Nhờ tư vấn trong việc áp mã vạch vào quản lý kho? (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

lưu tuấn dũng

Thành viên chính thức
Tham gia
27/6/17
Bài viết
64
Được thích
4
Giới tính
Nam
Mong các bác giúp đỡ . Bên em muốn áp mã vạch vào quản lý kho . Nhưng đối với loại vật tư có số lượng nhiều 1000,2000 đơn vị như bu lông ốc vít thì phương án áp mã vạch là như thế nào . Em cảm ơn !
 
Mong các bác giúp đỡ . Bên em muốn áp mã vạch vào quản lý kho . Nhưng đối với loại vật tư có số lượng nhiều 1000,2000 đơn vị như bu lông ốc vít thì phương án áp mã vạch là như thế nào . Em cảm ơn !
Vậy bạn làm theo Lô.Ví dụ 1000 thì làm 1 mã vạch.Mình không biết công ty bạn thế nào à.
 
Mong các bác giúp đỡ . Bên em muốn áp mã vạch vào quản lý kho . Nhưng đối với loại vật tư có số lượng nhiều 1000,2000 đơn vị như bu lông ốc vít thì phương án áp mã vạch là như thế nào . Em cảm ơn !

Mã vạch EAN 13 có 13 ký tự. Trong đó 7 ký tự đầu là mã cty, 5 ký tự sau là mã hàng vậy bạn có tới 99.999 mã hàng. Cty bạn có số lượng SKU nhiều hơn số đó không. Nếu muốn chi tiết hơn nữa thì dùng EAN 128.
 
Mã vạch EAN 13 có 13 ký tự. Trong đó 7 ký tự đầu là mã cty, 5 ký tự sau là mã hàng vậy bạn có tới 99.999 mã hàng. Cty bạn có số lượng SKU nhiều hơn số đó không. Nếu muốn chi tiết hơn nữa thì dùng EAN 128.
Mình hiểu. Nhưng mình chỉ đang tìm phương án cho 1 mã hàng nhưng số lượng nhiều bây giờ nếu dùng mã vạch thì chỉ xác định được tên thôi à bạn. Số lượng thì phải làm thủ công à
 
Mình hiểu. Nhưng mình chỉ đang tìm phương án cho 1 mã hàng nhưng số lượng nhiều bây giờ nếu dùng mã vạch thì chỉ xác định được tên thôi à bạn. Số lượng thì phải làm thủ công à

Số lượng tồn kho là con số thay đổi liên tục thì làm sao bạn gán mã cố định cho nó. Nếu cty bạn là SX và đóng gói theo dạng package thì nó đưa vô qui cách đơn vị hàng hoá. Ví dụ: đơn vị 1 thùng nhỏ = 144 gói, 1 kiện lớn =1.440 gói ... Khi đó mã vạch sẽ thêm thông tin qui cách đóng gói trong đó và nhập số lượng theo qui cách đơn vị đó. Nhưng trong thực tế tôi thấy các cty đều qui về đơn vị nhỏ nhất trong giao dịch mua bán để quản lý kho.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Số lượng tồn kho là con số thay đổi liên tục thì làm sao bạn gán mã cố định cho nó. Nếu cty bạn là SX và đóng gói theo dạng package thì nó đưa vô qui cách đơn vị hàng hoá. Ví dụ: đơn vị 1 thùng nhỏ = 144 gói, 1 kiện lớn =1.440 gói ... Khi đó mã vạch sẽ thêm thông tin qui cách đóng gói trong đó và nhập số lượng theo qui cách đơn vị đó. Nhưng trong thực tế tôi thấy các cty đều qui về đơn vị nhỏ nhất trong giao dịch mua bán để quản lý kho.
Công ty mình là công ty sản xuất. Thực tế mình thấy khó áp dụng nhưng chỉ đạo của sếp nên lên phương án thực hiện. Mình cảm ơn bạn nhé
 
Mã vạch tương tự như mã hàng hoá, nó đại diện cho 1 đơn vị hàng hoá của bạn. Nếu bạn SX và bán đơn vị tối thiểu là 1 thùng 100 con ốc thì tạo mã vạch cho 1 thùng, mỗi lần xuất thì nhập số lượng thủ công là thùng vô. Giống như bên nước giải khát tính đơn vị tồn kho là két (24 chai) vậy nhưng đối với kế toán phải qui về chai hết quản lý chi phí v.v..
 
Mã vạch tương tự như mã hàng hoá, nó đại diện cho 1 đơn vị hàng hoá của bạn. Nếu bạn SX và bán đơn vị tối thiểu là 1 thùng 100 con ốc thì tạo mã vạch cho 1 thùng, mỗi lần xuất thì nhập số lượng thủ công là thùng vô. Giống như bên nước giải khát tính đơn vị tồn kho là két (24 chai) vậy nhưng đối với kế toán phải qui về chai hết quản lý chi phí v.v..
Bên mình chỉ xuất nội bộ phục vụ sản xuất . Nhưng mỗi lần xuất số lượng không cố định. 1 bộ 2 bộ... 100 bộ... 1000 bộ. Thế nên mình nghĩ đặt mã cố định lấy đơn vị tính nhỏ nhất còn số lượng đánh tay vào là hợp lý
 
Số lượng thì phải gõ tay rồi vì làm gì có con ma nào gõ hộ. Còn đơn vị thì tùy. Ốc vít, tăm, bi thì có ai đếm chiếc, bán từng chiếc? Đóng gói thôi. Gói cũng có thể nhiều loại gói. Vd. ốc vít có 3 loại gói là 10 chiếc, 50 chiếc, 100 chiếc thì 3 Mã. Tăm có 2 loại: hộp 50 và hộp 100, thì 2 Mã.

Quản lý lúc đó là quản lý bao nhiêu hộp tăm chứ không phải bao nhiêu cái tăm.
 
.. . . . Còn đơn vị thì tùy. Ốc vít, tăm, bi thì có ai đếm chiếc, bán từng chiếc? Đóng gói thôi. Gói cũng có thể nhiều loại gói. Vd. ốc vít có 3 loại gói là 10 chiếc, 50 chiếc, 100 chiếc thì 3 Mã. Tăm có 2 loại: hộp 50 và hộp 100, thì 2 Mã.
Quản lý lúc đó là quản lý bao nhiêu hộp tăm chứ không phải bao nhiêu cái tăm.
Tăm thì không ai xuất từng chiếc là đúng rồi; Nhưng ốc vít lúc cần cũng sẽ phải xuất theo đơn vị là 1 bộ (gồm bu long, đai ốc & 1 đến 2 long đen);
Ví dụ ta có đơn vị đóng gói bộ ốc vít là tá (12 bộ) & tạ (là 100 bộ) , tấn (1.000,. . . ) & không thể thiếu đơn vị 1 bộ
Vậy khi xuất 25 bộ , ta ghi là xuất 2 tá & 1 bộ (chắc nên ghi thành 2 dòng trong hóa đơn) & trong trường hợp xuất 10 bộ ta tạm gọi là xuất 1 iến
(Chuyện này làm ta liên tưởng đến chuyện thủ quỉ nhập hay xuất tiền í nhỉ?)

Chúc các bạn vui vẻ!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Đấy chỉ là ví dụ thôi. Hàm ý là có những mặt hàng chỉ bán gói thôi.

Mà gói chỉ là ví dụ. Gói cũng có, Bộ cũng có mà Hộp cũng có, tùy mặt hàng gì. Chỉ vd. thôi chứ ai đi liệt kê hết các loại đơn vị trên trời dưới biển làm gì. Nói một hiểu mười mà.

Bạn biết tôi nói về ốc vít nào? Có thể tôi dùng từ chưa chính xác nhưng tôi nói về cái này
vit.JPG

Chỗ tôi thì vào cửa hàng không mua được 1 mà chỉ có cả gói nhỏ thôi.
 
Chỗ tôi thì vào cửa hàng không mua được 1 mà chỉ có cả gói nhỏ thôi.
Tại cửa hàng nơi bạn cư ngụ quá đồ sộ & bán lẽ sẽ bị hạn chế do không xé túi ra được, ha, ha,. . .
Những cái vít mà bạn nêu ở mấy cửa hiệu thiệt mini người ta bán 10.000 chục con vít, nhưng mua 1 cũng bán, nhưng giá lá 1.500; 4 con giá 5.000

Chúc mọi người vui vẻ!
 
Tại cửa hàng nơi bạn cư ngụ quá đồ sộ & bán lẽ sẽ bị hạn chế do không xé túi ra được, ha, ha,. . .
Những cái vít mà bạn nêu ở mấy cửa hiệu thiệt mini người ta bán 10.000 chục con vít, nhưng mua 1 cũng bán, nhưng giá lá 1.500; 4 con giá 5.000

Chúc mọi người vui vẻ!
Em thấy bác hiểu rõ thực tế vấn đề mà em đang gặp phải . Nếu chia nhỏ từng cho tiết 1 bộ , 1 tá , 1 tạ như bác nói thì từ 1 mã vật tư ban đầu bên em lại chia thành nhiều mã nhỏ . Như thế rất khó vì bên em bây giờ khoảng 12000 đầu mục vật tư. mong bác giúp đỡ em về yêu cầu
1. Gắn được mã vạch
2. Thuận tiện trong quá trình nhập xuất
3. Hạn chế mở thêm mã phụ
Bài đã được tự động gộp:

Số lượng thì phải gõ tay rồi vì làm gì có con ma nào gõ hộ. Còn đơn vị thì tùy. Ốc vít, tăm, bi thì có ai đếm chiếc, bán từng chiếc? Đóng gói thôi. Gói cũng có thể nhiều loại gói. Vd. ốc vít có 3 loại gói là 10 chiếc, 50 chiếc, 100 chiếc thì 3 Mã. Tăm có 2 loại: hộp 50 và hộp 100, thì 2 Mã.

Quản lý lúc đó là quản lý bao nhiêu hộp tăm chứ không phải bao nhiêu cái tăm.
Bên mình do đặc thù sản xuất nên xuất kho ra có thể xuất từng chiếc bình thường bạn ạ , nên vướng mắc ở chỗ này
 
Bên mình do đặc thù sản xuất nên xuất kho ra có thể xuất từng chiếc bình thường bạn ạ , nên vướng mắc ở chỗ này
Gói, hộp, bộ chỉ là ví dụ. Hàm ý là đơn vị cần phải có. Nếu đó là chiếc thì phải có mã cho chiếc. Thế thôi.
Nói về ví dụ thì nên hiểu là ví dụ. Không nhất thiết phải là gói, hộp, bộ bạn ạ. Những đơn vị cần có, dù đó là bộ, gói, hộp, chai hay chiếc.
 
Gói, hộp, bộ chỉ là ví dụ. Hàm ý là đơn vị cần phải có. Nếu đó là chiếc thì phải có mã cho chiếc. Thế thôi.
Nói về ví dụ thì nên hiểu là ví dụ. Không nhất thiết phải là gói, hộp, bộ bạn ạ. Những đơn vị cần có, dù đó là bộ, gói, hộp, chai hay chiếc.
Mình hiểu . Mình cảm ơn bạn hỗ trợ nhé !
 
À, ngành dược hay lương thực, thực phẩm,. . . . thì phải có lô sản xuất theo ngày hay gì, gì đó tương tự
Ví dụ cùng là vitamin C, nhưng lô SX phải ghi & lưu mẫu gì đó,. . . .
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom