Đăng kí bản quyền phần mềm (1 người xem)

  • Thread starter Thread starter chibi
  • Ngày gửi Ngày gửi
Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

chibi

Thành viên tích cực
Thành viên danh dự
Tham gia
10/1/07
Bài viết
1,120
Được thích
623
Chào các bạn, tôi có vấn đề mong các bạn giúp đỡ.
Tôi muốn đăng kí bản quyền cho một phần mềm thì phải thực hiện như thế nào.
Khi làm hợp đồng viết phần mềm cho 01 cơ quan, đơn vị thì cách tính gồm các khoản nào để lên được giá thành của một phần mềm.
Xin cảm ơn
 
chibi đã viết:
Tôi muốn đăng kí bản quyền cho một phần mềm thì phải thực hiện như thế nào.
Cái này để mình hỏi lại bên mình xem họ làm thế nào (vì món này mình ko trực tiếp làm). Nhưng nếu bạn nào trả lời được thì trả lời hộ vì mình rất ít khi tìm hiểu các vấn đề mang tính thủ tục hành chính.

Hướng dẫn làm tờ khai
Các mẫu tờ khai đăng ký
Tờ khai hợp đồng lixăng (lisence)


chibi đã viết:
Khi làm hợp đồng viết phần mềm cho 01 cơ quan, đơn vị thì cách tính gồm các khoản nào để lên được giá thành của một phần mềm.
Tính giá thành phần mềm rất khó tính, có lẽ bạn hỏi về giá bán (tổng giá trị của hợp đồng giải pháp phần mềm) khi bán PM khách hàng?

1. Chi phí bản quyền phần mềm
Ở đây bạn nên bóc tách theo số modules, theo số người cùng sử dụng (concurent users), v.v....

2. Chi phí triển khai
Nên chỉ ra kế hoạch triển khai (nội dung, nhân lực, thời gian). Thông thường Chi phí triển khai = 40% tổng giá trị hợp đồng (tức là khoảng 60% tổng giá trị bản quyền)

Để tính được chi phí cho hợp lý, khối lượng công việc triển khai nên bóc tách ra các đầu việc và tính theo đơn vị đo là manday. Trong báo giá cũng chỉ ra đơn giá 1 manday (cost rate) của đơn vị bạn là bao nhiêu. Nên chú ý là việc Customized chương trình theo yêu cầu cũng nằm trong chi phí triển khai chứ ko phải là chi phí phát triển chương trình nhé.

3. Chi phí hợp đồng duy trì
Đây là sự lựa chọn của khách hàng (có thể họ ko ký hợp đồng duy trì này) nhưng đại đa số là họ chấp nhận ký vì đây là điều rất quan trọng cho tính ổn định và lâu dài.

Thông thường maintaince contract có giá trị khoảng 20% -> 30% tổng giá trị hợp đồng và thường giảm x% cho những năm tiếp theo.

----------------
P/S:
Nếu bạn ko quen những gợi ý ở trên thì cứ làm theo cách bạn suy nghĩ cũng được. Những gì mình nói ở trên chỉ để tham khảo thôi.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cảm ơn smbsolution. Đọc gợi ý của bạn nhưng còn lơ mơ lắm. Nhìn mấy cái mẫu thấy nó "nhớn" quá, chương trình chưa đủ tầm để đăng kí bản quyền.
Mình xin hỏi các bạn cách tính cụ thể để lên giá thành cho một sản phẩm, cụ thể: Chương trình được làm trên Excel 100%, điều tra nắm bắt 20 ngày, nhập dữ liệu test 2 người x 10 ngày, viết+chỉnh sửa+bổ sung 2 người x 1 tháng, số lượng sử dụng 300 đơn vị và chỉ thế thôi.
 
Anh thử tham khảo giá các sản phẩm làm bằng excel của bọn nước ngoài xem rồi tham khảo. Em thấy hầu hết những ứng dụng viết bằng excel của bọn nó cũng thường dưới 100USD.
 
Dưới 100USD cho 300 đơn vị thì "bèo" quá.
 
chibi đã viết:
Dưới 100USD cho 300 đơn vị thì "bèo" quá.

Thì bác phải linh động chứ, đó mới chỉ là một VD tham khảo thôi mà.

làm sao phải cân bằng được công sức của mình và giá cả tương đương trên thị trường bác ạ.

Thân!
 
chibi đã viết:
Dưới 100USD cho 300 đơn vị thì "bèo" quá.

Hàng hóa sẽ có 2 thuộc tính cơ bản: Giá trị & Giá trị sử dụng.
Nói chữ "bèo" thì hơi bị cảm tính đấy, ở đây bạn cần phân tích giá trị sử dụng mà sản phẩm của bạn sẽ cung cấp cho người dùng đồng thời so sánh với những sản phẩm tương đương cùng lọai đã có trên thị trường (Chất lượng - giá - dịch vụ - mức độ dễ sử dụng ...) thì bạn sẽ định giá cho sản phẩm của bạn một cách phù hợp.

Khi đã đặt vấn đề kinh doanh sản phẩm, bạn nên bỏ ít thời gian nghiên cứu về 4 P (Product - Price - Play - Promotions) & 4 C.

Tôi xin nêu một số phương pháp sử dụng để định giá bán:
- Phương pháp hớt váng.
- Phương pháp cộng % lãi vào giá thành.
Giá bán = giá thành + k x giá thành / 100 (k: là tỷ lệ lãi = %).
- Phương pháp đặt giá cạnh tranh (nhơ tận dụng những ưu thế mà SP bạn có, SP của người khác không có).
- Phương pháp đặt giá thâm nhập thị trường.
- Phương pháp đặt giá theo thực tế thị trường
- Phương pháp làm giá thêm hấp dẫn.

Vài ý nhỏ, nếu không OK thì Cancel.
 
vungoc đã viết:
Hàng hóa sẽ có 2 thuộc tính cơ bản: Giá trị & Giá trị sử dụng.
Nói chữ "bèo" thì hơi bị cảm tính đấy, ở đây bạn cần phân tích giá trị sử dụng mà sản phẩm của bạn sẽ cung cấp cho người dùng đồng thời so sánh với những sản phẩm tương đương cùng lọai đã có trên thị trường (Chất lượng - giá - dịch vụ - mức độ dễ sử dụng ...) thì bạn sẽ định giá cho sản phẩm của bạn một cách phù hợp.

Khi đã đặt vấn đề kinh doanh sản phẩm, bạn nên bỏ ít thời gian nghiên cứu về 4 P (Product - Price - Play - Promotions) & 4 C.

Tôi xin nêu một số phương pháp sử dụng để định giá bán:
- Phương pháp hớt váng.
- Phương pháp cộng % lãi vào giá thành.
Giá bán = giá thành + k x giá thành / 100 (k: là tỷ lệ lãi = %).
- Phương pháp đặt giá cạnh tranh (nhơ tận dụng những ưu thế mà SP bạn có, SP của người khác không có).
- Phương pháp đặt giá thâm nhập thị trường.
- Phương pháp đặt giá theo thực tế thị trường
- Phương pháp làm giá thêm hấp dẫn.

Vài ý nhỏ, nếu không OK thì Cancel.

Đụng ngay sóng đài phát.
Đúng là dân trong nghề. Có ĐK thì post lên cho anh em ít bí kíp với. Giấu mãi có giàu thêm đâu.
Cảm ơn trước nhé

Be be be

Thân!!!
 
Hà hà - không phải là giấu. Nhưng đây là GPE, post những thứ không liên quan thì họ phang chết - hàhàhà !
 
To VuNgoc
Bạn có thể cho một ví dụ cụ thể được không?
 
- Giá SP chỉ phục vụ cho 1 loại đối tượng KH, làm chỉ có 1 lần (dạng dự án). Giá này KH chấp nhận được thì OK, bạn lăn tăn làm gì.

- Giá SP mang tính đóng gói, giá tuân theo thị trường. Bạn có bán đắt thì cũng ko ai mua, mà bán rẻ quá thì lỗ (trường hợp bán nhiều vẫn lỗ). Còn tại sao lãi, lỗ thì bạn phải tự tính lấy.

Như vậy, chuyện giá cả được xây dựng bởi chính bạn - người đang kinh doanh về SP đó. Không ai học được ở ai cách làm giá trên thị trường này đâu.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Vấn đề này không đơn giản, bản thân bạn đã vi phạm bản quyền vì xây dựng từ bộ Office không bản quyền, lập trình trên bộ VB gì đó cũng bẻ khoá! :-=
 
PhanTuHuong đã viết:
Vấn đề này không đơn giản, bản thân bạn đã vi phạm bản quyền vì xây dựng từ bộ Office không bản quyền, lập trình trên bộ VB gì đó cũng bẻ khoá! :-=
- Tôi không dùng Office và cũng ko xây dựng cái gì trên Office cả (từ xa xưa tới nay, tôi chưa bao giờ "xây dựng" cái gì trên MS Office để bán cả vì đó thực sự không phải là công cụ phát triển ứng dụng chuyên nghiệp).
- MS Visusal Studio 2005 Express là công cụ phát triển FREE của MS. Nếu bạn là người làm PM, có lẽ bạn phải biết thông tin này.
- Những công cụ, phần mềm khác có liên quan (như hệ điều hành, các components...), tốt nhất bạn hãy đến tận nơi xem xét trước khi phát biểu.
- Tôi khẳng định tôi chưa làm gì hổ thẹn khi bán SP có bản quyền cho khách hàng cả. Rất nhiều người mở mồm ra là nói: Ông vi phạm bản quyền rõ ràng của M$ vì Windows ông có mua đâu, đồ phát triển ông có mua đâu, CSDL ông có mua đâu. Có lẽ chính họ chả hiểu rằng MS đã phải ra công cụ VS 2005 Express, MS SQL 2005 Express để làm gì. Đây chính là điều mà mấy cá nhân ăn cắp phần mềm của Fast rao bán rồi khi bị lên án thì kêu ca lại là chính các ông (những nhà cung cấp phần mềm) cũng đi ăn cắp. Tôi ghét nhất cái cách nói ko có căn cứ, ko có lập luận, nói cho ... vui và nói chỉ để biện minh cho hành động của mình.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
smbsolutions đã viết:
Đây chính là điều mà mấy cá nhân ăn cắp phần mềm của Fast rao bán rồi khi bị lên án thì kêu ca lại là chính các ông (những nhà cung cấp phần mềm) cũng đi ăn cắp. Tôi ghét nhất cái cách nói ko có căn cứ, ko có lập luận, nói cho ... vui và nói chỉ để biện minh cho hành động của mình.

Vụ này cái nhau khá nhiều, cũng hay ra phết. Vì từ đó mới biết được nhiều vấn đề bác ạ.
Tất nhiên luận điệu của mấy chú đó (Noname, chutieu . . ) thì không chấp nhận được rồi.

Mong bác có được nhiều phần mềm cung cấp cho mọi người (tất nhiên . . có lãi)
Thân!
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom