Sai lầm khi vay tiền ở ngân hàng

Liên hệ QC
Cả 2 bác đều hiểu nhầm lẫn nhau:
Nguyễn Xuân Sơn đã viết:
thì lãi hàng tháng phải trả nó sẽ là:
10 tr x (8%/12) = 0,666667 Trđ thôi.
Bác Xuân Sơn tính theo cách lãi trả hàng tháng Gốc trả 1 lần khi đáo hạn.

Nhưng cũng có 1 tí xiu sai: lãi hàng tháng : 10 tr x (8%/12) = 0,0666667 tr. (66.666 đ)

kongcom đã viết:
Trả cả gốc thì phải là :10 tr x (108%/12) = 0,9tr / tháng
Còn Bác Kongcòm thì tính trả gốc và lãi đều nhau từng kỳ đến khi hết.

Đừng hiểu nhầm nhau! Cùng 1 khoản vay, 2 cách trả (gốc và lãi), 2 công thức tính khác nhau, kết quả dĩ nhiên phải khác nhau. Ai cũng đúng!

À mà chủ đề này, ai cũng đúng. Thử đọc lại cho kỹ và suy gẫm xem! Người làm trong ngân hàng đúng, người làm tín dụng đúng, người đi vay đúng, người đi mua trả góp cũng đúng. Vì ai cũng nói đến thực tế mình gặp phải mà!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Các ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay hay có cái trò tính lãi trên số dư gốc như vậy. Các bác nào đi vay tiền mà gà dễ ko đọc kỹ hợp đồng hoặc là hiểu mù mờ về cách tính lãi của nó thì lúc đấy cũng đã muộn.
 
Mình không chuyên về excel có bạn nào có thể giúp mình tạo một bảng tính cho 02 trường hợp vay như sau:
1. VAY TRẢ GÓP số tiền vay : 100.000.000
Lãi suất: 1.2% và trả gốc hàng tháng 5.000.000 đồng.
2. VAY VỐN KINH DOANH: quay vòng 3 tháng - lãi suất 0.95%
VD: Lần 1 vay vào ngày 08/10: 200tr (hạn trả nợ: 08/01 năm sau)
trả bớt 120 tr vào ngày 20/11 và:
Lần 2 vay vào ngày 30/12: 50tr (hạn trả nợ: 30/03)

Xin mọi người chỉ giáo cho mình. Xin đa tạ nhiều
 
Bây giờ ngân hàng nào cho vay trả góp mà lãi suất thực > 21%/năm, các bạn cứ báo về đường dây nóng của NHNN, thanks
 
Mình không chuyên về excel có bạn nào có thể giúp mình tạo một bảng tính cho 02 trường hợp vay như sau:
1. VAY TRẢ GÓP số tiền vay : 100.000.000
Lãi suất: 1.2% và trả gốc hàng tháng 5.000.000 đồng.
2. VAY VỐN KINH DOANH: quay vòng 3 tháng - lãi suất 0.95%
VD: Lần 1 vay vào ngày 08/10: 200tr (hạn trả nợ: 08/01 năm sau)
trả bớt 120 tr vào ngày 20/11 và:
Lần 2 vay vào ngày 30/12: 50tr (hạn trả nợ: 30/03)

Xin mọi người chỉ giáo cho mình. Xin đa tạ nhiều


Vay trả góp thì số tiền gốc trả hàng tháng bắt buộc bắng số tiền vay/số tháng, không tự quyết định được là 5 triệu như bạn nói.
 
Theo tôi thì bạn workman đã quá lo lắng rồi, tôi thì lại nghĩ, những giám đốc chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng cổ phần nào dám làm thế, thì đó không phải là những ngân hàng, mà là những cái chợ lẻ. Cái trò tính lãi kiểu đó chẳng thể lừa được một ai,kể cả những em bé năm tuổi. Và tôi nghe cái kiểu đó chẳng thấy có lý tí nào cả
 
Trên forum này có nhiều cao thủ về excel và tài chính, mình cũng là dân tài chính - ngân hàng, xin phép chia xẻ một vài ý kiến. Với 2 hình thức tính lãi chủ yếu là lãi theo dư nợ giảm dần và lãi theo nợ gốc. Mỗi cách tính lãi đều có đặc điểm riêng. Với hình thức tính lãi theo dự nợ giảm dần thì sau mỗi tháng số vốn còn lại của tháng sau thấp hơn tháng trước nên số tiền lãi sẽ giảm dần. Do đó kỳ đầu và kỳ cuối cùng sẽ có sự chênh lệch rất lớn về số tiền phải thanh toán vì kỳ đầu là lãi của toàn bộ vốn vay ban đầu, còn kỳ cuối vốn đã được trả gần hết, chỉ còn một kỳ cuối cùng thôi nên lãi là không đáng kể so với kỳ đầu. Người đi vay sẽ thấy mỗi tháng mình trả ít dần đi, tâm lý sẽ nhẹ nhàng hơn nhưng việc phải chịu áp lực thanh toán ở những kỳ đầu là khá mệt mỏi! Còn hình thức lãi theo nợ gốc thì tất cả các kỳ đều trả bằng nhau và tất nhiên lãi suất áp dụng phải thấp hơn vì nợ gốc để tính lãi không được trừ dần. Người đi vay tiền sẽ trả đều hàng tháng nên sẽ phù hợp với hình thức cho vay tín chấp cá nhân (nguồn trả nợ chủ yếu từ lương, số tiền cho vay thường không lớn như cho vay thế chấp) và họ có thể kế hoạch được việc thu chi hàng tháng một cách dễ dàng. Trong thực tế, hình thức trả lãi theo nợ gốc cũng được các ngân hàng áp dụng cho tất cả các khoản vay nhưng ít có khách hàng nào đồng ý (đối với các khoản vay thế chấp có trị giá lớn)! Theo mình thấy, hai loại LS trên chênh lệch nhau khoảng chừng 30%. Việc tính toán con số cụ thể trên excel quá đơn giản trong cả 2 trường hợp và KH được quyền chọn lựa theo tính toán của mình. Vài dòng chia xẻ với mọi người
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Trên forum này có nhiều cao thủ về excel và tài chính, mình cũng là dân tài chính - ngân hàng, xin phép chia xẻ một vài ý kiến Với 2 hình thức tính lãi chủ yếu là lãi theo dư nợ giảm dần và lãi theo nợ gốc.

Mỗi cách tính lãi đều có đặc điểm riêng. Với hình thức tính lãi theo dự nợ giảm dần thì sau mỗi tháng số vốn còn lại của tháng sau thấp hơn tháng trước nên số tiền lãi sẽ giảm dần. Do đó kỳ đầu và kỳ cuối cùng sẽ có sự chênh lệch rất lớn về số tiền phải thanh toán vì kỳ đầu là lãi của toàn bộ vốn vay ban đầu, còn kỳ cuối vốn đã được trả gần hết, chỉ còn một kỳ cuối cùng thôi nên lãi là không đáng kể so với kỳ đầu. Người đi vay sẽ thấy mỗi tháng mình trả ít dần đi, tâm lý sẽ nhẹ nhàng hơn nhưng việc phải chịu áp lực thanh toán ở những kỳ đầu là khá mệt mỏi!

Còn hình thức lãi theo nợ gốc thì tất cả các kỳ đều trả bằng nhau và tất nhiên lãi suất áp dụng phải thấp hơn vì nợ gốc để tính lãi không được trừ dần. Người đi vay tiền sẽ trả đều hàng tháng nên sẽ phù hợp với hình thức cho vay tín chấp cá nhân (nguồn trả nợ chủ yếu từ lương, số tiền cho vay thường không lớn như cho vay thế chấp) và họ có thể kế hoạch được việc thu chi hàng tháng một cách dễ dàng.

Trong thực tế, hình thức trả lãi theo nợ gốc cũng được các ngân hàng áp dụng cho tất cả các khoản vay nhưng ít có khách hàng nào đồng ý (đối với các khoản vay thế chấp có trị giá lớn)! Theo mình thấy, hai loại LS trên chênh lệch nhau khoảng chừng 30%. Việc tính toán con số cụ thể trên excel quá đơn giản trong cả 2 trường hợp và KH được quyền chọn lựa theo tính toán của mình. Vài dòng chia xẻ với mọi người

Với cùng thời hạn vay, cùng số kỳ hạn, cùng số tiền vay thì khách hàng lựa chọn được áp lãi trên dư nợ giảm dần hay dư nợ ban đầu. Liệu khách hàng có chịu khi hiểu rõ: Nếu áp lãi theo dư nợ ban đầu thì lãi suất danh nghĩa sẽ thấp hơn, song tổng lãi phải trả lại cao hơn (nhiều) so với tổng lãi phải trả nếu áp lãi trên dư nợ giảm dần? Nếu khách hàng lựa chọn tính lãi trên dư nợ gốc song tổng lãi phải trả thì bằng với nếu tính lãi trên dư nợ giảm dần - có lý lẽ gì để ngân hàng không đồng ý?
 
Vay trả góp thì số tiền gốc trả hàng tháng bắt buộc bắng số tiền vay/số tháng, không tự quyết định được là 5 triệu như bạn nói.

Thì đúng như vậy mà bạn, mỗi tháng trả 5 triệu, trả trong 20 tháng thì hết nợ! Người ta nói 5 triệu 1 tháng chứ người ta đâu có nói quyết định trả 5 triệu 1 tháng đâu!
 
Có ai biết vấn đến làm sao để đáo hạn sớm hơn dự định mà không phải mất 1tr tiền lệ phí đáo hạn sớm không? Em bị mất tiền này oan quá!
Thân.
 
Vâng, dân tài chính mới phân biệt 2 khái niệm lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực. Lãi suất danh nghĩa là lãi suất ghi trên hợp đồng tín dụng, nhưng do cách trả vốn gốc khác nhau mà dẫn tới lãi suất thực khác nhau. Ở ví dụ của anh workman thì lãi suất thực cao hơn.
Cách tính lãi suất thực trong trường hợp này đối với Excel, bạn sử dụng hàm IRR. Tương đương với khoản thu 10tr ta có 12 khoản chi 900 nghìn trong tương lai. Ở ô A1 bạn để 10.000, từ A2:A13 nhập vào -900. Tính tại B1 nhập vào =IRR(A1:A13, 1%), Tính IRR trong trường hợp này ta được 1.2% tức lãi suất thực của món vay này là 1.2%/tháng, khá cao đấy chứ nhĩ? Vì lãi suất thực 8%/năm chỉ tương đương 0.64%/tháng. Như vậy thực ra bạn đang trả lãi thực 15.45%/năm

bạn đang tự cho một định nghĩa mới về lãi suất danh nghia và lãi suất thực đấy.
 
công thức bạn wokman lập ở tập tin đính kèm (Bankloan) không đúng , vì theo cách tính lãi gộp của các Ngân hàng thì thời hạn càng dài thì lãi suất thực khi tính ra phải càng cao , trong bảng tính của bạn thời hạn càng dài thì lãi suất thực càng thấp ( mà lại là số âm ) , bạn có thể thử với thời hạn dài hơn 72 tháng , 96 tháng sẽ thấy điều này .
 
công thức bạn wokman lập ở tập tin đính kèm (Bankloan) không đúng , vì theo cách tính lãi gộp của các Ngân hàng thì thời hạn càng dài thì lãi suất thực khi tính ra phải càng cao , trong bảng tính của bạn thời hạn càng dài thì lãi suất thực càng thấp ( mà lại là số âm ) , bạn có thể thử với thời hạn dài hơn 72 tháng , 96 tháng sẽ thấy điều này .
I. Về chuyện bị âm: không có chuyện âm ở đây.
Công thức của Workman tính lãi suất thực cho trường hợp nper = 60 là:
=IRR(F1:F61;B3*2)
nếu bạn thay đổi thời hạn (thí dụ 96) bạn phải làm 2 chuyện:
1. fill công thức 2 cột F và G xuống tới dòng 96 + 1 =97
2. Sửa công thức IRR lại là =IRR(F1:F97;B3*2)

II. Khi thời gian càng dài thì lãi suất thực thay đổi ra sao?

Bạn làm ơn cho 1 bảng thí dụ, bằng công thức nào của bạn, chứng minh rằng " theo cách tính lãi gộp của các Ngân hàng thì thời hạn càng dài thì lãi suất thực khi tính ra phải càng cao"
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Mình thì nghĩ khác. Thực tế trong môi trường cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng hiện nay, việc lôi kéo được khách hàng đến vay tại ngân hàng đã là quá tốt rồi, không có chuyện tính tóan nhập nhèm lãi suất đâu, rất dễ gây mất uy tín, ảnh hưởng không tốt đến các khách hàng tiềm năng khác. Thậm chí các ngân hàng còn phải thường xuyên nghĩ ra ngày càng nhiều sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Về chuyện cách tính lãi suất, các bạn cứ yên tâm, không sai được đâu. Có chăng là lãi suất cao hay thấp, thủ tục nhanh hay chậm mà thôi.


Cái cạnh tranh này chỉ đúng ở thành phố lớn, thị xã lớn là những nơi có nhiều ngân hàng thôi bác ơi. Chỗ em chỉ có mỗi ngân hàng nông nghiệp và nông thôn Agribank nên nó ép dân không chịu nổi. Muốn vay còn phải hối lộ cho nhân viên ngân hàng cơ đấy. Thủ tục thì đúng là hành là chính. Hồi trước có ngân hàng công thương định vào kinh doanh (mở chi nhánh) nhưng bị .... chèn ép nên có 1 ngân hàng làm dân vay tiền khổ lắm.:=\+:=\+:=\+
 
Cái cạnh tranh này chỉ đúng ở thành phố lớn, thị xã lớn là những nơi có nhiều ngân hàng thôi bác ơi. Chỗ em chỉ có mỗi ngân hàng nông nghiệp và nông thôn Agribank nên nó ép dân không chịu nổi. Muốn vay còn phải hối lộ cho nhân viên ngân hàng cơ đấy. Thủ tục thì đúng là hành là chính. Hồi trước có ngân hàng công thương định vào kinh doanh (mở chi nhánh) nhưng bị .... chèn ép nên có 1 ngân hàng làm dân vay tiền khổ lắm.:=\+:=\+:=\+
Ngân hàng nào hoạt động cũng dựa trên quy chế, cơ chế, quy định của nhà nước đồng thời chịu sự giám sát của ngân hàng cấp trên, đặc biệt là sự quản lý thanh tra của Ngân hàng nhà nước, tuy có sai sót chẳng qua là do đạo đức của một số nhỏ cán bộ thôi, thời đại bùng nổ khoa học công nghệ ( Báo chí, Internet, truyền hình, ...) , đường xá thuận tiện, khoảng cách thành phố và nông thôn không còn khó khăn như ngày xưa...bạn nghĩ như vậy là hơn oan uổng cho Ngân hàng nông nghiệp. Thân.
 
Nói chung thì bài của bác không sai về mặt lý thuyết cũng như tính toán nhưng có thực tế như thế này không biết là có đúng không. Em làm tín dụng ở ngân hàng (qua 2 ngân hàng rồi) nhưng bọn em toàn tính lãi theo gốc thực tế (tức là số dư giảm dần đó) không có chuyện tính lãi kiểu lãi suất nhân gốc vay rồi chia cho thời hạn vay đâu bác ơi. Dân tính giờ đâu có phải gà vịt mà làm thế hả bác.
Cái này SacomBank lạng Sơn cũng tính thế.
Ví dụ vay 20 triệu thời hạn 2 năm với lãi suất 1%
Lãi suất phải trả trong suốt trong tổng cộng 2 năm là: 200.000 tháng X 24 tháng =4.800.000
thì tổng số tiền là: (20 + 4.8)/24 = 1.033.000 tháng.
Chính mình đang vay!
 
Tôi không hiểu cách tính nào của NH là hợp pháp, nhưng hiện tại, GV trường tôi đang vay tín chấp tại NH... với "kiểu như thế này".
Người vay ký hợp đồng vay 30 triệu - 36 tháng - lãi 1,5% tháng.
NH tính như sau:
tiền vốn 30.000.000
tiền lãi 1.5%/ tháng x 36 tháng = 450.000x36 = 16.200.000
cộng vốn và lãi chia cho 36 tháng: (30.000.000 + 16.200.000)/36 = 1.283.333,33
Như vậy, một người vay 30.000.000, mỗi tháng trừ vào lương (chuyển trả góp cho NH) 1.283.333,33 VND, trả đủ 36 tháng là hết nợ.
Vì là công chức ngoài ngành NH nên ai cũng nghĩ rằng lãi suất 1,5% hiện nay là phù hợp nên "cắm đầu" vay, khi có người tính toán lại thì "tá hỏa".
Lại sự cố này nữa: khi nhận tiền lần đầu, NV của NH... bảo với người nhận tiền là phải trừ trước 1 tháng đầu (gọi là gối đầu), vì vậy, ký vay 30.000.000 nhưng nhận chỉ có (30.000.000 - 1.283.333) = 28.716.666,67 VND.
Đây là sự việc có thật, nếu bạn nào có văn bản nào xác định được NH... này "bóp cổ" công chức nghèo, xin cung cấp thông tin để "người nghèo bớt khổ".
Cảm ơn.
 
Theo tôi biết, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có cho vay tín chấp. Lãi suất giảm dần theo tiền gốc hiện tại. Sở dĩ tôi biết là vì tôi là người đi vay ở đó 3 lần. Các ngân hàng cổ phần tư nhân khác (hầu hết) sử dụng lãi suất cố định cho các trường hợp vay tín chấp (đã tham khảo và cuối cùng chọn AgriBank)

P/S: Vì lãi suất giảm dần theo tiền gốc thực tế nên thủ tục rườm ra. Nhưng được ưu điểm đấy. Ngân hàng nhà nước mà.
 
Chào các bác,
Tôi mới tham gia diễn đàn,
Có một vài câu hỏi mà tôi vẫn thắc mắc
"Trứớc khi vay tôi có nói với khách của tôi là lãi cao, khách vẫn nhất định vay. Vay để giải quyết đươc cv của minh song thì ngồi than lãi cao??? Theo tôi đây là tâm lý của nhiều người."
Theo tôi khi khách hàng vay thì họ đã tính toán rất kỹ giá tri nhận được và mất khi vay và không vay,
Phần lớn (99%) các đơn vị đưa ra hợp đồng ( ngân hàng nói riêng, ngành khác nói chung) đều mong có lợi cho mình. Có biết được điều này hay không mà thôi,

Rất mong nhận được góp ý của các bác.
P/S: Đây chỉ là ý kiến cá nhân, tôi không mang tính phê phán 1 ai.
 
Ngân hàng ko nói dối bạn . chỉ có họ ko cho mình biết sự thật mà thôi :).
 
Web KT
Back
Top Bottom