So sánh 96^69 với 69^96

Liên hệ QC
Status
Không mở trả lời sau này.
Cháu có hỏi mấy tay ở ban dân số và kết quả là hai phép tính đó bằng nhau. Tại sao như vậy thì không giải thích
Làm sao bằng nhau được.

9 nâng lên lũy thừa chẵn cho kết quả tận cùng bằng 1. (Vậy 9 năng lên lũy thừa lẻ sẽ cho kết quả tận cùng bằng 9.) 69^96 cho kết quả tận cùng bằng 1.

6 nâng lên lũy thừa bất kỳ cho kết quả tận cùng bằng 6. Tức 96^69 tận cùng bằng 6.

Số tận cùng bằng 1 không thể bằng số tận cùng bằng 6 được. Quá đơn giản. :D
 
Hình như chú batman1 thuộc lớp thanh niên Việt Nam ưu tú được tuyển chọn qua Đông Âu đào tạo phải không ạ? Chú học chuyên ngành gì bên đó mà hiểu về tin học với toán quá? Còn mấy thắc mắc về chú rất mong được biết thêm. Nếu câu hỏi có gì không phải mong chú bỏ qua.
 
Hình như chú batman1 thuộc lớp thanh niên Việt Nam ưu tú được tuyển chọn qua Đông Âu đào tạo phải không ạ? Chú học chuyên ngành gì bên đó mà hiểu về tin học với toán quá? Còn mấy thắc mắc về chú rất mong được biết thêm. Nếu câu hỏi có gì không phải mong chú bỏ qua.
Lập trình thì tôi bắt đầu đam mê từ những năm 199x, cùng với hđh Windows. Còn Toán thì đam mê từ những năm đi học > 50 năm trước. Có thể nói đó là mối tình đầu. Tôi học được, không có khó khăn với các môn tự nhiên. Tôi học ngành kỹ thuật thôi. Tôi chỉ muốn tiết lộ thế thôi.
 
Lập trình thì tôi bắt đầu đam mê từ những năm 199x, cùng với hđh Windows. Còn Toán thì đam mê từ những năm đi học > 50 năm trước. Có thể nói đó là mối tình đầu. Tôi học được, không có khó khăn với các môn tự nhiên. Tôi học ngành kỹ thuật thôi. Tôi chỉ muốn tiết lộ thế thôi.
Có lẽ chú batman1 là số ít thanh niên ưu tú Việt Nam nắm bắt được cơ hội phát triển bản thân ở nước ngoài vào cái thời biến động ấy. Việt Nam từng có hai người đoạt điểm tuyệt đối Olympiad (Olympic toán). Người trẻ nhất là Ngô Bảo Châu, nhờ sớm qua Pháp mà sau này ông đã có thành tựu nổi danh thế giới. Còn người đàn anh là Lê Bá Khánh Trình từng du học Liên Xô (trước khi tan rã), nhưng về làm việc trong nước thì chả ai biết đến công trình nghiên cứu nào của ông cả dù đã là tiến sỹ. Nếu ông Khánh Trình trẻ hơn 1-2 tuổi để nắm được những cơ hội không ngờ trong thời khắc rung chuyển Liên Xô biết đâu sự nghiệp đã khác.
 
Có lẽ chú batman1 là số ít thanh niên ưu tú Việt Nam nắm bắt được cơ hội phát triển bản thân ở nước ngoài vào cái thời biến động ấy. Việt Nam từng có hai người đoạt điểm tuyệt đối Olympiad (Olympic toán). Người trẻ nhất là Ngô Bảo Châu, nhờ sớm qua Pháp mà sau này ông đã có thành tựu nổi danh thế giới. Còn người đàn anh là Lê Bá Khánh Trình từng du học Liên Xô (trước khi tan rã), nhưng về làm việc trong nước thì chả ai biết đến công trình nghiên cứu nào của ông cả dù đã là tiến sỹ. Nếu ông Khánh Trình trẻ hơn 1-2 tuổi để nắm được những cơ hội không ngờ trong thời khắc rung chuyển Liên Xô biết đâu sự nghiệp đã khác.
"thanh niên ưu tú Việt Nam" là gì vậy? nam thanh nữ tú Việt Nam thi quốc tế thường là "gà chọi", Ngô Bảo Châu và Lê Bá Khánh Trình khác biệt là người học ở Pháp trọng dụng và tạo điều kiện nhân tài phát triển, người kia học ở Liên Xô ...
 
Ô. bà xưa hay nói câu:
'/-(ọc tài thi phận'

Giờ nên cải tiến câu này thành
' Thi tài, thị phận'

he, he, he,. . . .
 
Có lẽ chú batman1 là số ít thanh niên ưu tú Việt Nam nắm bắt được cơ hội phát triển bản thân ở nước ngoài vào cái thời biến động ấy. Việt Nam từng có hai người đoạt điểm tuyệt đối Olympiad (Olympic toán). Người trẻ nhất là Ngô Bảo Châu, nhờ sớm qua Pháp mà sau này ông đã có thành tựu nổi danh thế giới. Còn người đàn anh là Lê Bá Khánh Trình từng du học Liên Xô (trước khi tan rã), nhưng về làm việc trong nước thì chả ai biết đến công trình nghiên cứu nào của ông cả dù đã là tiến sỹ. Nếu ông Khánh Trình trẻ hơn 1-2 tuổi để nắm được những cơ hội không ngờ trong thời khắc rung chuyển Liên Xô biết đâu sự nghiệp đã khác.
Trường hợp của tôi thì tôi không muốn nói, vì tôi không muốn tiết lộ mình là ai. Nhưng bạn cần nhớ là ngoài những người tài giỏi như Ngô Bảo Châu hay rất rất nhiều người đạt huy chương trong các kỳ thi quốc tế thì còn rất nhiều người bình thường khác. Mỗi năm trong các kỳ thi vào ĐH người ta chọn những người có số điểm cao nhất bắt đầu từ ... để gửi đi học. Tất nhiên cũng có yếu tố "con ông con tôi" và các yếu tố khác. Vd. anh A này có điểm cao hơn "điểm sàn", hơn anh B, nhưng anh B đi còn anh A ở lại đi bộ đội vì nhà chưa ai đi lính (?).
Tôi đã nói nhiều lần rồi. Ai muốn bàn gì cứ bàn nhưng đừng lôi tôi ra. Tôi không muốn nói thêm gì về mình đâu. Và mọi kiểu "tác động", nếu có, để tôi "phun ra" không có tác dụng đối với tôi đâu.
 
"thanh niên ưu tú Việt Nam" là gì vậy? nam thanh nữ tú Việt Nam thi quốc tế thường là "gà chọi", Ngô Bảo Châu và Lê Bá Khánh Trình khác biệt là người học ở Pháp trọng dụng và tạo điều kiện nhân tài phát triển, người kia học ở Liên Xô ...
Trước đây nhà nước mỗi năm chọn ra hàng trăm thanh niên tốt nghiệp phổ thông là con em cán bộ hoặc những sinh viên xuất sắc qua học ở các nước XHCN phát triển để nhờ họ đào tạo thành các nhân lực có trình độ nhằm xây dựng đất nước trong tương lai. Cách đây hơn 30 năm, người tốt nghiệp phổ thông hiếm hơn cả cử nhân bây giờ, thậm chí chỉ cần tốt nghiệp THCS là đủ tiêu chuẩn học cao đẳng (hệ 9+3). Một số người trong số đó sau này đã thành danh chẳng hạn Phạm Nhật Vượng - con một quân nhân (sinh viên xuất sắc trong môn Toán Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội), bầu Kiên - con một hiệu trưởng trường THPT, Lê Bá Khánh Trình - người đoạt điểm tuyệt đối Olympiad.

Nếu Khánh Trình ở lại Liên Xô hay Nga cũng có thể tạo ra nhiều thành tựu lớn vì nền toán học ở đây rất phát triển. Chỉ mấy anh kém hiểu biết mới đánh giá thấp Liên Xô hay Nga thôi.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Trước đây nhà nước mỗi năm chọn ra hàng trăm thanh niên tốt nghiệp phổ thông là con em cán bộ hoặc những sinh viên xuất sắc qua học ở các nước XHCN phát triển để nhờ họ đào tạo thành các nhân lực có trình độ nhằm xây dựng đất nước trong tương lai. Cách đây hơn 30 năm, người tốt nghiệp phổ thông hiếm hơn cả cử nhân bây giờ, thậm chí chỉ cần tốt nghiệp THCS là đủ tiêu chuẩn học cao đẳng (hệ 9+3). Một số người trong số đó sau này đã thành danh chẳng hạn Phạm Nhật Vượng - con một quân nhân (sinh viên xuất sắc trong môn Toán Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội), bầu Kiên - con một hiệu trưởng trường THPT, Lê Bá Khánh Trình - người đoạt điểm tuyệt đối Olympiad.

Nếu Khánh Trình ở lại Liên Xô hay Nga cũng có thể tạo ra nhiều thành tựu lớn vì nền toán học ở đây rất phát triển. Chỉ mấy anh kém hiểu biết mới đánh giá thấp Liên Xô hay Nga thôi.
Trong cơ quan, các đồng nghiệp lớn tuổi hầu hết được đào tạo từ các nước đông âu, vài người từ anh bạn láng giềng phương bắc, các anh chị kể nhiều chuyện vui về "chất lượng đào tạo hữu nghị của các nước anh em", khó tin nhất là có người lấy tiến sỉ Liên Xô nhưng không rành tiếng Nga, chuyên gia Nga qua làm việc cần người phiên dịch, các vị nầy lặn hết phải nhờ các em được đào tạo tại Việt Nam
Những người hiểu biết đều đánh giá cao nền khoa học của nước Nga, và Khánh Trình trốn ở lại Nga sẽ là sai lầm tệ hại về mặt nghiên cứu khoa học nhưng có thể thành doanh nhân bươn chải nơi chợ trời. Chưa nghe nói nhà khoa học gốc Việt Nam thành danh ở Nga, nhưng từ xa xưa đã có rất nhiều nhà khoa học gốc Việt thành danh ở các phương tây.
 
Trong cơ quan, các đồng nghiệp lớn tuổi hầu hết được đào tạo từ các nước đông âu, vài người từ anh bạn láng giềng phương bắc, các anh chị kể nhiều chuyện vui về "chất lượng đào tạo hữu nghị của các nước anh em", khó tin nhất là có người lấy tiến sỉ Liên Xô nhưng không rành tiếng Nga, chuyên gia Nga qua làm việc cần người phiên dịch, các vị nầy lặn hết phải nhờ các em được đào tạo tại Việt Nam
Những người hiểu biết đều đánh giá cao nền khoa học của nước Nga, và Khánh Trình trốn ở lại Nga sẽ là sai lầm tệ hại về mặt nghiên cứu khoa học nhưng có thể thành doanh nhân bươn chải nơi chợ trời. Chưa nghe nói nhà khoa học gốc Việt Nam thành danh ở Nga, nhưng từ xa xưa đã có rất nhiều nhà khoa học gốc Việt thành danh ở các phương tây.
Số sinh viên gốc Việt vào đại học Harvard đến nay phải đến hàng chục nhưng kỳ lạ là sau tốt nghiệp hầu như không phải ai cũng đạt được danh tiếng tương xứng với ngôi trường danh giá họ từng học. Theo kiểu suy luận của HieuCD có thể đánh giá rằng Harvard là cái trường cùi bắp vì toàn đạo tạo ra những người không tiếng tăm?

HieuCD đang dùng tầm hiểu biết của bản thân để đánh giá cả một nền toán học tầm cỡ. Với tầm hiểu biết này chắc bạn không biết một trong những thiên tài đương đại là Perelman - một nhà toán học người Nga. Với những khám phá to lớn trong toán học, rất nhiều những giải thưởng danh giá nhất, uy tín nhất được đề nghị trao cho ông nhưng đều bị ông chối từ. Ông ta từng từ chối huy chương Fields - giải thưởng danh giá nhất trong sự nghiệp tới nay của giáo sư Ngô Bảo Châu mà dân ta xưng tụng như là Nobel toán học. Ông cũng đã bác bỏ một giải thưởng vinh dự khác từ Hiệp hội Toán học châu Âu Sốc hơn khi ông ta từ chối luôn giải thưởng Thiên niên kỷ trong lĩnh vực toán học với giá trị tiền thưởng lên đến một triệu đô la.

Dù nhận được nhiều lời mời gọi từ các viện nghiên cứu nổi tiếng khắp thế giới nhưng gần như toàn bộ sự nghiệp toán học của ông gắn liền với nước Nga. Theo HieuCD một nền toán học bình thường như Nga liệu sản sinh ra một thiên tài xuất chúng như thế không?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Số sinh viên gốc Việt vào đại học Harvard đến nay phải đến hàng chục nhưng kỳ lạ là sau tốt nghiệp hầu như không phải ai cũng đạt được danh tiếng tương xứng với ngôi trường danh giá họ từng học. Theo kiểu suy luận của HieuCD có thể đánh giá rằng Harvard là cái trường cùi bắp vì toàn đạo tạo ra những người không tiếng tăm?

HieuCD đang dùng tầm hiểu biết của bản thân để đánh giá cả một nền toán học tầm cỡ. Với tầm hiểu biết này chắc bạn không biết một trong những thiên tài đương đại là Perelman - một nhà toán học người Nga. Với những khám phá to lớn trong toán học, rất nhiều những giải thưởng danh giá nhất, uy tín nhất được đề nghị trao cho ông nhưng đều bị ông chối từ. Ông ta từng từ chối huy chương Fields - giải thưởng danh giá nhất trong sự nghiệp tới nay của giáo sư Ngô Bảo Châu mà dân ta xưng tụng như là Nobel toán học. Ông cũng đã bác bỏ một giải thưởng vinh dự khác từ Hiệp hội Toán học châu Âu Sốc hơn khi ông ta từ chối luôn giải thưởng Thiên niên kỷ trong lĩnh vực toán học với giá trị tiền thưởng lên đến một triệu đô la.

Dù nhận được nhiều lời mời gọi từ các viện nghiên cứu nổi tiếng khắp thế giới nhưng gần như toàn bộ sự nghiệp toán học của ông gắn liền với nước Nga. Theo HieuCD một nền toán học bình thường như Nga liệu sản sinh ra một thiên tài xuất chúng như thế không?
Các bài trên không có lời nào chê bai nền toán học nước Nga chỉ có khen ngợi mờ, chỉ khẳng định Khánh Trình trốn ở lại Nga sẽ thành "công dân hạng 2" không có cách nào tiếp tục nghiên cứu toán.
 
Các bài trên không có lời nào chê bai nền toán học nước Nga chỉ có khen ngợi mờ, chỉ khẳng định Khánh Trình trốn ở lại Nga sẽ thành "công dân hạng 2" không có cách nào tiếp tục nghiên cứu toán.
Nếu ông Khánh Trình có nguyện vọng ở lại và được chấp thuận thì sao gọi là "trốn"? Bản thân ông Châu ở lại Pháp là xuất phát từ nguyên vọng cá nhân đấy chứ. Hay theo HieuCD, mọi nhân tài được đưa đi học ở nước ngoài nhưng không về nước đều là do "trốn" ????

Từ đầu đến giờ, tôi cũng không hề khẳng định HieuCD chê bai nền toán học Nga, thực tế là tôi chỉ đặt câu hỏi cho bạn (cứ xem lại sẽ thấy). Nhưng giọng điệu của bạn thì ít nhiều phản ánh cái nhìn của bạn dành cho nó. Còn những khen ngợi dành cho Nga thật ra cũng chỉ mình tôi nói. Ok?
 
Nếu ông Khánh Trình có nguyện vọng ở lại và được chấp thuận thì sao gọi là "trốn"? Bản thân ông Châu ở lại Pháp là xuất phát từ nguyên vọng cá nhân đấy chứ. Hay theo HieuCD, mọi nhân tài được đưa đi học ở nước ngoài nhưng không về nước đều là do "trốn" ????

Từ đầu đến giờ, tôi cũng không hề khẳng định HieuCD chê bai nền toán học Nga, thực tế là tôi chỉ đặt câu hỏi cho bạn (cứ xem lại sẽ thấy). Nhưng giọng điệu của bạn thì ít nhiều phản ánh cái nhìn của bạn dành cho nó. Còn những khen ngợi dành cho Nga thật ra cũng chỉ mình tôi nói. Ok?
Nhà nước đưa đi đào tạo với thỏa thuận phải về nước phục vụ, không về là trốn tránh nghĩa vụ. Dừng ở đây, không muốn nhắc lại thời đói khổ vì áp dụng kiến thức học được từ các nước anh em
 
Nhà nước đưa đi đào tạo với thỏa thuận phải về nước phục vụ, không về là trốn tránh nghĩa vụ.
Theo HieuCD tất cả những người được đưa sang nước ngoài học tập nhưng không trở về đều là "trốn tránh nghĩa vụ" cho dù họ có nguyện vọng ở lại và được chấp nhận phải không? Thế trường hợp của ông Bảo Châu là sao? Cùng câu hỏi này cho ông Đặng Thái Sơn - học tại Nhạc viện Quốc gia Tchaikovsky ở Moskva?
thời đói khổ vì áp dụng kiến thức học được từ các nước anh em
HieuCD có biết bà Mai Kiều Liên -lãnh đạo Vinamilk từng học chuyên ngành chế biến thịt sữa ở Liên Xô. Hay Hoàng Tụy từng đạt phó Tiến Sỹ ở Liên Xô - nhà toán học người Việt theo tôi là tài năng nhất từ xưa đến nay. Tên ông được vinh dự gắn liền một số lý thuyết, chuyên ngành toán học tương tự như các ông Pythagoras,Viète, Newton, Pascal... (điều mà GS Ngô Bảo Châu cũng không có được). Hai con người này đạt được sự thành công to lớn một phần là nhờ áp dụng những kiến thức họ học ở Liên Xô.

Với tầm hiểu biết của HieuCD, ngoài mấy đồng nghiệp ra thì chắc anh cũng chả biết đến ông bà Việt Nam nào nổi tiếng từng học bên khối XHCN phải không?
 
Phải nói rằng trước những năm 70, trình độ khoa học của Nước Nga XV đạt nhiều thành tựu trong một số lĩnh vực mũi nhọn trên thế giới:
Nhưng sau đó Mĩ vượt lên, nổi bật trong cônghệ vũ trụ.

Còn cái chuyện học & hành mình đã nói trên rồi; Có người học giỏi nhưng chỉ làm giáo viên sau này mà thôi; Nhưng có nhiều người học dỡ ệ, không bằng cấp gì sất, nhưng lại có sáng kiến, phát minh & đạt nhiều thành tựu trong các lĩnh vực khác nhau.

Tóm lại ngóc ngánh nào cũng có ví dụ cao thấp hay không thể quơ cả nắm hay lấy cột cờ để chưng mình điều gì đó của bó đủa

Chúc mọi người vui khỏe trãi qua mùa dịch lần thứ IV!
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Web KT
Back
Top Bottom