Tiếu lâm cờ tướng (2 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

@Xuan _Ha919: bên xanh thủ hoà được thế mới tài , chứ xếp bên xanh đi không được thì còn gì để nói nữa ; Cố lên !
 
@Xuan _Ha919: bên xanh thủ hoà được thế mới tài , chứ xếp bên xanh đi không được thì còn gì để nói nữa ; Cố lên !
xếp làm sao cho quân đỏ không thể ăn được quân xanh, không có nước chiếu nhưng quân xanh cũng ko đi được dừ quân đỏ đi bất kỳ quân gì, lý thuyết là như vậy còn Em chưa từng nhìn thấy thế cờ này nhưng em đoán chỉ có vậy mới hòa được. Còn ko có đỏ mà giã cho ba nhát thì quân xanh toi luôn. Hiiiiiii.
Vui tí chờ lời giải của các Bác vậy. Nhưng cho em hỏi giải thưởng là cái gì thế? Phần mềm đánh cờ; bộ cờ; hay luật chơi cờ????
 
Theo luật cờ giang hồ thì phải đi đủ 40 nước mà không thắng được ,thì mới cho hoà ( ưu tiên cho bên hơn quân mà )

P/s :bàn cờ này cho bên nào đi trước cũng được cả
 
Cờ thế vui Xuân

Tôi gửi thế cờ lên đây để tham khảo vui xuân :-)
(Mượn file cờ của ACE trên GPE)
 

File đính kèm

Dùng làm sao vậy bác? Sao em bấm Play thì nó báo lỗi vậy? Thân.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cờ thế

Dùng làm sao vậy bác? Sao em bấm Play thì nó báo lỗi vậy?
Thân.
Ôi, tôi xin lỗi. File này tôi mượn của các bạn trên diễn đàn. Chỉ dùng hình các quân cờ để sắp thế cờ mà bạn DHT đã nêu, không phải để "play" - nghĩa là chỉ như bức tranh để tham khảo thế cờ thôi.
 
Cám ơn em Po_Pikachu : Chương trình rất hay ! đây là chương trình của trọng tài được tổ chức cách đây vài năm , trước anh có lưu phần mã nguồn mở của chương trình này , nhưng lâu quá bị lạc mất ,tìm không ra , vậy tìm giùm anh nhé > Cám ơn !
 
Mã nguồn mở à bác! Cái này em không biết tìm như thế nào cả? Bác có thể cho em thêm vài thông tin về nó không? Nhưng nó được viết bởi ai? Ở trang nào? Hoặc tên bản mã nguồn mở này?
Chứ vậy không thì khó tìm quá bác ơi!
Thân.
 
Em tìm được hai trang này có rất nhiều phần mềm chơi cờ nè, mọi người vào chọn nha! Heeee
http://www.khoahocphothong.com.vn/?m=aXNzdWVz&mag=NA==&iid=Mjg1&nid=MTM2Mg==&act=dmlld2RldGFpbA==
http://www.yutopian.com/cgi-bin/search_query.cgi?words=any&keywords=saola
http://www.vietnamchess.com/databank/Soft.htm
chương trình đọc dữ liệu cờ tướng Xiangqi Database Brower 2.0
Tự viết chương trình cờ tướng - By Hoàng Đăng Quang
Lập trình Cờ Tướng - Những vấn đề cơ bản
Các link để online free ;download..các loại cờ[Up-Date thường xuyên]......!!!!!
Lý thuyết, văn thơ, kinh nghiệm về cờ Tướng
http://www.nchess.com có chương trình VSCCP viết bằng C và Pascal của tác giả Phạm Hồng Nguyên, ĐHQG HN. Chương trình có cấu trúc dữ liệu và thuật toán sáng sủa, rất dễ hiểu.
Các source code tác giả public lên site được viết cách đây khoảng 7 năm. Tui nhớ lần đầu tiên đọc source code đó là khoảng năm 1999,2000 gì đó, khi PCWORLD VN tổ chức giải cờ tướng máy tính lần thứ 1, và đó là chương trình mẫu cho các thí sinh.
Nguồn: http://www.ddth.com/showthread.php?t=88150
Thân.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Bác Bình xem giùm em , có tham khảo ,vận dụng triển khai gì được chăng ? em xong trách nhiệm nhé !
 
Học đánh cờ
I
Nhàn rỗi đem cờ học đánh chơi,
Thiên binh vạn mã đuổi nhau hoài;
Tấn công, thoái thủ nên thần tốc,
Chân lẹ tài cao ắt thắng người.
II
Phải nhìn cho rộng, suy cho kỹ,
Kiên quyết, không ngừng thế tấn công.
Lạc nước hai xe đành bỏ phí,
Gặp thời một tốt cũng thành công.
III
Vốn trước hai bên ngang thế lực,
Mà sau thắng lợi một bên giành;
Tấn công, phòng thủ không sơ hở,
Đại tướng anh hùng mới xứng danh.
Hồ Chí Minh

Bí quyết đánh Pháo đầu:
Trước tiên Pháo vào cung,
So ra mạnh vô cùng.
Mã luôn giữ Tốt giữa,
Sĩ lên che Tướng trung.
Tượng cần Xe yểm trợ,
Tốt hai cánh nên bung.
Nếu đem Pháo làm trận,
Mã sang sông theo cùng.
Quất Trung Bí


Cảm xúc
Cầm tay mai mốt đã xa rồi,
Kỳ hữu mọi miền nhớ quá thôi
Thi đua cố gắng còn xum họp
Họa lại thơ nhau thắm nụ cười.
Viết Bảo

Gửi bạn mê cờ
Cầm quân đã mấy chục năm rồi
Kỳ nghệ càng say chẳng muốn thôi
Thi tài cao thập bao điều mới
Họa sống trăm năm chẳng thể rời.
Đàm Thiện Cảng

Cờ Tướng
I
Trại địch kèn đầy dọa nuốt tươi,
Bàn cờ lo tính mãi không nguôi!
Công danh dẫu chẳng đầy tay nắm,
Thua được thường luôn trước mắt coi.
Ngoài dóng ngựa xe ngừa đuổi giặc,
Trong giàn Sĩ, Tượng giữ yên ngôi.
Muốn quên gươm giáo nhưng còn ngại,
Lệch chuộng đường “văn”, việc “võ” lơi!
II
Trên bàn cờ gỗ trận bày xong,
Sĩ, Tượng quây tròn giữ cửu cung.
Cặp ngựa bay nghiêng quen ngả tiến,
Đôi Xe lặng tiếng, thẳng đường dong.
Ân Lăng, Sở Bá nguy không đọ,
Xích Bích, Chu Lang thế rõ hùng.
Tàn trận sông dài Xe, Pháo hết,
Trơ bầy Tốt hỉn múa lông nhông.
Lê Thánh Tông (1442-1497)​
 
Cầm kỳ thi tửu
Cờ Đế Thích đi về xe pháo mã...

I
Trời đất cho ta một cái tài,
Giắt lưng dành để tháng ngày chơi.
Dở duyên với rượu khôn từ chén,
Trót nợ cùng thơ phải chuốt lời.
Cờ sẵn bàn son, xe ngựa đó,
Đàn còn phím trúc, tính tình đây.
Ai say, ai tỉnh, ai thua được,
Ta mặc ta mà ai mặc ai.

II
Đường ăn chơi mỗi vẻ một hay
Đàn năm cung réo rắt tính tình dây
Cờ đôi nước dập dìu xe ngựa đó
Thơ một túi phẩm đề câu Nguyệt lộ
Rượu ba chung điêu sái cuộc yên hà
Thú xuất trần ta vẫn là ta
Sánh Hoàng Thành, Xích Tùng ờ cũng đáng!

Thơ rằng:
Cầm tứ siêu nhiên kỳ tứ sảng
Thi hoài lạc hý tửu hoài nồng
Một chữ "nhàn"giá lại đáng muôn chung
Người ở thế trăm năm là mấy
Sách có chữ "Nhân sinh thích chí"
Đem ngàn vàng chác lấy chuyện cười
Chơi cho lịch sự mới là chơi
Chơi cho đài các cho người biết tay
Tài tình dễ mấy xưa nay!

III
Thi tửu cầm kỳ khách,
Phong vân tuyết nguyệt thiên.
Nợ tang bồng hẹn khách thiếu niên,
Cuộc hành lạc vẫy vùng cho phỉ chí.
Thơ một túi gieo văn Đỗ Lý,
Rượu một bầu rót chén Lưu Linh.
Đàn Bá Nha gảy khúc tính tang tình,
Cờ Đế Thích đi về xe pháo mã.
Lúc vị ngộ, Vị tân Sằn dã,
Lấy bút nghiên mà hẹn với non sông.
Xe Thang Văn nhất đáng tao phùng,
Bao nhiêu nợ tang bồng đem giả hết.
Tri mệnh thức thời duy tuấn kiệt,
Hữu duyên hà xứ bất phong lưu.
Ngô nhân hà cự hà ưu?
Nguyễn Công Trứ (1778-1858)

-Câu đố về cờ Tướng:


Bốn bên thành quách luỹ cao...

Bốn bên kín cổng cao thành
Sông không có nước, cá giành vào ra
Voi đi đến đó chẳng qua
Hai bên văn võ nghĩa mà làm sao?

Bốn bên thành quách luỹ cao
Muốn chơi con nào, nắm tóc kéo ra

Hai mẹ sinh ba mươi con
Ở chung mà còn sinh sự đánh nhau
Đánh nhau thì đánh trên đầu
Thiên hạ chạy tới coi lâu nó mòn​
 
Lấy cờ họp bạn
oOo
Có bạn từ xa tới,
Cũng thuộc loại cao cờ.
Cũng đam mê chung giới,
Suốt sáng, chiều chơi cờ.
Lễ tiếp xong ngồi vào,
Đừng hỏi trẻ hay già.
Là thầy cũng là bạn,
Thua, thắng có màng chi.
Bàn cờ băm hai quân,
Mỗi bên được mười sáu.
Hán, Sở phân biên giới,
Đen, Trắng cũng rõ ràng.
Tiền tiêu Binh, Tốt giữ,
Pháo nã vào địch thành.
Xe, Mã ngang dọc đấu,
Sĩ Tượng bảo vệ thành.
Tướng, Soái ở cung giữa,
Nào hay ngoài binh lửa.
Người thắng chớ kiêu mãn,
Kẻ thua cũng đừng buồn.
Chơi cờ để dưỡng tính,
Bạc tiền đâu đặt trên.
Bạn về cùng ra tiễn,
Ngày nào anh lại lên?
Kỳ Quân dịch từ bài "Dĩ kỳ hội hữu" của Lam Thiên

Cùng chơi cờ Tướng
oOo
Mấy điều cần nhớ cho sâu
Nước cờ cao thấp khởi đầu thấy ngay
Ra quân phải thoáng mới hay
Đừng nên xối xả thẳng tay tiến bừa
Nước đi chớ phí, chớ thừa
Trước sau một nước thắng, thua là thường
Dù cho lực lượng tương đương
Nếu không tính kỹ dễ thường bó tay.
Đánh cờ đâu chuyện rủi may
Trí cao lực thấp, dở hay biết liền
Cho nên thủ pháp đầu tiên
Chiến thuật hợp lý xuống lên vững vàng
Nhìn tinh từng nước đối phương
Bao nhiêu cạm bẫy phải lường hiểm nguy.
Biết ta biết địch mà suy
Tấn công đâu có chỉ vì ăn quân
Đừng cho dụng thế hợp quần
Đồng biên tam tử là gần như thua
Pháo đầu cần phải ngăn ngừa
Gặp tay kỳ cựu dễ đưa vào tròng
Pháo nách mắc phải long đong
Rút lên rút xuống như còng khóa tay
Pháo trống cũng dễ lung lay
Tướng không xuất ngoại thua ngay tức thì
Pháo lăn mắc phải khốn nguy
Ngang tầm bộc phá thành trì tan hoang.
Cờ tàn mà thật đàng hoàng,
Một Mã thả sức hiên ngang tung hoành
Thế trận Mã Tốt đã dành
Biết dùng binh pháp ắt thành như mong
Khuyết Sĩ liệu trước đề phòng
Song Xa tối kỵ đừng hòng Tướng an
Tốt biên quý lúc có tàn
Qua hà đáng giá nghìn vàng đó sao.
Cờ tàn mới rõ thấp cao
Biết hòa biết thắng nhìn vào thấy ngay
Thấp cờ sao biết điều này
Chỉ là giải trí giải khuây đỡ buồn.
Nếu cầu tiến bộ luôn luôn
Phải mua tạp chí phải ôn, phải nghiền.
Thấp cao cũng vẫn Cờ Tiên.
Thể thao Trí tuệ luyện rèn thêm vui!
Phạm Quang Lộc (Thanh Hóa)

Bài ca thích cờ
oOo
Thích gì? Ta thích cờ thôi
Gió mây biến hóa ai ôi lạ lùng
Còn thua rồng rắn khi cùng
Mà xem lúc thắng hổ hùng dương oai
Ngựa xe rong ruổi đường dài
Sang sông một tốt hãm ngoài trùng vi
Bắc nam hình thế riêng chia
Tới lui động tĩnh tính suy đủ đường
Xuân đêm khua tỉnh giấc vàng
Quân cờ đập mạnh hương đàn thoảng bay
Vườn riêng xum họp bạn bầy
Chây Hoàng lầu Trúc rượu say nửa vời
Ngày dài lưu khách ngồi chơi
Am cao đảm tiếng quân rơi trước bàn
Tiểu đồng lấp ló bên lan
Cô hầu quanh viện quét tàn lá rơi
Giang sơn vật lộn tay đôi
Công danh quên bẵng chuyện đời hơn thua
Ngày vui thời khắc êm đưa
Trăng tà hương lạnh trúc ngơ ngẩn cành
Thần tiên nhàn nhã vườn quỳnh
Trường an công tử thích tình vui say
Trong khi vui nước có hay
Thêm đàn thêm rượu, thêm đầy vách thơ
Trích từ "Câu chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na" trong "Truyền kỳ mạn lục" của Nguyễn Dữ

*****
 
Đánh cờ - Hồ Xuân Hương

Chàng với thiếp đêm khuya trằn trọc,
Ðét đồn lên đánh cuộc cờ người.
Hẹn rằng đấu trí mà chơi,
Cấm ngoại thuỷ không ai được biết.
Nào tướng sĩ dàn ra cho hết,
Ðể đôi ta quyết liệt một phen.
Quân thiếp trắng, quân chàng đen,
Hai quân ấy chơi nhau đà đã lửa.
Thọat mới vào chàng liền nhảy ngựa,
Thiếp vội vàng vén phứa tịnh lên.
Hai xe hà, chàng gác hai bên,
Thiếp thấy bí, thiếp liền ghểnh sĩ.
Chàng lừa thiếp đương khi bất ý,
Ðem tốt đầu dú dí vô cung,
Thiếp đang mắc nước xe lồng,
Nước pháo đã nổ đùng ra chiếu.
Chàng bảo chịu, thiếp rằng chẳng chịu
Thua thì thua quyết níu lấy con.
Khi vui nước nước non non,
Khi buồn lại giở bàn son quân ngà.​

Vì trong này nhiều quá nên không trích hết được. Nếu bác muốn đọc truyện thì vào đây đọc thêm nha. Còn trên đây là vài bài thơ về cờ tướng đọc cho vui thôi!--=0
Nguồn: http://forum.gamevn.com/showthread.php?t=338213
 
Ván cờ vui xuân đăng ngày 12-01-2009 : Rất tiếc .... thôi để đúng ngày mồng một tết sẽ đưa lời giải theo như kế hoạch .
Sau đây là 3 ván cờ khá dễ ,để có nhiều bạn tham gia ( tuyển từ kỳ phổ phù hợp với giai đoạn hiện tại ):

1 / TỐNG VÃNG NGHÊNH LAI
( Tiễn năm cũ đón năm mới )

2 / TỨ HẢI NHẤT GIA ( bốn biển một nhà )



3 / LÃO NHI BẤT QUYỆN ( Già không mệt mỏi: KTGG)

( định đưa hình 3 ván này lên nhưng không được , đành phải nén lại , các bạn rành thì đưa lên dùm cho trực quan )
 

File đính kèm

Lần chỉnh sửa cuối:
Có nhiều bạn , bên ngoài đánh cờ rất giỏi nhưng có thể lại không biết cách ghi lại diễn biến ván cờ ; Xin thống nhất cách ghi như sau để dễ hiểu , dễ quan sát khi các bạn đưa lời giải đáp lên diễn đàn. ( chỉ cần lời giải cho mỗi ván , không cần phải đưa cả bàn cờ lên )


[FONT=&quot]Trong các thế cờ, để ghi lại vị trí và sự dịch chuyển quân cờ, người ta thường ghi lại các nước đi như sau:[/FONT][FONT=&quot]

[/FONT][FONT=&quot]Dấu chấm (.) là tiến [/FONT][FONT=&quot]
Dấu gạch ngang (–) là đi ngang (bình)
Dấu gạch chéo (/) là lùi (thoái)

[/FONT]
[FONT=&quot]Mỗi nước được ghi theo thứ tự: số thứ tự nước đi, tên quân cờ, vị trí và sự dịch chuyển quân cờ. Ví dụ, nước đầu, Đỏ đi Pháo 2 bình 5, bên Đen mã 8 tiến 7 thì ghi:[/FONT][FONT=&quot]

[/FONT][FONT=&quot]P2-5 M8.7 [/FONT][FONT=&quot]

[/FONT][FONT=&quot]Nước thứ hai, Đỏ đưa Pháo ở cột 8 lùi 1 bước, Đen đưa Tốt cột 7 lên một bước.[/FONT][FONT=&quot]

[/FONT][FONT=&quot]P8/1 B7.1 [/FONT][FONT=&quot]

[/FONT][FONT=&quot]Nếu Pháo (hay Mã, Xe) nằm trên một đường thì ghi Pt là Pháo trước, Ps là Pháo sau.[/FONT][FONT=&quot]
Nếu có 3 Tốt nằm trên cùng một cột thì ký hiệu Bt (Binh trước), Bg (Binh giữa), Bs (Binh sau).

[/FONT]
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cờ tướng

Cờ tướng (chữ Hán gọi là 象棋 "tượng kỳ". "cờ" là chữ Nôm 棋/碁, "tướng" là chữ Hán 將.) hay còn gọi là cờ Trung Quốc vì nó có nguồn gốc Trung quốc là một trò chơi trí tuệ dành cho hai người, là loại cờ được chơi phổ biến nhất thế giới cùng với cờ vua. Cờ tướng được biết đến từ rất lâu, nhưng người ta biết đến cờ tướng từ thế kỷ thứ 4 TCN tại Trung Quốc. Mục đích của ván cờ

Ván cờ được tiến hành giữa hai người, một người cầm quân Trắng (hay Đỏ), một người cầm quân Đen (hay Xanh lá cây). Mục đích của mỗi người là tìm mọi cách đi quân trên bàn cờ theo đúng luật để chiếu bí Tướng (hay Soái) của đối phương và giành thắng lợi. Bàn cờ và quân cờ

Tướng, Sỹ và Cửu cung

Bàn cờ là một hình chữ nhật do 9 đường dọc và 10 đường ngang cắt nhau vuông góc tại 90 điểm hợp thành. Một khoảng trống gọi là sông (hay hà) nằm ngang giữa bàn cờ, chia bàn cờ thành hai phần đối xứng bằng nhau. Mỗi bên có một cung Tướng hình vuông (Cửu cung) do 4 ô hợp thành tại các đường dọc 4, 5, 6 kể từ đường ngang cuối của mỗi bên, trong 4 ô này có vẽ hai đường chéo xuyên qua. Theo quy ước, khi bàn cờ được quan sát chính diện, phía dưới sẽ là quân Trắng (hoặc Đỏ), phía trên sẽ là quân Đen. Các đường dọc bên Trắng (Đỏ) được đánh số từ 1 đến 9 từ phải qua trái. Các đường dọc bên Đen được đánh số từ 9 tới 1 từ phải qua trái. Ranh giới giữa hai bên là "sông" (hà). Con sông này có tên là "Sở hà Hán giới" (楚河漢界)- con sông định ra biên giới giữa nước Sở và nước Hán. Theo lịch sử Trung Hoa cổ thì khởi nghiệp nhà Hán, Lưu Bang có cuộc chiến liên miên với Sở vương là Hạng Võ. Cuộc chiến giữa hai bên làm trăm họ lầm than. Hạng Võ bèn nói với Hán vương: "Mấy năm nay thiên hạ khốn khổ chỉ vì hai chúng ta. Bây giờ quyết một trận sống mái để khỏi làm khổ thiên hạ nữa". Hán vương trả lời: "Ta chỉ đấu trí chứ không thèm đấu sức". Hai bên giáp mặt nhau ở khe Quảng Vũ. Hán vương bèn kể 10 tội lớn của Hạng vương, Hạng vương tức giận dùng nỏ bắn trúng Hán vương, Hán vương đeo tên chạy vào Thành Cao. Hai bên giữ vững đất của mình. Mãi đến khi thấy không còn đủ lực lượng để triệt hạ lẫn nhau, hai bên mới chịu giao ước chia đôi thiên hạ: từ Hồng Câu về Tây thuộc Hán, từ Hồng Câu về Đông thuộc Sở. Từ điển tích này, người ta hình dung bàn cờ tướng như hai quốc gia Hán và Sở, coi ranh giới là một dòng sông. Cho tới nay, trên các bàn cờ tướng, ở khoảng "hà" nằm chính giữa, chia đôi bàn cờ, người ta thường ghi "Sở hà Hán giới" (bằng chữ Hán) là vì như vậy. Lịch sử

Đây loại cờ có từ khoảng thế kỷ 7. Cờ tướng được bắt nguồn từ Saturanga, một loại cờ cổ được phát minh ở Ấn Độ từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 6 (trước cờ tướng khoảng 200 năm). Chính Saturanga được phát minh từ Ấn Độ, sau đó đi về phía tây, trở thành cờ vua và đi về phía Đông trở thành cờ tướng. Người Trung Quốc cũng đã thừa nhận điều này. Cờ tướng cổ đại không có quân Pháo. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất là quân Pháo được bổ sung từ thời nhà Đường (sau năm 618), là quân cờ ra đời muộn nhất trong bàn cờ tướng, bởi cho tới thời đó, con người mới tìm ra vũ khí pháo để sử dụng trong chiến tranh. Tuy nhiên, người Trung Hoa đã cải tiến bàn cờ Saturanga như sau:
Họ không dùng "ô", không dùng hai màu để phân biệt ô, mà họ chuyển sang dùng "đường" để đặt quân và đi quân. Chỉ với động tác này, họ đã tăng thêm số điểm đi quân từ 64 của Saturanga lên 81.
Đã là hai quốc gia đối kháng thì phải có biên giới rõ ràng, từ đó, họ đặt ra "hà", tức là sông. Khi "hà" xuất hiện trên bàn cờ, 18 điểm đặt quân nữa được tăng thêm. Như vậy, bàn cờ tướng bây giờ đã là 90 điểm so với 64, đó là một sự mở rộng đáng kể. Tuy nhiên, diện tích chung của bàn cờ hầu như không tăng mấy (chỉ tăng thêm 8 ô) so với số điểm tăng lên tới 1 phần 3.
Đã là quốc gia thì phải có cung cấm (宮) và không thể đi khắp bàn cờ như kiểu trò chơi Saturanga được. Thế là "Cửu cung" đã được tạo ra. Điều này thể hiện tư duy phương Đông hết sức rõ ràng.
Bàn cờ Saturanga có hình dáng quân cờ là những hình khối, nhưng cờ Tướng thì quân nào trông cũng giống quân nào, chỉ có mỗi tên là khác nhau, lại được viết bằng chữ Hán. Đây có thể là lý do khiến cờ tướng không được phổ biến bằng cờ vua, chỉ cần liếc qua là có thể nhận ra đâu là Vua, đâu là Hoàng hậu, kỵ sỹ, v.v. Tuy nhiên, đối với người Trung Hoa thì việc thuộc mặt cờ này là không có vấn đề gì khó khăn. Có lẽ việc cải tiến này cũng một phần là do điều kiện kinh tế bấy giờ chưa sản xuất được bộ cờ có hình khối phức tạp như cờ vua. Cờ tướng không phải là một trò chơi sang trọng, muốn tạo ra một bàn cờ tướng cực kỳ đơn giản, chỉ cần lấy que vạch xuống nền đất cũng xong, còn cờ vua thì mất công hơn nhiều khi phải tạo ra các ô đen/trắng xen kẽ nhau. Gần đây ngày càng có nhiều ý kiến đề nghị cải cách hình dáng các quân cờ tướng và trên thực tế người ta đã đưa những phác thảo của những bộ quân mới bằng hình tượng thay cho chữ viết, nhất là khi cờ tướng được chơi ở những nước không sử dụng tiếng Trung Quốc.
Với sự thay đổi bố cục bàn cờ, người Trung Hoa đã phải có những điều chỉnh để lấy lại sự cân bằng cho bàn cờ. Đó chính là những ngoại lệ mà người chơi phải tự nhớ. (Xem thêm phần Mã, Tướng).

Gửi các Bác thích học chơi cờ (còn tiếp)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Bàn cờ tướng thật sự là một trận địa sinh động, có tầng có lớp và thật hoàn hảo: đủ các binh chủng trên chiến trường, công có, thủ có, các quân được chia thành ba lớp xen kẽ hài hoà. Lại còn có cả sông, cung cấm. Hình tượng quốc gia hoàn chỉnh, có vua tôi, có 5 binh chủng, có quan ở nhà, quân ra trận v.v..., vừa có ý nghĩa, vừa mang sắc thái phương Đông rõ nét, vì vậy người Trung Hoa đặt tên cho cờ này là Tượng kỳ (象棋) với ý nghĩa "tượng" là hình tượng, tức là cờ có đầy đủ ý nghĩa được thể hiện bằng hàng loạt các hình tượng. Tuy nhiên, cũng có một số tài liệu lý giải rằng, vì Trung Hoa không có voi, khi tiếp nhận Saturanga thấy trong các quan có quân voi lạ nên người Trung Hoa bèn gọi là "tượng kỳ" để kỷ niệm một loại cờ lạ có con voi. Như thế có người suy ra "tượng kỳ" có nghĩa là cờ voi. Mà có khi chữ "tượng" là sự kết hợp một cách ngẫu nhiên cả hai ý nghĩa trên, vì chữ "tượng" chỉ có một cách viết mà thôi và nó có hình dáng con voi thật. Ở Việt Nam thì từ xưa tới nay vẫn gọi là cờ tướng chứ không ai gọi là cờ tượng cả. Tướng cầm đầu thì phải gọi là cờ tướng. Đó cũng là nét hay của ngôn ngữ Việt, dễ gần gũi, dễ hiểu. Khi cờ vua du nhập vào Trung Quốc, họ gọi nó bằng cái tên rất dài là "Quốc tế tượng kỳ" (cờ voi thế giới) và cho đến nay họ vẫn gọi như vậy, trong khi người Việt chỉ gọi một tên ngắn gọn lại là cờ vua.
Nguyên tắc chơi


Các quân cờ

Tướng (hay Soái)

Ở Trung Hoa, vua là thiên tử (con trời), do vậy, nếu nhắc tới vua thì phải tôn kính, sùng bái. Bất cứ một hành động, một câu nói nào hớ hênh đối với vua đều bọ ghép vào tội "khi quân" và bị xử trảm. Có quân vua trên bàn cờ Saturanga là bình thường, nhưng sang tới Trung Hoa thì không thể được. Các quan lại trong triều đình không thể cam lòng nhìn đám dân quê cứ réo lên tên vua ầm chiếu, rượt đuổi, khi đã hãm được thành thì lại cầm một quân, có khi chỉ là một quân tốt quèn, đạp lên đầu vua đánh chát, rồi hét lên "giết!" một cách hả hê. Biết đâu lại chẳng có kẻ lợi dụng trò chơi này để bày tỏ sự bất phục của mình với vương triều. Các nhà cải cách đã cải tên từ "vua" thành "tướng" hay "soái" cho quân này, với lời giải thích: Tướng hay soái là chỉ huy cao nhất, quan trọng nhất; bên nào giết được tướng hay soái thì hiển nhiên thừa thắng trận, đâu cần tới lượt vua. Cách cải cách tên này đã giải thoát một trong những vấn đề tế nhị và phức tạp nhất về mặt ý thức hệ, và chỉ có như thế trò chơi Saturanga mới được chấp nhận. Tuy nhiên, đó chỉ là cách thay đổi tên, thay đổi bề ngoài, hình thức mà thôi, chứ quân cờ này thực chất vẫn là vua. Vì tướng thì phải xông pha trận mạc, không thể ru rú trong cung, có hai Tượng và Sỹ kè kè bên cạnh bảo vệ. Cách đổi tên chỉ là một mẹo vặt để giữ sỹ diện cho vua mà thôi. Tướng được chốt chặt trong cung và có tới 2 Sỹ và Tượng canh gác hai bên. Khi lâm nguy, tất cả sẵn sàng xả thân "hộ giá". Chính điều này làm cho quân địch dù có liều chết lăn xả vào cũng không chắc đã thắng được. Như thế muốn thắng một ván cờ cũng rất khó khăn, cơ may hoà cờ là rất lớn. Từ một thực tế như vậy, luật "lộ mặt Tướng" được thiết lập: một bên Tướng đã chiếm được một lộ rồi mà Tướng bên kia thò mặt ra lộ ấy là bị thua ngay lập tức, dù hai Tướng ở cách xa nhau muôn trùng. Chính điều này làm cho sự việc trở nên rất khó giải thích bởi cả Saturanga cũng như cờ vua đều không có tuyệt chiêu này. Thực ra đây chỉ là một quy định đơn thuần mang tính kỹ thuật nhằm cứu vãn cho sự ỳ ạch của cờ tướng, cho sự quá kín mít của Cửu cung. Việc Tướng chiếm lộ thông chính là việc phong luôn cho Tướng vai trò kép "Xe và Tướng". Xe là quân cực mạnh, do đó chiến thắng sẽ dễ dàng hơn. Do có luật "lộ mặt Tướng" nên sẽ có hệ quả: Tướng bên này mặc nhiên chiếm luôn một phần ba diện tích Cửu cung của đối phương, khiến đất nương thân của đối phương bị thu hẹp đáng kể. Đó là chưa nói nếu Tướng chiếm được lộ giữa thì Tướng của đối phương mất tới hai phần ba cung cấm của mình, nghỉa là chỉ còn vỏn vẹn có 3 điểm dể di chuyển. Lúc đó đối phương chỉ còn 1 quân cũng có thể tóm gọn được dù rằng đang ở ngay trong cung cấm của mình. Trong khi cờ tướng khi Tướng mất hết đường chạy thì thua chứ không hoà như trong cờ vua. Vì vậy, tỷ số thắng thua ở cờ tướng sau khi có ngoại lệ này đã tăng vọt, chấm dứt tình trạng hoà cờ trì trệ như từ trước đến nay. Tính theo khả năng chiến đấu thì Tướng là quân yếu nhất do chỉ đi nước một và bị giới hạn trong cung. Tuy nhiên trong nhiều tình huống, đặc biệt khi cờ tàn đòn "lộ mặt tướng" lại tỏ ra rất hiểm và mạnh. Lúc này Tướng mạnh ngang với Xe.
Sỹ

Trong cờ vua, quân cố vấn được đổi thành quân Hoàng hậu, nhưng ở Trung Hoa, phụ nữ không được tham gia chính sự nên không thể có mặt bên cạnh vua trong bàn cờ được. Trong cờ tướng, quân Sỹ có vai trò "hộ giá" cho Tướng (hoặc Soái). Chúng đứng ngay sát cạnh Tướng, chỉ đi từng bước một và đi theo đường chéo trong Cửu cung. Như vậy, chúng chỉ di chuyển và đứng tại 5 điểm và được coi là quân cờ yếu nhất vì bị hạn chế nước đi. Sỹ có chức năng trong việc bảo vệ Tướng, mất Sỹ được cho là nguy hiểm khi đối phương còn đủ 2 Xe hoặc dùng Xe Mã Tốt tấn công. Bỏ Pháo ăn Sỹ rồi dùng 2 Xe tấn công là đòn chiến thuật thường thấy. Trong tàn cuộc, Sỹ thường được đưa lên cao để làm ngòi cho Pháo tấn công.
Tượng/ Tịnh

Quân Tượng đứng bên cạnh quân Sỹ và tương đương với Tượng trong cờ vua. Quân này đi theo đường chéo của hình vuông gồm 4 ô cờ. Chúng không được qua sông, chúng có nhiệm vụ ở lại bên này sông để bảo vệ vua. Chỉ có 7 điểm mà Tượng có thể di chuyển tới và đứng ở đó. Tượng sẽ không di chuyển được đến vị trí đã nêu nếu có 1 quân đặt tại vị trí giữa của hình vuông 4 ô. Khi đó ta gọi là Tượng bị cản và vị trí cản được gọi là "mắt Tượng". Tượng được tính là mạnh hơn Sĩ một chút. Khả năng phòng thủ của Tượng cũng được tính nhỉnh hơn. Nói chung mất Tượng cờ dễ nguy hơn mất Sĩ.
Xe

Quân Xe đi và ăn theo một đường thẳng đứng hoặc ngang giống hệt quân Xe trong cờ vua. Chúng bắt đầu nước đi từ phía góc của bàn cờ, chúng được coi là quân cờ mạnh nhất trong cờ tướng.

gửi các Bác thích học chơi cờ (còn tiếp )
 
Pháo

Quân Pháo đi giống quân Xe, theo chiều thẳng đứng hoặc ngang, nhưng ăn quân bằng cách nhảy qua 1 quân cờ khác. Hãy tưởng tượng Cửu cung với thành cao hào sâu, có lực lượng bảo vệ canh gác ngày đêm, Tướng thì chẳng bao giờ ra khỏi cung, lấy cách gì mà đột phá vào đây. Xe tuy thông suốt như thế nhưng nếu có quân đứng chặn đường thì cũng phải dừng lại. Nhưng với Pháo thì bất chấp tất cả. Pháo có thể kéo tới tận góc mà nã đạn cầu vồng vào trong cấm cung tiêu diệt Tướng. Pháo có thể kéo hẳn về cung mình dùng chính Sỹ cuả mình làm ngòi để chiếu hết tướng đối phương. Quân Pháo có quyền lực mạnh ở lúc bắt đầu, lúc bàn cờ còn nhiều quân, nhưng quyền lực đó giảm dần về sau. Trên thực tế thì có tới 70% khai cuộc là dùng Pháo. Đơn giản và thô lỗ nhất là nã ngay Pháo tiêu diệt Mã đối phương (người chơi như thế gọi là hiếu sát). Còn thông thường là hai bên cùng kéo pháo vào lộ giữa, gọi là đương đầu Pháo. Kéo Pháo cùng bên gọi là trận Thuận Pháo, kéo Pháo vào ngược bên nhau gọi là trận Nghịch Pháo (hay Liệt Pháo). Cờ tướng cổ đại không có quân Pháo. Các nhà nghiên cứu đều nhất trí là quân Pháo được bổ sung từ thời nhà Đường. Đây là quân cờ ra đời muộn nhất trên bàn cờ tướng vì tới thời đó, pháo được sử dụng trong chiến tranh với hình thức là một loại máy dùng để bắn những viên đá to. Bấy giờ, từ Pháo trong chữ Hán được viết với bộ "thạch", nghĩa là đá. Cho đến đời nhà Tống, khi loại pháo mới mang thuốc nổ được phát minh thì quân Pháo đã được viết lại với bộ "hỏa". Kể từ khi xuất hiện Pháo, bàn cờ tướng trở nên cực kỳ sôi động, khói lửa mịt mù từ đầu tới cuối trận với biết bao nhiêu đòn Pháo vô cùng hiểm hóc. Chính cặp Pháo này đã nâng cờ tướng lên một tầm cao hoàn toàn mới, khiến cho cờ tướng trở nên cực kỳ độc đáo, tách rời bỏ hoàn toàn bóng dáng của trò Saturanga. Người châu Âu, châu Mỹ cũng có Pháo nhưng họ không nghĩ tới và không đưa được Pháo vào bàn cờ, muốn có được nó thì phải thay đổi hoàn toàn cấu trúc của bàn cờ. Nếu cờ vua vẫn để nguyên 64 ô đen trắng thì Pháo đặt vào đâu được. Đặt vào có khi lại bị vào trường hợp "quân mình bắn quân ta". Có thể nói pháo là quân cờ lợi hại nhất trong cờ tướng.

Với bàn cờ được cải tiến như hiện nay, đất rộng và có vô số đường để tung hoành, Mã sẽ phi nước đại trên khắp bàn cờ. Sự thái quá của Mã như thế sẽ làm cho việc tiêu diệt quân trở nên quá nhanh, công mạnh hơn thủ, và nhất là Tướng sẽ bị uy hiếp nặng nề nếu hai Mã đối phương sang được trận địa bên này. Mã trong cờ vua không bị luật cản bởi bàn cờ vua chật hẹp, các Tốt của cờ vua móc xích nhau cản trở rất lớn nên việc tung hoành của Mã so với bàn cờ tướng là khó khăn hơn nhiều. Nếu không có ngoại lệ để giảm bớt đà của Mã trong bàn cờ tướng thì các đòn đánh thâm hậu dễ bị phá sản và vai trò của các quân sẽ bị mất cân đối. Từ khi có luật cản Mã, cờ trở nên ôn hoà, sâu sắc và mưu mẹo phải cao hơn, nghệ thuật dùng quân để "cản Mã" cũng tinh vi hơn, khiến cho Mã dù đã "ngọa tào" hay "song Mã ẩm tuyền" cũng không dễ gì bắt được Tướng đối phương nếu bất ngờ bị một quân khác chèn vào "chân". Những đòn nhằm vào tướng như thế nếu ở cờ vua thì vua hết đường cựa nhưng ở cờ tướng thì vua hoàn toàn có thể rút Xe hoặc Pháo từ trận địa xa phía bên kia về để cứu nguy nhờ phép cản Mã tài tình. Nếu ở Pháo có nguyên tắc mà không người chơi cờ nào không thuộc là "cờ tàn Pháo hoàn" với vai trò hỗ trợ Pháo của Sỹ là vô cùng quan trọng thì đối với Mã ở cờ tàn là việc tích cực ào lên tấn công. Khi đó những nước chống đỡ của đối phương phụ thuộc rất nhiều vào vị trí làm thế nào để cản được chân Mã hơn là làm thế nào để tiêu diệt được Mã, bởi bàn cờ lúc này rất trống trải, Mã tha hồ tung hoành. Quân mã đại diện cho đơn vị lính kị binh, đó là sự mô phỏng hình tượng kị binh cầm giáo phi đại đâm xiên kẻ thù. Chính vì bắt buộc phải dùng tốc độ thì sát thương mới cao nên để hạn chế kị binh hay bắt chết mã chỉ có cách là chèn chân tương ứng với "cản mã" như ở trên. Đó là sự tinh tế thâm thúy của người Trung Hoa so với phương Tây dù rằng việc sử dụng kị binh phương tây nắm rất rõ Tốt (hoặc Binh)

Binh pháp của Trung Hoa không giống như của Ấn Độ. Trên nền tảng quân sự của mình, người Trung Hoa đã sáng tạo ra cách bày quân như sau: Thứ nhất, lính tráng phải ra nơi biên ải để giữ gìn đất nước. Như vậy, sát với sông, người ta cắt cử 5 quân Tốt cách đều nhau để giữ tuyến đầu. Trận chiến bây giờ không nằm ở hai hàng dưới nữa mà đã được đẩy lên rất cao phía trên. Việc các quân Tốt chỉ có số lượng như vậy đã tránh được chuyện "bịt đường" như ở cờ vua, tạo sẵn ra 4 đường mở cho các quân bên dưới có thể năng động xông lên, thậm chí tấn công được ngay chứ không bị bó chân ngay từ đầu như ở cờ vua. Cách bố trí 5 quân Tốt này là phương án tối ưu nhất cho cấu trúc của bàn cờ, vì nếu là 4 hay 6 thì khó đặt ở bàn cờ cho cân đối. Quân Tốt ở đây tương tự như quân Tốt ở cờ vua, chúng đi thẳng theo chiều đứng và có thể ăn quân từng bước một. Khi Tốt qua được sông, chúng có thể đi và ăn theo chiều ngang. Không giống như trong cờ vua, chúng không có luật phong Hậu, hay Xe,... khi đi đến hết bàn cờ, lúc này, chúng được gọi là Tốt lụt. Việc mất mát một vài Tốt ngay từ đầu cũng không thành một "thảm họa" như trong cờ vua. Cách ghi nước đi

Trong các thế cờ, để ghi lại vị trí và sự dịch chuyển quân cờ, người ta thường ghi lại các nước đi như sau:

Dấu chấm (.) là tiến
Dấu gạch ngang (–) là đi ngang (bình)
Dấu gạch chéo (/) là lùi (thoái) Mỗi nước được ghi theo thứ tự: số thứ tự nước đi, tên quân cờ, vị trí và sự dịch chuyển quân cờ. Ví dụ, nước đầu, Đỏ đi Pháo 2 bình 5, bên Đen mã 8 tiến 7 thì ghi:
P2-5 M8.7 Nước thứ hai, Đỏ đưa Pháo ở cột 8 lùi 1 bước, Đen đưa Tốt cột 7 lên một bước.
P8/1 B7.1 Nếu Pháo (hay Mã, Xe) nằm trên một đường thì ghi Pt là Pháo trước, Ps là Pháo sau. Nếu có 3 Tốt nằm trên cùng một cột thì ký hiệu Bt (Binh trước), Bg (Binh giữa), Bs (Binh sau). Một số thủ thuật khi chơi Khai cuộc

Có rất nhiều dạng khai cuộc khác nhau, nhưng nói chung, có 2 loại chính: khai cuộc Pháo đầu và khai cuộc không Pháo đầu. Khai cuộc Pháo đầu

Tên của các khai cuộc được đặt tuỳ theo cách đi của bên đi sau, chỉ nêu vài loại chính: Thuận Pháo
Nghịch Pháo (Liệt Pháo)
Bán đồ Liệt Pháo
Pháo đầu đối Bình phong Mã
Pháo đầu đối Phản cung Mã
Pháo đầu đối Đơn đề Mã
Pháo đầu đối Phi Tượng
Pháo đầu đối Uyên ương Pháo
Pháo đầu đối Quy bối Pháo Khai cuộc không Pháo đầu

Tiến Tốt (Tiên nhân chỉ lộ)
Khởi Mã cuộc
Phi Tượng cuộc
Quá cung Pháo
Sĩ Giác Pháo
Quá cung Liễm Pháo​

Gửi các Bác thích học chơi cờ (còn tiếp)
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom