Xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương

Liên hệ QC
Tiếp theo

Mẫu NỘI QUY LAO ĐỘNG​

- Căn cứ Bộ Luật Lao động của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã được sửa đổi, bổ sung và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2003;

- Căn cứ Nghị định số 41/CP ngày 06/7/1995 của Chính phủ “ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ Luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất “;

- Căn cứ Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02/4/2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 41/CP ngày 06/7/1995 của Chính phủ.

- Căn cứ tình hình sản xuất kinh doanh và tổ chức lao động trong doanh nghiệp.

- Sau khi trao đổi thống nhất với Ban chấp hành Công đoàn, Giám đốc ban hành Nội quy lao động thực hiện trong doanh nghiệp như sau :​

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Bản Nội quy lao động này bao gồm những quy định về kỷ luật lao động mà người lao động phải thực hiện khi làm việc tại doanh nghiệp ; quy định về xử lý đối với người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động, quy định trách nhiệm vật chất đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động làm thiệt hại về tài sản của doanh nghiệp.

Điều 2: Nội quy lao động được áp dụng với mọi người lao động làm việc tại doanh nghiệp theo các hình thức và các loại Hợp động lao động, kể cả người học nghề, người tập nghề trong doanh nghiệp.

NỘI DUNG CỦA NỘI QUY LAO ĐỘNG​

I. KỶ LUẬT LAO ĐỘNG[

1/ Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi:

a) Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, người học nghề, người tập nghề trong doanh nghiệp phải thực hiện đúng những quy định của doanh nghiệp về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã được thỏa thuận trong thỏa ước tập thể: người lao động phải đến nơi làm việc đúng giờ, sử dụng hết thời giờ làm việc để làm công việc được giao, không được làm việc riêng trong giờ làm việc, không được làm trở ngại những người lao động khác làm việc.

Trường hợp nếu đơn vị chưa có thỏa ước tập thể hoặc không xây dựng thỏa ước tập thể thì cần quy định thêm như sau: Quy định việc bố trí ca, thời điểm bắt đầu và kết thúc làm việc trong ngày, trong tuần, thời giờ nghỉ giải lao đối với từng bộ phận, chức danh công việc trong đơn vị.


- Thời giờ làm việc:
Thời giờ làm việc trong ngày đối với các chức danh công việc hoặc đối với từng bộ phận:​

1. Giờ bắt đầu làm việc trong ngày, trong ca.
2. Giờ kết thúc làm việc trong ngày, trong ca.​

Trường hợp bố trí thời gian làm việc cho người lao động theo tuần tổng cộng thời giờ làm việc bình thường và thời giờ làm việc thêm trong 1 ngày, thì không vượt quá 12 giờ.

- Thời giờ nghỉ ngơi:

+ Trong ngày làm việc, người lao động làm việc tại doanh nghiệp, người học nghề, người tập nghề trong doanh nghiệp được nghỉ trong các trường hợp khoảng thời gian sau :​

1. Nghỉ giữa ca, giữa giờ.

2. Nghỉ hội họp, học tập.

3. nghỉ theo chế độ khác: nghỉ cho con bú, nghỉ làm vệ sinh kinh nguyệt.​

+ Nghỉ hàng tuần; nghỉ lễ; Tết; phép năm; nghỉ việc riêng.
Trong trường hợp chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần như làm việc đánh bắt hải sản, tàu viễn dương…thì quy định ngày nghỉ hàng tháng và phải đảm bảo ngày nghỉ tính bình quân 1 tháng không ít hơn 4 ngày cho người lao động.

b) Quy định việc người lao động chứng minh sự có mặt ở nơi làm việc.

c) Phân cấp quản lý và thủ tục trong việc xin nghỉ phép, nghỉ việc có lương, nghỉ việc riêng không lương.

2/ Trật tự trong Doanh nghiệp :

a) Quy định thủ tục vào ra khởi doanh nghiệp trong, ngoài giờ làm việc
- Phạm vi làm việc của người lao động ; việc đi lại, vào ra tại doanh nghiệp.
- Các trường hợp được phép đi muộn, về sớm ngoài quy định chung.​

b) Quy định việc tiếp khách trong quan hệ làm việc.

c) Quy định việc tiếp khách trong quan hệ việc riêng.

d) Tác phong ; trang phục ; thái độ khi làm việc, khi tiếp khách.
(Quy định cụ thể cho từng bộ phận : giám tiếp, phục vụ, trực tiếp sản xuất thường trực, bảo vệ…)​

e) Quy định việc người lao động phải chấp hành mệnh lệnh điều hành sản xuất kinh doanh của người sử dụng lao động.​

3/ An toàn lao động – Vệ sinh lao động ở nơi làm việc :

a) Quy định việc chấp hành quy trình công nghệ sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp ; chấp hành những biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ; tuân thủ các quy phạm, các tiêu chuẩn an toàn lao động – Vệ sinh lao động.

b) Quy định việc sử dụng và bảo quản trang bị phòng hộ cá nhân.

c) Quy định việc giữ gìn vệ sinh nơi làm việc.​

4/ Bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ, kinh doanh của Doanh nghiệp :

a) Bảo vệ tài sản :
Quy định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm bảo vệ tài sản của đơn vị thuộc phạm vi trách nhiệm được giao :

- Thủ tục về giao nhận hàng hóa, vật tư, trang thiết bị, tài liệu, số liệu của doanh nghiệp cho các chức danh, bộ phận trong doanh nghiệp.
- Quyền, trách nhiệm của Thường trực bảo vệ doanh nghiệp.
- Thẩm quyền ký kết các Hợp đồng kinh tế.​

b) Giữ bí mật công nghệ, kinh doanh của Doanh nghiệp.

- Quy định cụ thể quyền hạn và trách nhiệm của người lao động trong việc giữ bí mật công nghệ, kinh doanh của doanh nghiệp ; phạm vi, loại thông tin (tài liệu) được phép nhận, xử lý hoặc cung cấp.
- Quy định chế độ bảo quản, lưu trữ tài liệu, thủ tục khi sử dụng tài liệu, mang tài liệu ra khỏi cơ quan hoặc cung cấp tài liệu cho đơn vị, cá nhân khác.​

II. HÀNH VI VI PHẠM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG, HÌNH THỨC XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG:
(không đưa vào Nội quy lao động các hành vi không thuộc về quan hệ lao động )​

1) Các trường hợp được coi là vi phạm kỷ luật lao động tại doanh nghiệp.

- Quy định hành vi vi phạm Nội quy thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của doanh nghiệp.

- Quy định hành vi không chấp hành mệnh lệnh điều hành sản xuất kinh doanh của người quản lý trực tiếp đối với người lao động.

- Quy định hành vi không tuân thủ quy trình công nghệ đã được doanh nghiệp hướng dẫn.

( Nếu có quy định cho các trường hợp người lao động không thực hiện lệnh của cấp trên, hoặc không tuân thủ quy trình công nghệ đã được doanh nghiệp hướng dẫn; ví dụ như khi người điều hành trực tiếp ra lệnh cho người lao động làm công việc có nguy cơ gây ra tai nạn lao động, hư hỏng tài sản của doanh nghiệp, của Nhà nước, của công dân khác ; hoặc trái Pháp luật hoặc có ảnh hưởng xấu về nhân phẩm người lao động … Trong các trường hợp như vậy, người lao động nếu không thực hiện lệnh của người điều hành được xác định là không vi phạm kỷ luật lao động ngoài ra còn được khen thưởng thích hợp ).​

- Quy định hành vi vi phạm về Nội quy an toàn lao động, vệ sinh lao động.

- Quy định hành vi vi phạm về bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ, kinh doanh thuộc phạm vi trách nhiệm được giao.

- Quy định hành vi trộn cấp, tham ô, gây rối, phá hoại doanh nghiệp.​

2) Hình thức xử lý kỷ luật tương ứng ( Điều 84, Điều 85 Bộ Luật Lao động, Điều 6, Điều 9 – Nghị định 44/CP ngày 06/7/1995 của Chính phủ ):

- Quy định cụ thể hình thức xử lý kỷ luật tương ứng với mỗi hành vi phạm lỷ luật lao động, nhất là những hành vi vi phạm xử lý theo hình thức thải.
Đối với vụ việc vi phạm có tính chất phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh, Giám đốc doanh nghiệp có quyền tạm đình chỉ công tác của người lao động sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Thời hạn tạm đình chỉ không quá số ngày quy định, trường hợp đặc biệt cũng không quá 3 tháng.

- Quy định cụ thể một số tình tiết giảm nhẹ khi xem xét xử lý việc vi phạm kỷ luật lao động và các trường hợp được giảm thời hạn hoặc xóa kỷ luật lao động ( Điều 12 Nghị định 41/CP ngày 06/7/1995 của Chính phủ ).

- Đương sự phải có mặt trong buổi xét xử kỷ luật và có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Nếu người sử dụng lao động đã 3 lần thông báo bằng văn bản ( mỗi lần cách 1 tuần ) mà đương sự vẫn vắng mặt thì người sử dụng lao động có quyền xử lý kỷ luật và thông báo Quyết định kỷ luật cho đương sự biết.​

Lưu ý:
- Mỗi hành vi vi phạm Nội quy lao động bị xử lý 1 hình thức kỷ luật tương ứng, trường hợp người lao động có nhiều hành vi vi phạm thì áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

- Kèm theo hình thức xử lý kỷ luật, doanh nghiệp có thể quy định việc người lao động đồng thời bị xét giảm chế độ tiền thưởng hàng tháng, quý, năm theo quy chế trả thưởng của doanh nghiệp hoặc bị kéo dài thời gian xét nâng bậc lương.​

Còn tiếp Mẫu NỘI QUY LAO ĐỘNG
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tiếp theo Mẫu NỘI QUY LAO ĐỘNG

III. TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT

1) Quy định phạm vi và trách nhiệm đối với các trường hợp xảy ra thiệt hại :

- Trường hợp bất khả kháng thì không phải bồi thường.
- Trường hợp gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất thì phải bồi thường nhiều nhất là 3 tháng lương và khấu trừ dần vào lương hàng tháng, mỗi tháng khấu trừ không quá 30 % tiền lương tháng của người lao động ( mức thiệt hại được coi là không nghiêm trọng là mức thiệt hại gây ra dưới 5 triệu đồng VN).
- Các trường hợp khác phải bồi thường giá trị bị thiệt hại theo thời giá thông thường ( quy định cụ thể ).​

2) Quy định thủ tục, thẩm quyền đánh giá mức độ thiệt hại vật chất đối với từng trường hợp xảy ra thiệt hại.

3) Quy định cụ thể các trường hợp phải bồi thường thiệt hại, mức độ bồi thường, phương thức bồi thường do người lao động làm hư hỏng, mất mát dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp hoặc tiêu hao vật tư, nguyên liệu, làm ra sản phẩm hỏng, kém chất lượng quá định mức cho phép ( Điều 89, Điều 90 Bộ Luật Lao động ).


Lưu ý: Khi xác định các loại trách nhiệm vật chất, mức độ thiệt hại, phương thức bồi thường phải phù hợp với đặc điểm sản xuất – kinh doanh của đơn vị và hoàn cảnh nhân thân của người vi phạm.​

IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1) Nội quy lao động làm cơ sở để doanh nghiệp quản lý lao động, điều hành sản xuất, kinh doanh và xử lý các trường hợp vi phạm quy định về kỷ luật lao động của doanh nghiệp.

2) Các đơn vị thành phần, tuỳ đặc điểm sản xuất – kinh doanh của đơn vị cụ thể hóa Nội quy lao động cho phù hợp với thực tế, nhung không được trái với Nội quy lao động của doanh nghiệp và Pháp luật lao động cũng như Pháp luật khác có liên quan của Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

3) Bản Nội quy này được phổ biến đến từng người lao động, mọi người có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh Nội quy lao động, đấu tranh ngăn chặn mọi hành vi gây thiệt hại đến sản xuất – kinh doanh, an ninh trật tự của doanh nghiệp.

Bản Nội quy này được lập thành 04 bản và bản Nội quy được niêm yết tại nơi làm việc.​

GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP​

Công văn đăng ký nội quy lao động,
Quyết định của Giám Đốc v/v ban hành mẫu nội qui lao động -
Mẫu nội quy lao động (gồm có 2 mẫu)
 

File đính kèm

  • mau TULD-NQLD.rar
    42.9 KB · Đọc: 557
Lần chỉnh sửa cuối:
Tiếp theo

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
====================


MẪU THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ

  • Căn cứ Bộ Luật Lao Động của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã được sửa đổi, bổ sung và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2003.
  • Căn cứ Nghị định số 93/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 196/CP ngày 31 thánh 12 năm 1994 của Chính phủ “ Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về Thỏa ước lao động tập thể”.
  • Căn cứ Nội quy lao động của Công ty TNHH Xây Dựng Công Trình Giao Thông Thuận Trình.
  • Căn cứ các thỏa thuận đạt được khi bàn bạc, thảo luận giữa bên người sử dụng lao động của doanh nghiệp và bên tập thể người lao động.
  • Để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của mỗi bên trong quan hệ lao động, chúng tôi gồm:

1. Đại diện người sử dụng lao động:Họ tên:
Chức vụ:

2. Đại diện tập thể người lao động:
Họ tên:
Chức vụ:

Cùng ký kết thỏa ước lao động tập thể năm 200 - 200 gồm những điều khoản sau:

PHẦN I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Bản thỏa ước này quy định mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và tập thể người lao động về quyền, trách nhiệm, quyền lợi mỗi bên trong thời hạn thỏa ước có hiệu lực (200 - 200 ).
Những thỏa thuận không được cơ quan lao động thừa nhận do trái Pháp luật thì không có hiệu lực thi hành, hai bên phải thỏa thuận sửa đổi và đăng ký lại với cơ quan lao động sau không quá 15 ngày.
Mọi trường hợp phát sinh về quan hệ lao động không ấn định trong bản thỏa ước này sẽ được thỏa ước theo các văn bản Pháp luật hiện hành của Nhà nước.

Điều 2: Đối tượng thi hành

- Người sử dụng lao động của doanh nghiệp;
- Người lao động làm việc trong doanh nghiệp;

Điều 3: Khi thỏa ước tập thể hết thời hạn hiệu lực, hai bên tiến hành thương lượng để ký kết bản thỏa ước lao động tập thể mới hoặc sửa đởi, bổ sung, gia hạn bản thỏa ước lao động tập thể này và đăng ký lại với cơ quan lao động để đăng ký.


PHẦN II: NỘI DUNG THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ

I. VIỆC LÀM VÀ BẢO ĐẢM VIỆC LÀM

Thuê lao động vào làm việc, người sử dụng lao động phải thực hiện ký kết Hợp đồng lao động trược tiếp với người lao động (theo mẫu do Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam quy định – Thông tu số 21/LĐ TBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội).

- Nội dung cơ bản của bản Hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Bộ Luật Lao động.

- Các loại Hợp đồng được giao kết với các đối tượng lao động, chức danh công việc trong doanh nghiệp theo Điều 27 Bộ Luật Lao động, Điều 3, Điều 12 Nghị định 198/CP. Khi Hợp đồng lao động hết hạn, nếu có nhu cầu công việc và nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì hai bên tiến hành ký Hợp đồng lao động mới.

- Việc làm thử theo Điều 32 Bộ Luật Lao động, Điều 5 Nghị định 198/CP và khoản 1 Điều 7 Nội quy công ty.

- Nguyên tắc và thời hạn tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác trái nghề theo Điều 34 Bộ Luật Lao động, khoản 1 Điều 7 Nghị định 198/CP).
Trường hợp cần thay đổi nội dung Hợp đồng lao động thì thực hiện theo Điều 33 Bộ Luật Lao động, khoản 2 Điều 6 Nghị định 198/CP.

- Các trường hợp chấm dứt Hợp đồng lao động:

+ Mất việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Bộ Luật Lao Động, Điều 23 Nghị định 72/CP ngày 31/10/1995.

+ Hợp đồng lao động dương nhiên chấm dứt trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 37 Bộ Luật Lao động.

+ Các trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ của người lao động (khoản 1, khoản 3 Điều 37 Bộ Luật Lao động).

+ Các trường hợp đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động của người sử dụng lao động theo khoản 1 Điều 38 BLLĐ và bản Nội quy công ty.
Khi thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ, hai bên phải thực hiện báo trước theo quy định tại các khoản 2, khoản 3 Điều 37; khoản 3 Điều 38 BLLĐ.

- Các trường hợp tạm hoãn Hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 35 BLLĐ, khoản 1 Điều 8 Nghị định 198/CP.

- Việc bồi thường chi phí đào tạo khi người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo khoản 3 phần III Thông tư 21/LĐ -TBXH-TT ngày 12/10/1996.

- Việc trả trợ cấp thôi việc: khoản 1 Điều 42 BLLĐ, Điều 10 Nghị định 198/CP, Điều 13 Nghị định 197/CP; trợ cấp mất việc: khoản 1 Điều 17 BLLĐ, Điều 23, Điều 24 Nghị định 72/CP.

- Người sử dụng lao động bố trí đúng công việc theo nơi làm việc đã ký trong Hợp đồng lao động và tạo đủ điều kiện để người lao động hoàn thành công việc được giao.

- Nếu người lao động phải ngừng việc do thiếu việc làm, người lao động được hưởng trợ cấp trong thời gian ngừng việc theo khoản 1 Điều 62, Điều 14 Nghị định 197/CP.​


II. THỜI GIỜ LÀM VIỆC – THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI

- Thời gian làm việc và nghỉ ngơi: theo Điều 19 Nội quy công ty và các Điều 68, Điều 71, Điều 72, Điều 115, Điều 122, Điều 123 của Bộ luật lao động; Điều 3, Điều 6 Nghị định 195/CP.

- Việc nghỉ phép năm kể cả việc được nghỉ thêm theo thâm niên công tác, việc tính thời gian đi đường: Điều 74, Điều 75, khoản 2 Điều 77 BLLĐ; Điều 9,10,11 Nghị định 196/CP; khoản 2, khoản 3 mục II Thông tư 07/LĐ-TBXH-TT ngày 11/04/1995.

- Việc nghỉ việc riêng có lương, nghỉ việc riêng không hưởng lương: Điều 78 BLLĐ.

- Thời giờ làm thêm được áp dụng theo Điều 69 BLLĐ; khoản 1, khoản 3 Điều 5 Nghị định 195/CP.


III. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

Mọi công việc, sản phẩm đều cố định mức lao động. Định mức lao động do người sử dụng lao động xây dựng phải được tham khảo ý kiến của đại diện tập thể người lao động trước khi ban hành và được người sử dụng lao động thông báo cụ thể cho người lao động.
Khi áp dụng định mức lao động mới có thể tổ chức làm thử. Quy định cụ thể thời gian thử định mức.

- Phương pháp xây dựng định mức lao động (mục III Thông tư 14/LĐ-TBXH-TT ngày 10/04/1997).

- Các loại định mức lao động được áp dụng đối với các đối tượng công việc, sản phẩm.

- Định mức lao động được điều chỉnh trong các trường hợp:

+ Khi thay đổi kỹ thuật, công nghệ sản xuất, kinh doanh.

+ Người lao động hoàn thành vượt mức ………% trong thời gian liên tục……… (ngày, tháng, năm).


IV. TIỀN LƯƠNG VÀ TIỀN THƯỞNG

- Tiền lương, phụ cấp lương, tiền thưởng trả cho người lao động được thực hiện theo quy chế trả lương, trả thưởng của doanh nghiệp:Điều 63, Điều 64 BLLĐ; Nghị định 23/CP ngày 03/05/1995; Thông tư 10/LĐ-TBXH-TT ngày 10/04/1997; Công văn số 4320/LĐ-TBXH-TL ngày 29/12/1998).

- Các hình thức trả lương áp dụng trong doanh nghiệp (Điều 5 Nghị định 97/CP).

- Các hình thức khen thưởng; điều kiện, tiêu chuẩn xét thưởng cho từng hình thức thưởng.

- Doanh nghiệp bảo đảm thực hiện tiền lương và thu nhập cho người lao động trong doanh nghiệp như sau:

+ Mức tiền lương và thu nhập tối thiểu/tháng của người lao động là: (Áp dụng theo mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định pháp luật qui định hiện hành)

- Nguyên tắc và điều kiện nâng bậc lương (mục II, III Thông tư 05/LĐ-TBXH-TT ngày 22/03/1995).

Trường hợp đặc biệt phải trả lương chậm thì không được trả chậm quá 1 tháng và người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động 1 khoản tiền ít nhất bằng lãi suất gửi tiết kiệm do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm trả lương.​


V.AN TOÀN LAO ĐỘNG – VỆ SINH LAO ĐỘNG

- Trách nhiệm, quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động: (khoản 1 Điều 95 và các Điều từ Điều 97 đến Điều 108 BLLĐ; chương II, chương III của Nghị định 06/CP ngày 20/10/1995; Thông tư 08/LĐ-TBXH-TT ngày 11/04/1995; Thông tư 23/LĐ-TBXH-TT ngày 19/09/1995; Thông tư 13/BYT-TT ngày 21/10/1996; Thông tư 22/LLĐ -TBXH-TT ngày 08/11/1996; Thông tư 10/LĐ-TBXH-TT ngày 28/05/1998).

VI. BẢO ĐẢM XÃ HỘI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

- Cam kết trách nhiệm nộp, thanh toán các khoản Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế cho người lao động (Điều 3, khoản 1 và khoản 2 Điều 36 – Nghị định 12/CP; phần A của Thông tư 06/LĐ-TBXH-TT ngày 04/04/1995;khoản 2 mục III của Thông tư 21/LĐ-TBXH-TT ngày 12/10/1999; khoản 1 Điều 2, điều 6, Điều 7, Điều 8 và khoản 2 Điều 12, khoản 1 Điều 13 của Điều lệ Bảo hiểm y tế ban hành theo Nghị định 58/1998/NĐCP ngày 23/08/1998 của Chính phủ).

- Thỏa thuận thêm của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ngoài chế độ quy định tại Điều 107, 143 BLLĐ; Điều 16 – Nghị định 12/CP – nếu có.

- Các bảo hiểm khác cho người lao động: Bảo hiểm tai nan, Bảo hiểm nhân mạng.

- Thỏa thuận mức hỗ trợ về chi thanh toán tiền thuốc điều trị cho các trường hợp điều trị bệnh khác ngoài Bảo hiểm y tế.

- Quy định tỷ lệ % quỹ phúc lợi và các khoản chi từ quỹ phúc lợi:
(chi cho trợ cấp khó khăn, hiếu hỉ, tham quan, nghỉ mát, bữa ăn giữa ca, …)

- Quy định cụ thể mức chi cho thăm hỏi khi người lao động ốm đau, tai nạn, hiếu hỉ; trợ cấp khó khăn, trợ cấp thêm cho người lao động nghỉ hưu trí…

Còn tiếp theo MẪU THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ
 
Tiếp theo MẪU THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ

VII. CÁC NỘI DUNG KHÁC

(Các nội dung mà hai bên thấy cần đưa vào Thỏa ước tập thể)

- Chính sách đối với lao động Nữ (Điều 111, Điều 113, khoản 1 và khoản 2 Điều 115, khoản 2 Điều 117, khoản 1 Điều 118 của Bộ luật lao động).

- Chính sách đối với lao động vị thành niên (Điều 120, Điều 121 của Bộ Luật lao động).

- Chính sách đối với lao động là người tàn tật (Điều 127 Bộ Luật Lao động).

- Chính sách đối với người lao động là người cao tuổi (Điều 123, Điều 124 – Bộ Luật Lao động).

- Chính sách đối với lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao (khoản 1,2,3,4 Điều 129; khoản 2 Điều 130 – Bộ Luật Lao động).

- Kỷ luật lao động: các trường hợp được coi là vi phạm kỷ luật lao động, hình thức xử lý kỷ luật được cụ thể trong Nội quy lao động của doanh nghiệp.

- Nguyên tắc, trình tự giải quyết tranh chấp lao động:
+ Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động (Điều 158 BLLĐ)
+ Trình tự giải quyết tranh chấp lao động (Điều 164, 170, 171, 172 BLLĐ).​


PHẦN III: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Bản thỏa ước lao động tập thể này là văn bản pháp lý của doanh nghiệp làm cơ sở giải quyết các phát sinh về quan hệ lao động trong doanh nghiệp.

2. Bãi bỏ các quy định nội bộ trái với thỏa ước này.

3. Thỏa ước lao động tập thể này được lập thành 04 bản đăng ký tại cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương.

4. Thỏa ước lao động tập thể này có hiệu lực trong thời hạn ……….năm kể từ ngày cơ quan lao động địa phương (Sở LĐ – TBXH hoặc Phòng LĐ – TBXH Quận, Huyện) ra Quyết định thừa nhận.
-Thỏa ước này được ký kết ngày ………………………tại …………………………………

Các văn bản kèm theo:
- Biên bản lấy ý kiến tập thể lao động về nội dung thỏa ước tập thể.
- Quy chế trả lương, trả thưởng của doanh nghiệp.
- Nội quy lao động của doanh nghiệp.
- Nội quy an toàn lao động của doanh nghiệp.
- (các văn bản nội bộ doanh nghiệp, nội bộ ngành liên quan – nếu có).

Đại diện tập thể lao động​
Đại diện người sử dụng lao động​

Còn tiếp - vui lòng đừng post bài cheng ngang
 
Xin hỏi các bác, bọn em là văn phòng đại diện vừa mới thành lập. Lương thì trả bằng USD. Nhân viên có mỗi 2 người. Đăng ký nộp bảo hiểm xã hội thì yêu cầu phải có thang lương, bảng lương. Dựa theo những thông tin mà các bác hướng dẫn e có thể hiểu đôi phần nhưng tính chât doanh nghiệp của bọn em khác. Làm thế nào bây giờ ah, các bác có thế hướng dẫn em được không? Em xin cảm ơn trước
 
Các anh chị kế toán có kinh nghiẹm giúp em với !
Mức lương nghi trên HĐLĐ bao gồm lương chính, phụ cấp vậy phụ cấp lương co dược tinh vào chi phí hơp lý không?HĐLĐ của giám đốc em thi ai la người trong công ty đại diện ký với giám dốc em ạ, trong khi đó cp của sếpem là 90% roi
 
Các bạn quan tâm về hệ thống lương thì tham khảo bài viết này nhé:
http://macconsult.vn/tuvan/download/?id=2&fid=17

bài viết có đề cập đến phương pháp xây dựng quy chế trả lương mà công ty (của mình và của các bạn) muốn bắt tay vào thực hiện. Mình thấy khó khăn lớn của chúng ta là lúng túng không biết bắt đầu từ đâu và phát triển như thế nào để:
- vừa phù hợp với định hướng của ban lãnh đạo, phù hợp với quỹ lương của công ty
- vừa thoả mãn nhu cầu mong muốn của cán bộ nhân viên
- vừa đảm bảo tính công bằng cạnh tranh
- lại có tính hệ thống với các công cụ khác (như: bản phân tích công việc, đánh giá kết quả thực hiện công việc…)

Theo mình nhận thấy thì lúng túng này là phổ biến và:
- do sự vận dụng chưa linh hoạt, chưa đúng các quy định của nhà nước về tiền lương,
- do trả lương chưa xứng đáng (còn cào bằng, chủ nghĩa bình quân), chưa công bằng (cán bộ thâm niên cao dù làm ít vẫn được hưởng mức lương cao hơn cán bộ tuy làm nhiều nhưng có thâm niên ít hơn, mức lương lại thấp, không phù hợp với thị trường…)


Vì vậy mình phải xác định rõ mục đích của quy chế lương, đồng thời nắm được thành phần của một hệ thống tiền lương...



Chúc các bạn thành công
 
Mạn phép hỏi bác KTGG về phụ cấp

Chào mọi người,
Em đã xem các tài liệu của KTGG về thang bảng lương, em có chút xíu thắc mắc xin KTGG cùng mọi người giúp em nhé.

Giả sử Lương căn bản được quy định áp dụng hiện nay là: 650.000 đ

Trong thang bảng lương do KTGG cung cấp thì:
- Tiền lương chính = lương căn bản x hệ số:
(VD: 650.000 đ x 2.31 = 1.501.500 đ)
- Phụ cấp = Tiền lương chính x hệ số:
(VD 1.501.500 đ x 0,7 = 1.051.050 đ )

Vậy: Tổng thu nhập được nhận là:
Lương chính + phụ cấp = 1.501.500 đ + 1.051.050 đ = 2.552.550 đ

Như vậy KTGG tính mức phụ cấp trên tiền lương chính chứ không tính trên lương căn bản.

Em thì vẫn nghĩ lương và phụ cấp sẽ được tính như thế này:
- Tiền lương chính = lương căn bản x hệ số: (giống như trên)
(VD: 650.000 đ x 2.31 = 1.501.500 đ)
- Phụ cấp = Lương căn bản x hệ số:
(VD: phụ cấp = 650.000 đ x 0,7 = 455.000 đ)

Vậy: Tổng thu nhập được nhận là:
Lương chính + phụ cấp = 1.501.500 đ + 455.000 đ = 1.956.500 đ


Vậy, em xin hỏi cả 2 cách tính trên đều đúng phải không ạ.

Rất mong các Bác giúp em nhé.
 
Bạn có thể làm theo 1 trong 2 cách. Vì thang lương, bảng lương do doanh nghiệp tự xây dựng, cơ quan lao động vẫn chấp thuận.
 
Công ty mình kinh doanh nhà hàng, cà phê. Mình đi đăng ký khai trình sử dụng lao động với mức lương cơ bản là 840.000 cho phục vụ.Nhưng người ta nói mức lương cơ bản đã thay đổi vào ngày 01.01.2009.Có bạn nào biết về nghị định thông tư này không? làm ơn chỉ cho mình với.Bạn nào có thang bảng lương của nghành dịch vụ không?cảm ơn nhiều.
 
Công ty mình kinh doanh nhà hàng, cà phê. Mình đi đăng ký khai trình sử dụng lao động với mức lương cơ bản là 840.000 cho phục vụ.Nhưng người ta nói mức lương cơ bản đã thay đổi vào ngày 01.01.2009.Có bạn nào biết về nghị định thông tư này không? làm ơn chỉ cho mình với.Bạn nào có thang bảng lương của nghành dịch vụ không?cảm ơn nhiều.


Mèn đéch ơi, cái này hình như có nói tại đây nè.
Nghị định 97 & 98/2009/NĐ-CP-30/10/2009 qui định về mức lương tối thiểu từ 01/01/2010 - http://www.giaiphapexcel.com/forum/showthread.php?t=29861
Thông tư số: 35 và 36/2009/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng http://www.giaiphapexcel.com/forum/showthread.php?t=30638
 
Theo NĐ 33/2009/NĐ-CP ban hành ngày 6/4/2009, mức lương tối thiểu chung 650.000đ/tháng được áp dụng đối với 4 loại hình cơ quan, đơn vị, tổ chức, bao gồm: các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; các công ty được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước và các công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.


Mức lương tối thiểu chung 650.000 đồng/tháng được dùng làm cơ sở để tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện một số chế độ khác theo quy định của pháp luật ở 4 loại hình cơ quan, đơn vị tổ chức trên.
Cùng đó, mức lương tối thiểu được dùng để tính trợ cấp kể từ ngày 1/5/2009 đối với lao động dôi dư theo Nghị định số 110/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước và tính các khoản trích, các chế độ được hưởng tính theo lương tối thiểu chung.
Kinh phí thực hiện mức lương tối thiểu mới đối với các đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm từ các nguồn: tiết kiệm 10% chi thường xuyên đối với từng cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu, sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ. Riêng các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành y tế sử dụng tối thiểu 35% số thu để lại theo chế độ. Sử dụng 50% số tăng thu ngân sách địa phương.
Kinh phí thực hiện mức lương tối thiểu chung đối với người lao động làm việc trong các công ty do công ty bảo đảm và được hạch toán vào giá thành hoặc chi phí sản xuất kinh doanh.
Cùng ngày, Chính phủ ban hành Nghị định 34/2009/NĐ-CP qui định, từ ngày 1/5/2009, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng sẽ được tăng thêm 5% đối với 5 nhóm đối tượng, bao gồm: cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động; quân nhân,công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng; cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng; người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người đang hưởng trợ cấp hàng; cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hàng tháng; quân nhân đã phục viên, xuất ngũ đang hưởng chế độ chợ cấp hàng tháng…
 
Bạn giolanh trích dẫn sai rồi nhe. Vấn đề của bạn condao_street cần thì Hoa Quỳnh đã chỉ các link cho bạn ấy xem rồi tại bài 138
Còn nói về Mức lương tối thiểu chung ngày 01/05/2009, xin tham khảo các Thông Tư văn bản liên quan của Nghị định 33/2009 dưới đây

Bạn xem Nghị định 33/2009/NĐ-CP ngày 06/04/2009 của Chính phủ về việc quy định mức lương tối thiểu chung - Từ ngày 01/05/2009, mức lương tối thiểu chung tăng từ 540.000 đồng lên 650.000 đồng.

Điều 1. Quy định mức lương tối thiểu chung thực hiện từ ngày 01 tháng 5 năm 2009 là 650.000 đồng/tháng.
Điều 2. Mức lương tối thiểu chung quy định tại Nghị định này áp dụng đối với:
1) Cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
2) Đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
3) Công ty được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước;
4) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;

Các văn bản tham khảo thêm :

  • Thông tư 87/2009/TT-BTC ngày 29/04/2009 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và điều chỉnh trợ cấp đối với cán bộ xã đã nghỉ việc năm 2009 (Áp dụng :01/05/2009)
  • Thông tư 19/2009/TT-BQP của Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước trong các cơ quan, đơn vị quân đội (Áp dụng: 01/05/2009)
  • Thông tư 10/2009/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung đối với công ty nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ (Áp dụng: 01/05/2009)
  • Thông tư 11/2009/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 34/2009/NĐ-CP ngày 06/04/2009 và Nghị định số 33/2009/NĐ-CP ngày 06/04/2009 của Chính phủ (Áp dụng: 01/05/2009)
  • Thông tư liên tịch 03/2009/TTLT-BNV-BTC của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung từ ngày 01 tháng 5 năm 2009 đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp (Áp dụng: 01/05/2009)
  • Thông tư liên tịch 04/2009/TTLT-BNV-BTC của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng từ ngày 01 tháng 5 năm 2009 đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Quyết định số 130-CP ngày 20 tháng 6 năm 1975 của Hội đồng Chính phủ, Quyết định số 111-HĐBT ngày 13 tháng 10 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng (Áp dụng: 01/05/2009)
  • Thông tư liên tịch 01/2009/TTLT-BNV-BTC của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung từ ngày 01 tháng 5 năm 2009 đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp (Áp dụng: 06/06/2009)
  • Thông tư 35/2009/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 11 năm 2009 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với công ty nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ (Áp dụng: 01/01/2010)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
hệ thống thang bảng lương

Chào bạn, Công ty mình là doanh nghiệp NN xếp hạng I , vừa chuyển sang công ty TNHH 1 thành viên 100% vốn NN ngày 01/01/2010, bạn cho mình hỏi mình có thể dùng thang bảng lương nào theo NĐ 205/2004/NĐ-CP để xếp lương và phụ cấp cho các chức danh : Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, ban kiểm soát...
mong các bạn giúp mình với
thanhks.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Chao chị! Em mới ra nhập diễn đàn này. Chị vui lòng cho em hỏi 1 chút. Cty chị xây dựng thang bảng lương không cần các tiêu chuẩn áp dụng cho từng chức danh ạ?

Bản quy định chi tiết các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc trong thang lương, bảng lương.

(Tham khảo Thông tư Số 04/1998/TT-BLĐTBXH ngày 04- 04-1998 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội Hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn và thi nâng ngạch viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước (Hiệu lực : Chưa xác định)

Trích Thông tư Số 04/1998/TT-BLĐTBXH ngày 04- 04-1998
Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ là những quy định cụ thể về chức trách, nhiệm vụ, phạm vi trách nhiệm, những hiểu biết cần thiết và trình độ yêu cầu đối với từng chức danh nghề viên chức. Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của mỗi chức danh nghề viên chức, gồm 4 phần:

  • 1. Chức trách: quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng chức danh nghề đầy đủ của viên chức.

  • 2. Hiểu biết: quy định kiến thức cần thiết và kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành các nhiệm vụ được giao của từng chức danh nghề đầy đủ của viên chức.

  • 3. Làm được: quy định những công việc cụ thể phải làm được theo yêu cầu.

  • 4. Yêu cầu trình độ: quy định trình độ cần thiết đạt được (gồm: văn bằng, chứng chỉ qua các cấp đào tạo) của từng chức danh nghề đầy đủ của viên chức để thực hiện được công việc theo yêu cầu.

Xem ngành nghề, chức năng đã đăng ký với cơ quan nhà nước của công ty và tham khảo với Ban lãnh đạo, và xây dựng các tiêu chuẩn cho phù hợp

Doanh nghiệp cần phải đưa ra được các Nhóm chức danh. Trong mỗi nhóm chức danh thực hiện chức trách gì – làm nhiệm vụ gì ? Tiêu chuẩn về năng lực như thế nào ? Và tiêu chuẩn cho nhóm chức danh đó cần đạt trình độ như thế nào ?

Nhóm chức danh - Chức trách - Nhiệm vụ - Tiêu chuẩn về năng lực - Tiêu chuẩn về trình độ

Xác định tiêu chuẩn, chức danh, chuyên môn, nghiệp vụ,…... DN tiến hành qui định các điều kiều kiện và tiêu chuẩn.

Ví dụ : Cùng là chức danh kế toán, nhưng công việc kế toán trong một DN hàng chục ngàn lao động chắc chắn sẽ khác với DN một hai chục lao động. Nói chung, tùy từng công việc cụ thể trong từng ngành nghề cụ thể mà chủ DN xây dựng hệ thống “tiêu chuẩn”, “chức danh” cho công ty mình.


BẢN MẪU THAM KHẢO


BẢN QUY ĐỊNH CÁC TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN
ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NHÓM CHỨC DANH NGHỀ, CÔNG VIỆC TRONG THANG, BẢNG LƯƠNG​


Nhóm chức danh​
|
Mô tả nhóm chức danh​
|
Tiêu chuẩn và Điều kiện áp dụng​
|
Ghi chú​
|
Tồng Giám đốc;Phó Tổng Giám đốc|Là người quản lý cao nhất và chịu trách nhiệm cuối cùng với Hội đồng Quản trị về việc triển khai Chiến lược Kinh doanh, Hệ thống Quản lý và Kết quả kinh doanh của Công ty.|Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm ở cùng vị trí của Công ty với quy mô tương đương; Có tầm nhìn và tư duy chiến lược; Có kỹ năng lãnh đạo và quản lý tổng thể các hoạt động của Công ty; Am hiểu luật pháp Việt Nam và các thông lệ quốc tế liên quan đến tất cả các lĩnh vực điều hành và kinh doanh của Công ty; Chia sẻ tầm nhìn và văn hoá của Công ty; Là chuẩn mực trong mọi giao tiếp và trong cuộc sống, luôn là tấm gương cho toàn thể nhân viên;|
Cần đình kèm bản Mô tả chức danh, công việc​
|
Giám đốc Bộ phận,Phó Giám đốc Bộ phận|Chịu trách nhiệm tham mưu cho Tổng Giám đốc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, hành chính, tài chính…; Quản lý toàn bộ hoạt động của Bộ phận được giao.|Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương; Có trình độ quản lý, có khả năng điều hành các hoạt động của phòng ban phụ trách; Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành có liên quan; Có tư cách đạo đức tốt; hiểu và luôn tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp; Giao tiếp tốt bằng tiếng Việt và tiếng Anh; Kỹ năng sử dụng các phần mềm chuyên dụng phục vụ cho yêu cầu công việc|
Cần đình kèm bản Mô tả chức danh, công việc​
|
Nhân viên các phòng ban|Các trách nhiệm công việc chính được nêu trong bản Mô tả công việc; Chịu sự Quản lý của Giám đốc Bộ phận.|Tùy theo vị trí làm việc, mỗi nhân viên phải đáp ứng những yêu cầu về trình độ và năng lực; Được đào tạo qua bậc đại học chuyên ngành (hoặc cao đẳng, trung cấp), có trình độ chuyên môn và được sử dụng đúng theo ngành nghề được đào tạo; Có tư cách đạo đức tốt; hiểu và luôn tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp; Có tính kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao|
Cần đình kèm bản Mô tả chức danh, công việc​
|
Trợ lý và Thư ký|Hỗ trợ Tồng Giám đốc hoặc các Bộ phận, Phòng ban trong việc lập kế hoạch và giám sát các hoạt động của Công ty; Hỗ trợ các công việc hành chính và giao tế của Tổng Giám đốc|Am hiểu nghiệp vụ trợ lý, thư ký văn phòng hoặc trợ lý chuyên môn; Có kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề; Có kỹ năng sắp xếp và quản lý công việc; Giao tiếp tốt bằng tiếng Việt và tiếng Anh; Có tính kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao; Cẩn thận, chu đáo; Có tư cách đạo đức tốt;|
Cần đình kèm bản Mô tả chức danh, công việc​
|
Lao động trực tiếp|Lái xe, Tạp vụ, Công nhân kỹ thuật, Bảo vệ…|Được đào tạo chuyên môn, có chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề, hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề|
Cần đình kèm bản Mô tả chức danh, công việc​
|


Ghi chú :

Nguồn : http://www.luatcongminh.com/CongMinh/?Tab=7&cat_id=312&sub_id=68&news_id=1448

Tiêu chuẩn và điều kiện của chức danh giám đốc

Theo quy định tại khoản 2 Điều 116, Điều 57 Luật Doanh nghiệp; Điều 13 Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp, các tiêu chuẩn và điều kiện của Giám đốc/ Tổng giám đốc công ty được quy định như sau:

1. Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

a) Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp;

b) Cổ đông là cá nhân sở hữu ít nhất 5% số cổ phần phổ thông (đối với công ty cổ phần), thành viên là cá nhân sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn) hoặc người khác thì phải có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chính của công ty.

Trường hợp Điều lệ công ty quy định tiêu chuẩn và điều kiện khác với tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại điểm này, thì áp dụng tiêu chuẩn và điều kiện do Điều lệ công ty quy định;

c) Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần của Nhà nước chiếm hơn 50% vốn điều lệ, thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại các điểm a và b khoản này, Giám đốc (Tổng giám đốc) của công ty con không được là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi hoặc anh, chị, em ruột của người quản lý công ty mẹ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty con đó.

Ngoài ra, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty cổ phần không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.

2. Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

a) Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp;

b) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế tương ứng trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;

c) Trường hợp chủ sở hữu công ty là cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp có hơn 50% sở hữu nhà nước thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại các điểm a và b khoản này, Giám đốc (Tổng giám đốc) không được là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi hoặc anh, chị, em ruột của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty đó.

Ngoài ra, không phải là người có liên quan của thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, người có thẩm quyền trực tiếp bổ nhiệm người đại diện theo uỷ quyền hoặc Chủ tịch công ty;

3. Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

a) Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của luật này;

b) Không phải là người có liên quan của Chủ tịch công ty;

c) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế tương ứng trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.
Còn tiếp
 
Tiếp theo

BẢN MẪU THAM KHẢO


BẢN QUY ĐỊNH CÁC TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN
ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NHÓM CHỨC DANH NGHỀ, CÔNG VIỆC TRONG THANG, BẢNG LƯƠNG​

Chức danh​
|
Nhiệm vụ​
|
Tiêu chuẩn về năng lực​
|
Tiêu chuẩn về trình độ​
|
Ghi chú​
|
Trưởng phòng Phòng Hành chính tổng hợp|- Chịu trách nhiệm chung về công tác của phòng; phụ trách công tác hành chính, kế hoạch, tổ chức nhân sự. - Kiểm tra các hồ sơ, tài liệu về công tác kiểm định và hỗ trợ trước khi trình ban giám đốc ký duyệt. - Quản lý toàn bộ các trang thiết bị phục vụ công tác kiểm định và hỗ trợ Kỹ thuật an toàn (KTAT) - Lập các báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của các cơ quan quản lý cấp trên và lãnh đạo Trung tâm.|- Hiểu biết về Pháp luật, đặc biệt là đối với các đơn vị sự nghiệp và hệ thống pháp luật trong lĩnh vực kiểm định KTAT. - Có khả năng phân tích, tổng hợp. Có năng lực trong công tác tổ chức. Có khả năng giao tiếp. - Đọc và hiểu các hồ sơ, bản vẽ kỹ thuật của các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ. Nắm rõ các tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy trình kiểm định KTAT máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ. - Vận hành thành thạo các trang thiết bị phục vụ kiểm định: siêu âm mối hàn, siêu âm chiều dày, máy tạo áp, máy kiểm tra bằng hạt từ tính... - Thành thạo tin học văn phòng |- Tốt nghiệp đại học trở lên các chuyên ngành kinh tế. - Có chứng chỉ đào tạo chuyên ngành kỹ thuật từ CNKT trở lên, - Có chứng chỉ về kỹ thuật viên kiểm tra không phá huỷ. - Có chứng chỉ đào tạo ngoại ngữ, tin học từ trình độ B trở lên. - Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm công tác quản lý, lãnh đạo về tổ chức hành chính trong các đơn vị (có xác nhận của đơn vị công tác) | |
Kế toán trưởng|- Chịu trách nhiệm quản lý tài chính kế toán của toàn Công Ty - Lập các báo cáo tài chính kế toán định kỳ và đột xuất của Công Ty theo yêu cầu của các cơ quan quản lý và lãnh đạo Công Ty. - Điều hành công việc của phòng.|- Nắm vững chế độ kế toán, tính toán tổng hợp và phân bổ số liệu kế toán phục vụ công tác quản lý tài chính của Công Ty - Có khả năng thiết lập và điều hành bộ phận kế toán, - Có hiểu biết các qui định của pháp luật - Có khả năng sử dụng phần mềm kế toán máy|-Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành kế toán. - Biết 01 ngoại ngữ trình độ B trở lên. - Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng - Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm trong công tác phụ trách kế toán hoặc kế toán trưởng các đơn vị ( có xác nhận của đơn vị công tác) | |
Kế toán viên tại Văn phòng đại diện|- Phụ trách kế toán của văn phòng đại diện. -Theo dõi, quản lý và chịu trách nhiệm lập báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình tài chính của văn phòng đại diện. - Tham gia các công việc khác của Văn phòng khi có sự phân công. |- Nắm vững chế độ kế toán, tính toán, tổng hợp và phân bổ số liệu kế toán. - Lập, kiểm tra và luân chuyển chứng từ, mở sổ theo dõi các nghiệp vụ tài chính phát sinh. - Có hiểu biết các quy định của pháp luật |- Tốt nghiệp trung cấp/cao đẳng trở lên chuyên ngành kế toán. - Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A trở lên. - Có ít nhất 02 năm kinh nghiệm làm công tác kế toán trong các đơn vị (có xác nhận của đơn vị công tác)| |
Kế toán viên tại Công Ty|- Kế toán thanh toán, kế toán tiền gởi ngân hàng, bảo hiểm, báo cáo thuế - Theo dõi các sổ kế toán chi tiết. - Kiểm tra các chứng từ thanh toán trước khi trình duyệt. - Kiểm tra tất cả các Hợp đồng trước khi trrình duyệt|- Nắm vững chế độ kế toán, tính toán, tổng hợp và phân bổ số liệu kế toán. - Lập, kiểm tra và luân chuyển chứng từ, mở sổ theo dõi các nghiệp vụ tài chính phát sinh. - Lập các báo cáo thuế liên quan - Có hiểu biết các quy định của pháp luật - Có hiểu biết về hàng hóa xuất nhập khẩu - Có khả năng sử dụng phần mềm kế toán máy|- Tốt nghiệp trung cấp/cao đẳng trở lên chuyên ngành kế toán. - Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A trở lên. - Có ít nhất 02 năm kinh nghiệm làm công tác kế toán trong các đơn vị (có xác nhận của đơn vị công tác)| |
Kiểm định viên (thiết bị chịu áp lực) Phòng Kiểm định và dịch vụ tư vấn|- Xây dựng hoặc tham gia xây dựng kế hoạch kiểm định cho đối tượng kiểm định cụ thể, đúng chuyên ngành theo sự phân công. - Trực tiếp thực hiện việc kiểm định, tư vấn kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ trong phạm vi cụ thể được giao; - Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực kiểm định KTAT được phân công; - Tham gia biên soạn giáo trình huấn luyện AT – VSLĐ. Huấn luyện cho cán bộ quản lý, người lao động, công nhân vận hành các đối tượng có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ phù hợp với chuyên ngành được đào tạo.|- Độc lập, thực hiện thành thạo các nghiệp vụ về công tác kiểm định KTAT lao động trong phạm vi được phân công phù hợp với chuyên ngành đào tạo; - Có khả năng nắm bắt và áp dụng tốt các phương pháp, công nghệ tiên tiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; - Có khả năng chủ trì phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện công tác kiểm định KTAT; chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả kiểm định của mình; - Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm và tham gia nghiên cứu KH phục vụ công tác kiểm định KTAT; - Có khả năng nhận biết các nguy cơ sự cố và thiết lập biện pháp phòng ngừa sự cố trong khi thực hiên nhiệm vụ kiểm định; - Có khả năng sử dụng thành thạo những trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác kiểm định KTAT lao động. - Có hiểu biết tốt về công nghệ, thiết bị ngành chế biến nông lâm thuỷ sản: mía đường, Chế biến gỗ, thuỷ sản, chế biến rau quả... - Có khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm vi tính: Autocad, Word, Excel...đáp ứng nhu cầu chuyên môn.|- Tốt nghiệp Đại học trở lên thuộc chuyên ngành nhiệt. - Biết một ngoại ngữ thông dụng ở trình độ A trong hoạt động chuyên môn. - Có chứng chỉ đào tạo về phương tiện đo hoặc kiểm tra không phá huỷ từ bậc I trở lên. - Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm trong lĩnh vực liên quan như chế tạo thiết bị áp lực, kiểm định KTAT các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ. (có xác nhận của đơn vị công tác) | |
| | | | |

Ghi chú : Tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng đối với chức danh : Kế toán trưởng, tham khảo thêm thông tư 13/2005 dưới đây

Thông tư liên tịch số: 13/2005/TTLT-BTC-BLĐTBXH - ngày 07 tháng 02 năm 2005 của BỘ TÀI CHÍNH - BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI “Hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, bãi miễn và xếp lương kế toán trưởng, phụ trách kế toán trong các tổ chức hoạt động kinh doanh” (Hiệu lực : Chưa xác định)
 
Chào bạn, Công ty mình là doanh nghiệp NN xếp hạng I , vừa chuyển sang công ty TNHH 1 thành viên 100% vốn NN ngày 01/01/2010, bạn cho mình hỏi mình có thể dùng thang bảng lương nào theo ND9 205/2004/ND9-CP để xếp lương và phụ cấp cho các chức danh : Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, ban kiểm soát...
mong các bạn giúp mình với
thanhks.

Đúng rồi bạn, thực hiện theo NĐ 205/2004. Tải Nghị định của chính phủ Số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004"Quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước" tại đây
 
bạn ơi bạn chỉ mình với, chức danh của trưởng ban kiểm soát thì trong NĐ 141/2007/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn về công ty TNHH 1 thành viên 100% vốn NN hầu như ko nói đến, theo bạn thì chức danh này xếp lương tương đương với chức danh nào ?
cảm ơn nhiều nha
 
bạn ơi bạn chỉ mình với, chức danh của trưởng ban kiểm soát thì trong NĐ 141/2007/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn về công ty TNHH 1 thành viên 100% vốn NN hầu như ko nói đến, theo bạn thì chức danh này xếp lương tương đương với chức danh nào ?
cảm ơn nhiều nha

Vui lòng đọc kỹ các văn bản để thực hiện

Tại Nghị định số: 86/2007/NĐ-CP - ngày 28 tháng 5 năm 2007 v/v Quy định quản lý lao động và tiền lương trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ

Điều 2. Đối tượng áp dụng, bao gồm:
1. Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
2. Thành viên Hội đồng thành viên (đối với công ty có cơ cấu tổ chức theo mô hình Hội đồng thành viên) hoặc Chủ tịch công ty (đối với công ty có cơ cấu tổ chức theo mô hình Chủ tịch công ty); Kiểm soát viên; Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng (không kể Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng).
Điều 3. Xếp lương và phụ cấp lương
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng được xếp lương, phụ cấp lương theo các thang lương, bảng lương và phụ cấp lương quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ, trong đó: Kiểm soát viên chuyên trách xếp lương chuyên môn và hưởng phụ cấp chức vụ tương đương Trưởng phòng công ty, thành viên không chuyên trách Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty không chuyên trách và Kiểm soát viên không chuyên trách hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc.

Xem thêm Thông tư 15/2007/TT-BLĐTBXH ngày 31/08/2007 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 86/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ quy định quản lý lao động và tiền lương trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ

Tại Nghị định số: 141/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 v/v QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG ĐỐI VỚI CÔNG TY MẸ DO NHÀ NƯỚC LÀM CHỦ SỞ HỮU VÀ CÁC CÔNG TY CON TRONG TẬP ĐOÀN KINH TẾ

Điều 4. Chế độ tiền lương đối với công ty mẹ
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong công ty mẹ được xếp lương, phụ cấp lương như sau:
a) Đối với công ty mẹ là công ty nhà nước thực hiện theo các thang lương, bảng lương và phụ cấp lương quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước;

b. Đối với công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ thực hiện theo Nghị định số 86/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.
 

File đính kèm

  • ND86CP.DOC
    82.5 KB · Đọc: 108
  • ND141.2007.doc
    61 KB · Đọc: 77
  • 15_2007_TT-BLDTBXH.rar
    20.5 KB · Đọc: 136
Lần chỉnh sửa cuối:
Cho tớ hỏi:

Trường hợp DN có trụ sở chính tại Hà Nội và chi nhánh tại các địa phương ở Miền Tây, Miền Trung Nam Bộ, Miền Trung (Chi nhánh đặt tại nhiều Tình Thành trong nước)
+ Áp dụng đăng ký thang lương, bảng lương cho người lao động ở các chi nhánh này thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng như thế nào?
+ Người lao động sẽ tham gia BHXH/BHYT/BHTN tại đâu?

Rất mong được trợ giúp. Nếu có văn bản hướng dẫn thì good.

Thank
 
Web KT
Back
Top Bottom