Hiện nay tôi cũng thấy xuất hiện nhiều cụm từ như: Chém gió bang, Hội chém gió Việt Nam, Cử nhân chém gió, ông nghè chém gió…., các tay “chém gió” không còn chém nhẹ nữa mà kỹ thuật chém đã đến cấp 12. “Chém gió” đã thành “chém bão”. Vì vậy có cả cụm từ: “chém bão”. (tại GPE)
Như vậy ta có thể thấy chém gió vốn là tuyệt kỹ có thể áp dụng với tất cả mọi đối tượng, dù là già trẻ, trai gái. Chém gió tuyệt kỹ cũng có thể áp dụng trong nhiều trường hợp như khi hội hè, tụ tập…
“Chém gió” có nhiều mặt tích cực có, tiêu cực có, có ý nghĩa hoặc không có ý nghĩa. Chém gió cho người khác vui, xua tan bớt muộn phiền cũng là điều nên làm, chỉ có điều đừng chém quá mà thành ra “chém” đứt cả bản thân mình.
Nếu “chém gió” không làm ảnh hưởng tới ai và cũng không “hao mòn” bất kỳ cái gì, “chém gió” cho người khác vui thì cũng đáng hoan nghênh.
Nói đến chuyện “đáng iu” hay “đáng ghét” thì thật sự khó, bởi mỗi người có 1 nhân sinh quan riêng, có con mắt và tâm hồn cảm nhận riêng, có thể thích sự “chém gió” của người này nhưng lại không thích “chém gió” của người kia. Nhưng nhìn chung, “chém gió đáng yêu hay chém gió đáng ghét” là vấn đề chưa có câu trả lời.
Cho nên vị trí của ndu và ptm0412 vẫn là 1 ranh giới...mông lung.