{1}Khoai lang có nhiều loại:
- Khoai vỏ đỏ tím ruột vàng (quên tên)
- Khoai vỏ tím ruột trắng (khoai viên ngọc) {1}
- Khoai vỏ tím ruột tím (cũng quên tên, khi cắn thì chỗ nào dính nước miếng sẽ chuyển màu xanh)
- Khoai Đà lạt (biết tên vậy nhưng cũng vỏ đỏ tím, ruột vàng, khi ăn khó phân biệt vị)
Loại nào tôi cũng ăn cả vỏ. Tuy vậy nếu là luộc/ nấu thì rửa sạch bùn đất trước & cắt bỏ 2 đầu củ mỗi đầu chừng nửa phân, chín rồi thì ăn sạch {2}. Tuy rằng vỏ mỏng hơn tờ giấy nhưng dễ gì lột riêng cái vỏ? Khi lột nó lên theo 2-3 mm thịt lại tiếc, lại gặm vỏ, thì thôi ăn cả vỏ phứt. {3}
a. Khoai lang Dương Ngọc: Vỏ tím, ruột trắng, bên trong cùng lại tím.
b. Khoai lang bí có hai loại: vỏ tím ruột vàng và vỏ vàng ruột vàng.
c. Khoai lang trắng cũng có hai loại: vỏ tím và vỏ trắng (nâu nhạt)
{2}
Trừ phi nướng hoặc lùi, lúc nấu người ta luôn luôn rửa sạch, nhất là khì hấp cơm. (Tôi cũng chả hiểu tại sao có cái vụ tiền đề vỏ dơ, vi khuẩn,...). Bảo là bỏ vỏ để tránh hoá chất này nọ thì không thuyết phục lắm: vỏ khoai mỏng te, đâu có cản được bao nhiêu hoá chất, trừ phi phân tích chứng minh rằng hoá chất tích tụ lại trong vỏ. (đối với giống cá, người ta đã phân tích rằng hoá chất tích tụ lại trong mỡ cá nhiều nhất)
{3}
Cái vụ 2-3mm là một điểm mà bài đầu tiên đã không nói tới:
Giữa lớp vỏ thật mỏng (và hơi dai) vên ngoài và phần ruột bên trong còn có một lớp khác. Lớp này thường ít bột và có màu trong hơn phần ruột một chút.
Vấn đề là nhiều người lợi dụng toán để loè và lừa người khác.Toán học giải quyết hết mọi vấn đề; ...
Trở lại con toán tính tỷ lệ: giả sử độ dày vỏ là d thì:
Diện tích mặt cắt củ khoai Pi * R*R
Diện tích phần vỏ: Pi * d * R * 2
Tỷ lệ: (Pi * 2*d*R) / (Pi * (R-d)*(R-d))
Nếu d nhỏ so với R thì tỷ lệ này gần bằng 2d/R
Bài Toán trên đem ra nói chuyện tỷ lệ chất bổ đợc không? Câu trả lời là KHÔNG.
Muốn áp dụng công thức Toán luôn luôn phải có điều kiện và phạm vi.
1. Chất bổ được đo trên trọng lượng. Dùng công thức thể tích là mặc nhiên cho rằng trọng lượng riêng vỏ và ruột giống nhau : giả thiết này thường là sai.
2. Thức ăn hầu hết đều chứa nước (nước đương nhiên là chả bổ béo gì cả). Thường thì sau khi nấu nướng xong, phần bên ngoài chứa nước ít hơn phần bên trong. Và theo tôi thì khoai cũng không ngoại lệ. Nói cách khác, nếu giả thiết của tôi đúng, khi nấu chín phần bột khoai ngậm nước nhiều hơn phần vỏ thì tỷ lệ chất bổ lại nghiêng thêm về phía vỏ khoai.