xuan.nguyen82
Thành viên tích cực


- Tham gia
- 29/9/10
- Bài viết
- 1,548
- Được thích
- 8,043
- Giới tính
- Nữ
- Nghề nghiệp
- Human Resource Director
"Cái gì mà không đo được thì không hiểu được, không hiểu được thì không kiểm soát được, không kiểm soát được thì không cải thiện được”. ― H. James Harrington
Chỉ số đo lường hiệu suất (KPIs), hay còn gọi là chỉ số đo lường thành công là một trong những cách giúp doanh nghiệp định hình và theo dõi quá trình tăng trưởng so với mục tiêu đã đề ra.
Doanh nghiệp thường sử dụng KPIs để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Chỉ tiêu KPIs rất quan trọng cho mọi doanh nghiệp, bởi nó giúp doanh nghiệp tập trung vào các mục tiêu và đảm bảo các mục tiêu được liên kết xuyên suốt trong tổ chức. Sự tập trung này giúp doanh nghiệp thực hiện công việc, dự án có ý nghĩa để tiến tới mục tiêu nhanh hơn.
KPIs có thể dùng để đo lường hiệu suất tại nhiều phòng ban khác nhau trong doanh nghiệp từ Kinh doanh, Marketing, Nhân sự đến Phòng tài chính và kế toán. Mỗi phòng có các chỉ số nhất định cần được đo và phân tích.
Mọi lĩnh vực kinh doanh đều có các chỉ số cụ thể cần được theo dõi, đo lường và phân tích - hiệu suất của bộ phận Marketing đo lường bằng số lượng khách đưa về từ các kênh marketing, các chiến dịch marketing, đối với bộ phận kinh doanh, cách đo lường dễ nhất chính là dựa vào doanh số hay như khối nhân sự kiểm soát dựa vào tỷ lệ thôi việc của nhấn viên trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải tất cả các chỉ số đều là Chỉ số đo lường hiệu suất KPIs.
Thiết lập KPIs cần tuân theo theo nguyên tắc SMART
SMART là phương pháp giúp xác định các tiêu chí đo lường hiệu quả KPIs cho doanh nghiệp của bạn. S.M.A.R.T là một từ viết tắt, đưa ra những tiêu chí hướng dẫn thiết lập mục tiêu chính xác:
S-Specific: cụ thể, dễ hiểu. Chỉ tiêu phải cụ thể vì nó định hướng cho các hoạt động trong tương lai.
M-Measurable: đo lường được . Chỉ tiêu này mà không đo lường được thì không biết có đạt được hay không?
A-Attainable (hay Achievable): vừa sức. Chỉ tiêu phải có tính thách thức để cố gắng, nhưng cũng đừng đặt chỉ tiêu loại không thể đạt nổi.
R-Relevant: thực tế. Đây là tiêu chí đo lường sự cân bằng giữa khả năng thực hiện so vối nguồn lực của doanh nghiệp bạn (thời gian, nhân sự, tiền bạc...).
T-Timed: có thời hạn. Mọi công việc phải có thời hạn hoàn thành, nếu không nó sẽ bị trì hoãn. Thời gian hợp lý giúp bạn vừa đạt được mục tiêu lại vừa dưỡng sức cho các mục tiêu khác.
Nói cách khác, chúng trả lời cho các câu hỏi sau:
- Mục tiêu đặt ra có cụ thể không?
- Bạn có thể đánh giá tiến trình đặt được mục tiêu đó?
- Liệu mục tiêu đó có thực tế, có đạt được?
- Mục tiêu có liên quan đến doanh nghiệp?
- Thời hạn để đạt được mục tiêu là bao lâu?
KPIs có thể được theo dõi, đo lường theo “ (hay còn gọi là “chỉ số sơ cấp”, “chỉ số dẫn dắt hiệu suất”) và “” (hay còn gọi là “chỉ số thứ cấp”, “chỉ số thể hiện kết quả cuối cùng”).
Lagging Indicator - chỉ số sau” tập trung vào quá khứ. Chúng đo lường kết quả đầu ra. Ví dụ, trong bộ phận nhân sự, tỷ lệ thôi việc là một chỉ số sau. Chỉ số KPI sau chỉ ra cho chúng ta câu chuyện về tình trạng nhân sự hiện tại của doanh nghiệp mà không chỉ ra phương pháp để thay đổi tình trạng này. Trong khi, chỉ số KPI trước tập trung vào tương lai, để giúp nâng cao các kết quả trong tương lai, có nghĩa các chỉ số này phản ánh sự tiên lượng trong tương lai chứ không trực tiếp phản ánh kết quả hiện tại.
4 phương pháp đo lường hiệu suất: KRIs, PIs, RIs, KPIs
KRIs (Key Result Indicator): Tổng quan hiệu suất của một doanh nghiệp trong một viễn cảnh nào đó.
PIs (Performance Indicator): Trình bày các mục tiêu đo lường để cải thiện hiệu suất
RIs (Result Indicator): Trình bày tóm tắt hiệu suất làm việc trong một khu vực cụ thể, ví dụ như số lượng bán hàng của một bộ phận.
KPIs (Key Performance Indicator): Trình bày các mục tiêu đo lường để cải thiện hiệu suất đáng kể.
Quản trị theo Mục tiêu và Kết quả Then chốt (Objective Key Result-OKR) là một khuôn khổ để xác định và theo dõi mục tiêu và kết quả làm việc.
Các khuôn khổ OKR nhằm mục đích xác định công ty và đội nhóm "mục tiêu" cùng với liên kết và có thể đo lường các "kết quả chủ chốt" để cung cấp "một khuôn khổ cho tư duy phản biện và kỷ luật thường xuyên nhằm tìm cách để đảm bảo các nhân viên làm việc cùng nhau, tập trung những nỗ lực của họ để đạt được những đóng góp có thể đo lường."OKRs thường xác định cho cả công ty và đến tận từng cá nhân, và có thể là chia sẻ thông qua các tổ chức với ý định của cung cấp đội với tầm nhìn của mục tiêu với ý định để sắp xếp và tập trung sức lực
MBO là viết tắt của cụm từ Quản lý theo mục tiêu: (Management By Objectives - MBO). Bản chất là khoán việc. Gần ngược so với MBP ( quản lý theo quá trình )
Khi các bạn muốn xây dựng hệ thống Lương 3P thì cần có hệ thống nền trước đó. Lương 3P, các phương thức đánh giá giá trị công việc, đánh giá năng lực và hiệu quả lao động
KPI theo BSC thẻ điểm cân bằng hoặc theo các mục tiêu
Chỉ số đo lường hiệu suất (KPIs), hay còn gọi là chỉ số đo lường thành công là một trong những cách giúp doanh nghiệp định hình và theo dõi quá trình tăng trưởng so với mục tiêu đã đề ra.
Doanh nghiệp thường sử dụng KPIs để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Chỉ tiêu KPIs rất quan trọng cho mọi doanh nghiệp, bởi nó giúp doanh nghiệp tập trung vào các mục tiêu và đảm bảo các mục tiêu được liên kết xuyên suốt trong tổ chức. Sự tập trung này giúp doanh nghiệp thực hiện công việc, dự án có ý nghĩa để tiến tới mục tiêu nhanh hơn.
KPIs có thể dùng để đo lường hiệu suất tại nhiều phòng ban khác nhau trong doanh nghiệp từ Kinh doanh, Marketing, Nhân sự đến Phòng tài chính và kế toán. Mỗi phòng có các chỉ số nhất định cần được đo và phân tích.
Mọi lĩnh vực kinh doanh đều có các chỉ số cụ thể cần được theo dõi, đo lường và phân tích - hiệu suất của bộ phận Marketing đo lường bằng số lượng khách đưa về từ các kênh marketing, các chiến dịch marketing, đối với bộ phận kinh doanh, cách đo lường dễ nhất chính là dựa vào doanh số hay như khối nhân sự kiểm soát dựa vào tỷ lệ thôi việc của nhấn viên trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải tất cả các chỉ số đều là Chỉ số đo lường hiệu suất KPIs.
Thiết lập KPIs cần tuân theo theo nguyên tắc SMART
SMART là phương pháp giúp xác định các tiêu chí đo lường hiệu quả KPIs cho doanh nghiệp của bạn. S.M.A.R.T là một từ viết tắt, đưa ra những tiêu chí hướng dẫn thiết lập mục tiêu chính xác:
S-Specific: cụ thể, dễ hiểu. Chỉ tiêu phải cụ thể vì nó định hướng cho các hoạt động trong tương lai.
M-Measurable: đo lường được . Chỉ tiêu này mà không đo lường được thì không biết có đạt được hay không?
A-Attainable (hay Achievable): vừa sức. Chỉ tiêu phải có tính thách thức để cố gắng, nhưng cũng đừng đặt chỉ tiêu loại không thể đạt nổi.
R-Relevant: thực tế. Đây là tiêu chí đo lường sự cân bằng giữa khả năng thực hiện so vối nguồn lực của doanh nghiệp bạn (thời gian, nhân sự, tiền bạc...).
T-Timed: có thời hạn. Mọi công việc phải có thời hạn hoàn thành, nếu không nó sẽ bị trì hoãn. Thời gian hợp lý giúp bạn vừa đạt được mục tiêu lại vừa dưỡng sức cho các mục tiêu khác.
Nói cách khác, chúng trả lời cho các câu hỏi sau:
- Mục tiêu đặt ra có cụ thể không?
- Bạn có thể đánh giá tiến trình đặt được mục tiêu đó?
- Liệu mục tiêu đó có thực tế, có đạt được?
- Mục tiêu có liên quan đến doanh nghiệp?
- Thời hạn để đạt được mục tiêu là bao lâu?
KPIs có thể được theo dõi, đo lường theo “ (hay còn gọi là “chỉ số sơ cấp”, “chỉ số dẫn dắt hiệu suất”) và “” (hay còn gọi là “chỉ số thứ cấp”, “chỉ số thể hiện kết quả cuối cùng”).
Lagging Indicator - chỉ số sau” tập trung vào quá khứ. Chúng đo lường kết quả đầu ra. Ví dụ, trong bộ phận nhân sự, tỷ lệ thôi việc là một chỉ số sau. Chỉ số KPI sau chỉ ra cho chúng ta câu chuyện về tình trạng nhân sự hiện tại của doanh nghiệp mà không chỉ ra phương pháp để thay đổi tình trạng này. Trong khi, chỉ số KPI trước tập trung vào tương lai, để giúp nâng cao các kết quả trong tương lai, có nghĩa các chỉ số này phản ánh sự tiên lượng trong tương lai chứ không trực tiếp phản ánh kết quả hiện tại.
4 phương pháp đo lường hiệu suất: KRIs, PIs, RIs, KPIs
KRIs (Key Result Indicator): Tổng quan hiệu suất của một doanh nghiệp trong một viễn cảnh nào đó.
PIs (Performance Indicator): Trình bày các mục tiêu đo lường để cải thiện hiệu suất
RIs (Result Indicator): Trình bày tóm tắt hiệu suất làm việc trong một khu vực cụ thể, ví dụ như số lượng bán hàng của một bộ phận.
KPIs (Key Performance Indicator): Trình bày các mục tiêu đo lường để cải thiện hiệu suất đáng kể.
Quản trị theo Mục tiêu và Kết quả Then chốt (Objective Key Result-OKR) là một khuôn khổ để xác định và theo dõi mục tiêu và kết quả làm việc.
Các khuôn khổ OKR nhằm mục đích xác định công ty và đội nhóm "mục tiêu" cùng với liên kết và có thể đo lường các "kết quả chủ chốt" để cung cấp "một khuôn khổ cho tư duy phản biện và kỷ luật thường xuyên nhằm tìm cách để đảm bảo các nhân viên làm việc cùng nhau, tập trung những nỗ lực của họ để đạt được những đóng góp có thể đo lường."OKRs thường xác định cho cả công ty và đến tận từng cá nhân, và có thể là chia sẻ thông qua các tổ chức với ý định của cung cấp đội với tầm nhìn của mục tiêu với ý định để sắp xếp và tập trung sức lực
MBO là viết tắt của cụm từ Quản lý theo mục tiêu: (Management By Objectives - MBO). Bản chất là khoán việc. Gần ngược so với MBP ( quản lý theo quá trình )
Khi các bạn muốn xây dựng hệ thống Lương 3P thì cần có hệ thống nền trước đó. Lương 3P, các phương thức đánh giá giá trị công việc, đánh giá năng lực và hiệu quả lao động
KPI theo BSC thẻ điểm cân bằng hoặc theo các mục tiêu