Xin hỗ trợ tìm thời điểm cuối cùng

Liên hệ QC

tangoctuan

Thành viên hoạt động
Tham gia
22/4/08
Bài viết
153
Được thích
19
Nhờ các bạn hỗ trợ giúp mình công thức tìm thời điểm cuối cùng (gần hiện tại nhất) trong 4 thời điểm, trả kết quả tại cột F (màu vàng).
Cảm ơn mọi người!
received_1049742962150249.jpeg
Bài đã được tự động gộp:

Mình làm tay chọn nhầm dòng số 1, thời điểm cuối cùng phải là số 2.
 

File đính kèm

  • Tim thoi diem cuoi cung.xlsx
    10.5 KB · Đọc: 12
Dòng nào cũng sai bạn. Mình có ghi ví dụ kết quả mong muốn trong cột vàng luôn đó bạn, nó chỉ đơn giản là thời điểm cuối cùng, gần hiện tại nhất mà thôi.
Dữ liệu của bạn là TEXT, bạn phải chuyển dữ liệu về DATE kết quả mới đúng .
 
=AGGREGATE(14, 6, --($B2:$E2), 1)

Dữ liệu bảng này khiếp thật. Chỗ thì là text, chỗ thì là date.
 
Dữ liệu của bạn là TEXT, bạn phải chuyển dữ liệu về DATE kết quả mới đúng .
Tks bạn.
Mình cũng đã nghĩ đến việc tách từng thành phần ra rồi lại ghép lại ra date để xử lý rồi, nhưng như thế hơi phức tạp nên muốn hỏi có cách nào đơn giản tối ưu hơn không. Vì ghép trong file dữ liệu chung của mình khá nặng. Nếu buộc ko còn cách nào khác thì mới đành phải dùng cách đó.
Công thức kia của bạn Vetmini đẹp quá, lại gọn gàng.
Bài đã được tự động gộp:

Bạn chửi tôi đấy hở.
Tôi là người Việt. Nói tiếng Việt thì tôi nhận. Tiếng Tây tôi xin trả lại bạn.
Oh Thanks như một từ vựng đã được phổ cập Việt hóa thôi. Ngay cả tên nick của bạn mình không rõ Vet là nghĩa gì, nhưng chắc "mini" cũng không phải là một từ tiếng Việt.
Oh đấy, nói một hồi lại đụng đến 1 từ ko phải Việt là "nick", dù hoàn toàn không hề cố ý nhưng các từ này nó như một dạng từ vựng phổ cập bất thành văn rồi vậy.
Mà thôi, mỗi người một ý, nếu bạn không thích thì cũng không sao cả. Dù thế nào cũng cảm ơn bạn nhiều nhé!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
...
Oh Thanks như một từ vựng đã được phổ cập Việt hóa thôi. Ngay cả tên nick của bạn mình không rõ Vet là nghĩa gì, nhưng chắc "mini" cũng không phải là một từ tiếng Việt.
Oh đấy, nói một hồi lại đụng đến 1 từ ko phải Việt là "nick", dù hoàn toàn không hề cố ý nhưng các từ này nó như một dạng từ vựng phổ cập bất thành văn rồi vậy.
Mà thôi, mỗi người một ý, nếu bạn không thích thì cũng không sao cả. Dù thế nào cũng cảm ơn bạn nhiều nhé!
Những người dễ dàng chịu Tây hoá không đủ trình độ và tư cách để nói chuyện Việt hoá.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Lần chỉnh sửa cuối:
Thì ngay như nick của bạn cũng vậy thôi.
...
Biết gì về văn hoá tên?
Tôi học trường Pétrus Ký, tên nguyên dạng là Pétrus Trương Vĩnh Ký. Nhưng trường tôi đâu có khuynh hướng Thầy/Cô gởi thơ cho phụ huynh bắt đầu bằng "Cher/Chère" hay "Monseur/Madame/Mademoiselle" đâu. Ba cái xà-va, vụ méc-xì bố-cu càng cấm tuyệt.

Nói chuyện "tks" là từ Việt hoá cũng như đánh trận báo cáo
"chiến thắng vẻ vang: địch chết ba, ta chết một - tái bút: cái đồn X hiện giờ tạm giao cho địch giữ"
 
Chủ tịch nước chúc Tết đầu năm:
Dear fellow citizens,
On this occasion, I would like to announce the greatest achievement of our government. That is, we have completed a task that no other culture in the world have done with such degree of efficiency and effevtiveness.
To be precise, we have successully Vietnamesenize the whole English language. From now on, all Vietnameses can communicate in "new style" Vietnamese. I promise that The Constitution will be dully amended to legalize the use of "new style" as such. Anybody thumbing their nose at the "new style" can attract a fine of 200.000 Vietnam đồng, sorry, 8 US Dollars.
Blah blah blah
My Best Regards to You suckers.
 
Đó là văn hóa của trường bạn như vậy thôi. Còn chỗ mình mọi người gặp nhau chào Hi hay Hello, ở trường chào Salut hay Ça va là chuyện hết sức bình thường. Merci thì không phải bàn nữa, như thanks vậy.
Tóm lại nếu bạn coi những từ đã quá phổ biến như thanks là một từ vay mượn "Tây hóa" và định kiến với nó như vậy thì mình cũng không muốn tranh luận thêm nữa về việc này.
 
Anh VetMini cho e hỏi trong công thức có hai dấu -- là sao a. Em cám ơn.
Dấu - có nghĩa pà phép đổi dấu. Giống như nhân cho -1. Nhưng bảo tương đương thì không hoàn toàn 100% : tuỳ theo con CPU và cái Math Co-processor.
Phép đổi dấu là phép tính căn bản của con CPU, chỉ cần 1 vế. Phép nhân cần 2 vế, vì vậy sẽ chậm hơn đổi dấu. Tuy nhiên tôi có nói tuỳ con CPU là vì có một số tự biết chuyển nhân -1 thành đổi dấu.

Tiếp tục phép đổi dấu:
-a tức là đổi dấu 1 lần. --a tức là đổi dấu 2 lần ------> trở về nguyên trạng: --a = a.
Đây à một tiểu xảo để ép kiểu. Những gì có hể ép kiểu thành số thì phép đổi dấu sẽ ép nó thành số. Dấu trừ thứ hai chỉ biến nó số về dúng trị âm/dương của nó.
Date và time trong Excel vốn dĩ là kiểu số. Vì vậy datetime ở dạng text có thể dùng phép đổi dấu để biến chúng thành số.
(vì dữ liệu trong bài này là tùm lum lúc chuỗi lúc ngày mới phải làm vậy. Nếu chỉ thuần chuỗi thì người ta dùng hàm biến đổi an toàn hơn, bởi vì phép ép kiểu có nhược điểm là nếu sai thì mình không biết)
 
Ép kiểu , kiểu này dễ sai khi ngày nhập không đúng format chẳng hạn

Bác VetMini vẫn chịu khó tiếp tiếng tây bồi nhỉ?
 
Ép kiểu , kiểu này dễ sai khi ngày nhập không đúng format chẳng hạn

Bác VetMini vẫn chịu khó tiếp tiếng tây bồi nhỉ?
Đối với bài #13, bình thường thì tôi không trả lời những câu hỏi viết tắt. Tôi trả lời là vì chuẩn bị câu hỏi tiếp như bạn về "dễ sai".
Vì có vụ Tây bồi cho nên nó mới lủng lẳng đến giờ này. Chứ nếu thái độ thớt chịu khó học hỏi thay vì chịu khó giành phần phải thì từ bài #10 tôi đã nói cặn kẽ rồi.

Hàm Aggregate có khả năng bỏ qua những chỗ ra error.
Dùng hàm này cặp với ép kiểu là đùa với lửa. (tôi tự phê mình)
Nếu mặc định dạng ngày tháng không phù hợp với ngày tháng đang được ép kiểu thì khả năng ra #Value! khá cao (số ngày cao trên 12). Bình thường thì người dùng thấy được.
Vì hàm Aggregate che mất lỗi cho nên người dùng sẽ chẳng bao giờ biết là kết quả sai.
 
Web KT
Back
Top Bottom