Phòng chống cúm A H1N1 tại công ty, nhà máy như thế nào? (3 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

levanduyet

Hãy để gió cuốn đi.
Thành viên danh dự
Tham gia
30/5/06
Bài viết
1,798
Được thích
4,706
Giới tính
Nam
Chào các bạn,
Trong lúc tình hình dịch cúm đang lan rộng, tôi chưa thấy văn bản hướng dẫn cụ thể nào, xin giới thiệu các bạn tài liệu về vấn đề này.
Hy vọng nó giúp các bạn lên kế hoạch cho công ty của mình.

Lê Văn Duyệt
 

File đính kèm

Lần chỉnh sửa cuối:
Tài liệu này cở như em là điếc luôn !!!!
Thanks!!
 
Nhận biết và cách phòng chống cúm A(H1N1)

Cúm A(H1N1) điều trị hiệu quả nhất là sau 24 giờ người bệnh phát hiện có những biểu hiện ban đầu của cúm. Bởi vậy, mỗi người cần biết các dấu hiệu nhận biết và cách phòng chống cúm.

Nhận biết cúm A(H1N1)

Cúm A(H1N1) đang là căn bệnh nguy hiểm đe dọa nghiêm trọng trên toàn thế giới. Theo báo cáo của WHO, đại dịch đã lây lan khắp toàn cầu, ảnh hưởng tới 160 quốc gia, cướp đi mạng sống của 800 người. Ở nước ta, cúm A(H1N1) đã tăng nhanh từng ngày và bắt đầu có biểu hiện lây lan ra cộng đồng, nhất là ở khu vực TP HCM. Bất kỳ ai cũng có nguy cơ lây nhiễm cúm nếu tiếp xúc gần với nguồn bệnh mà không có biện pháp bảo vệ do bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp từ người này sang người khác hoặc qua tay tiếp xúc với các đồ vật, dụng cụ có dính virus, sau đó đưa tay lên miệng, lên mũi. Những trường hợp có nguy cơ mắc bệnh cao là những người sống hoặc đến từ vùng có dịch cúm lợn A (H1N1), tiếp xúc gần với người bệnh.

Thời kỳ ủ bệnh của cúm A(H1N1) kéo dài 2-7 ngày và thời gian lây truyền là một ngày trước khi có dấu hiệu bệnh và kéo dài đến bảy ngày sau khi phát bệnh.

Các biểu hiện cúm có thể nhận biết như: sốt, ho khan hoặc có đờm, sổ mũi, đau họng, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi và buồn nôn hoặc nôn, kèm theo tiêu chảy. Nặng hơn, bệnh gây ra viêm phổi nặng có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong. Cũng có trường hợp không có những biểu hiện trên. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm chuyên môn, những người bị cúm A/H1N1 có thân nhiệt tăng rất nhanh, chỉ cần 1 vài tiếng là từ thân nhiệt có thể lên tới trên 38oC.

Điều trị cúm A(H1N1)

Cho đến nay, thuốc Tamiflu vẫn là loại chống cúm hiệu quả nhất ở các nước trên thế giới và cả ở Việt Nam. Tuy nhiên, những người nhiễm bệnh ở tình trạng nhẹ không cần thiết phải uống Tamiflu. Sử dụng Tamiflu phải có chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý dùng thuốc bừa bãi rất dễ dẫn đến tình trạng kháng thuốc. Điều trị hiệu quả nhất là sau 24 giờ phát hiện có biểu hiện cúm.

Với người đã bị lây nhiễm, phải thực hiện ngay cách ly với cộng đồng.

Phòng chống cúm A(H1N1)

Trong bối cảnh diễn biến cúm rất phức tạp, mỗi người đều cần tự phòng tránh cúm. Các biện pháp phòng chống cúm luôn được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo hàng đầu tới người dân.

Với những người dân trong vùng dịch, để phòng ngừa cho chính mình và cộng đồng, phải:

- Thường xuyên đeo khẩu trang, tăng cường vệ sinh cá nhân như: rửa tay, sát khuẩn mũi, họng, mắt bằng các nước sát khuẩn. Dung dịch nước tỏi cũng là một biện pháp sát khuẩn tốt.

- Tránh tối đa đưa tay lên miệng, mắt mũi.

- Khi ho, hắt hơi phải lây khăn che mũi, miệng

- Tránh tập trung đông người khi có dịch xảy ra, tránh tiếp xúc gần với những người không khỏe và những người bị sốt, ho. Hạn chế các chuyến du lịch đến các vùng dịch.

- Tăng cường ăn các loại thực phẩm có khả năng nâng cao sức đề kháng phòng chống cúm cho cơ thể như: tỏi, sữa chua, cá và các loại sò, thịt bò, cá, khoai lang, trà, yến mạch.

- Nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng, đau đầu…phải báo cho cơ quan y tế nơi lưu trú để được hướng dẫn, khám và điều trị kịp thời theo đúng quy định của ngành y tế.

Theo tintuc.bacsi.com
 
Tài liệu này cở như em là điếc luôn !!!!
Thanks!!

Moi aussi.

Xin lỗi Thầy Duyệt, buồn tí đùa cho vui thôi nhe.

Với những người dân trong vùng dịch, để phòng ngừa cho chính mình và cộng đồng, phải:
- Thường xuyên đeo khẩu trang, tăng cường vệ sinh cá nhân như: rửa tay, sát khuẩn mũi, họng, mắt bằng các nước sát khuẩn. Dung dịch nước tỏi cũng là một biện pháp sát khuẩn tốt.
- Tránh tối đa đưa tay lên miệng, mắt mũi.
- Khi ho, hắt hơi phải lây khăn che mũi, miệng
- Tránh tập trung đông người khi có dịch xảy ra, tránh tiếp xúc gần với những người không khỏe và những người bị sốt, ho. Hạn chế các chuyến du lịch đến các vùng dịch.
- Tăng cường ăn các loại thực phẩm có khả năng nâng cao sức đề kháng phòng chống cúm cho cơ thể như: tỏi, sữa chua, cá và các loại sò, thịt bò, cá, khoai lang, trà, yến mạch.
- Nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng, đau đầu…phải báo cho cơ quan y tế nơi lưu trú để được hướng dẫn, khám và điều trị kịp thời theo đúng quy định của ngành y tế.

Cám ơn suhri chia sẻ.

Biện pháp tối ưu : Đóng cửa ở nhà không giao dịch là không sợ cúm - chỉ ngại tránh bệnh này lại sang bệnh H1R5 mới khốn đốn thêm.
Trời kêu ai nấy dạ thôi. Khà khà khà
 
Tôi dám cá con H1N1 mà phòng chống thì chỉ tổ mất công (trừ phi lên cung trăng sống 1 mình)... Chắc các bạn cũng biết nó thuộc loại SIÊU VIRUS chứ ---> Đeo khẩu trang ư? Chắc chắn không?
Có người nói rằng dịch cúm này như là chuyện tất yếu sẽ đến ---> Vậy chúng ta cũng đừng quá bận tâm đến nó làm gì cho mệt óc, hãy dành thời gian lo chuyện khác còn hơn
Tâm lý mới là quan trọng nhất! ---> Có khi vì quá sợ mà.. die thì đúng là vô duyên nhất trên đời
Ẹc... Ẹc...
 
Phát hiện hợp chất mới kháng virus cúm A/H1N1 tốt hơn Tamiflu


Image
- Viện Khoa học & Công nghệ Tính toán TP.HCM vừa công bố phát hiện 6 hợp chất mới kháng virus cúm A/H1N1 tốt hơn Tamiflu.
Nghiên cứu này được đăng trên tạp chí PLoS Currents: Influenza (tạp chí khoa học mở dành riêng cho các nghiên cứu mới nhất về cúm A/H1N1) vào cuối tháng 8/2009.

Image
Bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 ngày càng gia tăng....(Ảnh: T.N)Theo đó, các nhà khoa học Việt Nam đã tìm ra 6 hợp chất dự đoán công hiệu hơn Tamiflu (tên khoa học Oseltamivir) trong việc điều trị bệnh cúm A/H1N1 thông qua việc mô phỏng, tính toán tương tác giữa virus cúm và các hợp chất hoá dược lấy từ cơ sở dữ liệu của Viện Nghiên cứu Ung thư Quốc gia Hoa Kì.
Cúm A/H1N1 được khởi phát ban đầu từ Mexico vào tháng 3/2009, sau đó lan sang Mỹ, châu Âu, châu Úc, Á…và hiện nay dịch cúm A/H1N1 đã có mặt ở khắp các châu lục trên thế giới. Đặc biệt, ngày 11/6/09 vừa qua, Tổ chức Y tế thế giói đã nâng mức cảnh báo lên mức độ 6. Đây là mức cao nhất nghĩa là dịch đã có mặt trên khắp thế giới (nhưng không có nghĩa là bệnh tăng mức độ nguy hiểm).Các nhà khoa học dự đoán, trong tương lai Tamiflu sẽ mất tác dụng do sự thay đổi trong cấu trúc protein của virus cúm. Vì vậy, việc tìm ra các hợp chất mới có khả năng bào chế thuốc trị bệnh cúm thay thế Tamiflu có ý nghĩa lớn trong việc đề phòng các đại dịch cúm mới bùng phát trong tương lai.

Ngay khi nghiên cứu trên được công bố, công trình đã nhận được nhiều quan tâm của các chuyên gia, cố vấn, các nhà khoa học trong và ngoài nước.

Ông Krishan Maggon- chuyên gia nghiên cứu và phát triển các loại dược phẩm tại Mĩ và Thuỵ Sĩ, cho biết, hoạt tính của hợp chất Peramivir trong nghiên cứu tính toán này phù hợp với kết quả thực nghiệm đã được tiến hành ở các công ty dược phẩm tại Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, ông Krishan Maggon cũng đề xuất cần kiểm tra độc tính của 6 hợp chất này trước khi chế biến thành thuốc.

Nhiều người quan tâm cho rằng công trình này cần được phổ biến rộng rãi hơn ở quy mô toàn cầu và cả Việt Nam.

Thứ nhất, các kết quả nói trên hiện chỉ ở mức độ thuần lý thuyết, cần được kiểm chứng thực nghiệm và nếu được, đưa vào sản xuất thuốc điều trị.

Thứ hai, vì http://tintuc.xalo.vn/Việt_NamViệt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng trực tiếp của cúm A/H1N1, nên cần tiếp tục phát triển các nghiên cứu quan trọng đối với sức khoẻ cộng đồng.

"Tuy nhiên, để đến được tay người sử dụng còn phải qua rất nhiều công đoạn mang tính thực nghiệm. Trong khi đó, khả năng của Viện chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu ra 6 hợp chất này"- GS.TS.Trương Nguyện Thành- Viện trưởng ICST cho biết.

Hai sinh viên Nguyễn Tiến HùngLê Thị Lý là những người tực tiếp thực hiện nghiên cứu này dưới sự hướng dẫn của GS.TS.Trương Nguyện Thành- Viện trưởng ICST.
Mai Loan

nguồn:http://tintuc.xalo.vn/07-140103408/...i_khang_virus_cum_a_h1n1_tot_hon_tamiflu.html
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom