Từ tên chi nhánh nhảy ra tỉnh (2 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Nhoccoccan225

Thành viên mới
Tham gia
9/12/17
Bài viết
9
Được thích
0
Giới tính
Nữ
chào mọi người ạ!
em có danh sách các chi nhánh giao dịch, nhưng lại không theo cấu trúc nhất định
VD: lúc là "PGD chi nhánh Hoàn Kiếm" , lúc lại "Phòng giao dịch Ba Đình"
Có cách nào để từ các danh sách chi nhánh đó, nhận diện được tên "Hoàn Kiếm, Ba Đình" để nhảy ra được tên TỈNH, ví dụ là Hà Nội không ạ?
em có danh sách tỉnh nào thì gồm chi nhánh nào ạ
mong mọi người giúp em với ạ. em cảm ơn nhiều ạ
 

File đính kèm

Lần chỉnh sửa cuối:
Bạn gửi file dữ liệu đó lên đi.
 
chào mọi người ạ!
em có danh sách các chi nhánh giao dịch, nhưng lại không theo cấu trúc nhất định
VD: lúc là "PGD chi nhánh Hoàn Kiếm" , lúc lại "Phòng giao dịch Ba Đình"
Có cách nào để từ các danh sách chi nhánh đó, nhận diện được tên "Hoàn Kiếm, Ba Đình" để nhảy ra được tên TỈNH, ví dụ là Hà Nội không ạ?
em có danh sách tỉnh nào thì gồm chi nhánh nào ạ
mong mọi người giúp em với ạ. em cảm ơn nhiều ạ
Bạn thử xem đúng không nhé.
 

File đính kèm

chào mọi người ạ!
em có danh sách các chi nhánh giao dịch, nhưng lại không theo cấu trúc nhất định
VD: lúc là "PGD chi nhánh Hoàn Kiếm" , lúc lại "Phòng giao dịch Ba Đình"
Có cách nào để từ các danh sách chi nhánh đó, nhận diện được tên "Hoàn Kiếm, Ba Đình" để nhảy ra được tên TỈNH, ví dụ là Hà Nội không ạ?
em có danh sách tỉnh nào thì gồm chi nhánh nào ạ
mong mọi người giúp em với ạ. em cảm ơn nhiều ạ
Thử:
Mã:
E2=LOOKUP(2,1/MMULT(--ISNUMBER(SEARCH('Danh sách'!$A$2:$B$16,'Tông hợp'!D2)),{1;1}),'Danh sách'!$A$2:$A$16)
Enter, fill xuống.

Thân
 

File đính kèm

bạn ơi, cho mình hỏi "--" trong lệnh (--ISNUMBER) có ý nghĩa gì ạ? cảm ơn bạn
ISNUMBER(_) là hàm xác định Ô/Vùng/Mảng trong đối số của nó có phải là 1 số hay không, nếu là số nó trả về TRUE, nếu không là số nó trả về FALSE.

Để biến đổi các giá trị luận lý thành con số (TRUE sẽ thành 1, FALSE sẽ thành 0), người ta thường dùng các cách sau:
  1. Dùng: -- (giống ngày xưa bạn học toán đại số: một số âm -a, nếu thêm dấu trừ nữa thì thành dương --a = +a)
  2. Nhân hoặc Chia cho 1: 1*(TRUE/FALSE) ; (TRUE/FALSE)/1
  3. Cộng hoặc Trừ với số 0.
  4. Cộng Trừ Nhân Chia: của 2 trị Luận Lý,
    • TRUE*FALSE= 0
    • TRUE+(-) FALSE=1
    • FALSE/TRUE= 0
    • TRUE+TRUE= 2
  5. Dùng hàm N(TRUE/FALSE)= 1/0
Thân
 
Lần chỉnh sửa cuối:
... Dùng: -- (giống ngày xưa bạn học toán đại số: một số âm -a, nếu thêm dấu trừ nữa thì thành dương --a = +a)...
Trong công thức, dấu trừ có nghĩa là đổi dấu một con số. Hai dấu trừ liên tiếp là đổi dấu hai lần, tức là trở về số cũ.

Theo kỹ thuật thì đây là phép ép kiểu. Tiếng trong nghề gọi là type coercion.
Bảng tính Excel cho phép ép kiểu để làm việc cho thuận tiện.
Trong bảng tính, kiểu Boolean nếu ép sang dạng số sẽ được định là 1 cho True và 0 cho False. (Lưu ý là chỉ trong bảng tính thôi; trong VBA thì định nghĩa True là -1.)
Tuy nhiên, kiểu Boolean cũng có thể ép sang dạng khác, như Text.
Bình thường thì hàm Excel có thể tự đoán ra cách ép kiểu theo từng tình huống để làm việc. Trong nghề gọi cái này là implicit.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp khó đoán, và Excel có thể đoán lầm (ví dụ ép sang text thay vì số!). Và để công thức không bị lẫn lộn, người viết hàm dùng phép ép kiểu bắt buộc - tiếng nghề là explicit.
Có nhiều phép ép kiểu bắt buộc từ text hoặc boolean sang số. Nhưng cách dễ nhất là nhân nó cho 1, hoặc cộng nó cho 0. Lý do: khi gặp phép tính này, Excel tự động biết cần ép kiểu sang số, không có gì để phân vân cả.
Riêng trong bảng tính thì người ra khám phá ra rằng nếu dùng phép đổi dấu (nhân -1) thì cũng ép kiểu được. Và do cấu trúc máy tính, phép đổi dấu nhanh hơn phép nhân hoặc cộng.
Cuối cùng thì người viết công thức kinh nghiệm chấp nhận rằng đổi dấu 2 lần (lần thứ nhất đổi thành số đối, lần thứ hai đổi trở lại) là cách ép kiểu sang số hữu hiệu nhất.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom