Các cao thủ giải thích giúp mình phép tính đơn giản này trong EXCEL với (5 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Tôi tuân thủ nội quy khi đăng bài

hoangflong

Thành viên mới
Tham gia
18/6/09
Bài viết
16
Được thích
9
1699865307604.png
Tại sao khi lấy đến 12 số hàng thập phân là tự nhiên lệch 0.000000000001 ???
Các số tại cột B, C, D đều là số đánh tay vào nên ko thể có chuyện nó bị lẻ.
Và không phải phép tính nào cũng bị sai lệch.
 
Truyện kiếm hiệp Trung Hoa được một số nhà văn người Việt gốc Hoa dịch sang tiếng Việt từ trước năm 1975, những người nầy ít dùng ngôn ngữ thuần Việt mà thường dùng tiếng Hán Việt, do phát âm đôi khi tương đồng với tiếng Trung Hoa nên quen thuộc và dể học đối với người Hoa.
Có một số người hình như "mê" Trung Quốc nên thường dùng các từ "sư phụ", "cao thủ", "chỉ giáo"
 
Truyện kiếm hiệp Trung Hoa được một số nhà văn người Việt gốc Hoa dịch sang tiếng Việt từ trước năm 1975, những người nầy ít dùng ngôn ngữ thuần Việt mà thường dùng tiếng Hán Việt, do phát âm đôi khi tương đồng với tiếng Trung Hoa nên quen thuộc và dể học đối với người Hoa.
Có một số người hình như "mê" Trung Quốc nên thường dùng các từ "sư phụ", "cao thủ", "chỉ giáo"
Có hai loại truyện kiếm hiệp Trung Hoa: loại chưởng tưởng tượng (Bích Huyết Kim Thoa, Tiên Hac Thần Châm,...) và loại gần xã hội hơn (Thất Hiệp Ngũ Nghĩa, Anh Hùng Náo Tam Môn Giai,...)

Đáng lẽ người ta nên học theo những tác phẩm văn học khác (Tây Du Ký, Hồng Lâu Mộng, Liêu Trai Chí Dị,...)

Tôi nghĩ tuổi trẻ họ bắt chước theo phim chứ không phải truyện dịch. Nhiều lúc theo mấy thằng đạo diễn phim mà quên mất luôn đạo đức xã hội. Bọn "wuxia" chúng tự đặt đạo đức và thế giới riêng cho mình.
Điển hình, trong lúc nước nhà (Tống) bị Kim và Mông uy hiếp thì mấy thằng Ngũ Bá (Ngũ Bá wuxia chứ không phải Ngũ Bá Xuân Thu) lo lên Hoa Sơn tám chuyện võ. Thậm chí có thằng vô đạo đức, lợi dụng danh anh mình đi dụ dỗ vợ người ta rồi trốn chạy, không hề hỏi thăm (không cần biết cả kết quả mối tình kia là một đứa con). Thế mà chỉ vì thằng khốn ấy có chút võ nghệ, người ta tôn sùng nó như thánh.
Hiếm lắm mới có một chuyện mà người ta nghĩ đến bổn phận công dân (Cô Gái Mãn Châu)

Chú thích:
Trong Thủy Hử, người dịch có giải thích từ "người huynh đệ/người anh em)" là do bọn giang hồ, gọi người đối diện "huynh" thì không muốn, mà "đệ" thì không dám. Tôi nghĩ cách gọi này gần như giang hồ Tây chúng gọi "bro".
 
Trung Quốc dùng nhiều cách để truyền bá văn hóa và cố gây ảnh hưởng đến xã hội chính trị các nước, bên đây họ chi tiền tài trợ cho rất nhiều hoạt động, viện Khổng Tử được lập rất nhiều nơi.
Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa trung Quốc, ông cha ta không muốn lệ thuộc phương bắc đã bỏ nhiều công sức xây dựng tiếng Việt cho người Việt, vậy mà vẫn có nhiều người đua đòi dùng tiếng Hán (viết bằng chữ Việt)
 
1700016071113.png1700016398935.png
Nhìn phép so sánh trên thì quả thật là phi lý
 
...
Nhìn phép so sánh trên thì quả thật là phi lý
Phi lý?
- Làm việc với số thực (kiểu Double đối với Excel và VBA) mà không chịu học cách so sánh số thực là điều phi lý thứ nhất.
- Cứ bới móc đúng sai tới lui mà không chịu tìm hiểu xem máy tính trữ số thực (số thập phân) ra sao là điều phi lý thứ hai.
- Thắc mắc về biểu thức có nhiều hơn 1 toán tử mà không chịu tìm hiểu MS Excel dùng chỗ chứa tạm ra sao là điều phi lý thứ ba.
(trong bài #1 thì biểu thức thứ nhất có 2 toán tử trừ; biểu thức thứ hai có 3 toán tử: tức là cộng thêm toán tử dấu ngoặc)

1. Luật phải nhớ nằm lòng: hai số thực (1 hay cả 2 có phần thập phân) không thể so sánh bằng toán tử =. Cách duy nhất là Abs(a-b) <= ép si lon, với ép si lon là sai số chấp nhận.
2. Luật cần biết đại khái: máy tính trữ số thực theo tiêu chuẩn của Double Precision. Vào Wiki tìm hay hỏi Chat GPT thì biết.
Đây là tiêu chuẩn chung cho mọi máy tính, chả phải của MS hay của Excel. Nếu máy tính chạy Ubuntu (Unix) cũng thấy nó như vậy.
3. Luật cần biết nếu thắc mắc về sai số: biểu thức có nhiều hơn một toán tử thì sau khi tính xong toán tử ưu tiên nhất, máy phải trữ kết quả vào một nơi tạm rồi mới dùng nó tính tiếp toán tử ưu tiên kế. Vì vậy, có những biểu thức tuy cuối cùng lô gic thì tính giống nhau nhưng nếu biểu diễn khác nhau thì rất có thể gây một sai số nhỏ.
Tùy theo hệ điều hành và cách sử dụng ALU (Arithmetic Logic Unit: processor phụ cái CPU chinh, giúp làm toán cho nhanh) mà chỗ tạm ấy nằm ở bộ nhớ cache, hay ở registers.

Chú thích: tôi giải thích cho những bạn khác ở đây hiểu rõ.
Thớt thì chỉ cầu cao thủ cho nên cần chờ họ ra tay. Cao thủ ở đâychỉ biết thẳng tay viết công thức chứ không biết lý thuyết đâu.
 
Phi lý?
- Làm việc với số thực (kiểu Double đối với Excel và VBA) mà không chịu học cách so sánh số thực là điều phi lý thứ nhất.
- Cứ bới móc đúng sai tới lui mà không chịu tìm hiểu xem máy tính trữ số thực (số thập phân) ra sao là điều phi lý thứ hai.
- Thắc mắc về biểu thức có nhiều hơn 1 toán tử mà không chịu tìm hiểu MS Excel dùng chỗ chứa tạm ra sao là điều phi lý thứ ba.
(trong bài #1 thì biểu thức thứ nhất có 2 toán tử trừ; biểu thức thứ hai có 3 toán tử: tức là cộng thêm toán tử dấu ngoặc)

1. Luật phải nhớ nằm lòng: hai số thực (1 hay cả 2 có phần thập phân) không thể so sánh bằng toán tử =. Cách duy nhất là Abs(a-b) <= ép si lon, với ép si lon là sai số chấp nhận.
2. Luật cần biết đại khái: máy tính trữ số thực theo tiêu chuẩn của Double Precision. Vào Wiki tìm hay hỏi Chat GPT thì biết.
Đây là tiêu chuẩn chung cho mọi máy tính, chả phải của MS hay của Excel. Nếu máy tính chạy Ubuntu (Unix) cũng thấy nó như vậy.
3. Luật cần biết nếu thắc mắc về sai số: biểu thức có nhiều hơn một toán tử thì sau khi tính xong toán tử ưu tiên nhất, máy phải trữ kết quả vào một nơi tạm rồi mới dùng nó tính tiếp toán tử ưu tiên kế. Vì vậy, có những biểu thức tuy cuối cùng lô gic thì tính giống nhau nhưng nếu biểu diễn khác nhau thì rất có thể gây một sai số nhỏ.
Tùy theo hệ điều hành và cách sử dụng ALU (Arithmetic Logic Unit: processor phụ cái CPU chinh, giúp làm toán cho nhanh) mà chỗ tạm ấy nằm ở bộ nhớ cache, hay ở registers.

Chú thích: tôi giải thích cho những bạn khác ở đây hiểu rõ.
Thớt thì chỉ cầu cao thủ cho nên cần chờ họ ra tay. Cao thủ ở đâychỉ biết thẳng tay viết công thức chứ không biết lý thuyết đâu.
1. Thực tế dân văn phòng nói chung thì không mấy ai biết phép so sánh bằng nào khác ngoài "="
2. Không phải tự nhiên có mấy con số trên để bới móc. Đây là số liệu tiền USD liên quan tới doanh thu, chi phí thực tế vô tình khi nhập vào bảng tính phát hiện ra
3. Trong cả đống số liệu tới vài nghìn dòng và để làm tròn cũng chỉ hàng trăm đương nhiên không thấy sự khác biệt nào nhưng khi lọc dữ liệu với Equals... kết quả ra bị thiếu
4. Nếu chỉ nhìn cái ví dụ có 2 dòng dữ liệu thì phán là đơn giản kiểu round phát là xong. Thực tế nó không đơn giản như vậy.
5. Cái cần thì là giải pháp chứ ko phải lý thuyết về so sánh???
 
1. Thực tế dân văn phòng nói chung thì không mấy ai biết phép so sánh bằng nào khác ngoài "="
2. Không phải tự nhiên có mấy con số trên để bới móc. Đây là số liệu tiền USD liên quan tới doanh thu, chi phí thực tế vô tình khi nhập vào bảng tính phát hiện ra
3. Trong cả đống số liệu tới vài nghìn dòng và để làm tròn cũng chỉ hàng trăm đương nhiên không thấy sự khác biệt nào nhưng khi lọc dữ liệu với Equals... kết quả ra bị thiếu
4. Nếu chỉ nhìn cái ví dụ có 2 dòng dữ liệu thì phán là đơn giản kiểu round phát là xong. Thực tế nó không đơn giản như vậy.
5. Cái cần thì là giải pháp chứ ko phải lý thuyết về so sánh???
Bài #8 đã nói rõ hết các lý do khiến việc so sánh không bằng "trên máy tính" rồi còn gì...Bạn tìm đọc tài liệu với các từ khoá đã nếu ở bài #8 là hiểu thôi, có gì mà phải sân si.
 
Để so sánh thì làm thêm 1 cột phụ.
=E2=ROUND(E2;10)
Thanks!
Thực ra cũng ko cần làm thêm cột phụ. ROUND luôn ở chính cái cột tính toán là được.
Vấn đề ở đây là bình thường vốn không nghĩ đến cái sai số này.
Bài đã được tự động gộp:

Bài #8 đã nói rõ hết các lý do khiến việc so sánh không bằng "trên máy tính" rồi còn gì...Bạn tìm đọc tài liệu với các từ khoá đã nếu ở bài #8 là hiểu thôi, có gì mà phải sân si.
Giờ mới biết là EXCEL vẫn có vài cái sai số dạng này (chỉ với một hữu hạn các phép tính thôi chứ không phải tất cả)
Dữ liệu của mình có tới hơn 3 nghìn dòng phát hiện đúng mỗi dòng bị sai
Không biết thì mới hỏi, thằng hỏi đương nhiên ko biết bằng thằng trả lời đúng.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
1. Thực tế dân văn phòng nói chung thì không mấy ai biết phép so sánh bằng nào khác ngoài "="
...
5. Cái cần thì là giải pháp chứ ko phải lý thuyết về so sánh???
Phòng tàI chánh có thẩm quyền và trách nhiệm ra quy trình giải quyết. Họ đồng thời sẽ phải chứng minh quy trình của mình trước sở thuế và kiểm toán nếu là công ty có cổ phần đại chúng (khong phải công ty tư nhân).
Vì vậy câu chuyện đến đây là hết.

Chú thích: bình thường thì con toán tài chính được "ROUND" theo kiểu bankers' rounding, hơi khác kiểu scientific rounding mặc định trong Excel một chút.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom