Nhờ gợi ý đặt mã vật tư (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

TRA KHUC RIVER

Thành viên thường trực
Tham gia
3/10/07
Bài viết
392
Được thích
138
Mình có file danh mục vật tư thiết bị như đính kèm, mình muốn đặt mã hàng hóa cho các vật tư nói trên để dể quản lý, khi cần truy xuất dữ liệu cho dể dàng, nhưng loay hoay mãi mình vẫn chưa biết cách đặt mã thế nào cho hợp lý, khoa học. Nhờ anh em gợi ý giúp, mình cảm ơn rất nhiều.
 

File đính kèm

theo ý mình thôi nhé, bạn nên đặt theo tên luôn, ít nhất 6 kí tự.
các bạn khác có ý kiến ko?
 
Đây là đề xuất của người ngoại đạo:

Mã vật tư gồm luôn luôn là 7 ký tự, ví dụ ABC###G
A biểu thị xuất xứ của thiết bị, ví dụ V - Việt nam; R - Nga, U - Mĩ, . . . .
B - Biểu thị ngành sản xuất ra nó; Ví du H - hóa chất, D - Năng lượng ( điện, xăng dầu,. . ) , X - xây dựng, như xi măng, sắt tháp, gỗ, . . .
C - Mức độ của vật tư; ví dụ A: Phóng xạ; B: độc hại, C - chính xác cao, D an toàn tuyệt đối, E độ tinh khiệt,

###, số hay kí tự (khi hết số), ví dụ A01
G: Phân loại, như thường xuyện, mau hỏng, đắc tiền, không có cái thứ hai thay thế, . . .

Nhắc lại, người ngoài xúi chơi đó nha;
Nhằm nhận tin phản hồi từ các bạn khác.

Xin cảm ơn!:-=
 
Các bạn ơi cho mình xin thêm 1 vài ý kiến tham khảo nữa.
 
Chào bạn,
Không biết công việc của bạn có liên quan đến kế toán hay không? Tuy nhiên, một cách cơ bản, hàng tồn kho được định nghĩa trong một công ty như sau:
A
1. Nguyên liệu trực tiếp sản xuất
- Nguyên vật liệu chính
- Nguyên vật liệu phụ
2. Vật liệu phụ sản xuất
3. Công cụ dụng cụ
4. Hàng hóa
5. Thành phẩm

Do đó, để đặt mã một cách khoa học, trước hết chúng ta cần đặt mã cho Loại hàng tồn kho (cấp 1) và nhóm hàng tồn kho (cấp 2). Ví dụ:

Loại hàng tồn kho (cấp 1):
Mã Loại | Tên Loại |
NC | Nguyên liệu sản xuất chính
NP | Nguyên liệu sản xuất xuất phụ
VL | Vật liệu sản xuất
CC | Công cụ dụng cụ
HH | Hàng hóa
TP | Thành phẩm
Nhóm hàng tồn kho (cấp 2):




Mã nhóm | Tên nhóm | Mã Loại |
NC01|Nhóm nguyên liệu chính 1|NC|
NC02|Nhóm nguyên liệu chính 2|NC|
NC03|Nhóm nguyên liệu chính 3|NC|
NP01|Nhóm nguyên liệu phụ 1|NP|
NP02|Nhóm nguyên liệu phụ 2|NP|
NP03|Nhóm nguyên liệu phụ 3|NP|
VL01|Nhóm vật liệu 1|VL|
VL02|Nhóm vật liệu 2|VL|
VL03|Nhóm vật liệu 3|VL|
CC01|Nhóm công cụ 1 (Ví dụ: Đá Mài)|CC|
CC02|Nhóm công cụ 2 (Ví dụ: Máy cắt)|CC|
CC03|Nhóm công cụ 3 (Ví dụ: Kiềm, dao,kéo, cà lê, .v.v..)|CC|
CC...|...|CC
CC99|...|CC
HH01|Nhóm hàng hóa 1|HH|
HH02|Nhóm hàng hóa 2|HH|
HH03|Nhóm hàng hóa 3|HH|
TP01|Nhóm thành phẩm 1|TP|
TP02|Nhóm thành phẩm 2|TP|
TP03|Nhóm thành phẩm 3|TP|
...|...|...
B
Mã hàng tồn kho: Cấu trúc như sau: MMMM999999
Trong đó:
MMMM là nhóm hàng tồn kho
999999 là số thứ tự của hàng tồn kho trong nhóm đó

Cấu trúc cơ bản của một danh mục hàng tồn kho như sau:



TK tồn kho | Mã hàng | Tên hàng | Quy cách | ĐVT | Nhóm hàng | Loại hàng |
|||||||
|||||||
|||||||
|||||||
|||||||
Vài lời chia sẻ cùng bạn.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Có rất nhiều tài liệu đã nói về vấn đề này. Theo tôi, để dễ nhớ bạn nên đặt theo quy ước:
MãVT = Nhà SX + Loại + đặc tính cơ bản + STT
Nếu các VT của doanh nghiệp đơn giản chỉ là của 1-2 nhà SX thì có thể bỏ "Nhà SX"

Một số DN có những VL mà tên gọi, đặc tính dài người ta thường quy định về mã số, như là OMO mã 1; SUNSILK mã 2,... Sau khi đặt tên xong người ta chỉ thấy mã là 12244. Cách làm dùng số hóa rất ngắn gọn. Nếu ứng dụng trong máy tính tốc độ sẽ xử lý nhanh. (Nếu bạn để ý mấy CSDL của nước ngoài thì sẽ thấy mã toàn là số).

Một khái niệm đi cùng với đặt mẵ là "Shortcut": là tên viết tắt của vật tư, hàng hóa ví dụ như OMO500; OMO250;...Bạn đừng nhầm là mã.

Một CSDL "hiện đại", mỗi một Tên gọi của một đối tượng sẽ có Mã (Code) và Viết tắt (Shortcut).

Bạn đừng lo là người dùng khó nhớ. Bạn cứ làm theo nguyên tắc có lý của bạn. Đã là công việc, bất kể ai cũng phải tuân thủ nguyên tắc chung của DN. Mọi người đã nhớ: Bảng tuần hoàn hóa học, mã tài khoản của BTC, mã vùng điện thoại, số điện thoại của người thân và bạn bè,...Lý do gì mà mã vật tư không thể nhớ!
(Bài viết của Bác TuanVNUNI)

Theo mình đây là cách rất hay và khoa học, tùy vào nhu cầu quản lý của bạn mà có thể bớt đi những phần bạn không cần và mở rộng thêm những phần bạn cần để dễ dàng cho công việc mình hơn.
Chúc bạn thành công nhé.
Thân!
 
Mình ủng hộ ý kiến của bạn cop_kh. Việc số hóa hệ thống mã là tối ưu và khoa học nhất, chính vì thế mà hệ thống mã vạch toàn là số mà thôi.

Ngoài ra còn một số nguyên tắc khi đặt mã như sau:
- Mã hàng tuyệt đối không sử dụng khoảng trắng (space)
- Mã hàng tuyệt đối không dùng các ký tự đặc biệt (*,&,%,$,#,@, etc.)
- Độ dài của mã hàng (số ký tự) phụ thuộc vào quy mô, mức độ kiểm soát của từng công ty;
- ...........
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Theo tôi, để dễ nhớ bạn nên đặt theo quy ước:
MãVT = Nhà SX + Loại + đặc tính cơ bản + STT
Sau khi đặt tên xong người ta chỉ thấy mã là 12244. Cách làm dùng số hóa rất ngắn gọn. Nếu ứng dụng trong máy tính tốc độ sẽ xử lý nhanh. (Nếu bạn để ý mấy CSDL của nước ngoài thì sẽ thấy mã toàn là số).

Mỗi vấn đề mã toàn số là mình chưa hoàn toàn tán đồng, do:
+ Nếu toàn só thì khó có độ dài như nhau của tất cả các loại vật tư, hàng hóa & bán thành phẩm chu chuyển của cơ quan;
Mà độ dài như nhau của mã rất có lợi khi tìm trong phân loại những loại hàng ta đã phân loại
Ví dụ chữ số thư 2 là phân loại hàng của 1 cơ quan, như
Nếu là A: Sản phẩm của CQ;
- B : Bán thành phẩm;
- C : Nhiên liệu;
- D: Thiết bị;
- . . . .
- F: Văn phòng phẩm,
- V : Vòng bi, bạc đạn
. . . . .
Lúc đó muốn tìm loại hàng gì cũng tiện;
+ Nếu toàn số thì chỉ có 10 ký số cho 1 chỗ thôi;
Nếu gồm cả chữ & số thì có đến 36 ký số & ký tự, tha hồ xài, phải vậy không bạn;
Riêng 1 số nước có đến 33 chữ cái thì kho mã sẽ gấp 4 lần của bạn rồi còn gì!

Chúc vui!:-=
 
Mình thì đơn giản hơn :
- Mã vật tư gồm có 9 ký tự (hoặc 6 ký tự gì đó), từ 0->9, nó là số tăng ngẫu nhiên. Cứ như chứng minh thư vậy. Chả có tên nhà SX, màu sắc . . gì trong đó cả.
- Vật tư được chia làm các dạng sau :
- Loại Vật tư
- Nhóm vật tư
- . . . . . . . .
Khi muốn xét tham chiếu thì có thể xét theo mã, theo nhóm, hay theo loại, . . .

Như vậy ta có thể thêm bao nhiêu tính chất vào mã vật tư cũng được.

Mọi người có thói quen là nhìn vào mã vật tư là đọc được hết các tính chất của vật tư đó. Đó là thói quen thấm sâu vào từ lâu quá rồi. Thay đổi được rồi đấy.

--CV--
 
Có rất nhiều tài liệu đã nói về vấn đề này. Theo tôi, để dễ nhớ bạn nên đặt theo quy ước:
MãVT = Nhà SX + Loại + đặc tính cơ bản + STT
Nếu các VT của doanh nghiệp đơn giản chỉ là của 1-2 nhà SX thì có thể bỏ "Nhà SX"


Một số DN có những VL mà tên gọi, đặc tính dài người ta thường quy định về mã số, như là OMO mã 1; SUNSILK mã 2,... Sau khi đặt tên xong người ta chỉ thấy mã là 12244. Cách làm dùng số hóa rất ngắn gọn. Nếu ứng dụng trong máy tính tốc độ sẽ xử lý nhanh. (Nếu bạn để ý mấy CSDL của nước ngoài thì sẽ thấy mã toàn là số).

Một khái niệm đi cùng với đặt mẵ là "Shortcut": là tên viết tắt của vật tư, hàng hóa ví dụ như OMO500; OMO250;...Bạn đừng nhầm là mã.

Một CSDL "hiện đại", mỗi một Tên gọi của một đối tượng sẽ có Mã (Code) và Viết tắt (Shortcut).

Bạn đừng lo là người dùng khó nhớ. Bạn cứ làm theo nguyên tắc có lý của bạn. Đã là công việc, bất kể ai cũng phải tuân thủ nguyên tắc chung của DN. Mọi người đã nhớ: Bảng tuần hoàn hóa học, mã tài khoản của BTC, mã vùng điện thoại, số điện thoại của người thân và bạn bè,...Lý do gì mà mã vật tư không thể nhớ! (Bài viết của Bác TuanVNUNI)

Theo mình đây là cách rất hay và khoa học, tùy vào nhu cầu quản lý của bạn mà có thể bớt đi những phần bạn không cần và mở rộng thêm những phần bạn cần để dễ dàng cho công việc mình hơn.
Chúc bạn thành công nhé.
Thân!
Chào Anh, chỉ Em các sách nói về vấn đề mã hóa này được không a. Em đang muốn đặt theo kiểu:Mã = viết tắt tên hàng + viết tắt tên nhóm (lấy công dụng làm nhóm) + viết tắt tên nhà cung cấp + số thứ tự
Nhưng đang suy nghĩ:
Viết tắt tên hàng: thì mấy ký tự (nếu ít ký tự thì có thể không đủ để gợi nhớ, nhiều quá thì có thể dư, nếu dư thì dùng ký tự thay thế có được không)
Viết tắt tên nhà cung cấp: lúc cần có thể lọc những vật tư theo nhà cung cấp thì lấy mấy ký tự. (nếu ít ký tự thì có thể không đủ để gợi nhớ, nhiều quá thì có thể dư, nếu dư thì dùng ký tự thay thế có được không)
 
. . . Viết tắt tên nhà cung cấp: lúc cần có thể lọc những vật tư theo nhà cung cấp thì lấy mấy ký tự. (nếu ít ký tự thì có thể không đủ để gợi nhớ, nhiều quá thì có thể dư, nếu dư thì dùng ký tự thay thế có được không)
Nhà cung cấp (NCC) có thể là cá nhân hay tập thể (tên công ti)
Nếu là cá nhân ta có thể lấy 4 kí tự:
PHP:
 Mã   Họ & Tên
NHM0  Nguyễn Hồng Minh
NHM1  Ngô Thị Hải My
NJF0  Nguyễn Đặng
NJD0  Nguyễn Dương
NJA0  Nhữ Ánh
. .    . . . . . .
Tên Cơ quan (CQ):
Mã:
 Mã      Tên CQ
TWF0   Thiên Đường
TAD0   Thái Ánh Dương
TFD0   Trần Nguyễn  Đức Dương
ADL0   Âu Dương Lân
TWS0  Thiên Sơn
. . . .   . . . . .
 
Nhà cung cấp (NCC) có thể là cá nhân hay tập thể (tên công ti)
Nếu là cá nhân ta có thể lấy 4 kí tự:
PHP:
 Mã   Họ & Tên
NHM0  Nguyễn Hồng Minh
NHM1  Ngô Thị Hải My
NJF0  Nguyễn Đặng
NJD0  Nguyễn Dương
NJA0  Nhữ Ánh
. .    . . . . . .
Tên Cơ quan (CQ):
Mã:
 Mã      Tên CQ
TWF0   Thiên Đường
TAD0   Thái Ánh Dương
TFD0   Trần Nguyễn  Đức Dương
ADL0   Âu Dương Lân
TWS0  Thiên Sơn
. . . .   . . . . .
Cảm ơn Anh/Chị ạh
 
Chào Anh, chỉ Em các sách nói về vấn đề mã hóa này được không a. Em đang muốn đặt theo kiểu:Mã = viết tắt tên hàng + viết tắt tên nhóm (lấy công dụng làm nhóm) + viết tắt tên nhà cung cấp + số thứ tự
Nhưng đang suy nghĩ:
Viết tắt tên hàng: thì mấy ký tự (nếu ít ký tự thì có thể không đủ để gợi nhớ, nhiều quá thì có thể dư, nếu dư thì dùng ký tự thay thế có được không)
Viết tắt tên nhà cung cấp: lúc cần có thể lọc những vật tư theo nhà cung cấp thì lấy mấy ký tự. (nếu ít ký tự thì có thể không đủ để gợi nhớ, nhiều quá thì có thể dư, nếu dư thì dùng ký tự thay thế có được không)
Mã phân cấp, thường theo trình tự cấp trên_cấp dưới_cấp dưới dưới ...
Mã = viết tắt tên nhóm_viết tắt tên hàng
"nhà cung cấp" thường không nên đưa vào mả hàng, vì nhà cung cấp thay đổi phải tạo mã mới và mã theo nhà cung cấp cũ sẽ không bao giờ còn sử dụng, lãng phí tài nguyên. Nếu vẫn muốn nhét "nhà cung cấp" vào thì
Mã = viết tắt tên nhóm_viết tắt tên hàng_viết tắt tên nhà cung cấp
Lưu ý, cách viết tắt của 3 thành phần trên phải có ít nhất 1 ký tự đặc biệt để phân biệt, nếu không khi tìm 1 nhà cung cấp lại trả về nhà cung cấp khác có viết tắt tên hàng giống nhà cung cấp
Trường hợp nầy không nên có "Số thứ tự" vì tên hàng là đủ phân biệt các mặt hàng rồi, nếu 1 mặt hàng có thể khác nhau theo thành phần hoặc kích thước ... thì thêm từ viết tắt vào mã, chỉ khi khác nhau lung tung khó xác đinh hoặc không cần xác định đặc điểm khác nhau mới dùng số thứ tự
Các gợi ý trên dùng cho bảng tính Excel thuần túy, nếu dùng ngôn ngữ lập trình thì dùng số thứ tự do phần mềm tạo làm mã khỏi cần viết tắt cho mệt
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom