Nhờ tư vấn quy trình kế toán đối với ngành nghề sx bao bì. (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

adolescent

Thành viên mới
Tham gia
29/5/09
Bài viết
27
Được thích
73
Từ trước tới giờ em chưa từng làm công ty nào chuyên về sản xuất, in ấn các loại bao bì sản phẩm nên không có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Mà nhất là cái dụ làm theo quyết định 48 em càng không rành cho lắm. Nhờ các anh chị chiếu cố giúp cho nếu có kinh nghiệm trong ngành này.

Là một công ty TNHH 2 thành viên mới vừa thành lập, vừa có GPKD, có MST và có mua được Hoá đơn rồi. công việc của kế toán tiếp theo là làm gì???
- Đăng ký hình thức kế toán cho cơ quan thuế?
- Cần mở những loại sổ sách nào?
- Tính giá thành làm sao? (cái này đúng là hỏng có chút xíu nào kinh nghiệm)
- Những báo cáo nào nộp cho cơ quản lý đối với loại hình doanh nghiệp này?

Nói đại khái là giúp cho quy trình kế toán trong lĩnh vực này.
Thanks!

Chú ý: Công ty chuyên về in ấn bao bì sản phẩm. làm danh thiếp……., Quy mô nhỏ, chi cục quản lý.


Thú thật là em nó nhờ giúp nhưng em không đủ khả năng, giờ kính chuyển lên diễn đàn nhờ cô chú anh chị giúp dùm, sau khi co qui trình xong em sẽ chuyển cho em nó làm. Nhiện vụ của em là sẽ "hậu tạ" cá anh chị.

Nhân đây em cũng xin được học hỏi quyết định 48 từ bài này luôn. Chân thành cảm ơn.
 
Vài hàng trao đổi nhanh.

Cái này trao đổi ngoài lề 1 tí, để làm tốt công tác kế toán cho các doanh nghiệp mới thành lập.
Xin chú ý cho 1 số điểm sau và hãy kết hợp các bài viết tại đây
  1. Các công việc của kế toán
  2. Xây dựng quy trình làm việc của bộ máy kế toán
  3. Qui trình hạch toán trong công tác kế toán.
  4. Đọc thêm bài : Bàn về hệ thống TK kế toán hiện hành áp dụng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa
  5. Xây dựng hệ thống tài khoản trong doanh nghiệp
A.- Một số công việc khi doanh nghiệp mới thành lập :
Căn cứ giấy phép và bản điều lệ thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải tiến hành 1 số thủ tục như sau :

+ Đối với cơ quan thuế :
1.- Đăng ký với cơ quan thuế
http://www.hcmtax.gov.vn/huongdan.aspx?itemid=252

2.- Thông tin khác liên quan đến đăng ký thuế http://www.hcmtax.gov.vn/huongdan.aspx?itemid=405

3.- Kê khai, nộp thuế môn bài http://www.hcmtax.gov.vn/huongdan.aspx?itemid=102

4.- Thủ tục và trình tự mua hóa đơn lần đầu http://www.hcmtax.gov.vn/huongdan.aspx?itemid=341
5.- Hóa đơn tự in????

Định mức đối với bậc thuế môn bài và Thủ tục mua HĐTC
• Bậc thuế môn bài
Căn cứ vào vốn đăng ký của năm trước liền kề với năm tính thuế để xác định mức thuế môn bài .
Bậc thuế môn bài Số vốn điều lệ đăng ký Mức thuế môn bài cả năm

Bậc thuế môn bài Số vốn điều lệ đăng ký Mức thuế môn bài cả năm
Bậc 1 Trên 10 tỷ đồng 3.000.000
Bậc 2 Từ 5 tỷ đến 10 tỷ đồng 2.000.000
Bậc 3 Từ 2 tỷ đến 5 tỷ 1.500.000
Bậc 4 Dưới 2 tỷ 1.000.000


*Cơ sở kinh doanh đang kinh doanh hoặc mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian của 6 tháng đầu năm (Từ 01/01 đến 30/06) tháng kê khai - nộp mức môn bài cả năm, nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian 6 tháng cuối năm (từ 1/7 đến 31/12) thì nộp 50% mức thuế môn bài cả năm.
• Hạn nộp:
- Đối với DN mới thành lập: Phải kê khai - nộp thuế môn bài ngay trong tháng được cấp đăng ký và mã số thuế.
- Đối với DN đang hoạt động: Kê khai - nộp thuế môn bài ngay trong tháng đầu tiên của năm dương lịch.

+ Đối với doanh nghiệp :
(Phần hành kế toán – Công việc phải làm)
- Chọn 1 trong 2 quyết định 15 và 48 để đăng ký
- Chọn lựa phương pháp xác định giá trị tồn kho nhập xuất tồn kho theo phương pháp định kỳ hay kê khai thường xuyên
- Chọn lựa hình thức kế toán để mở sổ sách : Nhật ký chung, nhật ký sổ cái, nhật ký chứng từ, chứng từ ghi sổ
- Đăng ký khấu hao TSCĐ
- Đăng ký định mức tiêu hao nguyên vật liệu
- Thiết kế các mẫu biểu phù hợp với doanh nghiệp
- Bố trí phân công nhân sự trong các khâu kế toán tùy theo quy mô của doanh nghiệp.
Nghiệp vụ kế toán :
• Kế toán quỹ tiền mặt
• Kế toán quỹ tiền gởi ngân hàng
• Kế toán vật tư, hàng hóa
• Kế toán tài sản cố định/ công cụ dụng cụ
• Kế toán quản lý công nợ (mua/bán/tạm ứng)
• Kế toán tiền lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, tính thuế thu nhập cá nhân)
• Kế toán tính giá thành sản phẩm
• Kế toán tổng hợp (đảm trách các phần hành còn lại – Kế toán thuế, trích lập dự phòng, trích trước các khoản chi phí,….)

Chứng từ kế toán :
• Kế toán quỹ tiền mặt
- Phiếu đề nghị thanh toán
- Giấy đề nghị tạm ứng
- Bảng thanh toán tạm ứng
- Phiếu thu/ phiếu chi
• Kế toán tiền gởi ngân hàng
- Giấy đề nghị chuyển khoản/ủy nhiệm chi

Thiết lập các qui trình kế toán :
- Thanh toán tạm ứng
- Nhập xuất kho
- Mua hàng hóa vật tư, dịch vụ trong nước
- Thuê xe vận chuyển
- Qui trình bảo hành sản phẩm và dịch vụ
-
Thiết lập các qui trình hạch toán kế toán :


(Phần hành nhân sự)

Hồ sơ lao động : (Đơn xin việc + sơ yếu lý lịch + photo CMND, hộ khầu, bản sao văn bằng (nếu có) + Giấy khám sức khỏe + ảnh + giấy tờ chứng minh giảm trừ thuế thu nhập cá nhân (nếu có) + mã số thuế thu nhập cá nhân (nếu có)
Xây dựng kế hoạch đào tạo, tuyển dụng
Xây dựng nội quy lao động
Thỏa ước lao động tập thể
Đăng ký thang lương, bảng lương
Đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân

B.- Quy trình thanh toán tiền mặt (file đính kèm)
C.- Quy trình thanh toán tạm ứng (File đính kèm)
D.- Quy trình luân chuyển chứng từ và thủ tục kiểm soát (File đính kèm). Trong này có các file (object đình kèm - ở phần dưới, gồm các biểu mẫu : Phiếu đề nghị thanh toán (mặt trước/mặt sau), phiếu đề nghị chuyển khoản,sơ đồ hạch toán hàng nhập khẩu, sơ đồ tổ chức phòng kế toán.
E.- Công việc của thủ quỹ,....

Chị xem lại dùm, có cần gì mình sẽ trao đổi tiếp nhe.


Thân

Tính giá thành làm sao? (cái này đúng là hỏng có chút xíu nào kinh nghiệm)

Tính theo nhóm hàng thì tốt hơn. Do ngành bao bì rất chi li có nhiều loại sản phẩm
 
Em cảm ơn chú rất nhiều về bài viết tốn khá nhiều công sức vừa rồi. Trên đây mới giải quyết phần nào về những khó khăn mà em đang gặp phải.

Cụ thể chú mới giúp em biết được quy trình kế toán nói chung, nhưng cái em cần là chi tiết trong trường hợp chụ thể:
Ví dụ: Thông thường trong trường hợp sx bao bì này nếu ta áp dụng theo quyết định 48 thì cần phân nhóm những loại chí phí nào, hạch toán ra sao, quan trọng vẫn là nhờ chia sẻ kinh nghiệm tính giá thành.

Vài dòng cần trao đổi thêm mong rằng chú đừng cho rằng em quá tham lam và lười biếng nghiên cứu.
Mong là chú dành chút thời gian quan tâm tới những khó khăn này của em.
Thanks.
 
Ô hay, anh được voi lại đòi tiên nữa rồi.

Về hệ thống TK theo QĐ 48, anh ứng dụng của QĐ 15 để xây dựng cho các chi phí sản xuất của mình anh nhe.

TK 154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, anh xây dựng chi tiết như sau :

1541 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
1542 Chi phí nhân công trực tiếp
1547 Chi phí sản xuất chung
15471-Chi phí nhân viên phân xưởng
15472-Chi phí vật liệu
15473-Chi phí dụng cụ sản xuất
15474-Chi phí KHTSCĐ
15477-Chi phí dịch vụ mua ngoài
15478-Chi phí bằng tiền khác​

Xây dựng TK 1541 theo nhóm hàng hóa, thành phẩm, mặt hàng sản xuất
Ví dụ :
1541 aaa : ấn phẩm 1
1541 xxx : danh thiếp (name card), các danh thiếp (thiệp cưới, thiệp chúc mừng xuân,...)
1541 yyy : bao bì các loại

Chi phí nhân công trực tiếp (1542) Chi phí sản xuất chung (1547) - xây dựng tiêu thức phân bổ

Anh phải xác định lại các bước sản xuất để cho ra thành phẩm. Từ đó, anh mới hình dung được các yếu tố cấu thành cho sản phẩm của anh.

Anh xem dùm em thêm bài này nữa nhe

Xin đừng gọi mình bằng chú nữa anh nhé. Buồn nhắm - Chả qua là : Tuổi đời được lắm bao nhiêu mà ai lại nỡ rắt muối tiêu lên đầu đấy mà. Hair two lines
 
Ô hay, anh được voi lại đòi tiên nữa rồi.

Hix, Bác thương thì thương cho trót, thú thật từ xưa giờ có làm cái 48 này đâu. Với lại chị adolescen đã hứa là "hậu tạ" rồi mà.

Bác không thương em thì cũng nên nghĩ tới Adolescen chứ.
Trở lại vấn đề chính. Em xin ghi nhận những hướng dẫn này và sẽ làm theo, trong quá trình thực hiện nếu có gì hỏng rõ mong nhận được sự chỉ dẫn nhiệt tình của bác.
Hẹn gặp lại Bác "Anh hẹn em cuối tuần"
 
Tất cả thành viên trong gia đình GPE, ai cũng bình đẳng cả bác à.

Mọi thành viên đều trợ giúp nhau trong khả năng của mình.

Do vậy, đừng ngần ngại viết bài. Còn nhiều vị Thầy/cô của mình "ẩn dật" chưa xuất chiêu thôi. KTGG không dám múa qua mắt thợ.

Bản thân mình, khi bước sang lĩnh vực kinh doanh sản xuất mới. Mình cũng cần tìm hiểu qui trình sản xuất của loại hình đó để xây dựng các tài khoản sao cho đáp ứng được yêu cầu quản lý của mình. (Từ cái tên gọi vật tư, sản phẩm,.... cũng đều học lại từ đầu cả)

Làm kế toán không đơn thuần nợ nợ, có có - cố gắng làm sao khi đọc các con số trong báo cáo tài chính nó cũng phản ánh được hoạt động của doanh nghiệp mình.

Tuy nhiên, đôi lúc lực cũng bất đồng tâm. Hiểu là một lẻ còn ứng dụng có thành công hay không cũng còn phụ thuộc nhiều yếu tố :
+ Chủ doanh nghiệp có muốn công việc quản lý tốt đến gốc độ nào ? Nếu người chủ nhìn thấy lợi ích lâu dài, phát triển doanh nghiệp. Lãi lỗ thực tế như thế nào.
+ Hay cách quản lý gia đình "Gia đình trị" : dẫn đến bùa phép mà kế toán phải đau đầu. làm cách này chán lắm - tối ngay cứ đương đầu, đối phó, chữa cháy. Nhưng không làm thì không ai mướn !!!
 
Cuối củng thì giá thành trong ngành sản xuất bao bì là thế nào ??????
In trên P/E kéo màng ..... thì tính làm sao
Thanks
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom