Tìm giá trị theo khoảng giới hạn trên và giới hạn dưới (2 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

bena2207

Thành viên mới
Tham gia
25/7/18
Bài viết
9
Được thích
3
Xin chào mọi người,
Xin nhờ mọi người chỉ giáo giùm mình vấn đề trong file excel đính kèm. Vấn đề là mình có các giá trị phần trăm tương ứng với những khoảng giá trị. Nếu cho mình một số bất kì thì mình phải dùng các hàm nào để chạy ra được giá trị phần trăm tương ứng.
Rất mong các cao thủ chỉ giáo giùm mình. Ngàn lần đa tạ
1f603.png
 

File đính kèm

Xin chào mọi người,
Xin nhờ mọi người chỉ giáo giùm mình vấn đề trong file excel đính kèm. Vấn đề là mình có các giá trị phần trăm tương ứng với những khoảng giá trị. Nếu cho mình một số bất kì thì mình phải dùng các hàm nào để chạy ra được giá trị phần trăm tương ứng.
Rất mong các cao thủ chỉ giáo giùm mình. Ngàn lần đa tạ
1f603.png
Thử:
F4=VLOOKUP(E4,$B$4:$C$100,2,1)
Hoặc:
F4=VLOOKUP(E4,$B$4:$C$100,2)
Enter fill xuống.
Thân
 
Mình làm được rồi. Cảm ơn bạn nhiều nhé. Đơn giản không ngờ :D
Bạn cho mình hỏi có công thức gì mà mình cũng xét cả cận trên và cận dưới luôn không?
 
Mình làm được rồi. Cảm ơn bạn nhiều nhé. Đơn giản không ngờ :D
Bạn cho mình hỏi có công thức gì mà mình cũng xét cả cận trên và cận dưới luôn không?
Có, dòng họ lookup() luôn:
F4=LOOKUP(2,1/(E4>=$B$4:$B$100)/(E4<=$A$4:$A$100),$C$4:$C$100)
Hoặc:
F4=SUMIFS($C$4:$C$100,$B$4:$B$100,"<="&E4,$A$4:$A$100,">="&E4)
Enter fill xuống.

Nhưng suy cho cùng hàm Vlookup(....,1) như trên là gồm đủ cận dưới và cận trên. Ví dụ:
  • Dựa trên các số bạn xét là số nguyên dương, thì với giá trị 20 đem so với Vùng {0;51;....}, tức 20 nằm trong khoảng từ 0 (cận dưới) đến 50 (cận trên dù bị ẩn đi) của mức 1, còn 51 là cận dưới của mức 2. Nên dùng công thức có đủ 2 cận như Lookup() và Sumif() như trên là hơi thừa.
  • Riêng nếu là số thực, thì với mức 1 nó có ý nghĩa từ 0 là cận dưới đến 50,99999999999999.... (Tức <51) là cận trên.
Ngoài ra dùng =LOOKUP(E4,$B$4:$B$100,$C$4:$C$100) thì hoàn toàn giống với Vlookup(....,1)

Thân
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Có, dòng họ lookup() luôn:
F4=LOOKUP(2,1/(E4>=$B$4:$B$100)/(E4<=$A$4:$A$100),$C$4:$C$100)
Hoặc:
F4=SUMIFS($C$4:$C$100,$B$4:$B$100,"<="&E4,$A$4:$A$100,">="&E4)
Enter fill xuống.

Nhưng suy cho cùng hàm Vlookup(....,1) như trên là gồm đủ cận dưới và cận trên. Ví dụ:
  • Dựa trên các số bạn xét là số nguyên dương, thì với giá trị 20 đem so với Vùng {0;51;....}, tức 20 nằm trong khoảng từ 0 (cận dưới) đến 50 (cận trên dù bị ẩn đi) của mức 1, còn 51 là cận dưới của mức 2. Nên dùng công thức có đủ 2 cận như Lookup() và Sumif() như trên là hơi thừa.
  • Riêng nếu là số thực, thì với mức 1 nó có ý nghĩa từ 0 là cận dưới đến 50,99999999999999.... (Tức <51) là cận trên.
Ngoài ra dùng =LOOKUP(E4,$B$4:$B$100,$C$4:$C$100) thì hoàn toàn giống với Vlookup(....,1)

Thân
Bài đã được tự động gộp:

Rất rất là cảm ơn bạn nhé Phan Thế Hiệp, qua chỉ dẫn của bạn mình lại học được thêm một ít :)
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom