Lại sai chính tả tại một lễ hội Văn hóa lớn! (6 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Nói như MinhThien hay nói như mấy ông gì đó mà Dylan dẫn chứng cũng không ai sai, vấn đề là:

_ Ai dạy chính tả, người Nam hay người Bắc (kể cả trước 75 trong này cũng có giáo viên nhiều vùng miền nhé)
_ Ai viết tự điển
_ Ai chứng nhận cái cuốn tự điển nào đó là Đại tự điển (nghe từ "Đại" là sợ quá đi mất)
_ Ai chọn cuốn tự điển nào đó làm chuẩn để dạy trong trường từ Bắc chí Nam
_ Ai đang viết sách giáo khoa tiếng Việt, theo chương trình do Ai chỉ thị.

Có những cái bất biến như "bánh chưng" và cũng có những cái bị biến như "bánh giày"
Hỏi gì mà hỏi lắm thế, những 5 cái AI cùng lúc thí "bố" AI biết mà trả lời
Hỏi chi cắc cớ, AI cũng biết câu trả lời rồi mà cứ AI AI AI...
 
Vậy mới có chuyện để anh em ta lại tranh luận tiếp chứ.
@minhthien
từ "dường", "giường", "vườn" nếu nghe không quen thì có thể lẫn lôn. (Đặc biệt là những người ngoài bắc mà nói nhái giọng trong Nam) nhưng người bản sứ thì họ phát âm khác và sẽ phân biệt rõ ràng ah

Lại tranh luận tiếp nào các Bác?
"Bản sứ" hay "Bản xứ" ???
 
T
ôi nghĩ như thế này mới đúng âm đúng vần nè Bác ơi:

"NÚA LẾP NÀ NÚA LẾP NÀNG
NÚA NÊN NỚP NỚP NÒNG LÀNG LO LÊ"


=> nàm cho em níu cả nưỡi ...

P/s:Tạm dịch là: (Lúa nếp là lúa nếp làng / lúa lên lớp lớp lòng nàng no nê)

Tui nói thiệt, ngay như dân miền Tây tui phát âm:
"Con cá "" bỏ "" "gổ" nhảy "gột gột"

Khi dùng trong văn viết cũng không ai viết sai chính tả kể cả tiểu học đấy các bác!
Đọc như vậy mà viết thì phải chuẩn thôi!

Tui nói đá banh "" thậm chí phiên âm là "dzô", nhưng viết có viết là đâu. Viết là chứ!


Em đọc đâu có bị níu nưỡi nhỉ%#^#$
 
Dạ đây ạ, họ đã bàn tán từ mấy năm về trước
Theo ông Trần Chút - chủ tịch Hội Ngôn ngữ TP.HCM, từ "bánh giầy" là từ biến âm của từ cổ "bánh chì" ngày xưa (ch => gi, i => ây; ví dụ như: bên ni => bên nầy, chường => giường). Vì thế, từ viết chuẩn xác nhất là "bánh giầy". Tuy nhiên, tiếng Việt phát âm "d" và "gi" không khác nhau, một số người nhầm lẫn "dầy" tức là dày, mỏng nên mới viết là "bánh dầy". Về mặt chính tả, nếu dùng "bánh dầy" cũng không sai nhưng đúng từ gốc phải là "bánh giầy".
Theo truyện cổ tích, bánh chưng, bánh dày, thì ngày xa xưa người ta có quan niệm trời tròn, đất vuông, cho nên bánh chưng có hình vuông tượng trưng cho đất và bánh dày có hình tròn trượng trưng cho trời.

Như vậy nếu theo ông Trần Chút, ông nói bánh dày là bánh giầy, tôi chẳng thấy chiếc giầy nào có hình tròn cả! Hoặc bánh "giầy" chẳng có hình chiếc giầy gì cả!

Hay tại vì bánh chưng (là cái chân đọc trại) thì phải có bánh "giầy" đi theo nhỉ? Có chân phải có giầy chứ lị???
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Theo truyên cổ tích, bánh chưng, bánh dày, thì ngày xa xưa người ta có quan niệm trời vuông, đất tròn, cho nên bánh chưng có hình vuông và bánh dày có hình tròn.

Như vậy nếu theo ông Trần Chút, ông nói bánh dày là bánh giầy, tôi chẳng thấy chiếc giầy nào có hình tròn cả! Hoặc bánh "giầy" chẳng có hình chiếc giầy gì cả!
Ngày xưa làm gì có chiếc giầy nào mà ví.
Nói về đúng hay sai chắc sweet chỉ biết nghe để mà học tập.
Nhưng nghe Lão chít tiệt nói thế này

Ai dạy chính tả, người Nam hay người Bắc (kể cả trước 75 trong này cũng có giáo viên nhiều vùng miền nhé)
_ Ai viết tự điển
_ Ai chứng nhận cái cuốn tự điển nào đó là Đại tự điển (nghe từ "Đại" là sợ quá đi mất)
_ Ai chọn cuốn tự điển nào đó làm chuẩn để dạy trong trường từ Bắc chí Nam
_ Ai đang viết sách giáo khoa tiếng Việt, theo chương trình do Ai chỉ thị.

Không biết sau này lấy gì làm căn cứ để tra từ điển.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
minhthien đã viết:
Theo truyện cổ tích, bánh chưng, bánh dày, thì ngày xa xưa người ta có quan niệm trời vuông, đất tròn, cho nên bánh chưng có hình vuông và bánh dày có hình tròn.
Lại có chuyện để tranh luận nữa này: "ngày xa xưa người ta quan niệm" Trời vuông hay tròn? đất tròn hay vuông?

Khà khà khà!
 
Em thì trước tới giờ chỉ nghe bình lựng viên nói vào không chứ có thấy nói vô đâu, hihi
Bình lựng viên thì đương nhiên phải nói vào chứ vô vô hoặc dzô dô chỉ dùng để uống bia.
Nhân đây cho em hỏi các bác luôn: từ "Sủa" dùng được với những câu nào nhỉ+-+-+-+
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Lại có chuyện để tranh luận nữa này: "ngày xa xưa người ta quan niệm" Trời vuông hay tròn? đất tròn hay vuông?

Khà khà khà!


Quan niệm này sao mình hỏng biết à?

À, em xin đính chính lại là người xưa quan niệm TRỜI TRÒN, ĐẤT VUÔNG (như "mẹ tròn con vuông" vậy).

Sau đây là bài viết diễn tả, giải thích ý nghĩa của câu chuyện cổ tích BÁNH CHƯNG BÁNH DÀY mà em sưu tầm được, chỉ 15 trang thôi mà hay thật là hay luôn!
 

File đính kèm

ha2.jpg


Cũng may là "họ" dùng từ "NẤU BÁNH TRƯNG, GIÃ BÁNH GIÀY" chứ mà chữ "giã" thành "giả" nữa thì lắm chuyện để bàn nhỉ?
 
Vô lý thật, đã là danh từ thì cứ biết vậy đi, còn hỏi tại sao, thế nào, sai thì cứ nhận là sai, các "người lớn" thường "cả vú lắp miệng em" mà làm sai rồi chữa thẹn, lý giải thế này thế kia!

Từ trước đến nay BÁNH DÀY được học trong nhà trường, Thầy Cô bắt học sinh ghi nhớ rất kỹ từ này, không phải là DẦY (độ dầy), không phải là DÀI (chiều dài), không phải là GIÀY, GIẦY. Thế mà như bác violetdylan thì các diễn giải của "người lớn" thì em "pó cái tay, hai con nai trái bầu"!

Em mà nói theo kiểu miệt vườn của em mà viết theo kiểu "địa phương" là tiêu luôn:

"Em ơi lên vườn chơi" ==> "Em ơi lên "dường" chơi" (hỏng dám viết là "giường" ẹc.. ẹc...)

Hic hic hic

Diễn giải kiểu minhthien:
Ngày xưa cái vườn được gọi là cái giường, bởi cái giường ở nông thôn rộng lắm nhiều người nằm, không phải như bây giờ là mỗi người một giường. Khi người làm vườn không biết gọi cái vườn là cái gì họ liên tưởng đến cái giường cũng vuông vuông dài dài, họ đặt cho cái vườn thành cái giường luôn. Thời gian trôi đi, người ta đọc "trại âm" cái giường thành cái vườn như ngày hôm nay!
Lý giải như vậy em có thể trở thành "Gi ao giao sắc giáo Sờ ư sư" không các bác!

Cái này trong http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/04/3BA1B028/ đã giải thích rồi chúng ta không nên bàn dày hay giầy
Trao đổi với VnExpresss.net GS.TS Nguyễn Đức Tồn, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học cho biết, chỉ duy nhất cách viết "bánh chưng", "bánh giầy" là đúng, không có biến thể hay cách viết tương tự.
 
Cái này trong http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/04/3BA1B028/ đã giải thích rồi chúng ta không nên bàn dày hay giầy
Trao đổi với VnExpresss.net GS.TS Nguyễn Đức Tồn, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học cho biết, chỉ duy nhất cách viết "bánh chưng", "bánh giầy" là đúng, không có biến thể hay cách viết tương tự.

Không biết ông ta căn cứ ở đâu mà nói DÀY thành GIẦY nhỉ??? Sao giống VƯỜN thành GIƯỜNG kiểu minhthien tui nói quá!
 
Đâu có phải hễ tiến sư phó giáo sĩ nói là đúng, đâu có phải viện trưởng ngôn ngữ học phát biểu là buộc người ta nói và viết theo mình? Nếu thống kê ra thì miền Nam đa số viết bánh "dày", tức là ít nhất 1/3 dân số viết sai à?

Bằng "Tiến sĩ" mua thiếu gì.
 
Có chỗ còn gọi là Bánh "Dầy" vì thấy nó không được mỏng. Rốt cục "Dày", "Dầy", "Giày", "Giầy" cái nào đúng?
Theo mình thì đúng sai không quan trọng. Quan trọng là có bánh để ăn là được rồi.
Còn cái vụ bánh "Trưng" mới ghê!
 
Có chỗ còn gọi là Bánh "Dầy" vì thấy nó không được mỏng. Rốt cục "Dày", "Dầy", "Giày", "Giầy" cái nào đúng?
Theo mình thì đúng sai không quan trọng. Quan trọng là có bánh để ăn là được rồi.
Còn cái vụ bánh "Trưng" mới ghê!

Bánh TRƯNG là bánh do 2 Bà TRƯNG làm chứ gì! Vậy mà cũng théc méc!
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom