Mời các thành viên đọc suy nghĩ của giới trẻ 9x hiện nay.

Liên hệ QC

n0thing1988

Mù VBA
Tham gia
30/9/13
Bài viết
1,567
Được thích
1,151
Các anh chị nghĩ sao về nhân vật nữ chính trong bài tâm sự này.

8601: Mình là K57 NEU, câu chuyện mình kể dưới đây có lẽ sẽ có người nói rằng mình bất hiếu, nhưng phải là người gặp hoàn cảnh như mình rồi mới hiểu... không phải cứ có mối quan hệ họ hàng thì sẽ được gọi là người thân.
Từ 6 năm trước Trung thu đối với mình chẳng còn gì gọi là vui nữa.
Trung thu trùng với giỗ.bà.nội..
Đừng hiểu nhầm rằng vì mình thương xót bà mà cảm thấy buồn. 6 năm trước mình không giỏ một giọt nước mắt nào, và trong suốt 6 cái Trung thu vừa rồi mình vẫn không.hề.có.ý.định.hối.hận!
Chỉ vì bà mất, bố mẹ buồn, và mình không thể vui được, chỉ vậy thôi! :)
Bất hiếu mà nói, mình ghét bà nội!
Ngày Trung thu lại gợi nhớ cho mình vài chuyện khiến mình không thể cười :)
Các bạn muốn hỏi thế nào là trọng nam khinh nữ ư? Hỏi mình đây, minh chứng sống đây! Vì sao à? Vì cho đến bây giờ, tuy đã ko còn rõ ràng nhưng mình vẫn cảm nhận ở đâu đó, có người trong gia đình không tôn trọng mình, vì mình là con gái.
Ngay từ lúc sinh ra đã thế rồi. Bà nội ấy, người mà mình nhắc đến ở đoạn trên ấy, còn không nỡ vào viện thăm mẹ mình lúc sinh mình cơ :) nghĩ có đắng lòng không? Bố mẹ mình lấy nhau ko có sự đồng ý của gia đình đằng nội, vì mẹ mình là gái quê, còn bố mình lại là con trong một gia đình lâu đời ở thành phố. Đám cưới bố mẹ mình không hề có sự xuất hiện của ông bà nội. Người thân duy nhất của bố là anh trai thứ 2 của bố. Rồi sau này bác cũng bị người ta lôi ra mà trách: "Mày có cái quyền gì mà đứng ra đại diện gia đình hỏi vợ cho nó?". Nghe xong muốn chỉ biết nhếch một bên môi lên mà cười cái sự đời.
Rồi khi mẹ sinh ra mình là con gái... mẹ kể lúc ấy bố mẹ đến cái đũa bẻ đôi thành 2 mẩu để ăn cơm cũng ko có. Nhà phải đi ở nhờ. Gia đình đằng ngoại cũng khó khăn nên ko giúp đỡ được. Bà ngoại và dì từ Nghệ An thay nhau ra giúp mẹ đi viện. Nhưng cũng nhanh chóng phải về vì công việc ở nhà chất đống. Mẹ xuất viện được vài ngày đã phải dậy nấu cơm, giặt giũ...mà mình cũng biết hành bố mẹ lắm. Thai nằm ngang, ko thể đẻ bình thường mà phải mổ. Vả lại mình cũng khá to, dù có xoay đúng chiều thì cũng khó mà đẻ thường được.
2 tuổi, không có ai trông nom, bố mẹ đành phải gửi vào nhà bác, cách nhà 40 cây số. Cả tháng trời bố mẹ không được gặp con. Đến khi nhớ con không chịu được nữa phải vào đón con ra. Từ đấy nhốt con ở nhà 1 mình, rồi bố mẹ đi làm cũng đâu có yên tâm, sợ con ở nhà nghịch ngợm, nhỡ nghịch trúng ổ điện. nhà hồi đó còn 1 cái giếng, có những hôm mẹ lo ko biết đã đậy nắp giếng chưa... Rồi mẹ quyết định đưa con đến chỗ làm. Nhưng mẹ nhiều việc, thi thoảng mới nhìn con được một cái, lại thấy con ngồi 1 mình, mẹ lại thương. Bố mẹ bàn nhau, mẹ ở nhà chăm mình. Tuy biết là sẽ khó khăn, nhưng ko yên tâm để mình mỗi ngày một nơi như thế. Hoàn cảnh gia đình hồi đó không hề dư dả, muốn gửi mình đi nhà trẻ cũng khó. Mới có 2 tuổi làm gì đã có trường công nào nhận? Trường tư lúc bấy giờ còn quá ít, chắc chắn học phí sẽ rất cao. Mẹ ở nhà làm may, thu nhập sẽ thấp nhưng ít nhất cũng không để mình phải vất vưởng như thế! Những lúc đó... bà nội ở đâu? Nhà nội ở đâu? Cách nhau có 10' đạp xe... vậy mà người ta có nỡ đếm xỉa đến con cái nhà họ đâu. Chỉ cần quan tâm đến con họ thôi cũng quý lắm rồi, không khiến họ phải để tâm đến đứa CHÁU GÁI này!
11 tuổi, nghe rằng mẹ sẽ đẻ em bé, vì nếu không có con trai, rất có thể bố mẹ sẽ có chuyện.. kinh tế gia đình lúc đó đã ổn định, cũng đã có của ăn của để. Sinh thêm 1 đứa cũng chẳng nhằm nhò gì. Nhưng nếu lại sinh con gái, ko biết chuyện gì sẽ xảy ra..
Đúng như mong đợi, mẹ sinh em trai.. :)
Lúc đó mình đã đủ lớn để nhận thấy rõ sự khác biệt về thái độ của người nhà nội đối với mình và em trai mình. Khác biệt lớn lắm :)
Bà nội đon đả hẳn, ngày nào cũng đi thăm cháu, cứ rảnh là đi. Có hôm cãi nhau với bác, ko có người đưa đi, cũng tự đi bộ 6, 7 cây số đến thăm cháu trai của bà. Đan khăn, đan áo, làm đủ mọi trò... Rồi hứa hẹn cho cháu tài sản này nọ. :) còn đứa cháu gái của bà ngồi cạnh đấy thì sao? Nó không phải cháu bà à?
Nó không cần bà bố thí cái đống tài sản kia, nó chỉ muốn hỏi.. lúc bố mẹ nó khó khăn nhất, bà ở đâu?
Cho cười nhạt phát nữa!
Giờ bà mất rồi, nhắc đến chuyện không vui này thì cũng không phải đạo. Nghĩa tử là nghĩa tận, cũng nên bỏ qua mà sống tiếp. Nhưng nhất định đứa cháu bất hiếu này sẽ không hối hận khi Trung thu 6 năm về trước nó ko có mặt trong đám tang của bà, không hề khóc vì bà! Coi như những lần nó khóc vì bị phân biệt đối xử bù cho cái ngày bà mất đi.
Trung thu đầu tiên xa gia đình nên cũng có chút tâm trạng, Cảm ơn những ai đủ kiên nhẫn để đọc được đến dòng này, chúc mọi người có một ngày vui vẻ!!
 
Em rất ngạc nhiên là 1 bạn sinh năm 97, bà mất 6 năm trời vẫn oán trách người chết. Không đến đưa tang, chỉ vì bà quý cháu trai hơn cháu gái. Trong khi bà nội chết bố mẹ buồn, tức là bố mẹ vẫn rất tận nghĩa với đấng sinh thành.
Mà được nhiều bạn trẻ ủng hộ cho rằng đó là đúng đắn. Hầu hết suy nghĩ của các bạn 9x bây giờ quan niệm rằng người thân phải đối xử chăm lo cho mình thì mới chăm lo đối xử tốt lại.
 
Em rất ngạc nhiên là 1 bạn sinh năm 97, bà mất 6 năm trời vẫn oán trách người chết. Không đến đưa tang, chỉ vì bà quý cháu trai hơn cháu gái. Trong khi bà nội chết bố mẹ buồn, tức là bố mẹ vẫn rất tận nghĩa với đấng sinh thành.
Mà được nhiều bạn trẻ ủng hộ cho rằng đó là đúng đắn. Hầu hết suy nghĩ của các bạn 9x bây giờ quan niệm rằng người thân phải đối xử chăm lo cho mình thì mới chăm lo đối xử tốt lại.

Trọng nam khinh nữ và đó là hậu quả!
Nhiều ông bà máu con trai, con đẻ toàn gái đâm sinh ghẻ lạnh. Lớn lên chúng sẽ hiểu và oán trách...
 
Trọng nam khinh nữ và đó là hậu quả!
Nhiều ông bà máu con trai, con đẻ toàn gái đâm sinh ghẻ lạnh. Lớn lên chúng sẽ hiểu và oán trách...
Oán trách giận hờn là lẽ đương nhiên. Cho dù ko được chăm sóc quan tâm thì vẫn lên làm tròn đạo hiếu. Khi đấng sinh thành còn khỏe mạnh thì có thể do bản thân vì ích kỷ mà không đến gặp mặt thăm nom. Nhưng khi ốm đau, hoặc qua đời thì chữ HIẾU, chứ NGHĨA ta phải đến chăm nom đưa người đã khuất.
Điều em lo nhất là có rất nhiều ý kiến ủng hộ, và cho rằng điều đó là đúng đắn. Phải chăng chữ Hiếu, chữ Nghĩa giờ mang một nghĩa khác.
Đôi lời từ ý kiến cá nhân của em.
 
Em rất ngạc nhiên là 1 bạn sinh năm 97, bà mất 6 năm trời vẫn oán trách người chết. Không đến đưa tang, chỉ vì bà quý cháu trai hơn cháu gái. Trong khi bà nội chết bố mẹ buồn, tức là bố mẹ vẫn rất tận nghĩa với đấng sinh thành.
Mà được nhiều bạn trẻ ủng hộ cho rằng đó là đúng đắn. Hầu hết suy nghĩ của các bạn 9x bây giờ quan niệm rằng người thân phải đối xử chăm lo cho mình thì mới chăm lo đối xử tốt lại.
Bất cứ đứa trẻ nào mới sinh ra đều như tờ giấy trắng (nhân chi sơ tính bổn thiện). Lớn lên, nó trở thành thế nào là do gia đính, xã hội và giáo dục mà ra. Cá nhân tôi cho rằng yếu tố giáo dục là quan trọng nhất. 12 năm có thể hình thành nên nhân cách một con người chăng?
 
Em rất ngạc nhiên là 1 bạn sinh năm 97, bà mất 6 năm trời vẫn oán trách người chết. Không đến đưa tang, chỉ vì bà quý cháu trai hơn cháu gái. Trong khi bà nội chết bố mẹ buồn, tức là bố mẹ vẫn rất tận nghĩa với đấng sinh thành.
Mà được nhiều bạn trẻ ủng hộ cho rằng đó là đúng đắn. Hầu hết suy nghĩ của các bạn 9x bây giờ quan niệm rằng người thân phải đối xử chăm lo cho mình thì mới chăm lo đối xử tốt lại.
Chào n0thing1988,

Không sao đâu em, đường đời của những em đó còn dài lắm, có thể bây giờ tự cho là mình có suy nghĩ đúng, đến khi lớn tuổi, có gia đình rồi có con, có cháu.... lúc đó mới thấm thía được cái gì là đúng và cái gì sái quấy ngông cuồng của tuổi mới lớn, em à!

Cứ hy vọng như thế để xã hội tốt lên em.

Bởi vậy, anh luôn muốn chúc thật lòng...
Chúc em ngày vui
 
Các cụ nói "Tuổi già sống vì con vì cháu". Đó là ý kiến của bạn chứ bạn chưa biết tâm sự của Bà Nội mà. Mình nghĩ cái gì cũng có nguyên nhân cả. Mai này Bạn, mình hoặc các anh chị trên GPE già đi thì tính nết cũng khò khò đi theo năm tháng thôi
 
Tôi thấy gán cái mác 9x cho những suy nghĩ kiểu này có gì đó sai sai -0-/..

Nói thật kể cả những người sinh năm 8x, 7x, 6x... cũng tồn tại những suy nghĩ như vậy. Nhưng có điều ở thế hệ đó, có những suy nghĩ buộc phải "để bụng chết mang theo" nên chả ai nói ra. Còn xã hội bây giờ cởi mở hơn nên người ta có thể nói ra những suy nghĩ cho dù có vẻ gì đó thiếu nhân văn. Nhưng nếu nhìn nhận sự việc một cách ....nhân văn thì đó cũng chỉ là hệ quả thế hệ 3x, 4x... tạo ra. -0-/.

Thế hệ 8x, 7x, 6x... cả đến 1x, 2x cũng có xăm mình, cũng rượu chè, hút sách, trụy lạc... Đừng chỉ gán mác 9x cho những thứ tiêu cực như vậy. +-+-+-+

Đôi điều suy nghĩ của người thế hệ không phải 9x -\\/.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Dù thế nào vẫn nên sống tốt,còn trong trường hợp của bạn kia mình thấy k được cho dù bà thế nào cũng là người sinh thành ra bố mẹ mình. Không có bà thì sao có mình được.
 
Cũng là ý kiến của cá nhân e thôi ạ, Chuyện trọng nam khinh nữ mà "thể hiện ra mặt" chắc hẳn mọi người cũng từng thấy. Trong thực tế e nghĩ e ấy k phải là duy nhất có suy nghĩ như thế nhưng để những suy nghĩ nông nổi lấn át cả lý trí để "kể" chuyện ấy ra với tất cả bức xúc của mình thì là em ấy sai cho dù bà nội hay gia đình có thế nào đi chăng nữa. Chỉ cần vài năm nữa khi bắt đầu cho cuộc sống gia đình mới e nghĩ em ấy sẽ thay đổi suy nghĩ của mình. sẽ hối hận vì đã viết những dòng "bộc bạch" như trên.
P/s: Cảm giác bị "ra rìa" công nhận là tủi thân thật ạ. Con cái là cái duyên rồi, con nào chả là con cứ ngoan, cứ khoẻ mạnh là được các ACE nhỉ
 
Khổng Tử đã có câu: "Hiếu thảo là nguồn gốc của Đạo Đức"

Mình cũng đã từng nghe câu: "Con người cần hai năm để học nói và cần sáu mươi năm để học được cách giữ gìn lời ăn tiếng nói.”

Càng lớn hơn chúng ta càng ý thức được (cần phải ý thức được) những điều không nên nói, đó là sự trưởng thành.
Theo mình không nói riêng 9x mà tất cả mọi người, các lời nói mất lòng, "chót lỡ", bồng bột chỉ chứng tỏ mình chưa trưởng thành mà thôi.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Nếu mà nói là suy nghĩ của giới 9x thì hoàn toàn có vđề, vì dựa trên điều gì mà có thể cho rằng 7x 8x thậm chí xa hơn nữa không có vđề tương tự? Lưu ý rằng hồi xưa nề nếp gia phong còn nặng hơn bây giờ. Người xưa luôn bị đè nén đặc biệt là người trẻ vì các tục lệ. Họ cũng cáu lắm chứ, nhưng mà vì xã hội bây giờ nó như vậy nên họ cũng tự thuyết phục bản thân rằng mình cũng phải theo.
Quay lại câu chuyện gốc, chuyện hờn ghét ở tuổi trẻ là chuyện rất bình thường vì tâm lý lúc bấy giờ giống với tâm lý nổi loạn. Điều này không có nghĩa là người trẻ thích phá phách, họ nổi loạn vì họ cảm giác muốn thể hiện bản thân mình, muốn được người khác công nhận đặc biệt là người thân thích. Tuy nhiên thì tư tưởng của 2 thế hệ bố mẹ - con cái và ông bà - cháu chắt luôn bất đồng, thành ra khó mà tìm được tiếng nói chung (rất ít gia đình làm được điều này). Thành thử ra người trẻ hờn dỗi là chuyện rất bình thường. Vấn đề chỉ chăng là cả 2 phía (bố mẹ - con cái/ ông bà - cháu chắt) không chịu tìm hiểu nhau, không hiểu sâu xa tại sao đối phương lại phản ứng như vậy. Kết quả là việc hờn dỗi sẽ kéo dài, lâu nhất là khi nào người trẻ trở thành 1 người trưởng thành trong tương lai với cương vị là người bố/mẹ. Lúc đó luôn có 1 xu hướng đó là họ hiểu ra tại sao ngày xưa bố mẹ mình lại phản ứng như thế.
 
Web KT
Back
Top Bottom