Thảo luận về lựa chọn phương án tối ưu (6 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

vantienadc

Thành viên mới
Tham gia
20/3/22
Bài viết
0
Được thích
0
Đề bài: Giả sử Anh/Chị là trợ lý Giám đốc Tài chính được dự họp để chọn Phương án sản xuất cho một dự án mới dự kiến tiến hành trong 5 năm tới, trong buổi họp có 3 đề xuất được nêu ra phù hợp với tiêu chí vốn ban đầu khống chế sử dụng từ 1.500 đến 2.500 triệu, lãi suất chiết khấu là 10% như sau:

  • Phương án A, của ông Phó phòng kế hoạch, vốn là người cẩn thận, tiến chậm mà chắc chắn đồng thời tạo được điều kiện để phát triển sau khi hoàn thành dự án. Dự kiến về thu chi tài chính, ông cho biết:
  • Năm 0 chuẩn bị cho dự án Tổng chi 2.000 triệu đồng
  • Năm thứ 1 sẽ thu 500 tr, năm thứ 2 sẽ thu 600 tr, năm thứ ba sẽ thu 700 tr, năm thứ tư sẽ thu 800 tr, năm thứ năm sẽ thu 900 triệu
  • Trong mỗi năm hoạt động không phải chi thêm khoản nào.
  • Phương án B, của Bà Trưởng phòng Tài chính, vốn là người mau mắn, miệng nói tay làm, đã làm thì phải làm đúng làm nhanh để còn làm việc khác... Dự kiến về thu chi tài chính, bà cho biết:
  • Năm 0 chuẩn bị cho dự án Tổng chi 2.500 triệu đồng
  • Năm thứ 1 sẽ thu 900 tr, năm thứ 2 sẽ thu 800 tr, năm thứ ba sẽ thu 750 tr, năm thứ tư sẽ thu 700 tr, năm thứ năm sẽ thu 500 triệu.
  • Trong mỗi năm hoạt động không phải chi thêm khoản nào.
  • Phương án C, của Bà Trưởng phòng kế hoạch, vốn là người cẩn thận, điều hòa , luôn mong muốn và tìm kiếm sự ổn định trong công việc cho toàn đơn vị. Dự kiến về thu chi tài chính, bà cho biết:
  • Năm 0 chuẩn bị cho dự án Tổng chi 1.500 triệu đồng
  • Từ năm thứ 1 đến năm thứ 5 trong quá trình sẽ thu đều đặn mỗi năm 600 tr,
  • Trong mỗi năm hoạt động không phải chi thêm khoản nào.
Là Trợ lý của Giám đốc thì với sự hiểu biết về tài chính – giá trị tiền tệ của mình, Anh/Chị sẽ góp ý cho vị Giám Đốc chọn phương án nào? Lý giải sự chọn lựa đó.
Theo em thì vẫn ưu tiên cái thu hồi vốn nhanh để trả tiền lãi ít không biết ý kiến của các a/c như thế nào ạ ?
 
Dùng hàm NPV và IRR để so sánh
 
Bài tập căn bản Kế Toán Quản Lý (Management Accounting 101). Cứ công thức mà tính. Đâu có chỗ nào để "thảo luận".
 
Bài tập căn bản Kế Toán Quản Lý (Management Accounting 101). Cứ công thức mà tính. Đâu có chỗ nào để "thảo luận".
Nếu biết công thức, tính ra kết quả rành rành, về lý thuyết cái nào tốt hơn cái nào cũng rành rành, vẫn còn thảo luận chán rồi mới chọn. Hai bà 1 ông chửa biết người nào thắng.
 
Đã nói bài này quá căn bản. Với một giả sử duy nhất là tiền đầu tư sau 5 năm sẽ còn số 0.
Bảng tính trong vòng 5 phút (tối rồi, làm việc hơi chậm), cộng thêm hai phút chỉnh sửa mẫu mã, trình bày.

1647789709265.png

Một kiểu trình bày khác:

1647791004249.png

Trên bình diện con số, chả có gì để bàn nữa.
Trên bình diện bàn phiếm đề bài thì có hai vấn đề:
1. tại sao ông A làm phó phòng kế hoạch lại có phương án khác bà C là trường phòng?
2. người ra đề này hơi kém thực tế về quyết định quản lý. Mấy cái này trợ lý đâu có cần phải tính. Lúc trình bày dự án, mấy ông bà trưởng phòng có nhiệm vụ đưa luôn các kết quả tính toán (chi tiết cách tính và các con toán nằm trong hồ sơ, sẽ duyệt lại sau)
 
Đã nói bài này quá căn bản. Với một giả sử duy nhất là tiền đầu tư sau 5 năm sẽ còn số 0.

Trên bình diện bàn phiếm đề bài thì có hai vấn đề
1. Tôi dùng công thức Excel thì kết quả hơi khác:

1647848838894.png

2. Với giả định trong 5 năm không phải chi gì thêm nghĩa là không có lãi vay, nghĩa là vốn tự có.
Nếu là vốn vay, phải có chi ra đó là lãi vay phải trả
Nếu là vốn tự có, phải xét thêm chi phí cơ hội, đó là lãi tiền gởi.

3. Nói về thảo luận:
Cả 3 vị A, B, C sẽ có những lý lẽ đáng nhức đầu của mình để thảo luận, kể cả lý lẽ đúng, sai, và tào lao.
 
1. Tôi dùng công thức Excel thì kết quả hơi khác:

2. Với giả định trong 5 năm không phải chi gì thêm nghĩa là không có lãi vay, nghĩa là vốn tự có.
Nếu là vốn vay, phải có chi ra đó là lãi vay phải trả
Nếu là vốn tự có, phải xét thêm chi phí cơ hội, đó là lãi tiền gởi.

3. Nói về thảo luận:
Cả 3 vị A, B, C sẽ có những lý lẽ đáng nhức đầu của mình để thảo luận, kể cả lý lẽ đúng, sai, và tào lao.

1. Công thức NPV là dòng tiền cuối năm. Công thức của bạn như vậy là trễ 1 năm.
Chi phí đầu tiên trả vào đầu năm 1. Theo bài toán thì người ta tính riêng rồi cộng vào sau.
=NPV(lãi suất, các dòng tiền thâu vào) + chi phí ban đầu

2. Vốn tự có hay vay ngân hàng không quan trọng. Theo cách tính này, phí cơ hội tương đương với lãi ngân hàng.
Lãi tiền gởi là một chuyện khác. Nó là một phương án. Và với trường hợp này, nó có thể đi với hệ số rủi ro. Tiền gởi ngân hàng luôn luôn ít rủi ro hơn đầu tư chuyện khác.

3. Thảo gì ở đây. Đã nói là đề bài không được chuẩn bị đàng hoàng mờ. Bên hỏi đã cẩu thả, bên trả lời mắc gì phải chu đáo (*1) . Không xứng đáng động não thêm.

(*1) có lẽ khong áp dụng cho GPE. Trên GPE, bên hỏi toàn quyền lèo lái, bên trả lời chỉ biết xuôi theo.
 
(*1) có lẽ khong áp dụng cho GPE. Trên GPE, bên hỏi toàn quyền lèo lái, bên trả lời chỉ biết xuôi theo.
Tôi cho rằng đây là 1 bài tập của 1 lớp học tài chính nào đó (hoặc bài tập cuối học phần) chứ không phải 1 tình huống có thực. Đọc đề bài thấy tác giả bài tập đang chứng tỏ "có học môn văn". Chủ đề tài sẽ không lèo lái.
 
Tôi cho rằng đây là 1 bài tập của 1 lớp học tài chính nào đó (hoặc bài tập cuối học phần) chứ không phải 1 tình huống có thực. Đọc đề bài thấy tác giả bài tập đang chứng tỏ "có học môn văn". Chủ đề tài sẽ không lèo lái.
Nhìn qua thì biết là bài tập. Thớt chỉ làm bộ chảnh "thảo luận" thôi. Còn bày đặt nói chuyện "thu hồi vốn"..., không có học bài.

1647872241495.png

Ngành học Kế Toán có ba môn căn bản:
1. Kế Toán Tài Chính (Financial Accounting); tức là học ba cái mớ tài khoản và báo cáo tài chính.
2. Kế Toán Quản Lý (Management Accoutning); tức là học các cách thức làm gì với tiền (đầu tư).
3. Kế Toán Thuế (Tax Accounting)
Chú ý từ "căn bản". Cả 3 môn này lên cao thì được tiếp nối bởi những môn khác. Điển hình môn Financial Accounting tiếp tục đến môn Corporate Accounting khó bỏ mẹ; hồi xưa tôi học suýt rớt môn này :p
 
Nhìn qua thì biết là bài tập. Thớt chỉ làm bộ chảnh "thảo luận" thôi. Còn bày đặt nói chuyện "thu hồi vốn"..., không có học bài.

View attachment 273452

Ngành học Kế Toán có ba môn căn bản:
1. Kế Toán Tài Chính (Financial Accounting); tức là học ba cái mớ tài khoản và báo cáo tài chính.
2. Kế Toán Quản Lý (Management Accoutning); tức là học các cách thức làm gì với tiền (đầu tư).
3. Kế Toán Thuế (Tax Accounting)
Chú ý từ "căn bản". Cả 3 môn này lên cao thì được tiếp nối bởi những môn khác. Điển hình môn Financial Accounting tiếp tục đến môn Corporate Accounting khó bỏ mẹ; hồi xưa tôi học suýt rớt môn này :p
Sau nầy còn thêm nhiều môn khó hơn nhiều
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Điển hình môn Financial Accounting tiếp tục đến môn Corporate Accounting khó bỏ mẹ; hồi xưa tôi học suýt rớt môn này :p
Tôi rớt môn Kinh tế lượng. Lần 1 điểm liệt (3), lần sau may được 4 không phải điểm liệt. Phải thuộc công thức, công thức thì giải bằng nhân chia ma trận với giấy và bút hoặc calculator đơn giản chứ không có máy tính hoặc calculator scientific. Có lần mượn được cái calculator finance, duy nhất 1 lần và không phải ngày thi.
Các môn sau thì qua:
- Toán kinh tế: Bài toán đơn hình, bài toán vận tải
- Xác suất thống kê (có duy vật biện chứng trong đó mới khiếp)
- Tài chính tín dụng: lãi đơn lãi kép, lãi trả từng kỳ lãi trả khi đến hạn các loại
- Thị trường hối đoái
- Marketing: học cứ như trên mây, không biết học để làm gì
- Thị trường chứng khoán cơ bản: cổ phiếu, trái phiếu, mệnh giá, thị giá, cổ tức, ... cũng khá khó vào thời điểm đó.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Sau nầy còn thêm nhiều môn khó hơn nhiều
Những môn thuộc về mở rộng kiến thức, không phải căn bản thì tương đối khó. Ví dụ Luật Dân Dụng (Tort Law), Luật Thương Mãi (Commcercial Law)...

Tôi rớt môn Kinh tế lượng. Lần 1 điểm liệt (3), lần sau may được 4 không phải điểm liệt. Phải thuộc công thức, công thức thì giải bằng nhân chia ma trận với giấy và bút hoặc calculator đơn giản chứ không có máy tính hoặc calculator scientific. Có lần mượn được cái calculator finance, duy nhất 1 lần và không phải ngày thi.
Các môn sau thì qua:
- Toán kinh tế: Bài toán đơn hình, bài toán vận tải
- Xác suất thống kê (có duy vật biện chứng trong đó mới khiếp)
- Tài chính tín dụng: lãi đơn lãi kép, lãi trả từng kỳ lãi trả khi đến hạn các loại
- Thị trường hối đoái
- Marketing: học cứ như trên mây, không biết học để làm gì
- Thị trường chứng khoán cơ bản: cổ phiếu, trái phiếu, mệnh giá, thị giá, cổ tức, ... cũng khá khó vào thời điểm đó.
- Toán kinh tế: Bài toán đơn hình, bài toán vận tải
Bài này tôi học bên ngành kỹ sư.
- Xác suất thống kê
Cấp 101 cũng chưa hẳn ghê.
- Tài chính tín dụng: lãi đơn lãi kép, lãi trả từng kỳ lãi trả khi đến hạn các loại
Tôi học nó trong môn Kế Toán Quản Lý
- Marketing
Tôi không có học. Chỉ lướt sơ qua trong Quản Lý Doanh Nghiệp
- Thị trường hối đoái
Tôi học trong môn Quản Lý Doanh Nghiệp và Kế Toán Quản Lý
- Thị trường chứng khoán
Học trong phần nâng cao của Kế Toán Quản Lý. Với các mô hình như Monte Carlo,...

Đại khái trong chương trình của tôi thì tầm quan trọng của môn Kế Toán Tài Chính cũng như môn Toán, và Kế Toán Quản Lý cũng như Vật Lý, và Quản Lý Doanh Nghiệp cũng như môn Văn.

(*1) 101 là ngôn ngữ cũ nới về trình độ môn học. Chữ số đầu tiên là năm học. Hai số kế tiếp chỉ về độ mở rộng (không phải nâng cao). 101 có nghĩa là năm/bậc thứ nhất, thẳng vào vấn đề, tức là căn bản. Nếu 202 thì có thể hiểu là năm/bậc thứ hai (số 2 ở đầu), hơi rộng hướng một chút (02 ở sau).
Vì vậy, người ta hay có tật dùng từ <môn học> 101 để nói về căn bản một vấn đề gì đó.
 
Xác suất thống kê: Cấp 101 cũng chưa hẳn ghê.
Tôi nói khiếp ở chỗ ghép duy vật biện chứng vào 1 môn mang tính chất toán học. Nghĩa là nó ghép nguyên nhân sự tăng/ giảm theo thống kê vào 2 mặt biện chứng là số lượng và chất lượng, suy ra tác động của mỗi mặt vào sự tăng giảm đó. Và đào sâu đến mức có thể của số lượng/ chất lượng thành 2 mặt cấp nhỏ hơn.
Nó là tính toán nhân chia nên tôi theo kịp.

Ghi chú:
Năm 1 của tôi còn mắc lo học lịch sử đảng, chủ nghĩa Mác lê nin, chủ nghĩa duy vật biện chứng, ...
 
Tôi cho rằng đây là 1 bài tập của 1 lớp học tài chính nào đó (hoặc bài tập cuối học phần) chứ không phải 1 tình huống có thực. Đọc đề bài thấy tác giả bài tập đang chứng tỏ "có học môn văn". Chủ đề tài sẽ không lèo lái.

Đây là chỗ có thể thảo luận :p
Xem kỹ chỗ này:
  • Phương án A, của ông Phó phòng kế hoạch, vốn là người cẩn thận, tiến chậm mà chắc chắn đồng thời tạo được điều kiện để phát triển sau khi hoàn thành dự án. Dự kiến về thu chi tài chính, ông cho biết:
  • ...
    Phương án C, của Bà Trưởng phòng kế hoạch, vốn là người cẩn thận, điều hòa , luôn mong muốn và tìm kiếm sự ổn định trong công việc cho toàn đơn vị. Dự kiến về thu chi tài chính, bà cho biết:
    ...
Cái chỗ bôi đỏ chả liên quan gì đến dự án. Chi tiết thừa.
Tôi nghĩ cái cụm từ "điều kiện để phát triển" là muốn nói phương án này có khuynh hướng dòng tiền tăng dần. Trong khi đó, cụm từ "ổn định" là muốn ám chỉ dòng tiền cố định.
  • Phương án B, của Bà Trưởng phòng Tài chính, vốn là người mau mắn, miệng nói tay làm, đã làm thì phải làm đúng làm nhanh để còn làm việc khác... Dự kiến về thu chi tài chính, bà cho biết:
    ...
Cái chỗ bôi đỏ ở đây không phù hợp.
Từ đầu điều kiện là "dự toán 5 năm". Mau mắn hay từ tốn, nhanh hay chậm ở đây không áp dụng. Nhất là yếu tố "làm việc khác". Người này làm như thể công ty có nguồn tài chính (có sẵn vốn hay có khả năng vay mượn) vô tận.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tôi nói khiếp ở chỗ ghép duy vật biện chứng vào 1 môn mang tính chất toán học. Nghĩa là nó ghép nguyên nhân sự tăng/ giảm theo thống kê vào 2 mặt biện chứng là số lượng và chất lượng, suy ra tác động của mỗi mặt vào sự tăng giảm đó. Và đào sâu đến mức có thể của số lượng/ chất lượng thành 2 mặt cấp nhỏ hơn.
Nó là tính toán nhân chia nên tôi theo kịp.

Ghi chú:
Năm 1 của tôi còn mắc lo học lịch sử đảng, chủ nghĩa Mác lê nin, chủ nghĩa duy vật biện chứng, ...
Xác suất thống kê mình luyện 2 học kỳ 120 hay 150 tiết không nhớ rỏ, kỳ đầu học xác suất, kỳ 2 học các hàm phân phối thống kê cách tính các giá trị trung bình và phương sai của hàm liên tục bằng phương pháp tích phân, các môn sau không sử dụng kiến thức xác suất cổ điển chỉ dùng các hàm phân phối. Thầy giới thiệu sách xác suất hiện đại, mượn về đọc vài trang thì bỏ ngang vì không nuốt nổi
 
Những môn thuộc về mở rộng kiến thức, không phải căn bản thì tương đối khó. Ví dụ Luật Dân Dụng (Tort Law), Luật Thương Mãi (Commcercial Law)...
Ý mình nói đến môn hệ thống thông tin kế toán (Accounting Information System) . . .
Mình học kế toàn khi tài khoản chỉ có 2 số, ngoài môn nguyên lý kế toán là các môn kế toán chuyên ngành như kế toán công nghiệp, kế toán nông nghiệp ... sau nầy bỏ các môn kế toán chuyên ngành chuyển thành môn kế toán doanh nghiệp, khi hội nhập kinh tế thế giới, dịch các giáo trình nước ngoài hình thành môn kế toán tài chính và kế toán quản trị
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom