Hiểu như thế nào là vi phạm bản quyền ? (2 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Status
Không mở trả lời sau này.

Trần Thị Thanh Mai

Giải bài tập Excel
Tham gia
23/7/08
Bài viết
244
Được thích
890
Muội ra nhà sách mua 1 quyển tài liệu về học tập và cần thiết muội đã scan quyển tài liệu ấy và share lên mạng thì như thế muội có vi phạm bản quyền không ?

Hiện muội thấy tràn lan trên mạng các quyển tài liệu đã upload lên, cụ thể người upload lên không phải là tác giả của quyển sách đó.

Nhận xét :

+ Quyển sách ấy, muội đã bỏ tiền ra mua thì tất nhiên quyển sách ấy thuộc về quyển sở hữu của cá nhân,
+ Tài liệu scan ấy cũng do muội bỏ tiền ra để scan, tất nhiên toàn bộ tài liệu ấy cũng thuộc quyền sở hữu cuả muội,

+ Phạm vi : Quyền tác giả chỉ giới hạn với nhà xuất bản ?

Xin được trao đổi thêm như thế có vi phạm bản quyền không ?
 
Như thế là đã vi phạm bản quyền rồi đó chị.

Nếu chị chỉ cho người khác mượn quyển sách (hard copy) đó để đọc thì không vi phạm bản quyền. Mọi hành vi sao chép (scan) trọn bộ tài liệu mà không có sự đồng ý của tác giả đều được xem là vi phạm bản quyền.

Theo luật, hình như được phép photo một vài chương của tài liệu thì không xem là vi phạm bản quyền.

Thanh Phong
 
Theo link của sư huynh ca_dafi, muội thấy

Lợi ích của việc làm cho hàng triệu cuốn sách trở nên truy cập được với mọi người trên toàn thế giới có thể là đóng góp quan trọng nhất trong việc truyền bá tri thức nhân loại mà các thư viện muốn làm. Đó là một cơ hội đáng kinh ngạc để làm hồi sinh quá khứ văn hoá của chúng ta, và làm cho nó có thể tiếp cận được... Nhưng nếu luật pháp yêu cầu Google, hay bất kỳ ai, phải xin phép trước khi truyền bá tri thức như thế này, thì Google Book không thể tồn tại. Và nếu Google Book không thể tồn tại, có thể đã đến lúc phải xem xét lại luật pháp.

Lawrence Lessig, giáo sư luật ở Đại học Stanford

Theo như sư huynh ttphong2007, cho rằng tài liệu scan là vi phạm bản quyền. Kính nhờ sư huynh ttphong2007 trích dẫn điều luật hộ. Và hơn thế thì cho muội hỏi, tại sao vẫn có và tồn tại các website phổ biến các tài liệu ebook.

Muội chỉ muốn trao đổi để hiểu cặn kẽ vấn đề thôi.

Kính,
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Như thế là đã vi phạm bản quyền rồi đó chị.

Nếu chị chỉ cho người khác mượn quyển sách (hard copy) đó để đọc thì không vi phạm bản quyền. Mọi hành vi sao chép (scan) trọn bộ tài liệu mà không có sự đồng ý của tác giả đều được xem là vi phạm bản quyền.

Theo luật, hình như được phép photo một vài chương của tài liệu thì không xem là vi phạm bản quyền.

Thanh Phong

Anh ơi! Vấn đề chính phải xem xét là quyển sách đó có đăng ký bản quyền hay chưa! Nếu quyển sách đó chưa/không đăng ký bản quyền thì việc scan đó chưa chắc là vi phạm bản quyền!
 
Muội ra nhà sách mua 1 quyển tài liệu về học tập và cần thiết muội đã scan quyển tài liệu ấy và share lên mạng thì như thế muội có vi phạm bản quyền không ?

Hiện muội thấy tràn lan trên mạng các quyển tài liệu đã upload lên, cụ thể người upload lên không phải là tác giả của quyển sách đó.

Nhận xét :

+ Quyển sách ấy, muội đã bỏ tiền ra mua thì tất nhiên quyển sách ấy thuộc về quyển sở hữu của cá nhân,
+ Tài liệu scan ấy cũng do muội bỏ tiền ra để scan, tất nhiên toàn bộ tài liệu ấy cũng thuộc quyền sở hữu cuả muội,

+ Phạm vi : Quyền tác giả chỉ giới hạn với nhà xuất bản ?

Xin được trao đổi thêm như thế có vi phạm bản quyền không ?

Gửi tỷ tỷ 1 đoạn nằm trong Luật sỡ hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 nè

Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả
1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
2. Mạo danh tác giả.
3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.
7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.
8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
12. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
13. Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
 
Tham khảo thêm về Quyền tác giả:
Quyền tác giả tại Việt Nam đã được ghi trong Luật dân sự Việt Nam (các điều từ 745 đến 779) và hiện đang được áp dụng. Trong đó, theo điều 760 thì được phép sử dụng các tác phẩm nếu tác phẩm không bị cấm sao chụpviệc sử dụng không nhằm mục đích kinh doanhkhông ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường của tác phẩm, không xâm hại đến các quyền lợi khác của tác giả.
 
Vấn đề của ngoiquanuongcafe có thể nằm ở đây.
ca_dafi đã viết:
không ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường của tác phẩm
Việc scan tài liệu đó (đang được bán trên thị trường, hoặc tác giả dự định tái bản) và phổ biến lên mạng (vốn được xem là phổ biến ra công cộng) có thể làm giảm doanh số bán tài liệu đó do vậy bị xem là vi phạm bản quyền.
 
Vậy cho em hỏi thêm. Nếu 1 người thứ 2 (hoặc nhiều hơn) chia sẽ tài liệu đã được Share Free từ 1 người ăn cắp bản quyền vậy có xem là đồng phạm không?
Vì người đó chẳng biết tài liệu kia có bản quyển hay không. Vậy ở tình huống trên nên xử lý như thế nào?
Thân.
 
Và hơn thế thì cho muội hỏi, tại sao vẫn có và tồn tại các website phổ biến các tài liệu ebook.
Kính,

Câu hỏi rất hay, và rất giống như câu hỏi: Tại sao có pháp luật rồi mà vẫn có người phạm tội. Tại sao chúng ta biết vứt rác ra đường là XẤU (ở một số nước là vi phạm pháp luật) rồi mà vẫn có nhiều người vứt rác? Câu trả lời nó nằm chính ở câu hỏi phải không bạn?

Ngoài ra, một câu hỏi đơn giản nữa: Ừ thì phổ biến sách sẽ làm cho cả thế giới "được nhờ", rồi "vì cộng đồng", nhưng ai cũng hiểu vấn đề "Đầu tiên" để tác giả có thể viết được các cuốn sách đó? (Dĩ nhiên là họ ko thể sống bằng không khí được rồi --=0)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Câu hỏi rất hay, và rất giống như câu hỏi: Tại sao có pháp luật rồi mà vẫn có người phạm tội. Tại sao chúng ta biết vứt rác ra đường là XẤU rồi mà vẫn có nhiều người vứt rác? Câu trả lời nó nằm chính ở câu hỏi phải không bạn?

Các hạ lấy ví dụ chẳng ăn nhập gì cả! Dĩ nhiên việc vứt rác ra đường thì ai chẳng biết là "xấu", nhưng còn việc tôi thấy có quyển sách hay, muốn chia sẻ với cộng đồng là xấu hay tốt vậy? Ai dám vỗ ngực khẳng định là nó "xấu"!

Nếu là xấu thì xấu với ai: có phải xấu với chính tác giả không? Có lẽ vậy.
Nếu là tốt thì tốt với ai: có phải tốt với cộng đồng không? Có lẽ vậy.
 
Vậy cho em hỏi thêm. Nếu 1 người thứ 2 (hoặc nhiều hơn) chia sẽ tài liệu đã được Share Free từ 1 người ăn cắp bản quyền vậy có xem là đồng phạm không?
Vì người đó chẳng biết tài liệu kia có bản quyển hay không. Vậy ở tình huống trên nên xử lý như thế nào?
Thân.

Tớ lại đặt 1 câu hỏi:

Nếu công ty bạn có 100 máy tính mua của Cty X nào đó. 100 máy tính đó không có Windows bản quyền. Khi các nhà chức trách vào kiểm tra thì bạn có "chống chế" là "Tôi có phải là người ăn cắp đâu, làm sao tôi biết đó là hàng vi phạm bản quyền" thì có ổn không?

Tình huống tương tự:

Giả sử bạn mua phải 1 cái xe máy không có giấy tờ của tên ăn trộm, khi công an tìm ra xe máy đó. Bạn có bị mất xe máy đó hay không? (Tiêu thụ hàng ăn cắp, tiêu thụ hàng giả, v.v...)

Việc chia sẻ những cuốn sách, phần mềm đó trên mạng tưởng chừng là rất nhỏ nhưng thực tình không nhỏ chút nào đâu (nếu so với việc "mất" thì nó gấp trăm gấp ngàn lần mấy cái xe máy, ô tô bị mất trộm vì tốc độ chia sẻ trên Internet là cực nhanh)
 
Các hạ lấy ví dụ chẳng ăn nhập gì cả! Dĩ nhiên việc vứt rác ra đường thì ai chẳng biết là "xấu", nhưng còn việc tôi thấy có quyển sách hay, muốn chia sẻ với cộng đồng là xấu hay tốt vậy? Ai dám vỗ ngực khẳng định là nó "xấu"!

Nếu là xấu thì xấu với ai: có phải xấu với chính tác giả không? Có lẽ vậy.
Nếu là tốt thì tốt với ai: có phải tốt với cộng đồng không? Có lẽ vậy.

Ở đây chỉ nói nôm na cho dễ hiểu. Ai lại trả lời trắng trợn ra cho câu hỏi tại sao đó là: Thế giới vẫn còn tồn tại cực nhiều website vi phạm bản quyền. (Nhưng nói thế thì thô quá, mình thích viết kiểu minh họa cho dễ hiểu)

Dĩ nhiên, ko thể nói là "họ vi phạm thì tội gì ra không vi phạm" được (tớ thích mapping sang là "người ta vứt rác được thì tội gì tôi ko vứt", hoặc "tôi ko vứt rác thì cũng có người khác vứt").

Bạn có biết tại sao một số phần mềm, sách upload lên Rapidshare thì sau đó bị chính RapidShare xóa không (Dĩ nhiên là có thông báo từ 1 ai đó)?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Ở đây chỉ nói nôm na cho dễ hiểu. Ai lại trả lời trắng trợn ra cho câu hỏi tại sao đó là: Thế giới vẫn còn tồn tại cực nhiều website vi phạm bản quyền. (Nhưng nói thế thì thô quá, mình thích viết kiểu minh họa cho dễ hiểu)

Bạn có biết tại sao một số phần mềm, sách upload lên Rapidshare thì sau đó bị chính RapidShare xóa không (Dĩ nhiên là có thông báo từ 1 ai đó)?

Tại hạ lại nghĩ khác! Nếu lấy ví dụ thì phải lấy đúng trọng tâm câu hỏi của chủ topic, và ở đây là vấn đề "scan sách/tài liệu và chia sẻ lên mạng thì có vi phạm bản quyền!?".

Tại hạ nhận thấy rằng, đối với sách không đăng ký bản quyền thì việc chia sẻ sách như vậy trên mạng không có gì là xấu cả!

Các hạ yên tâm đi, luật bản quyền đang và sẽ phải thay đổi!
 
Tớ lại đặt 1 câu hỏi:

Nếu công ty bạn có 100 máy tính mua của Cty X nào đó. 100 máy tính đó không có Windows bản quyền. Khi các nhà chức trách vào kiểm tra thì bạn có "chống chế" là "Tôi có phải là người ăn cắp đâu, làm sao tôi biết đó là hàng vi phạm bản quyền" thì có ổn không?

Tình huống tương tự:

Giả sử bạn mua phải 1 cái xe máy không có giấy tờ của tên ăn trộm, khi công an tìm ra xe máy đó. Bạn có bị mất xe máy đó hay không? (Tiêu thụ hàng ăn cắp, tiêu thụ hàng giả, v.v...)

Việc chia sẻ những cuốn sách, phần mềm đó trên mạng tưởng chừng là rất nhỏ nhưng thực tình không nhỏ chút nào đâu (nếu so với việc "mất" thì nó gấp trăm gấp ngàn lần mấy cái xe máy, ô tô bị mất trộm vì tốc độ chia sẻ trên Internet là cực nhanh)
Bác nói vậy thì em cũng đặt cho bác 1 câu hỏi:
Vậy bác nghĩ sao khi trong cuộc đời bác luôn luôn nhận được các câu trả lời miễn phí. Mặt dù các câu trả lời đó điều lấy từ các nguồn có phí cả đó. /-*+/

Người A mua bản quyền hoặc chôm được 1 tài liệu nào đó nhưng người B có biết được đâu. Rồi người A dùng kiến thức mà mình đã được đọc đó chia sẽ cho người B. Mà người B đang cần nên người B luôn luôn lắng nghe 1 cách chăm chú. Vậy sao lúc đó người B không nói: "Này anh có mua bản quyền chưa vậy? Để tôi trả tiền bản quyền cho anh nhá!"

Cha! Hình như em chưa thấy ai chê của cho bao giờ cả? Điều này mới là quan trọng đây.
Nếu ai cũng chê của Free thì chắc chắn bản quyền luôn luôn được giữ vững cả khỏi cần pháp luật can thiệp chi cho mệt. /-*+/
Bác hãy suy nghĩ với thực tế xem!
Thân.
 
ngoiquanuongcafe đã viết:
Và hơn thế thì cho muội hỏi, tại sao vẫn có và tồn tại các website phổ biến các tài liệu ebook.
Vì sao ư!? Vì trên thế giới này vẫn còn rất nhiều người không quản ngại khó nhọc, vẫn viết sách và chia sẻ miễn phí những quyển sách đó vì cộng đồng, vì lợi ích chung của nhân loại, chứ không vì lợi ích của cá nhân mình!
 
Bác nói vậy thì em cũng đặt cho bác 1 câu hỏi:
Vậy bác nghĩ sao khi trong cuộc đời bác luôn luôn nhận được các câu trả lời miễn phí. Mặt dù các câu trả lời đó điều lấy từ các nguồn có phí cả đó. /-*+/

Người A mua bản quyền hoặc chôm được 1 tài liệu nào đó nhưng người B có biết được đâu. Rồi người A dùng kiến thức mà mình đã được đọc đó chia sẽ cho người B. Mà người B đang cần nên người B luôn luôn lắng nghe 1 cách chăm chú. Vậy sao lúc đó người B không nói: "Này anh có mua bản quyền chưa vậy? Để tôi trả tiền bản quyền cho anh nhá!"

Cha! Hình như em chưa thấy ai chê của cho bao giờ cả? Điều này mới là quan trọng đây.
Nếu ai cũng chê của Free thì chắc chắn bản quyền luôn luôn được giữ vững cả khỏi cần pháp luật can thiệp chi cho mệt. /-*+/
Bác hãy suy nghĩ với thực tế xem!
Thân.

Bạn cần xem lại vấn đề nhé. Ví dụ: Bạn có thể trích 1 phần từ MSDN ra để trả lời thì OK, nhưng bạn sao chép MSDN thì NOT OK. Bạn hiểu chưa? Nếu chưa hiểu thì bạn hãy đọc luật đi nhé.

Còn tôi đặt câu hỏi ở trên rất logic?

Tại sao vẫn tồn tại những website share ebooks (mà vi phạm bản quyền)?

Câu hỏi tương đương với:

Tại sao có pháp luật rồi mà lại có tội phạm?

Mọi việc nó đơn giản, rõ ràng như thế cơ mà?
 
Vì sao ư!? Vì trên thế giới này vẫn còn rất nhiều người không quản ngại khó nhọc, vẫn viết sách và chia sẻ miễn phí những quyển sách đó vì cộng đồng, vì lợi ích chung của nhân loại, chứ không vì lợi ích của cá nhân mình!

Nếu là sách miễn phí thì nói làm gì :-=

Bạn có nhìn thấy các biểu tượng $ trên trang http://www.amazon.com/ không, sau đó bạn tìm tiếp trên Internet xem có down được không? Rất nhiều site đã public những ebooks đó.

Còn như bác Đào Thụy Hưng tổng hợp cuốn EBook "EBook Thuế 2009" hay như cuốn Ebook miễn phí của GPE thì đâu có gì hả bạn.

Nếu các bạn còn cố tình tranh luận kiểu "Share Commercial EBooks mà vẫn đúng, vẫn không vi phạm luật bản quyền" thì rất có thể Topic này sẽ Closed (làm mất đi cái hay của tác giả topic)! Còn ngoài ý đó ra, thì mọi người trao đổi thoải mái.

Trong mọi trường hợp đều không chấp nhận tư tưởng "Vì cộng đồng" để "Vi phạm luật bản quyền"
 
Lần chỉnh sửa cuối:
1/không bị cấm sao chụp: Cái này khỏi nói rồi!
2/việc sử dụng không nhằm mục đích kinh doanh: Hàng Free nên cũng không kinh doanh
3/không ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường của tác phẩm: Cái này thì có à. Vì người A đã chia sẽ cho người B mà không hỏi ý tác giả. Và tác giả cũng chẳng được lợi gì mà bị mất đi kiến thức.
4/không xâm hại đến các quyền lợi khác của tác giả: Cái này thì chưa biết? Vì không rõ!

Bác nói: "Bạn có thể trích 1 phần từ MSDN ra để trả lời thì OK" Cái này thì em nghĩ vẫn chưa OK đâu.

Ví dụ trong 1 bộ truyện 4 quyển, chỉ có quyển 3 là tác giả đem hết tâm huyết ra viết và đó cũng là điều hay nhất của bộ truyện. Và em rất sợ bản quyền nên em chỉ dựa vào câu bác nói. Chỉ trích ra quyển 3 này chia sẽ thôi. Vậy em đâu có sao ra trọn bộ đâu mà! Nhưng chỉ cần quyển 3 thôi thì tác giả cũng hết bán luôn rồi..
Bản quyền là phải trọn vẹn chứ!
Chứ chỉ cần bỏ phần đề mục đơn giản đi. Sao ra 9 phần cuối đi cho tất cả mọi người và bảo rằng hàng Free đây. Thì em không đồng ý đâu..?
Thân.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Status
Không mở trả lời sau này.
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom