n0thing1988
Mù VBA
- Tham gia
- 30/9/13
- Bài viết
- 1,567
- Được thích
- 1,151
Các anh chị nghĩ sao về nhân vật nữ chính trong bài tâm sự này.
8601: Mình là K57 NEU, câu chuyện mình kể dưới đây có lẽ sẽ có người nói rằng mình bất hiếu, nhưng phải là người gặp hoàn cảnh như mình rồi mới hiểu... không phải cứ có mối quan hệ họ hàng thì sẽ được gọi là người thân.
Từ 6 năm trước Trung thu đối với mình chẳng còn gì gọi là vui nữa.
Trung thu trùng với giỗ.bà.nội..
Đừng hiểu nhầm rằng vì mình thương xót bà mà cảm thấy buồn. 6 năm trước mình không giỏ một giọt nước mắt nào, và trong suốt 6 cái Trung thu vừa rồi mình vẫn không.hề.có.ý.định.hối.hận!
Chỉ vì bà mất, bố mẹ buồn, và mình không thể vui được, chỉ vậy thôi!
Bất hiếu mà nói, mình ghét bà nội!
Ngày Trung thu lại gợi nhớ cho mình vài chuyện khiến mình không thể cười
Các bạn muốn hỏi thế nào là trọng nam khinh nữ ư? Hỏi mình đây, minh chứng sống đây! Vì sao à? Vì cho đến bây giờ, tuy đã ko còn rõ ràng nhưng mình vẫn cảm nhận ở đâu đó, có người trong gia đình không tôn trọng mình, vì mình là con gái.
Ngay từ lúc sinh ra đã thế rồi. Bà nội ấy, người mà mình nhắc đến ở đoạn trên ấy, còn không nỡ vào viện thăm mẹ mình lúc sinh mình cơ
nghĩ có đắng lòng không? Bố mẹ mình lấy nhau ko có sự đồng ý của gia đình đằng nội, vì mẹ mình là gái quê, còn bố mình lại là con trong một gia đình lâu đời ở thành phố. Đám cưới bố mẹ mình không hề có sự xuất hiện của ông bà nội. Người thân duy nhất của bố là anh trai thứ 2 của bố. Rồi sau này bác cũng bị người ta lôi ra mà trách: "Mày có cái quyền gì mà đứng ra đại diện gia đình hỏi vợ cho nó?". Nghe xong muốn chỉ biết nhếch một bên môi lên mà cười cái sự đời.
Rồi khi mẹ sinh ra mình là con gái... mẹ kể lúc ấy bố mẹ đến cái đũa bẻ đôi thành 2 mẩu để ăn cơm cũng ko có. Nhà phải đi ở nhờ. Gia đình đằng ngoại cũng khó khăn nên ko giúp đỡ được. Bà ngoại và dì từ Nghệ An thay nhau ra giúp mẹ đi viện. Nhưng cũng nhanh chóng phải về vì công việc ở nhà chất đống. Mẹ xuất viện được vài ngày đã phải dậy nấu cơm, giặt giũ...mà mình cũng biết hành bố mẹ lắm. Thai nằm ngang, ko thể đẻ bình thường mà phải mổ. Vả lại mình cũng khá to, dù có xoay đúng chiều thì cũng khó mà đẻ thường được.
2 tuổi, không có ai trông nom, bố mẹ đành phải gửi vào nhà bác, cách nhà 40 cây số. Cả tháng trời bố mẹ không được gặp con. Đến khi nhớ con không chịu được nữa phải vào đón con ra. Từ đấy nhốt con ở nhà 1 mình, rồi bố mẹ đi làm cũng đâu có yên tâm, sợ con ở nhà nghịch ngợm, nhỡ nghịch trúng ổ điện. nhà hồi đó còn 1 cái giếng, có những hôm mẹ lo ko biết đã đậy nắp giếng chưa... Rồi mẹ quyết định đưa con đến chỗ làm. Nhưng mẹ nhiều việc, thi thoảng mới nhìn con được một cái, lại thấy con ngồi 1 mình, mẹ lại thương. Bố mẹ bàn nhau, mẹ ở nhà chăm mình. Tuy biết là sẽ khó khăn, nhưng ko yên tâm để mình mỗi ngày một nơi như thế. Hoàn cảnh gia đình hồi đó không hề dư dả, muốn gửi mình đi nhà trẻ cũng khó. Mới có 2 tuổi làm gì đã có trường công nào nhận? Trường tư lúc bấy giờ còn quá ít, chắc chắn học phí sẽ rất cao. Mẹ ở nhà làm may, thu nhập sẽ thấp nhưng ít nhất cũng không để mình phải vất vưởng như thế! Những lúc đó... bà nội ở đâu? Nhà nội ở đâu? Cách nhau có 10' đạp xe... vậy mà người ta có nỡ đếm xỉa đến con cái nhà họ đâu. Chỉ cần quan tâm đến con họ thôi cũng quý lắm rồi, không khiến họ phải để tâm đến đứa CHÁU GÁI này!
11 tuổi, nghe rằng mẹ sẽ đẻ em bé, vì nếu không có con trai, rất có thể bố mẹ sẽ có chuyện.. kinh tế gia đình lúc đó đã ổn định, cũng đã có của ăn của để. Sinh thêm 1 đứa cũng chẳng nhằm nhò gì. Nhưng nếu lại sinh con gái, ko biết chuyện gì sẽ xảy ra..
Đúng như mong đợi, mẹ sinh em trai..
Lúc đó mình đã đủ lớn để nhận thấy rõ sự khác biệt về thái độ của người nhà nội đối với mình và em trai mình. Khác biệt lớn lắm
Bà nội đon đả hẳn, ngày nào cũng đi thăm cháu, cứ rảnh là đi. Có hôm cãi nhau với bác, ko có người đưa đi, cũng tự đi bộ 6, 7 cây số đến thăm cháu trai của bà. Đan khăn, đan áo, làm đủ mọi trò... Rồi hứa hẹn cho cháu tài sản này nọ.
còn đứa cháu gái của bà ngồi cạnh đấy thì sao? Nó không phải cháu bà à?
Nó không cần bà bố thí cái đống tài sản kia, nó chỉ muốn hỏi.. lúc bố mẹ nó khó khăn nhất, bà ở đâu?
Cho cười nhạt phát nữa!
Giờ bà mất rồi, nhắc đến chuyện không vui này thì cũng không phải đạo. Nghĩa tử là nghĩa tận, cũng nên bỏ qua mà sống tiếp. Nhưng nhất định đứa cháu bất hiếu này sẽ không hối hận khi Trung thu 6 năm về trước nó ko có mặt trong đám tang của bà, không hề khóc vì bà! Coi như những lần nó khóc vì bị phân biệt đối xử bù cho cái ngày bà mất đi.
Trung thu đầu tiên xa gia đình nên cũng có chút tâm trạng, Cảm ơn những ai đủ kiên nhẫn để đọc được đến dòng này, chúc mọi người có một ngày vui vẻ!!
8601: Mình là K57 NEU, câu chuyện mình kể dưới đây có lẽ sẽ có người nói rằng mình bất hiếu, nhưng phải là người gặp hoàn cảnh như mình rồi mới hiểu... không phải cứ có mối quan hệ họ hàng thì sẽ được gọi là người thân.
Từ 6 năm trước Trung thu đối với mình chẳng còn gì gọi là vui nữa.
Trung thu trùng với giỗ.bà.nội..
Đừng hiểu nhầm rằng vì mình thương xót bà mà cảm thấy buồn. 6 năm trước mình không giỏ một giọt nước mắt nào, và trong suốt 6 cái Trung thu vừa rồi mình vẫn không.hề.có.ý.định.hối.hận!
Chỉ vì bà mất, bố mẹ buồn, và mình không thể vui được, chỉ vậy thôi!

Bất hiếu mà nói, mình ghét bà nội!
Ngày Trung thu lại gợi nhớ cho mình vài chuyện khiến mình không thể cười

Các bạn muốn hỏi thế nào là trọng nam khinh nữ ư? Hỏi mình đây, minh chứng sống đây! Vì sao à? Vì cho đến bây giờ, tuy đã ko còn rõ ràng nhưng mình vẫn cảm nhận ở đâu đó, có người trong gia đình không tôn trọng mình, vì mình là con gái.
Ngay từ lúc sinh ra đã thế rồi. Bà nội ấy, người mà mình nhắc đến ở đoạn trên ấy, còn không nỡ vào viện thăm mẹ mình lúc sinh mình cơ

Rồi khi mẹ sinh ra mình là con gái... mẹ kể lúc ấy bố mẹ đến cái đũa bẻ đôi thành 2 mẩu để ăn cơm cũng ko có. Nhà phải đi ở nhờ. Gia đình đằng ngoại cũng khó khăn nên ko giúp đỡ được. Bà ngoại và dì từ Nghệ An thay nhau ra giúp mẹ đi viện. Nhưng cũng nhanh chóng phải về vì công việc ở nhà chất đống. Mẹ xuất viện được vài ngày đã phải dậy nấu cơm, giặt giũ...mà mình cũng biết hành bố mẹ lắm. Thai nằm ngang, ko thể đẻ bình thường mà phải mổ. Vả lại mình cũng khá to, dù có xoay đúng chiều thì cũng khó mà đẻ thường được.
2 tuổi, không có ai trông nom, bố mẹ đành phải gửi vào nhà bác, cách nhà 40 cây số. Cả tháng trời bố mẹ không được gặp con. Đến khi nhớ con không chịu được nữa phải vào đón con ra. Từ đấy nhốt con ở nhà 1 mình, rồi bố mẹ đi làm cũng đâu có yên tâm, sợ con ở nhà nghịch ngợm, nhỡ nghịch trúng ổ điện. nhà hồi đó còn 1 cái giếng, có những hôm mẹ lo ko biết đã đậy nắp giếng chưa... Rồi mẹ quyết định đưa con đến chỗ làm. Nhưng mẹ nhiều việc, thi thoảng mới nhìn con được một cái, lại thấy con ngồi 1 mình, mẹ lại thương. Bố mẹ bàn nhau, mẹ ở nhà chăm mình. Tuy biết là sẽ khó khăn, nhưng ko yên tâm để mình mỗi ngày một nơi như thế. Hoàn cảnh gia đình hồi đó không hề dư dả, muốn gửi mình đi nhà trẻ cũng khó. Mới có 2 tuổi làm gì đã có trường công nào nhận? Trường tư lúc bấy giờ còn quá ít, chắc chắn học phí sẽ rất cao. Mẹ ở nhà làm may, thu nhập sẽ thấp nhưng ít nhất cũng không để mình phải vất vưởng như thế! Những lúc đó... bà nội ở đâu? Nhà nội ở đâu? Cách nhau có 10' đạp xe... vậy mà người ta có nỡ đếm xỉa đến con cái nhà họ đâu. Chỉ cần quan tâm đến con họ thôi cũng quý lắm rồi, không khiến họ phải để tâm đến đứa CHÁU GÁI này!
11 tuổi, nghe rằng mẹ sẽ đẻ em bé, vì nếu không có con trai, rất có thể bố mẹ sẽ có chuyện.. kinh tế gia đình lúc đó đã ổn định, cũng đã có của ăn của để. Sinh thêm 1 đứa cũng chẳng nhằm nhò gì. Nhưng nếu lại sinh con gái, ko biết chuyện gì sẽ xảy ra..
Đúng như mong đợi, mẹ sinh em trai..

Lúc đó mình đã đủ lớn để nhận thấy rõ sự khác biệt về thái độ của người nhà nội đối với mình và em trai mình. Khác biệt lớn lắm

Bà nội đon đả hẳn, ngày nào cũng đi thăm cháu, cứ rảnh là đi. Có hôm cãi nhau với bác, ko có người đưa đi, cũng tự đi bộ 6, 7 cây số đến thăm cháu trai của bà. Đan khăn, đan áo, làm đủ mọi trò... Rồi hứa hẹn cho cháu tài sản này nọ.

Nó không cần bà bố thí cái đống tài sản kia, nó chỉ muốn hỏi.. lúc bố mẹ nó khó khăn nhất, bà ở đâu?
Cho cười nhạt phát nữa!
Giờ bà mất rồi, nhắc đến chuyện không vui này thì cũng không phải đạo. Nghĩa tử là nghĩa tận, cũng nên bỏ qua mà sống tiếp. Nhưng nhất định đứa cháu bất hiếu này sẽ không hối hận khi Trung thu 6 năm về trước nó ko có mặt trong đám tang của bà, không hề khóc vì bà! Coi như những lần nó khóc vì bị phân biệt đối xử bù cho cái ngày bà mất đi.
Trung thu đầu tiên xa gia đình nên cũng có chút tâm trạng, Cảm ơn những ai đủ kiên nhẫn để đọc được đến dòng này, chúc mọi người có một ngày vui vẻ!!