Đố vui đầu năm: Nhà bác học đãng trí.

Liên hệ QC
Tôi tuân thủ nội quy khi đăng bài
1 là Đầu năm chúc các bác luôn vui vẻ, mạnh khỏe để nhiệt tình giúp đỡ thế hệ sau!!!
2 là công nhận em ngu quá, đọc từ đầu đến cuối không hiểu được cách giải:
- Đám thỏ: không hiểu.
- Đống xu 1: 1 lần: không hiểu.
- Đống xu 2: không thấy đáp số.
Thật là quá đen cho đội bạn không có tư duy toán học.
Bài 2 phương án 1 đáp án như sau:
Có 5 lô, đánh số thứ tự từ 1 đến 5.
Lô 1 lấy 1 đồng, lô 2 lấy 5 đồng, lô 3 lấy 5^2, lô 4 lấy 5^3 đồng. Đem tất cả lên cân. Gọi số cân được là M.
M= a + 5*b + 5^2*c + 5^3*d (với a,b,c,d là khối lượng xu của lô 1 đến 4)
Lấy (1 + 5 + 5^2 + 5^3)*5.2 - M, được kết quả M'.
M'= (5.2-a) + 5*(5.2- b) + 5^2*(5.2- c) + 5^3*(5.2- d) = a'/10 + 5*b'/10 + 5^2*c'/10 + 5^3*d'/10
Với a',b',c',d' lần lượt bằng (5.2 - a,b,c,d)*10. Lúc này, a',b',c',d sẽ nhận các giá trị từ 0 đến 4.
Nhân M' với 10, ta sẽ được 1 số, số này sẽ bằng d'c'b'a' trong hệ cơ số 5. 4 chữ số của nó tương ứng với cân nặng xu trong từng lô.
Như vậy chỉ cần cân được M, bằng 1 lần cân là sẽ biết được khối lượng của xu trong từng lô.
 
Bài 1:
Một nhà bác học trong quá trình chế thuốc đã điều chế ra được một hợp chất rất độc. Chỉ cần ngửi 1 lượng nhỏ là chắc chắn sẽ chết. Tuy nhiên, tác hại của hợp chất này không phải là ngay lập tức mà có thời gian trì hoãn là khoảng từ 10 giờ đến 11 giờ. Tức là nếu động vật thí nghiệm ngửi thuốc này thì sẽ không có triệu chứng gì trong 10 giờ đầu tiên, nhưng sau đó sẽ bộc phát và chết ở thời điểm bất kỳ trong khoảng 10 đến 11 giờ. Tất cả động vật thí nghiệm chắc chắn sẽ chết hết sau thời điểm 11 giờ từ khi ngửi thuốc.

Vì đãng trí nên nhà bác học đã để lẫn lọ thuốc độc trên vào trong 2023 lọ thuốc khác. Và ông chỉ có thời hạn là 24 giờ (1 ngày) để tìm ra lọ thuốc độc. Ông dự định dùng các con thỏ thí nghiệm để tìm ra lọ thuốc độc bằng cách cho ngửi các lọ thuốc. Lọ thuốc nào làm con thỏ chết sẽ là lọ thuốc độc.

Hỏi ông ta phải dùng tối thiểu bao nhiêu con thỏ?

Bài 2:
Một nhà máy sản xuất tiền xu. Đồng xu đúng tiêu chuẩn sẽ nặng 5gram. Nhưng do kiểm soát nguyên liệu đầu vào không tốt nên 5 lô tiền xu được sản xuất có khối lượng không đều nhau. Cụ thể lô 1, mỗi đồng xu có khối lượng 4,8gram, lô 2 mỗi đồng có khối lượng 4,9 gram. Cứ thế, lô 3, 4, 5 có khối lượng lần lượt 5gr, 5,1gr, 5,2gr.
Trong quá trình lưu kho, nhãn của các lô bị rơi ra. Người thủ kho muốn xác định lại khối lượng đồng xu của từng lô. Có 2 phương án cho người thủ kho lựa chọn:
1. Dùng cân khối lượng, biết cân có giới hạn đo đủ lớn và độ chính xác đủ nhỏ để xác định khối lượng chính xác của lượng xu đặt lên cân.
2. Dùng cân thăng bằng để so sánh khối lượng của các đồng xu trong các lô với nhau.

Giả sử số lượng xu trong mỗi lô đủ lớn. Hỏi số lần cân tối thiểu cho từng phương án là bao nhiêu?

Nhân dịp năm mới, chúc toàn thể anh chị em trong diễn đàn luôn vui vẻ, khỏe mạnh và hạnh phúc. Năm mới thành công hơn năm cũ.

Bài 1:
Một nhà bác học trong quá trình chế thuốc đã điều chế ra được một hợp chất rất độc. Chỉ cần ngửi 1 lượng nhỏ là chắc chắn sẽ chết. Tuy nhiên, tác hại của hợp chất này không phải là ngay lập tức mà có thời gian trì hoãn là khoảng từ 10 giờ đến 11 giờ. Tức là nếu động vật thí nghiệm ngửi thuốc này thì sẽ không có triệu chứng gì trong 10 giờ đầu tiên, nhưng sau đó sẽ bộc phát và chết ở thời điểm bất kỳ trong khoảng 10 đến 11 giờ. Tất cả động vật thí nghiệm chắc chắn sẽ chết hết sau thời điểm 11 giờ từ khi ngửi thuốc.

Vì đãng trí nên nhà bác học đã để lẫn lọ thuốc độc trên vào trong 2023 lọ thuốc khác. Và ông chỉ có thời hạn là 24 giờ (1 ngày) để tìm ra lọ thuốc độc. Ông dự định dùng các con thỏ thí nghiệm để tìm ra lọ thuốc độc bằng cách cho ngửi các lọ thuốc. Lọ thuốc nào làm con thỏ chết sẽ là lọ thuốc độc.

Hỏi ông ta phải dùng tối thiểu bao nhiêu con thỏ?

Bài 2:
Một nhà máy sản xuất tiền xu. Đồng xu đúng tiêu chuẩn sẽ nặng 5gram. Nhưng do kiểm soát nguyên liệu đầu vào không tốt nên 5 lô tiền xu được sản xuất có khối lượng không đều nhau. Cụ thể lô 1, mỗi đồng xu có khối lượng 4,8gram, lô 2 mỗi đồng có khối lượng 4,9 gram. Cứ thế, lô 3, 4, 5 có khối lượng lần lượt 5gr, 5,1gr, 5,2gr.
Trong quá trình lưu kho, nhãn của các lô bị rơi ra. Người thủ kho muốn xác định lại khối lượng đồng xu của từng lô. Có 2 phương án cho người thủ kho lựa chọn:
1. Dùng cân khối lượng, biết cân có giới hạn đo đủ lớn và độ chính xác đủ nhỏ để xác định khối lượng chính xác của lượng xu đặt lên cân.
2. Dùng cân thăng bằng để so sánh khối lượng của các đồng xu trong các lô với nhau.

Giả sử số lượng xu trong mỗi lô đủ lớn. Hỏi số lần cân tối thiểu cho từng phương án là bao nhiêu?

Nhân dịp năm mới, chúc toàn thể anh chị em trong diễn đàn luôn vui vẻ, khỏe mạnh và hạnh phúc. Năm mới thành công hơn năm cũ.
Theo mình nghĩ đây là đòn cân não nhiều hơn thư giãn. Vì mấy ngày Tết mọi người chắc cũng lên bờ xuống ruộng với men rượu, men bia rồi. Gần Tết thư giãn nên mở chủ đề du lịch, anh chị em nào có đi đâu up ảnh cảnh đẹp mọi người cùng xem, thư giãn như vậy sẽ thoải mái mấy ngày Tết. Thân!
 
Theo mình nghĩ đây là đòn cân não nhiều hơn thư giãn. Vì mấy ngày Tết mọi người chắc cũng lên bờ xuống ruộng với men rượu, men bia rồi. Gần Tết thư giãn nên mở chủ đề du lịch, anh chị em nào có đi đâu up ảnh cảnh đẹp mọi người cùng xem, thư giãn như vậy sẽ thoải mái mấy ngày Tết. Thân!
Thì cũng tùy người thôi bác. Coi như là khởi động cho năm làm việc mới.
Còn bài 2 phương án 2, mời các bác.
Nếu lấy mỗi lô 1 xu, vậy tổng cộng có 5! trường hợp xảy ra.
Cân thăng bằng có tối đa 3 khả năng, nhẹ hơn, bằng nhau, lớn hơn. Nếu tận dụng được hết thì chỉ mất tối đa 5 lượt cân là xác định được khối lượng từng đồng.
 
Thì cũng tùy người thôi bác. Coi như là khởi động cho năm làm việc mới.
Còn bài 2 phương án 2, mời các bác.
Nếu lấy mỗi lô 1 xu, vậy tổng cộng có 5! trường hợp xảy ra.
Cân thăng bằng có tối đa 3 khả năng, nhẹ hơn, bằng nhau, lớn hơn. Nếu tận dụng được hết thì chỉ mất tối đa 5 lượt cân là xác định được khối lượng từng đồng.
Mấy bài của bạn cứ như là của dân Toán Tin ấy nhỉ? Bài gì mà khó thế, người ngoại đạo như mình không tài nào hiểu được.
Ngày trước khi thi vào mấy cái trường chuyên là chắc cú cứ rớt theo bản năng. Ôi định mệnh bất công!
 
Mấy bài của bạn cứ như là của dân Toán Tin ấy nhỉ
Nói vậy 1 số bác ở đây lại cười cho đấy.
Thực ra mình là bác sĩ, công việc chẳng liên quan đến toán, chỉ có lâu lâu làm đề tài thì liên quan đến xử lí dữ liệu tầm 1 2 trăm mẫu trở xuống.
Mấy bài này mình cóp nhặt ở các diễn đàn khác, bài nào hay hay thì mình nhớ thôi.
Cái tài khoản này chắc lập từ hồi học lớp chứng chỉ sư phạm, hồi đó thầy cô bắt làm 1 file Powerpoint có nhúng VBA vào trong nên mày mò lên mấy diễn đàn tìm hiểu. Nhưng bắt đầu tham gia trong diễn đàn này là do lên mạng tìm về bài toán đoán màu mũ. Sau thấy hay hay nên comment nhiều hơn ở trong mấy thớt về hàm và công thức. Vì đối với mình mấy vấn đề các bạn hỏi bên đó kiểu như mấy câu đố vui, mình làm vừa học tập, vừa giải trí.
Nói thêm nữa là mình thích thú cái vụ giải đố này. Hồi còn học đại học bị thất tình, mày mò lên mấy diễn đàn (hồi đó có truongton nổi) kiếm mấy câu đố làm cho quên buồn.
 
Web KT
Back
Top Bottom