Vì sao tôi đành từ bỏ nghề dạy học?

Liên hệ QC

Hamvui

Thành viên hoạt động
Tham gia
26/9/06
Bài viết
165
Được thích
214
Nghề nghiệp
Worker
Tốt nghiệp thủ khoa đại học năm 2000, tôi giành được học bổng đi du học nước ngoài, rồi trở thành giảng viên đại học kể từ năm 2001. Đến nay, tôi vừa mới từ bỏ nghề dạy học, để đi làm cho một công ty nước ngoài.
Tôi vốn là người có nhiều ước mơ, và yêu thích nghề giáo viên từ nhỏ. Nhưng suốt bảy năm qua, tôi đã phải lo bươn chải đi làm thêm vì lương nhà giáo quá thấp. Với tổng thu nhập khoảng 2 triệu, làm sao tôi có thể nuôi được hai con, và chăm sóc bố mẹ?
Ngoài đồng lương không đủ sống, tôi cũng như các cán bộ trẻ khác không được tạo điều kiện trau dồi chuyên môn và nâng cao trình độ nghề nghiệp vì luôn bị coi là giảng viên trẻ, bị xếp ở "chiếu dưới", không được giao lên lớp theo đúng chuyên môn, không được tham gia nghiên cứu khoa học. Những thầy giáo đã lớn tuổi về hưu vẫn được mời đứng lớp. Còn chúng tôi chỉ được giao nhiệm vụ lo công tác sinh viên, công tác Đoàn, trông thi và tính điểm.
Ngoài 30 tuổi, nhưng tôi vẫn bị đối xử như "một cán bộ trẻ", và luôn được chỉ đích danh là "cán bộ trẻ", tức là không có quyền đóng góp ý kiến, không có quyền thăng tiến. Khi tôi đăng ký một đề tài nghiên cứu khoa học, Thầy Trưởng Khoa bảo: cậu còn trẻ thế, chỉ tập dượt thì được, không nên đăng ký, mà có đăng ký đề tài thì cũng không ai duyệt cho đâu. Tôi ngậm ngùi cho thân phận người “cán bộ trẻ”!
Tôi hiểu rằng chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước ta thì đúng đắn nhưng khi thực hiện thì không hiểu tại sao nó bị bóp méo đi như thế. Từ thực tế làm việc của bản thân trong môi trường giáo dục công lập, tôi nghĩ rằng nếu các cán bộ giảng dạy không được đối xử bình đẳng, cán bộ trẻ không được tin tưởng giao việc, và nếu tâm lý "sống lâu lên lão làng" còn đè nặng lên môi trường làm việc, thì trường đại học không thể phát huy được nhiệt tình của các giảng viên trẻ và không thể nào “giữ chân” được những cán bộ trẻ có năng lực và có hoài bão.
Sau nhiều ngày suy nghĩ, trăn trở, tôi thấy rằng công việc dạy học không thể đảm bảo cho gia đình có một mức sống trung bình, và không chịu nổi sự đấu đá và trì trệ ở cơ quan, nên đành bỏ nghề vốn yêu thích của mình để đi làm cho công ty nước ngoài có thu nhập cao hơn và có điều kiện thăng tiến tốt hơn.
Dù đã rời khỏi ngành giáo dục, tôi vẫn muốn góp một tiếng nói trên diễn đàn này, với hy vọng rằng những người trí thức trẻ bước vào nghề giáo dục sau tôi sẽ thực sự được tôn trọng và được tạo điều kiện để họ thực hiện hoài bão đem hết sức mình cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà.
Nguyễn Thanh Mai
Theo http://dantri.com.vn/diendandantri/Vi-sao-toi-danh-tu-bo-nghe-day-hoc/2008/7/244026.vip


Các bác xem và thông cảm hơn với nghề nghiệp đặc thù này (còn nữa).​
 
Sao có cách quản lý như vậy ở môi trường trí thức?

Tôi rất rất đồng tình với ý kiến của bạn Nguyễn Thanh Mai trên Diễn đàn Dân trí. Cũng là giảng viên trẻ đã 3 năm của một trường Đại học lâu năm tại Hà Nội, nhưng tôi không thấy gắn bó và rất buồn về cung cách quản lý ở đây.

Tôi không hiểu cơ chế quản lý của trường đại học này như thế nào mà mỗi khi một thầy giáo được cất nhắc lên vị trí trưởng bộ môn là có cách điều hành riêng, mang nặng tính chủ quan và áp đặt. Hình như cứ ai lên “sếp” là y như rằng coi văn phòng bộ môn là nhà của mình, bắt nhân viên kê lại đồ đạc, mua tranh ảnh trang trí sắp xếp theo ý mình; Ít khi thấy bàn bạc tập thể hoặc chỉ hỏi “chiếu lệ” rồi lệnh cho mọi người làm theo ý riêng; Không thấy những quy định quản lý được đóng góp ý kiến một cách dân chủ và có tính thuyết phục đối với mọi người.
Nhiều lúc chúng tôi chán nản chẳng muốn tới bộ môn nữa. Thầy trưởng bộ môn cứ nêu ra quy định này, quy định nọ của nhà trường hoặc của Bộ Giáo dục để đe nẹt, bắt lỗi cán bộ trẻ trong khi chính thầy cũng làm sai, không gương mẫu thực hiện những quy định đó. Khi cán bộ trẻ hỏi lại việc làm sai của thầy thì thầy mắng: "Mày không được soi tao, tao có thể làm sai nhưng chúng mày không được sai".
Thầy dạy thì bỏ giờ, ăn cắp tiết của sinh viên tại chức nhưng cán bộ trẻ làm như thế thì thầy chửi cho trong cuộc họp bộ môn như hát hay. Nào là chúng ta phải coi trọng kỷ luật giảng dạy, cán bô trẻ coi thường, chưa nghiêm túc trong nghề nghiệp. Thầy lại nói "Cán bộ nhiều tuổi, có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, khi đi dạy tại chức có thể lồng ghép các kiến thức, nên có thể dạy nhanh, về sớm. Nếu cán bộ trẻ cũng làm như thế có nghĩa là ăn cắp giờ...".
Trong bộ môn không ai dám cãi lại thầy vì cán bộ có tuổi về hưu sợ thầy không phân lớp đi dạy, trong khi cán bộ trẻ sợ thầy thù thì cả đời khốn khó, không mở mày mở mặt lên được. Sinh hoạt Seminar kiến thức thì coi như “liveshow” của thầy. Thầy thích nói gì thì nói, ai nói ngược lại thì thầy cho rằng ngu không hiểu gì, quát nạt khiến không ai dám bảo vệ ý kiến của của mình.
Nói đến chuyện dạy tại chức thì thật bi hài. Trong cùng một thời gian thầy có thể dạy liền 4 lớp trong 10 ngày, đều học tối. Bao gồm 1 lớp ở Cẩm Phả, một lớp ở Hạ Long, một lớp Uông Bí, và Đông Triều cùng ở Quảng Ninh. Chẳng hiểu thầy phân thân ra dạy kiểu gì. Thế nhưng khi nhìn bảng điểm thì rất ít sinh viên phải thi lại, hầu như đạt hết.
Thật lòng bây giờ, tôi đã rất chán nản, chỉ mong kiếm được một chỗ làm việc mới ở nơi khác hay đi du học để thoát khỏi cái môi trường mang danh là môi trường trí thức mà sao gia trưởng ngột ngạt thế! Và tôi chắc chắn rằng nhiều cán bộ trẻ ở trường này cũng có ý nghĩ như tôi nhưng còn ngại ngần chưa muốn nói ra vì nhiều lý do khác nhau.
Trung Thực

Theo http://dantri.com.vn/diendandantri/...u-vay-o-moi-truong-tri-thuc/2008/8/244521.vip
 
Theo http://dantri.com.vn/diendandantri/V...8/7/244026.vip BỔ SUNG THÊM TÝ ĐOẠN CUỐI

LTS Dân trí - Giáo dục là nền tảng quan trọng và cũng là động lực phát triển mạnh mẽ đất nước trong thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Quán triệt quan điểm trọng trọng dụng trí thức của Đảng ta trong môi trường giáo dục chính là tạo cho người thầy có đủ điều kiện vật chất và tinh thần để có thể yên tâm công tác, không ngừng trau dồi nghề nghiệp và nâng cao trình độ, đem hết trí tuệ và tâm huyết hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang của sự nghiệp “trồng người”.
Trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, chúng ta vẫn phải kiên trì thực hiện chủ trương chăm lo tốt hơn đời sống cũng như điều kiện hành nghề của đội ngũ giáo viên.
Đối với cán bộ trẻ, nhất là cán bộ giảng dạy đại học, càng cần có sự quan tâm bồi dưỡng về nhiều mặt, nhằm phát huy lòng yêu nghề và ý chí phấn đấu vươn lên mạnh mẽ về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm để kế tục sự nghiệp của các thầy giáo lớp trước.
Để xảy ra tình trạng phân biệt đối xử với cán bộ trẻ, làm cho họ nản lòng phải từ bỏ nghề dạy học vốn yêu thích - như tác giả bài viết trên đây - là một điều cần phê phán, trước hết là đối với người lãnh đạo nhà trường.
Môi trường giáo dục vốn là môi trường hoạt động của giới trí thức, nhất là môi trường đại học, việc đánh gía cán bộ càng cần được xác định trên những tiêu chí khoa học, khách quan, không nên có sự phân biệt đối xử với cán bộ trẻ mà ngược lại, nhà trường cần dành sự quan tâm nhiều hơn đến việc chăm lo bồi dưỡng các thế hệ kế tục sự nghiệp lâu dài sau này.
 
Hamvui đã viết:
Nói đến chuyện dạy tại chức thì thật bi hài. Trong cùng một thời gian thầy có thể dạy liền 4 lớp trong 10 ngày, đều học tối. Bao gồm 1 lớp ở Cẩm Phả, một lớp ở Hạ Long, một lớp Uông Bí, và Đông Triều cùng ở Quảng Ninh. Chẳng hiểu thầy phân thân ra dạy kiểu gì. Thế nhưng khi nhìn bảng điểm thì rất ít sinh viên phải thi lại, hầu như đạt hết.


Tôi tin chắc 95% là giáo viên trường ĐH MĐC, không biết có phải khoa KT không? Nhờ anh dat2007 check hộ.
 
Web KT
Back
Top Bottom