Sai lầm khi vay tiền ở ngân hàng

Liên hệ QC

workman

Thành viên chính thức
Thành viên danh dự
Tham gia
8/6/06
Bài viết
56
Được thích
199
Hiện nay trên thị trường các ngân hàng thương mại Việt Nam thường áp dụng cách tính lãi khá là "láu cá". Thông thường người đi vay có khuynh hướng tìm những ngân hàng cho vay với lãi suất thấp mà quên đi cách tính lãi của các ngân hàng này như thế nào.

Theo thông lệ quốc tế, lãi suất ngân hàng phải được tính dựa trên số dư giảm dần. Đây là cách tính truyền thống có mặt trên mọi khế ước vay chuẩn. Trước đây tôi đã có một bài khá chi tiết đề cập đến việc dùng các công thức và công cụ có sẵn của excel để tạo worksheet này mà không cần phải lập trình phức tạp (trong box EFC). Tôi sẽ post lại bài này khi có thời gian

Tuy nhiên theo cách tính hiện nay của các ngân hàng thương mại, người đi vay phải trả 1 lãi suất cao hơn rất nhiều so với số mà họ công bố. Thế cái "mánh" của họ ở đâu?

Tôi lấy 1 ví dụ đơn giản nhất, đó là bạn vay tiền trong vòng 1 năm.

Giả sử bạn vay mười triệu trong một năm, lãi suất 8% một năm. Cán bộ tín dụng ngân hàng nói với bạn rằng:

- Vốn gốc: 10 triệu
- Lãi suất: 10 tr X 8 % một năm = 800 ngàn đồng
- Số tiền phải trả hàng tháng: (10 + 0.8)/12 = 0.9 triệu đồng

Các bạn thấy thế nào? Hợp lý không? Quá hợp lý đi chứ. Và cứ thế đến 99% khách hàng bị thiệt thòi khi tham gia vào giao dịch này.

Thế cách tính của họ sai ở đâu? Đấy chính là yếu tố số dư giảm dần. Cách tính của họ chỉ đúng nếu bạn trả lại 1 lần vào cuối kỳ. Còn nếu bạn trả làm nhiều đợt trong kỳ, thì số tiền bạn phải trả thấp hơn nhiều. Tôi đính kèm bảng so sánh để các bạn tham khảo.

Tôi hy vọng thông qua ví dụ này, các bạn đừng vội quá vui mừng khi ngân hàng cho bạn vay với một lãi suất danh nghĩa còn thấp hơn lãi suất tiền gửi.
 

File đính kèm

  • BankLoan.zip
    3.2 KB · Đọc: 5,025
Vâng, dân tài chính mới phân biệt 2 khái niệm lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực. Lãi suất danh nghĩa là lãi suất ghi trên hợp đồng tín dụng, nhưng do cách trả vốn gốc khác nhau mà dẫn tới lãi suất thực khác nhau. Ở ví dụ của anh workman thì lãi suất thực cao hơn.
Cách tính lãi suất thực trong trường hợp này đối với Excel, bạn sử dụng hàm IRR. Tương đương với khoản thu 10tr ta có 12 khoản chi 900 nghìn trong tương lai. Ở ô A1 bạn để 10.000, từ A2:A13 nhập vào -900. Tính tại B1 nhập vào =IRR(A1:A13, 1%), Tính IRR trong trường hợp này ta được 1.2% tức lãi suất thực của món vay này là 1.2%/tháng, khá cao đấy chứ nhĩ? Vì lãi suất thực 8%/năm chỉ tương đương 0.64%/tháng. Như vậy thực ra bạn đang trả lãi thực 15.45%/năm
 
Lần chỉnh sửa cuối:
workman đã viết:
Hiện nay trên thị trường các ngân hàng thương mại Việt Nam thường áp dụng cách tính lãi khá là "láu cá". Thông thường người đi vay có khuynh hướng tìm những ngân hàng cho vay với lãi suất thấp mà quên đi cách tính lãi của các ngân hàng này như thế nào.

Theo thông lệ quốc tế, lãi suất ngân hàng phải được tính dựa trên số dư giảm dần. Đây là cách tính truyền thống có mặt trên mọi khế ước vay chuẩn. Trước đây tôi đã có một bài khá chi tiết đề cập đến việc dùng các công thức và công cụ có sẵn của excel để tạo worksheet này mà không cần phải lập trình phức tạp (trong box EFC). Tôi sẽ post lại bài này khi có thời gian

Tuy nhiên theo cách tính hiện nay của các ngân hàng thương mại, người đi vay phải trả 1 lãi suất cao hơn rất nhiều so với số mà họ công bố. Thế cái "mánh" của họ ở đâu?

Tôi lấy 1 ví dụ đơn giản nhất, đó là bạn vay tiền trong vòng 1 năm.

Giả sử bạn vay mười triệu trong một năm, lãi suất 8% một năm. Cán bộ tín dụng ngân hàng nói với bạn rằng:

- Vốn gốc: 10 triệu
- Lãi suất: 10 tr X 8 % một năm = 800 ngàn đồng
- Số tiền phải trả hàng tháng: (10 + 0.8)/12 = 0.9 triệu đồng

Các bạn thấy thế nào? Hợp lý không? Quá hợp lý đi chứ. Và cứ thế đến 99% khách hàng bị thiệt thòi khi tham gia vào giao dịch này.

Thế cách tính của họ sai ở đâu? Đấy chính là yếu tố số dư giảm dần. Cách tính của họ chỉ đúng nếu bạn trả lại 1 lần vào cuối kỳ. Còn nếu bạn trả làm nhiều đợt trong kỳ, thì số tiền bạn phải trả thấp hơn nhiều. Tôi đính kèm bảng so sánh để các bạn tham khảo.

Tôi hy vọng thông qua ví dụ này, các bạn đừng vội quá vui mừng khi ngân hàng cho bạn vay với một lãi suất danh nghĩa còn thấp hơn lãi suất tiền gửi.

Nói chung thì bài của bác không sai về mặt lý thuyết cũng như tính toán nhưng có thực tế như thế này không biết là có đúng không. Em làm tín dụng ở ngân hàng (qua 2 ngân hàng rồi) nhưng bọn em toàn tính lãi theo gốc thực tế (tức là số dư giảm dần đó) không có chuyện tính lãi kiểu lãi suất nhân gốc vay rồi chia cho thời hạn vay đâu bác ơi. Dân tính giờ đâu có phải gà vịt mà làm thế hả bác.
 
Hiện giờ nếu bạn vay tiền ở NH Á Châu, bạn sẽ thấy NH Á Châu tính theo tiền lãi theo cách này
 
handung107 đã viết:
Hiện giờ nếu bạn vay tiền ở NH Á Châu, bạn sẽ thấy NH Á Châu tính theo tiền lãi theo cách này
Em sẽ confirm lại bên ACB.
Nhưng bác đã biết chính xác là vay hình thức nào chưa, trả góp hay trả 1 lần cuối kỳ. Trả góp thì em nghĩ chắc chắn tính lãi theo số dư thực tế, còn trả 1 lần cuối kỳ nhưng trong thời gian vay khách hàng trả trước thì ngân hàng cũng có thể không tính lãi theo gốc thực tế còn lại (cái này tuỳ chính sách từng ngân hàng)
 
taichinh41 đã viết:
Em sẽ confirm lại bên ACB.
Nhưng bác đã biết chính xác là vay hình thức nào chưa, trả góp hay trả 1 lần cuối kỳ. Trả góp thì em nghĩ chắc chắn tính lãi theo số dư thực tế, còn trả 1 lần cuối kỳ nhưng trong thời gian vay khách hàng trả trước thì ngân hàng cũng có thể không tính lãi theo gốc thực tế còn lại (cái này tuỳ chính sách từng ngân hàng)
Chào bạn Taichinh41

Chúc mừng bạn đến với excel solution. Bạn nói rất chính xác về cách tính của các ngân hàng hiện nay. Thông thường thì các ngân hàng áp dụng cả hai phương pháp với các mức lãi suất khác nhau. Thường phương pháp số dư giảm dần có mức lãi suất (hình thức) cao hơn.

Cái ví dụ tôi nêu là hình thức trả góp hàng tháng. Ở đây tôi chỉ đề cập đến một vài ngân hàng sử dụng cách tính sai lệch khi khách hàng có yêu cầu trả một khoản tiền bằng nhau (payment installment) trong toàn bộ quá trình đi vay.

Theo ý kiến của tôi, nếu trong thời gian vay mà khác hàng trả tiền trước thì ngân hàng cũng phải tính theo số dư thực tế (bạn tham khảo bảng tính lãi suất của nước ngoài mà tôi đã post kỳ trước).
 
Mình thì nghĩ khác. Thực tế trong môi trường cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng hiện nay, việc lôi kéo được khách hàng đến vay tại ngân hàng đã là quá tốt rồi, không có chuyện tính tóan nhập nhèm lãi suất đâu, rất dễ gây mất uy tín, ảnh hưởng không tốt đến các khách hàng tiềm năng khác. Thậm chí các ngân hàng còn phải thường xuyên nghĩ ra ngày càng nhiều sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Về chuyện cách tính lãi suất, các bạn cứ yên tâm, không sai được đâu. Có chăng là lãi suất cao hay thấp, thủ tục nhanh hay chậm mà thôi.
 
Tôi đã thử xem qua bảng dự tính số tiền phải trả khi vay tín chấp của các Ngân Hàng (HSBC, Tech, ACB, ... Trong đó ACB là lãi suất thấp nhất 0.8%/tháng) nhưng xem xong cũng khá chóng mặt, vì tiền lãi lại không tính theo phương pháp giảm dần - bạn hãy xem thử nhé:
Theo ACB: Nếu vay tín chấp một khoản tiền 100 triệu đồng trả mỗi tháng 2.486.667 - trả trong vòng 60 tháng => tổng cộng số tiền phải trả gần = 150 triệu đồng - Cho nên phải tính toán thật kỹ trước khi quyết định lập hồ sơ vay.

Còn nếu thu nhập của bạn lãnh qua tài khoản mở tại Techcombank thì bạn có thể sử dụng dịch vụ gọi là "Thấu chi" tức là Ngân Hàng ứng trả trước vào tài khoản của bạn tối đa 5 tháng lương - Chỉ tính lãi trên số tiền mà bạn rút ra khỏi hạn mức thấu chi ... cái này coi bộ dễ thở hơn.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Việc nhầm lẫn là không có. Chỉ có chuyện người vay hiểu lầm về cách tính lãi suất thôi.
VD :
Tính lãi trên số dư giảm dần : Vay 100tr với ls 1%. Nếu các tháng trả 1tr tiền gốc + tiền lãi thì các tháng tiếp đó chỉ phải trả lãi trên số dư còn lại (99tr, 98tr, 97tr . . . . )

Tính lãi trên số dư gôc : Các tháng vẫn phải trả tiền lãi trên vốn gôc là 100tr. Tất nhiên trong các TH như thế này thì ls sẽ thấp hơn

Và còn nhiều TH khác nữa.
 
tham gia : bạn có lầm chăng giữa vay trả góp và vay thông thường

Cách tính lãi vay như bạn nói thường chỉ áp dụng trong lĩnh vực vay trả góp, bán hàng trả góp, cho thuê tài chính - nhưng lúc này, lãi suất áp dụng sẽ thấp hơn nhiều so với lãi suất với số dư giảm dần.
Tôi là người đã từng xây dựng quy định cho vay trả góp cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển trong những năm 1996-1997, khi xây dựng quy trình, người ta phải tính lãi kép (lãi thực) từ đó mới quy đổi ra lãi suất cho vay trả góp (lãi cố định không phụ thuột vào dư nợ gốc). Khi nhìn vào bảng lãi suất, người vay thường thấy thấp hơn vay bình thường, nên tâm lý sẽ rất thích.
Còn những sản phẩm tín dụng thông thường khác, các ngân hàng không bao giờ tính như vậy cả. Họ chỉ tính lãi theo số dư giảm dần.
 
Xin chào các bạn, chưa bao giờ đáp lời nên run quá!!$@!!
Mình cũng là nhân viên tín dụng. Theo mình biết hiện nay các ngân hàng đều áp dụng các phương pháp tính lãi theo từng sản phẩm cho vay rất cụ thể, tức là số lãi phải trả được tính trên số dư nợ gốc thực tế. Đặc biệt, hiện nay còn có một số sản phẩm tính lãi vay theo giờ.
 
Tôi là dân xây dựng, đang công tác trong ngành ngân hàng, cũng từng là người vay vốn của ngân hàng, nếu chúng ta không đủ vốn để làm một dự án thì hãy nghĩ ngay tới vay vốn của ngân hàng mà không phải ai khác.
Vay vốn ngân hàng lãi suất vừa thấp lại vừa có người thẩm định phương án kinh doanh của ta xem có khả thi hay không để đảm bảo đồng tiền vay của mình thật sự sinh lời và có hiệu quả để đảm bảo đôi bên cùng có lợi.
 
Add-on

Cách tính lãi ở trên là dùng phương pháp tính lãi kiểu ADD-ON. Có nghĩa là hàng tháng trả 1 số tiền lãi + gốc = nhau, tức là theo dư nợ ban đầu. Kiẻu này chủ yếu là dùng cho vay mà ko có tài sản thế chấp đó Bác.
Kaka
taichinh41 đã viết:
Nói chung thì bài của bác không sai về mặt lý thuyết cũng như tính toán nhưng có thực tế như thế này không biết là có đúng không. Em làm tín dụng ở ngân hàng (qua 2 ngân hàng rồi) nhưng bọn em toàn tính lãi theo gốc thực tế (tức là số dư giảm dần đó) không có chuyện tính lãi kiểu lãi suất nhân gốc vay rồi chia cho thời hạn vay đâu bác ơi.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Hoạch định Trả nợ Tiền vay trả góp dư nợ giảm dần

Tôi đồng tình với tác giả chủ đề này . Nhân đây tôi xin đưa ra một tài liệu hay đúng hơn là công cụ giúp chúng ta tính toán thiệt hơn trước khi vay tiền . Ngân hàng cũng có thể dùng tài liệu này vì nó vốn của Microsof . Tôi chỉ dịch thuật và cho ví dụ.
 

File đính kèm

  • Vaytragop.rar
    20.8 KB · Đọc: 1,030
Tôi mới tham gia Forum lần đầu, đọc bài phân tích của bạn gì đó thấy cũng muốn có ý kiến.
- Thứ nhất: khi đi vay, nhân viên NH sẽ tư vấn cách chọn lãi suất cho khách hàng.
- Thứ hai: thông thường trả góp dư nợ giảm dần lãi suất danh nghĩa cao hơn trả góp vốn lãi chia đều khá nhiều.
- Thứ ba: đòn bẩy tài chính??? ai học TC chắc cũng hiểu.
- Cuối cùng: đồng ý vay hay kô là chuyện tự nguyện, pk?
 
Tôi cũng làm Ngân hàng đây! nhưng tôi không thấy Ngân hàng nào tính như vậy đâu!

Mà đúng như bạn MOONHUY nói tất cả là thỏa thuận mà! Nhưng chắc chắn không có Ngân hàng nào làm như vậy, cái này giống mua trả góp hơn!
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Chào tất cả ACE.
Mình là thành viên mới trong diễn đàn, mình đọc qua thì thấy phần lớn các ý kiến đều đúng. Mình là dân ngân hàng nên cũng biết đôi chút nên có ý kiến nhu sau.

Thực tế hiện nay đa phần các ngân hàng đều cho vay tính lãi theo hình thức giảm dần nhưng đối với các khoản vay tín chấp thì đa số lại tính lãi theo hình thức tính lãi trên gốc ban đầu.

Theo mình biết, hiện nay chỉ có thằng Techcombank là tinh theo hình thức lãi giảm dần (mặc dù số tiền hàng tháng trả cố định), tuy nhiên do thằng này niêm yết theo lãi suất thực nên nhiều khi khách hàng thấy quá cao.

Thân
 
luugia đã viết:
Chào tất cả ACE.
Mình là thành viên mới trong diễn đàn, mình đọc qua thì thấy phần lớn các ý kiến đều đúng. Mình là dân ngân hàng nên cũng biết đôi chút nên có ý kiến nhu sau.

Thực tế hiện nay đa phần các ngân hàng đều cho vay tính lãi theo hình thức giảm dần nhưng đối với các khoản vay tín chấp thì đa số lại tính lãi theo hình thức tính lãi trên gốc ban đầu.

Theo mình biết, hiện nay chỉ có thằng Techcombank là tinh theo hình thức lãi giảm dần (mặc dù số tiền hàng tháng trả cố định), tuy nhiên do thằng này niêm yết theo lãi suất thực nên nhiều khi khách hàng thấy quá cao.

Thân
Bạn không nên gọi NH đó là " thằng" - như vậy không bình đẳng phải không bạn.
Còn cách tính như chuyên đề mà bạn đưa ra thì cái gì nó cũng có cơ sở của nó. Thường thì khi tính lãi vay các NH tính bằng 02 cách:
1- tính lãi của toàn bộ dư nợ trong 1 kỳ trả nợ, cách này ban đầu có thể lãi trả cao hơn gốc phải trả của một kỳ, nhưng sẽ giảm dần vì dư nợ gốc giảm dần .
2- Tính lãi của số tiền trả 1 kỳ, cách này số lãi trả sẽ lớn dần vì nó lũy kế theo thời gian.
Tuy nhiên cách 2 hiện tại hầu như không được áp dụng nữa vì nó có nhiều ( lý do ) hạn chế.
Còn một cách tính nữa là lãi suất trả (góp ) thường áp dụng cho loại hình vay tiêu dùng với Đ/K người vay dành ra một khỏan tiền có thể trả trong một kỳ ( thường là tháng quý ) dựa trên thu nhập đều đặn của họ. số này gần như được tính cố định để dùng trả nợ cả gốc và lãi, cho nên ban đầu lãi nhiều gốc ít và cacngf về sau số gốc tính càng nhiều lên và lãi giảm dần ( vì dư nợ giảm dần, Tổng số tiền trả 1 ký cố định). Đó chính là Fai VD mà một bạn đã post lên và có trong VD mẫu của trong MCRSof.
 
Em thấy các bác nhà mình, em xin lỗi một chút là hơi buồn cười. Các bác đi mua hàng mà không tìm hiểu kỹ về sản phẩm gì cả. Nhìn chung ở 4 ngân hàng thương mại quốc doanh là VCB, Incombank(bây giờ là Vietinbank), BIDV và Agribank thì lãi suất tính theo cách các bác đang nghĩ (tức là tính lãi trên số dư thực tế). Còn ở một số ngân hàng thương mại cổ phần đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài nó cũng có cách tính như vậy nhưng ngoài ra nó còn có cách tính lãi cố định theo kỳ. Tức là dù bác có trả gốc trước hạn thì nó vẫn tính lãi toàn bộ số tiền gốc theo kỳ nhân với lãi suất, không những thế đôi khi còn tính thêm phí trả trước hạn, phí này tương đối cao đó khoảng từ 0,1-0,2%/số tiền gốc trả trước hạn. Cho nên lãi suất nó công bố thường thấp hơn lãi suất của các ngân hàng thương mại quốc doanh. Bác nào từng đi máy bay giá rẻ (1$/vé đi Thái, Singapore... nhưng mà phụ phí của nó thì.. ôi thôi) thì sẽ hiểu được điều này mà. Cho nên các bác nhớ đọc kỹ thông tin về sản phẩm nhé, đặc biệt là đối với các ngân hàng nước ngoài. Chúc các bác may mắn.
 
workman đã viết:
Hiện nay trên thị trường các ngân hàng thương mại Việt Nam thường áp dụng cách tính lãi khá là "láu cá". Thông thường người đi vay có khuynh hướng tìm những ngân hàng cho vay với lãi suất thấp mà quên đi cách tính lãi của các ngân hàng này như thế nào.

Theo thông lệ quốc tế, lãi suất ngân hàng phải được tính dựa trên số dư giảm dần. Đây là cách tính truyền thống có mặt trên mọi khế ước vay chuẩn. Trước đây tôi đã có một bài khá chi tiết đề cập đến việc dùng các công thức và công cụ có sẵn của excel để tạo worksheet này mà không cần phải lập trình phức tạp (trong box EFC). Tôi sẽ post lại bài này khi có thời gian

Tuy nhiên theo cách tính hiện nay của các ngân hàng thương mại, người đi vay phải trả 1 lãi suất cao hơn rất nhiều so với số mà họ công bố. Thế cái "mánh" của họ ở đâu?

Tôi lấy 1 ví dụ đơn giản nhất, đó là bạn vay tiền trong vòng 1 năm.

Giả sử bạn vay mười triệu trong một năm, lãi suất 8% một năm. Cán bộ tín dụng ngân hàng nói với bạn rằng:

- Vốn gốc: 10 triệu
- Lãi suất: 10 tr X 8 % một năm = 800 ngàn đồng
- Số tiền phải trả hàng tháng: (10 + 0.8)/12 = 0.9 triệu đồng

Các bạn thấy thế nào? Hợp lý không? Quá hợp lý đi chứ. Và cứ thế đến 99% khách hàng bị thiệt thòi khi tham gia vào giao dịch này.

Thế cách tính của họ sai ở đâu? Đấy chính là yếu tố số dư giảm dần. Cách tính của họ chỉ đúng nếu bạn trả lại 1 lần vào cuối kỳ. Còn nếu bạn trả làm nhiều đợt trong kỳ, thì số tiền bạn phải trả thấp hơn nhiều. Tôi đính kèm bảng so sánh để các bạn tham khảo.

Tôi hy vọng thông qua ví dụ này, các bạn đừng vội quá vui mừng khi ngân hàng cho bạn vay với một lãi suất danh nghĩa còn thấp hơn lãi suất tiền gửi.
Bạn thân mến có 2 loại lãi suất mà người đi vay cần biết. Loại thứ nhất là trả lãi theo dư nợ giảm dần (trả góp) dành cho các khoản vay mua nhà, xe ... trả góp. Loại thứ hai là trả lãi theo tổng giá trị tiền vay dành cho các khoản vay tiêu dùng, tín chấp.
Mình đã tham khảo nhiều ngân hàng và hầu hết đều như vậy.
 
Web KT
Back
Top Bottom