nhanh hoặc logic hơn,
 
Vừa rồi tôi thấy nhiều ý kiến về môn học Toán trong dạy phổ thông. Có ý kiến cho là vô bổ, lý thuyết suông, ít sử dụng, thiếu tính thực tế...
Theo các anh chị thì ý nghĩa môn học này trong công việc của chúng ta như thế nào?
Nói thêm là thế hệ trẻ dưới ảnh hưởng của xu hướng công nghệ (4.0) mà đăng ký học ngành Tin học rất nhiều. Nhưng có vấn đề là nhiều bạn có điểm đầu vào rất thấp, đặc biệt là môn Toán.
Nói chung là nhiều người nêu các vấn đề, các tình huống rồi hỏi toán có áp dụng được không ? :) Tôi sẽ hỏi lại vậy ngày xưa chưa có toán thì con người phát triển đến đâu, có toán thì phát triển ra sao. ngày nay các bạn được học toán từ nhỏ, mà học toán là tư duy, sao các bạn không tự hỏi là tại sao có vấn đề trong cuộc sống ta lại giải quyết được ta chưa làm được, có những lời giải đáp nghe xong bạn hiểu liền, hoặc chưa hiểu thì bạn cũng biết cái này so sánh với cái kia
Bài đã được tự động gộp:

Trời đất. Đạo hàm, tích phân mà bảo là vô hình !!!

Đạo hàm = đường đi của hàm số.
Ứng dụng của đạo hàm là để quan sát biến chuyển của hàm số.
Điển hình, hàm số ở cực đại hoặc cực tiểu khi đạo hàm đổi dấu. Không phải là hình thức minh hoạ hay sao? Mặt khác, đạo hàm bậc hai dùng để phân tích độ cong của đường biểu diễn.

Tích phân = tổng của các phần nhỏ.
Muốn tính diện tích một cái hình trên bản đồ, làm thế nào? Đồ cái hình ấy lên giấy có kẻ ô, đếm số ô, tính ra diện tích. Đó là tích phân bằng tay. Toán vi phân cũng dựa trên nguyên tắc ấy. Phẳng (2 chiều) thì là diện tích, 3 chiều thì là thể tích, suy tư cao hơn thì áp dụng cho các con tính khác (ví dụ bài toán truyền nhiệt - heat transfer, energy tranformation).

Theo tôi, trong ngành Toán Lý Thuyết, ba môn không thể thiếu là hình học, giải tích, và số học.
Sở dĩ tôi bảo vô hình là vì nếu như lý hóa thì học sinh sẽ nhìn được kết quả của các thí nghiệm để hiểu, còn toán đạo hàm = đường đi của hàm số vậy học sinh có vẽ được đường đi trên giấy để nhìn không, tích phân = diện tích các phần nhỏ
 
TOÁN HỌC & THAM NHŨNG​

Muốn tham nhũng cũng phải biết toán & vận dụng nó 1 cách linh hoạt:
1:= Đầu tư, Đầu tư vô các ngành nghề kinh tế thì có may & có rủi; Đầu tư vô chính trị cũng có rủi có may.
2:= Muốn tham nhũng được của phải suy đoán & áp dụng toán xác suất thống kê
3:= Trong khi đang tham nhũng cũng phải biết chia thành quả tham nhũng sao cho đúng với 'Lao động tham nhũng bỏ ra' của mọi người tham gia
Chuyện này mà không áp dụng toán học thì chì 1 thằng đi báo CA & chết cả lũ!
4:= . . . . .
. . . . . .

(húc các bạn tuần làm việc hiệu quả!
 
Toán học nó nằm ở mọi vấn đề trong cuộc sống, toán rèn luyện tư duy "ngấm vào máu não" :)), có những vấn đề chẳng liên quan nhưng người học được toán sẽ tư duy ít nhiều nhanh hoặc logic hơn,
Cái bài của tôi trả lời người khác, mà bạn trích nó có gì liên quan tới Toán đâu bạn. Tôi không hiểu dụng ý bạn trích làm gì. Còn Toán nó thế nào thì chắc tôi biết. Đó là mối tình đầu của tôi bạn ạ.
 
Vợ nói: thôi, món bào ngư (hay hàu sống) đi anh.
Người chồng chỉ nghĩ món ngon miệng nhưng có thể người vợ vẫn nghĩ đến món bổ (thận).
Tình huống chủ tâm ăn ngon có, chủ tâm ăn bổ có. Nhưng tình huống chủ tâm ăn bổ chiếm tỷ lệ rất ít. Thử ghi lại xem trong một tháng ta hẹn vợ ở nhà, hẹn bạn bè nhậu ở nhà hàng thì tỷ lệ hẹn với chủ ý ăn bổ là bao nhiêu. Thỉnh thoảng bố mẹ̣ đưa con đi chơi ngày lễ cũng là để chơi cho thỏa thích, đưa con vào nhà hàng hay mua gì đó dọc đường mà con đòi thì cũng chủ yếu là món ngon chứ không phải món bổ. Ai muốn ăn bổ thì xin tự nhiên.

Mà hàu sống thì cũng tùy người. Tôi không bao giờ và sẽ không bao giờ ăn hàu sống vì nó không phải món ngon đối với tôi. Ai cho đó là món ngon thì tự nhiên, đó không phải là món cho tôi. Có rất nhiều món vợ nấu riêng cho mình còn cho tôi món khác. Vợ nói ngon, bổ nhưng tôi nói tôi chỉ ăn món mình thích. Vợ tôi thì mê pizza nhưng không bao giờ tôi ăn pizza. Đi với vợ thì đành gọi mấy lát bánh mỳ bơ tỏi.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Hàu sống, bào ngư: Ý tôi nói bà vợ muốn món bổ "nhất dạ lục giao sinh ngũ tử"
Quãng 1975 (sau 30/4) tôi chỉ được đọc đến "nhất dạ tứ giao tam kết" rồi quên hẳn đi, quãng mươi năm trở lại đây nghe nói đã là " ... lục giao ...." khiến cho mình nghi ngờ trí nhớ của mình quá
 
Hàu sống, bào ngư: Ý tôi nói bà vợ muốn món bổ "nhất dạ lục giao sinh ngũ tử"
Quãng 1975 (sau 30/4) tôi chỉ được đọc đến "nhất dạ tứ giao tam kết" rồi quên hẳn đi, quãng mươi năm trở lại đây nghe nói đã là " ... lục giao ...." khiến cho mình nghi ngờ trí nhớ của mình quá
Chữ đúng là "nhất dạ ngũ giao sinh lục tử", đó là truyền thuyết của vua Minh Mạng
 
Chữ đúng là "nhất dạ ngũ giao sinh lục tử", đó là truyền thuyết của vua Minh Mạng
Tuỳ theo người kể chuyện thiên về việc tin con số "ngũ tử" hay "lục tử" là tốt hơn.
Người cổ xưa vẫn nói "ngũ long (5 con gái)" hay "lục hùng (6 con trai)" là số tốt. Nhưng cận đại hơn chút nữa thì người ta lại đổi 6 thành "lục tặc", số con trai tốt là nhị/song long, tam anh, tứ hùng, ngũ hổ.

Riêng câu chuyện "nhất dạ lục giao..." thì nó không chỉ riêng truyền thuyết Minh Mạng. Có người kể chuyện Từ Hi thiết yến sứ thần bát cường cũng có những loại "bổ" này. Tôi nhớ mang máng món ghê rợn nhất là thai báo (báo bào tử - cũng như óc khỉ, nó là món mổ tại chỗ).
 
Tuỳ theo người kể chuyện thiên về việc tin con số "ngũ tử" hay "lục tử" là tốt hơn.
Người cổ xưa vẫn nói "ngũ long (5 con gái)" hay "lục hùng (6 con trai)" là số tốt. Nhưng cận đại hơn chút nữa thì người ta lại đổi 6 thành "lục tặc", số con trai tốt là nhị/song long, tam anh, tứ hùng, ngũ hổ.
Hiện đại thời bây giờ thì bọn "lang" y (*) dùng truyền thuyết "ngũ giao lục tử" để quảng cáo thuốc bổ :P :P

(*) có thời gọi khoai lang, khoai mì là sâm, cách nói hài hước của thời ăn độn. Coi như lấy lang làm sâm gọi là lang y
 
