Xe 2 bánh đẩy đi bằng chân hoặc bằng điện

Liên hệ QC

batman1

Thành viên gạo cội
Tham gia
8/9/14
Bài viết
5,774
Được thích
9,763
Các bạn ở Việt Nam cho tôi hỏi. Có loại xe như hình

indeks.jpeg

được dùng rộng rãi bởi trẻ con, thanh niên. Xe có thể đẩy bằng chân hoặc xe điện. Tôi muốn có tên xe này. Điều kiện là tên phải phổ biến, nói ra là không chỉ giới trẻ hiểu mà cả những người già cũng hiểu, bác học cũng hiểu mà anh công nhân, nông dân cũng hiểu. Nói tóm lại là tên phải phổ biến.

Tôi dùng tên "xe hẩy", "xe hẩy điện" thì tất cả mọi người - mọi tầng lớp - có hiểu không?
 
Theo em nó có tên là Xe trượt điện hoặc là Xe Scooter điện. Có loại có yên, có loại không có yên.
 
Theo em nó có tên là Xe trượt điện hoặc là Xe Scooter điện. Có loại có yên, có loại không có yên.
Cám ơn bạn đã phải hồi.
Scooter là tên tiếng Anh mà tôi không muốn dùng tên tiếng Anh.
Về xe thì y như hình tôi đưa, tức không có yên gì cả.

Về "xe trượt" tôi thấy hay. Tôi sợ là "xe hẩy" không là tên phổ biến lắm. Nhưng "xe trượt" thì tất cả hoặc gần như tất cả mọi người, có hiểu không?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Thằng cu nhà em nó nói là xe đạp trượt đó anh.
 
Thằng cu nhà em nó nói là xe đạp trượt đó anh.
Cám ơn bạn. Như thế thì "trượt" có lẽ là dễ hiểu rồi. "Xe trượt" có thể sẽ làm mọi người hiểu lầm chăng? Tốt nhất là "xe đạp trượt"? Thì chân "đạp" mà. :D
Thế nếu dùng điện thì sao? "Xe đạp trượt điện"?

Thằng cu nhà bạn nó hiểu nhưng nếu tôi nói với một ông chả có thằng cu con bé nào cả thì ông ta có hiểu "xe đạp trượt" là gì không?
 
Tôi nghĩ từ "đạp" ở đây có nghĩa là "dẫm lên", không hẳn là đạp vòng. Rất tiếc ngừoi Việt dùng từ đạp ghép với xe đạp lâu quá rồi nó trở nên thành ngữ. Khó tách ra được về nghĩa chính.

Có nhiều cái tiếng Việt không dịch được vì trong lối sống tự nhiên nó không có.
Ví dụ hỏi "Good morning", bắt buộc phải gượng dịch là "Chào buổi sáng".
Nhưng "Good day", dịch là gì? "Ngày tốt lành"

Từ "scoot" không dịch được ra tiếng Việt. Gần nhất là "lướt", "vèo" ?
Vì vậy, từ dầu người Việt xưa đã gọi luôn cái scooter là sì-cút-tơ.
Ngừoi Tàu gọi thẳng luôn nó là Đạp Bản Xa. Đạp = dẫm, bản = tấm ván.
 
Tôi nghĩ từ "đạp" ở đây có nghĩa là "dẫm lên", không hẳn là đạp vòng. Rất tiếc ngừoi Việt dùng từ đạp ghép với xe đạp lâu quá rồi nó trở nên thành ngữ. Khó tách ra được về nghĩa chính.
Theo tôi "đạp" (xe đạp) hoàn toàn đúng. Nếu tôi co chân rồi "vung ra lên trên" thì gọi là "đá". Nếu tôi co chân rồi "vung ra" nhưng không hẳn "lên trên" thì đúng là "đạp" chứ không thể là "dẫm". Trong trường hợp này không thể nói là A "dẫm" B mà phải là A đạp B. Mà "đá" thì thường bằng mu bàn chân, còn "đạp" thường dùng "gan" ("lòng" ?) bàn chân.

Theo tôi thì "đạp" có nghĩa là "duỗi chân ra, nhún". "Dẫm" theo tôi nó thiên về "tĩnh" còn "đạp" thiên về động.
 
Đạp phải gai = dẫm phải gai
 
Nhưng đạp thằng A cho bõ tức thì không phải là dẫm thằng A.
Không biết tôi suy nghĩ có đúng không nhưng "dẫm" nó chỉ nói về một hành động, không nói gì đến lực cả. Còn "đạp" thì là hành động với một lực mạnh. Trừ phi người ta muốn lưu ý là lực rất nhẹ thì người ta mới nói là "đạp nhẹ".
Mà tôi có cảm tưởng là "đạp" thì luôn co chân và sau đó duỗi thẳng ra. Còn dẫm thì chưa hẳn. Đang đi mà dẫm phải cái gì đó. Tất nhiên đi thì phải co chân nhưng dường như co không đáng kể. Đạp thì co chân thực sự.
Dẫm với tôi là "đặt bàn chân" vào một cái gì đó. Thế thôi.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tuỳ theo bác chấp nhận mức độ ảnh hưởng của tiếng Hán Việt vào tiếng Việt.
Từ đạp (踏) trong tiếng Hán cũng có nghĩa là đặt chân, dẫm chân.
Nguyễn Trãi (Đề Từ Trọng Phủ Canh Ẩn đường): Khứ phạ phồn hoa đạp nhuyễn trần (去怕繁花踏軟塵) - Bỏ đi vì ngại dẫm phải bụi mềm của phồn hoa.

Bổ sung: tôi cố tránh không dùng ví dụ "đầu đội trời, chân đạp đất" vì câu này hơi khó giải thích. Muốn chấp nhận câu này thì phải chấp nhận luật "đi với Bụt mặc áo cà sa" (bird of a feather flock together) trước. Từ đội ở câu này nó tĩnh (như đội mũ) chứ không phải động (đội đầu, đánh cú tết)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Quên mất điều này:
Cái xe mà bác nói đôi khi nó còn được gọi là "Kick Scooter" (https: // en. wikipedia. org/wiki/Kick_scooter)
Nếu dịch từ kick là "đạp" thì cách gọi ở bài #4 không hẳn là sai.
 
Quên mất điều này:
Cái xe mà bác nói đôi khi nó còn được gọi là "Kick Scooter" (https: // en. wikipedia. org/wiki/Kick_scooter)
Nếu dịch từ kick là "đạp" thì cách gọi ở bài #4 không hẳn là sai.
Có những từ, những khái niệm không thể dịch chuẩn 100% sang ngôn ngữ khác. Và điều này dễ hiểu. Có những từ phải dịch chuẩn là A nhưng nhiều khi trong ngôn ngữ hàng ngày người ta thường gọi là B. Tuy không chính xác như ông bác học dùng nhưng đó là ngôn ngữ thường ngày. Nhiều người không biết A nhưng đa số lại biết B. Cái tôi cần không phải là dịch như thế nào cho chính xác 100%, mà cái tôi cần là cái mà đa số đều hiểu. Cho dù đa số đó có thể dùng từ chưa chuẩn 100%. Vì tôi dịch chỉ để nhiều người nhất có thể hiểu. Ngôn ngữ thường ngày là để giao tiếp. Vậy thì người ta dùng thế nào hàng ngày mà đa số hiểu thì tôi dùng thôi. Bản dịch không phải là luận án khoa học nên mục đích chỉ để nhiều người có thể hiểu được.
-----------------------------------------
Trong bài #1 tôi cũng viết
Điều kiện là tên phải phổ biến
Tôi không viết
Điều kiện là tên phải chính xác 100%.

Thực ra cycle là cái xe mà có cái ấy nó quay vòng vòng. Dịch là xe đạp có thể chưa chuẩn (?). Nhưng hàng trăm năm nay người ta dùng từ xe đạp, nói ai cũng hiểu, thì tôi dùng từ xe đạp.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Trong bài #1 tôi cũng viết
Điều kiện là tên phải phổ biến
Điều kiện của bác khó thật. Như tôi đã đề cập ở bài #6 "có nhiều cái không thể dịch vì chính nó đã không phổ biến trong cuộc sống hằng ngày ở VN"

Thực ra cycle là cái xe mà có cái ấy nó quay vòng vòng. Dịch là xe đạp có thể chưa chuẩn (?). Nhưng hàng trăm năm nay người ta dùng từ xe đạp, nói ai cũng hiểu, thì tôi dùng từ xe đạp.
Từ bicycle có "bi" nghĩa là cặp.
Bicycle cũng còn được gọi tắt là bike. Xe gắn máy thì gọi là motorbike (1 từ) và xe đạp thì là push bike (cụm 2 từ).
Vậy thì từ push kia có nghĩa là đạp hay đẩy?
Biết rằng ngày xưa, chiếc xe đạp mới phát minh không có bàn đạp xoay vòng. Người đi xe phải dùng chân đẩy.
Thực ra việc này (dịch từ push) ta không phải lo là vì cụm từ push bike tương đối mới. Và vì vậy ta có thể khẳng định rằng đạp không phải dịch từ push.
Thêm nữa, trước khi xảy ra sự phổ biến của xe gắn máy thì nhiều người cũng gọi xe đạp là xe máy. Về sau này cụm từ xe máy mới được giành riêng cho xe gắn máy.
Tôi nói lòng vòng như vậy là để biện luận rằng có những tên gọi không thể bảo đảm được chấp nhận ngay để thành phổ biến. Những đồ vật nhập vào VN phải trải qua một giai đoạn thử thách trong dân gian. Điển hình nhất là cái bột vị tinh; gọi theo tiếng Hán là vị tinh; theo tiếng Nam là bột ngọt; theo tiếng Bắc là mì chính (tiếng Quảng phát âm từ vị tinh); nhưng một số người cũng gọi là bột nêm; và hiện nay, lại có phát-sần gọi theo tiêngs Anh là Em-Ét-Gi (MSG, tên hoá học của nó)

Rốt cuộc lại. Cái xe bác nói thì trong giai đoạn hiện nay nó chưa phổ biến đủ để có một cái tên gọi được chấp nhận là phổ biến.

Chú thích: sẵn chuyện này, tôi nhắc chuyện ngày xưa ở SG.
Khoảng năm 1970 hay 72 gì đó, chính quyền SG đặt ra luật "phân biệt giữa xe máy dầu và xe gắn máy" (bằng lái, giấy phép, vv...)
Điều này làm dân ngu SG chới với. Thế nào là xe máy dầu? Hồi nào giờ người ta chỉ gọi giản dị xe Hông đa. Báo chí giải thích xe máy dầu là xe không có bàn đạp và cổ máy có chứa dầu làm trơn. Dân chúng cãi lại: hồi nào giờ cứ ngỡ máy dầu có nghĩa là máy chạy bằng dầu; và chiếc xe Sachs (Goebel) nó vùa có bàn đạp vừa có hộp chứa dầu. Thực ra:
- Xe Vespa, Lambretta được coi là scooter, và có luật riêng của chúng (về sau, chiếc Vespa Mini và Zundapp bị kẹt)
- Xe mô bi lết được coi như gắn máy, rõ rệt không có hộp chứa dầu, và có bàn đạp, và miễn cưỡng đạp được.
- Xe Honda rõ rệt là không có bàn đạp và hộp chứa dầu để làm trơn.
Nhưng hộp chứa dầu là gì? Ở đây nói là hộp làm trơn máy (4 thì mới cần, 2 thì lấy dầu trơn pha thẳng trong xăng), hay là hộp số?
- Xe Sachs là máy 2 thì, có hộp số, nhưng cũng có bàn đạp, và miễn cưỡng đạp được.
Vậy ta có thể gọi xe máy dầu là xe có hộp dầu chứa bộ phận truyền động, sang số được (ăm b-ray gia có thể tự động hoặc bóp tay)?
Thế thì:
- Xe PC (xe Honda nhẹ) có hộp chứa bộ phận truyền động, chứa dầu. Nhưng bộ phận truyền động không có số nào để sang qua sang lại. Xe này cũng có bàn đạp và miễn cưỡng đạp được.
Rốt cuộc, chuyện này rắc rối quá, thiên hạ chịu thua. Chỉ biết là dòng xe Honda, Suzuki, Yamaha,... thì phải đóng thuế. Các xe còn lại nằm ở giữa, thường thì ngừoi xoát giấy xe thông cảm.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Điều kiện của bác khó thật. Như tôi đã đề cập ở bài #6 "có nhiều cái không thể dịch vì chính nó đã không phổ biến trong cuộc sống hằng ngày ở VN"
...
Tôi nói lòng vòng như vậy là để biện luận rằng có những tên gọi không thể bảo đảm được chấp nhận ngay để thành phổ biến. Những đồ vật nhập vào VN phải trải qua một giai đoạn thử thách trong dân gian.
Có gì khó đâu bác. Tôi không mơ 100, 90, 80%. Cứ cho là chỉ 30% đi. Nếu trong "giai đoạn thử thách" này mà tên "xe đạp trượt" được 30% biết đến, "xe hẩy" được 20% biết, còn " xe nhún" được 10% biết, thì rõ ràng "xe đạp trượt" là phổ biến nhất rồi còn gì. Phổ biến của tôi là: được càng nhiều càng tốt. 30 không phải là nhiều, nhưng nó là người chiến thắng vì những người khác còn có ít hơn.
Tôi đã từng nghe chuyện một ông giáo sư nọ giải thích một cái gì đó nhưng đám nông dân không hiểu. Từ ngữ mà ông ta dùng thì chính xác tuyệt đối, toàn từ ngữ khoa học, chuyên ngành. Nhưng cũng chính vì thế mà người ta không hiểu. Phải chăng người nghe là sinh viên của ông ta. Nhưng đây là những bình dân. Phải đến khi một người bình thường nhưng biết chuyện giải thích thì những người nông dân kia mới hiểu. Vì anh ta dùng từ ngữ đơn giải, thường ngày. Tùy theo khán giả mà dùng từ để họ hiểu thôi. Không phải bao giờ dùng từ khoa học, chuyên ngành, chính xác cũng là dễ hiểu. Ví như bà mẹ nói với con là hàng ngày phải nhớ rửa ch.., d.. thật sạch thì nó hiểu, nhưng nói là phải rửa d.... v.. thì nó lại chả hiểu gì.
 
Web KT
Back
Top Bottom