Một thuật toán di truyền đa gen nhanh và Elitist: NSGA-II

Liên hệ QC

tranvanhung2009

Thành viên hoạt động
Tham gia
1/3/11
Bài viết
128
Được thích
18
Mời các bạn am hiểu về lập trình cùng tham gia trao đổi về bài báo này.
Và mã hóa code trên excell để chúng ta có nhưng bài toán tối ưu trong công việc hàng ngày
 

File đính kèm

  • Deb_NSGA-II.pdf
    714.1 KB · Đọc: 38
Mời các bạn am hiểu về lập trình cùng tham gia trao đổi về bài báo này.
Và mã hóa code trên excell để chúng ta có nhưng bài toán tối ưu trong công việc hàng ngày
Một bài báo thì không đủ để làm thuật toán đâu (vì luôn là tóm tắt), nên tìm sách mới đủ hoặc nguồn khác
Tôi thì nghĩ đời thường chỉ cần 4 phép tính + - * / là lập trình đủ kiểu rồi
 
cảm nhận là nhiều từ vựng lạ , cụm từ khó hiểu , nhiều công thức toán lạ ( chắc cần kiến thức toán cao cấp )
thôi note lại sau này nghỉ hưu có dịp ngâm cứu ^^
 
cảm nhận là nhiều từ vựng lạ , cụm từ khó hiểu , nhiều công thức toán lạ ( chắc cần kiến thức toán cao cấp )
thôi note lại sau này nghỉ hưu có dịp ngâm cứu ^^
Chính thớt đã dịch hết các từ trong đề bài, riêng từ "elitist" thì lại để đó?

Hiểu được mấy cái này rồi mới có thể nói chuyện tiếp (trích trong phần tóm lược của bài báo)

1579323434725.png

Chú: "sau này nghỉ hưu có dịp ngâm cứu". Đợi bạn hưu, mấy cái này nó cũng hưu rồi.
Giản dị, đây là bài nghiên cứu, thuộc về lý thuyết. Đem vào diễn đàn Excel, nơi chuyên về thực hành mà truyền bá có phải là giảng triết lý cho dân chăn vịt chăng? Tôi thiệt chẳng hiểu thớt muón gì. Chỉ riêng đánh vần từ "excell [sic]" đã kiểu mới rồi.
 
Cảm ơn các bạn đã xem bài. Mình đã sưu tầm được đoạn code của nó. Nhưng là code trên matlab.
Mời mọi người cùng tham khảo
 

File đính kèm

  • ypea120-nsga-ii.zip
    9.6 KB · Đọc: 10
Cảm ơn các bạn đã xem bài. Mình đã sưu tầm được đoạn code của nó. Nhưng là code trên matlab.
Mời mọi người cùng tham khảo
Làm một cái wrapper cho VBA gọi cũng được. Không quan trọng lắm.

Mời các bạn am hiểu về lập trình cùng tham gia trao đổi về bài báo này.
Và mã hóa code trên excell để chúng ta có nhưng bài toán tối ưu trong công việc hàng ngày
Điểm quan trọng là công việc hàng ngày có cần dùng đến nó hay không?

Công việc hằng ngày tôi nghĩ là nó rất bình dân (commonplace, down to earth). Bài toán ở đây là hàng đặc trưng, cao cấp (elitist) mà!
 
Làm một cái wrapper cho VBA gọi cũng được. Không quan trọng lắm.


Điểm quan trọng là công việc hàng ngày có cần dùng đến nó hay không?

Công việc hằng ngày tôi nghĩ là nó rất bình dân (commonplace, down to earth). Bài toán ở đây là hàng đặc trưng, cao cấp (elitist) mà!
Mình nghĩ chắc nhiều người cần, đặc biệt là những người làm công việc mang tính chất dự toán, hoặc quản lí về 1 vấn đề gì đấy mà cần tối ưu. Để đưa ra những quyết định phù hợp. Thuật toán này có thể giải quyết được việc đó. Mình thấy nó hay nên tìm hiểu về nó bạn ạ
 
Mình nghĩ chắc nhiều người cần, đặc biệt là những người làm công việc mang tính chất dự toán, hoặc quản lí về 1 vấn đề gì đấy mà cần tối ưu. Để đưa ra những quyết định phù hợp. Thuật toán này có thể giải quyết được việc đó. Mình thấy nó hay nên tìm hiểu về nó bạn ạ
Tôi là người làm công việc mang tính chất dự toán.
Và tôi cũng quản lý nhiều vấn đề gì đấy mà cần tối ưu.
Rất tiếc là tôi chỉ hiểu được những bài đăng trên các tạp chí về Kinh Tế và Tài Chính (Journals of Economics/Finance). Còn bài của tạp chí Kỹ Thuật như IEEE này thì tôi không hiểu. Mà không hiểu thì dùng chi cho mệt óc. Lạng quạng dùng sai còn bị đuổi việc.
 
Tôi là người làm công việc mang tính chất dự toán.
Và tôi cũng quản lý nhiều vấn đề gì đấy mà cần tối ưu.
Rất tiếc là tôi chỉ hiểu được những bài đăng trên các tạp chí về Kinh Tế và Tài Chính (Journals of Economics/Finance). Còn bài của tạp chí Kỹ Thuật như IEEE này thì tôi không hiểu. Mà không hiểu thì dùng chi cho mệt óc. Lạng quạng dùng sai còn bị đuổi việc.
Ai thích thì cứ học và nghiên cứu thôi, còn ứng dụng nó thực tế thì vào các vấn đề khá lớn, còn mấy cái bài toán dạng nhỏ ở GPE thì chắc là không cần thiết rồi. Còn khi vấn đề lớn thì người ta lại không dùng Excel với VBA làm , nên có thể nói là phí thời gian
 
Mình nghĩ chắc nhiều người cần, đặc biệt là những người làm công việc mang tính chất dự toán, hoặc quản lí về 1 vấn đề gì đấy mà cần tối ưu. Để đưa ra những quyết định phù hợp. Thuật toán này có thể giải quyết được việc đó. Mình thấy nó hay nên tìm hiểu về nó bạn ạ
Thuật toán di truyền trong add in Solver của excel ít có phần mềm nào hơn được
 
Ai thích thì cứ học và nghiên cứu thôi, còn ứng dụng nó thực tế thì vào các vấn đề khá lớn, còn mấy cái bài toán dạng nhỏ ở GPE thì chắc là không cần thiết rồi. Còn khi vấn đề lớn thì người ta lại không dùng Excel với VBA làm , nên có thể nói là phí thời gian
Chuyện "ai thích cứ học" là thừa.
Tôi chắc chắn là người nào có khả năng đọc bài ấy đã không vào đây làm gì.
Trên nguyên tắc, muốn hiểu một bài nghiên cứu thì ít nhất phải biết qua 3-6 bài trong số mà nó trích dẫn. Và để có thể tự tin là mình không bị bài đưa vào chỗ chủ quan, ít nhất người ta phải biết sơ qua về các phương pháp khác, đối nghịch lẫn hổ trợ. Nếu không phải chuyên ngành, ai hơi đâu đọc hết chỗ đó?
Nên nhớ rằng đây là một bài nghiên cứu trên báo kỹ thuật chứ không phải là giới thiệu sản phẩm hay hướng dẫn sử dụng sản phẩm.
 
Rốt cuộc rồi có ai thắc mắc về cách dịch ra tiếng Việt của đề bài này không?
1579659094226.png
Fast: nhanh
Elitist: tinh anh, xịn. (chiều hướng chọn lọc tinh anh)
Multiobjective: đa mục tiêu
Genetic: di truyền (có tính chất di truyền)
Algorithm: thuật toán

Dịch là:
1579659774053.png

Thế thì từ "đa gen" lấy ở đâu ra?
Người Việt dùng từ "gen" như cách viết tắt của "gene" (cơ nhân). Trong khi đó, từ "gen" trong tiếng Anh là viết tắt của "generation" (thế hệ).
Nếu tôi hiểu theo chiều hướng Tây bồi thì "đa gen" là "nhiều cơ nhân". Nhưng nếu tôi hiểu theo chiều hướng đúng tiếng Anh đúng đắn hơn thì là "đa thế hệ"

Ngôn ngữ ba rọi nó khổ vậy đó.

Đọc một bài báo nghiên cứu khoa học qua Google Translate thì lấy gì hiểu?
 
Ăn cơm nước mắm đòi nói chuyện thế giới nó khổ thật đấy các bác ạ. Nhưng em thấy vấn đề này khá hay, nên cố gắng tìm hiểu.
Nhân tiện chúc các bác chuẩn bị sang năm mới nhiều thắng lợi mới.
 
Ăn cơm nước mắm đòi nói chuyện thế giới nó khổ thật đấy các bác ạ. Nhưng em thấy vấn đề này khá hay, nên cố gắng tìm hiểu.
Nhân tiện chúc các bác chuẩn bị sang năm mới nhiều thắng lợi mới.
Có chi đâu, nếu có nhu cầu thật thì thế giới cũng chuyện nhỏ, các O du kích còn làm được á
Chỉ e rằng: mục tiêu không rõ ràng, mỗi bước đều lo nhỡ nhàng, nên không dám bước.
 
Ăn cơm nước mắm có gì xấu hổ mà không nói chuyện thế giới được?
Tư tưởng mặc cảm tự ti một cách quái lạ.

Vả lại, chỉ là bài toán của một người Ấn, liên quan gì thế giới?
Nếu nó là đồ được công nhận làm giải thuật hằng ngày thì nó đã mang tên người Ấn ấy rồi. Trong giới lập trình sẽ có cái gọi là "Giải thuật Kalyanmoy" chẳng hạn.
 
Web KT
Back
Top Bottom