Ứng dụng toán để chọn vợ, cô nào giỏi toán được ưu tiên hơn, hihi dốt toán đốt cả nhà luôn ý.
Bậy quá. Con tim nó có lý lẽ riêng của nó. Lý trí, lôgíc chỉ có bó tay khóc ròng.
Thì cứ nhìn thằng H kìa. Bé Hồng chân ngắn, nhan sắc bình thường, chỉ đáng làm nền cho bé Nga. Nói chung về mọi mặt thua bé Nga nhiều đoạn. Thế mà thằng H không ăn không ngủ, một Hồng hai Hồng, rằng ngoài Hồng ra không còn con gái nào tồn tại. Nếu không là Hồng thì chỉ còn cái chết. Đấy, thằng H đã ăn phải bùa mê thuốc lú rồi, ở đấy mà Toán với chả Lý.
 
. . . . . . Nếu không là Hồng thì chỉ còn cái chết. Đấy, thằng H đã ăn phải bùa mê thuốc lú rồi, ở đấy mà Toán với chả Lý.
Trong trường hợp này dùng toán học kết hợp hóa học để đo nồng độ chất hưng phấn & chất ức chế với 'Hồng' trong máu của 'H'
Muốn sản xuất ra chất ức chế này cũng phải xài toán học & các định luật của vật lý,. . .
Có thuốc rồi cũng phải có cách để cho 'H' uống đúng lúc, đúng cả liệu lượng,. . . .
Túm lại, các bạn tự kết luận tiếp đi nha & thân ái!

(húc mọi người tuần làm việc hiệu quả!
 
Trong trường hợp này dùng toán học kết hợp hóa học để đo nồng độ chất hưng phấn & chất ức chế với 'Hồng' trong máu của 'H'
Muốn sản xuất ra chất ức chế này cũng phải xài toán học & các định luật của vật lý,. . .
Có thuốc rồi cũng phải có cách để cho 'H' uống đúng lúc, đúng cả liệu lượng,. . . .
Túm lại, các bạn tự kết luận tiếp đi nha & thân ái!

(húc mọi người tuần làm việc hiệu quả!
Từ thủa ăn lông ở lỗ tới giờ luôn luôn có những thằng H. Nhưng rồi người ta có tìm được thuốc chữa đâu. :D
 
- Đúng là thiếu thực tế và toàn lý thuyết xuông
- Ở Việt Nam vẫn chưa đưa độ thực tế của toán học vào giảng dạy (chỉ áp dụng duy nhất việc đếm tiềm được áp dụng nhiều nhất)
:D

- Toán học có rất nhiều cái áp dụng trong thực tế, ví dụ đơn giản và gần gũi nhất nhất là thiết kế không gian sống trong 1 căn nhà

 
- Đúng là thiếu thực tế và toàn lý thuyết xuông
- Ở Việt Nam vẫn chưa đưa độ thực tế của toán học vào giảng dạy (chỉ áp dụng duy nhất việc đếm tiềm được áp dụng nhiều nhất)
:D
...
Tầm xàm. Cứ cái gì có Việt Nam là mạnh miệng phê bình, tưởng như hệ thống giáo dục của nước khác là hoàn hảo vậy.
Nếu bạn có đủ kiến thức về cách thức dạy toán ở nước ngoài thì chỉ ra điển hình một vài quốc gia "đưa độ thực tế của toán học vào giảng dạy" xem.

Toán vốn là lý thuyết. Áp dụng được bao nhiêu vào thực tế là trình độ hiểu toán của từng người.
Hầu hết những người bàn bạc ở đây (cho tới giờ này) đều có trình độ hiểu biết đủ để áp dụng rất nhiều vào thực tế.

Chỉ những môn học thực dụng khác, điển hình là Tin Học Văn Phòng, ở VN mới được dạy bởi những người không đủ kinh nghiệm áp dụng vào thực tế.
 
Tầm xàm. Cứ cái gì có Việt Nam là mạnh miệng phê bình, tưởng như hệ thống giáo dục của nước khác là hoàn hảo vậy.
- Thự tế là vậy mà, có gì không đúng nào?
- Chẳng có cái gì là hoản hảo cả, nên đừng đòi hỏi ví dụ.
- Toán học là 1 môn khoa học có tính ứng dụng rất cao, nhất là trong đời sống hàng ngày.
- Nếu dạy học mà kèm thêm các hoạt động ngoại khoá thì sẽ rất tốt, và làm cho toán học bớt khô khan.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom