Mưa, ngập, lụt lội ai ở Hà Nội thì chạy đâu? (8 người xem)

  • Thread starter Thread starter giaptk3
  • Ngày gửi Ngày gửi
Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

giaptk3

Thành viên chính thức
Tham gia
2/1/07
Bài viết
77
Được thích
211
Nghề nghiệp
Thiêt kế thủy lợi
12073_1225423759.jpg
Một phụ nữ lội mưa xách theo bếp than đỏ rực trên phố Thái Hà. Ảnh: LEE*
1568_1225477006.jpg
Yên xe đạp thành giá để đổ. Ảnh chụp từ phòng trọ của 6 thanh niên quê Hà Nam lên Hà Nội bán bóng bay. Ảnh: Nason.
2946_1225441081.jpg
Một cụ già đang "tác nghiệp" lúc trời mưa. Ảnh: LIO
vo%20cong%20chong.jpg
Cõng đồng nghiệp lên xe bus. Ảnh: Trung Kiên.
9910_1225451581.jpg
Lướt sóng. Ảnh: Unitec
5481_1225475951.jpg
Hai áo mưa vẫn ướt.
5481_1225476155.jpg
Chuẩn bị cho hành trình mới.
5481_1225476172.jpg
Không cảnh sát giao thông nào có thời gian xử lý vi phạm này.
tay.jpg_sang.jpg
Du khách nước ngoài tỏ vẻ thích thú với sự ngập úng, mặc dù dép anh ta bị rách.
 
xachxedap.jpg
Thà ướt người còn hơn ướt xe. Ảnh: Loayhoay
5481_1225476291.jpg
Không có nhiều dịp đùa với nước trên đường phố Hà Nội như trên sông thế này.
5481_1225476364.jpg
Vẫn duy trì thói quen rèn luyện sức khỏe bất chấp mưa lụt.
bonghongduoimua1.jpg
Bóng hồng dưới mưa. Ảnh: Sonlam
dsc007071.jpg
Cùng cảnh ngộ. Ảnh: Huy Vũ.
moinguoimotnga.jpg
Mỗi người một ngả. Ảnh: Huy Vũ
baidoxebuyt.jpg
Bãi đỗ xe buýt.

wol_error.gif
Ảnh này đã được thu nhỏ. Bấm vào đây để xem ảnh với kích thước chuẩn. Kích thước thực là 600x450 và có dung lượng 107KB.
dapvitgiuaphoHN.jpg

lãng mạn quá​
 
May là khu nhà mình cao, nước chỉ ngập ... tới yên xe máy. Đỉnh đỉêm nước tràn vào nhà khoảng 5cm, nhưng do có đồ điện nên tát mệt nghỉ mất nửa ngày (lại nhớ lại cảnh tát cá hồi nhỏ)! Đau cả người.
 
Không biết bác có "mì tôm" ăn ko? Nếu ko? Chắc phải vận động anh em đem hàng cứu "Lủ" ra Bắc! Giúp đỡ mọi người thôi! Xem trên tivi thấy cả Hà Nội mà đến 10h sáng thôi đã không có rau rồi. Và siêu thị thì thấy rất nhiều giang hàng để trống, còn giang hàng rau thì thay vào đó là đồ khô. Thảm quá! Không biết anh em mình ngoài đó ra sao? (Rất nóng lòng... ). Thân. ... À có ai biết tin tức gì ở làng em không? Xin cho chút thông tin với. Làng em ở xã Tân Lập, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Hiện nay nghe nói đã ngập sâu, nhưng do cắt đứt liên lạc rồi! Nên có ai biết được tin gì xin chỉ cho chút ít. Nghe nói ở Hà Nội đã không may mất vài người do lũ cuốn mong mọi người ở đó cẩn thận. Chúc mọi người mọi điều may mắn. Thân.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Ngập 3 ngày ở nhà.Buồn chán đến độ...chán muốn chết.Mưa ghê quá! Mong nước mau rút!
 
Ảnh đẹp trong tuần:

damcuoi.jpg


cm4.jpg


cm8.jpg


cm10.jpg


cm11.jpg


cm12.jpg


cong.jpg
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Bài hát hay *_*

Bài hát được bình chọn hay nhất trong mấy ngày qua



++ Hà Nội mùa lắm những cơn mưa ++

Hà nội mùa này phố cũng như sông

Cái rét đầu đông,chân em thâm thâm trong nước lạnh

Hoa sữa thôi rơi,em tôi bơi cả chiều trên phố

Đường cổ ngư xưa,ngập tràn nước sông hồng...



Hà nội mùa này chiều không có nắng

Phố vắng nước lên thành con sông

Quán cóc nước dâng ngập qua mông

Hồ Tây, giờ không thấy bờ



Hà Nội mùa này lòng bao đau đớn

Ta nhớ đêm nao lạnh đôi tay

Cho đến đêm qua lạnh đôi chân

Giờ đây, lạnh luôn toàn thân



--------

Hà nội mùa này phố cũng như sông

Cái rét đầu đông,chân em thâm thâm trong nước lạnh

Hoa sữa thôi rơi,em tôi bơi cả chiều trên phố

Đường cổ ngư xưa,ngập tràn nước sông hồng...



Hà nội mùa này người đi nơm cá

Phố vắng nước lên thành con sông

Quán cóc nước dâng ngập qua mông

Hồ Tây, tràn ra Mỹ Đình



Hà Nội mùa này lòng bao đau đớn

Ta nhớ đêm nao lạnh đôi tay

Cho đến đêm qua lạnh đôi chân

Giờ đây, lạnh luôn toàn thân
 
Đúng là trông người lại ngẩm đến ta. Hà Nội mới ngập sơ sơ đã la như vậy, nghĩ lại miền Trung ngập thường xuyên đúng là khổ biết bao.
 
Bác hai2hai chụp được mấy tấm ảnh độc đáo quá nhỉ !!
 
Lần đầu tiên em biết thế nào là lụt, đúng nghĩa của nó (cứ mỗi lần mưa lớn, là khu nhà em chìm trong biển nước, nhưng chỉ lúc sau khi hết mưa là nước rút, còn lần này thì...). Chiều thứ 6, sau vài cuộc điện thoại từ công ty, thì em cũng tất tả tới công ty. Bỏ giầy, xắn quần xuống xe, tắt máy và dắt xe, đi hết quãng đường hơn 1km thì em cũng bò qua đoạn đường Định Công ngập nước. Vào tới công ty, chưa kịp vui mừng thì trời bắt đầu mưa như trút nước, và cứ mưa thế tới cuối giờ chiều, nước bắt đầu lênh láng con đường phía trước mặt. 6h chiều, nước mấp mé cửa tầng trệt. 6h30, mọi ngả đường đều k đi được, vì nước ngập quá cao. Vậy là, bị kẹt lại công ty rồi. 2 ngày, 2 đêm ăn, ngủ, nghỉ ở công ty. Điện không có, net không luôn. Điện thoại lúc được lúc không... Thế mới biết bà con miền trung, miền tây mỗi năm vào mùa lũ lụt khổ đến nhường nào
 
Hà Lội Liềm tin và . .hy vọng :

Phen này ông quyết đi buôn cá
Rau hết cho nên cá đắt hàng

images1649857_1.jpg



images1649933_187.jpg



images1649923_14.jpg



images1649913_16.jpg



images1649863_23.jpg



images1649861_13.jpg



images1649853_12.jpg



images1649885_24.jpg










(còn tiếp)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả
Anh hùng hào kiệt có hơn ai ??

QD1.jpg



Thuyen-con-vit.jpg



Tranquangtrung.jpg



PNT_Phuong-tien-di-lai.jpg



ngap.jpg



images1649917_29.jpg



images1649869_32.jpg



GP_Bo-con.jpg


3_Di-be.jpg



Be-bat-buoc-su-dung.jpg



 
Đường đi không ngại ngăn sông cách núi
Mà chỉ ngại . . mưa mấy ngày liền

Be-taxi.jpg



Dai-Mo2_Phamquanghuy-1.jpg


Dinh-Cong_Nguyen-Danh-Hiep.jpg



Dinh-Cong_Nguyen-Danh-Hiep4.jpg







cheothuyen_Vansam-1.jpg



images1649871_6.jpg



images1649875_7.jpg



3_day-be.jpg



2.gif



Dinh-Cong_Nguyen-Danh-Hiep1.jpg


 
Nhà anh cách một con đường
Cách hai cái ngõ, sau lưng cái trường
Đường đi vất vả quá chừng
Anh van em đấy, em đừng yêu anh


images1649881_8.jpg



images1649883_11.jpg






images1649937_choThanhCong.jpg



ngap1.jpg




images1649867_4.jpg



11.jpg



Duong-Giai-phong.jpg



GP_Boi-thuyen.jpg



images1649901_9.jpg



Dai-Mo2_Phamquanghuy.jpg


 
Đua xe thời hiện đại

images1649915_27.jpg




images1649875_7.jpg


19.jpg



5.jpg




 
Có mười lăm ngàn lau Bu-gi
Nửa mớ rau muống thì xá gì
"Anh ơi lau hộ bu em cái"
Sướng khổ bây giờ, cái bu-gi

GP_Xe-rau_sua.jpg









Ai mua xe tay ga nào ??
GP_Xe-may.jpg













Xe nào chả là xe

GP_Xe-cau1.jpg



GP_Xe-cau2.jpg







Kể cả xe . .


GP_Xe-VS.jpg










Mong ước kỷ niệm xưa

GP_xe-ngua.jpg












Hiện đại . . hại điện
images1649879_10.jpg









Thịt nào cũng . .ngon
images1649865_3.jpg












Cháu chị Ngô Thị Tuyển (Người nữ anh hùng vác hòm đạn)
images1649893_31.jpg


 
Tặng các bạn vài tác phẩm Văn Học thời lũ lụt :

Lòng cha mẹ

Trận lụt thật là ghê gớm. Nước ngập cả một vùng. Trên mặt nước bao la ấy chỉ còn một mô đất dài và hẹp khô ráo. Nơi đây người tị nạn kéo nhau đến bám víu vào để sống. Mỗi gia đình chiếm một chặng đất. Tất cả đồ đạc chỉ còn một chiếc ghế gỗ, một chiếc bàn thô kệch, một hòm đựng quần áo và một cái chảo úp trên cái lò đất lạnh lẽo ám khói. Những cái chảo ấy đã bị "lạnh lẽo" từ lâu bởi vì người ta không tìm đâu ra một thanh củi khô để nấu nướng. Nước đã cuốn đi tất cả. Những đống đồ đạc trên là tất cả sự nghiệp còn lại của những gia đình nghèo sống trong vùng. Một số lớn đã bị chôn vùi trong lòng nước bạc, cả những đống lúa sắp chín. Người ta đã đổ mồ hôi xuống mùa lúa ấy nhưng thế là hết, không lấy lại được chút gì.

Đây là một nhóm người vây quanh những vật dụng mà họ đã cứu được khỏi lụt: một người đàn ông, một người đàn bà và một bầy con.

Hình như có sự xích mích âm thầm giữa hai vợ chồng ấy cho nên tất cả đều im lặng khó chịu. Cái gì đã xảy ra ?

Người chồng, một tá điền trẻ, tức bực nhìn vợ gã, đôi mắt buồn rầu. Lấy nhau rất sớm, vợ chồng gã đã có được năm đứa con, đứa đầu gần tám tuổi. Nước da đã sạm đen và trông gã khỏe mạnh, lanh lợi, nhưng hôm nay trông gã tiều tụy hốc hác vô cùng.

Gã cũng như những nông dân khác mà cuộc đời chỉ có độc một cái vinh dự là có được những đám ruộng cày sâu, những đồng lúa vàng và những hoa lợi tốt. Gã tự hào với những kết quả thâu lượm bằng mồ hôi nước mắt ấy và gã sung sướng tỏ ra cần cù, đảm đang như vậy.

Trong cảnh khổ sở cay đắng vì thiên tai địa nạn bây giờ, mặt gã cũng còn giữ đôi nét nghị lực nhưng đôi mắt thật thà của gã đã tràn đầy niềm thất vọng.

Vợ gã thỉnh thoảng liếc trộm chồng rồi quay nhìn chỗ khác. Trước kia chị là một thôn nữ đẹp có đôi má tròn mịn. Chân chị đi đất và thân hình cân đối của chị đã gầy đi rất nhiều. Đôi mắt bây giờ đã quầng thâm và mái tóc dài đen của chị đã biến thành màu hung hung, rối tung bởi vì đã lâu ngày không chải. Chị le lưỡi liếm đôi môi khô lạnh. Mấy đứa con quấn quít xung quanh chị làm chị bận rộn luôn luôn. Hai đứa nhỏ nhất không bao giờ rời mẹ. Một đứa nằm gọn trong lòng chị, bám lấy đôi vú như bám vào hai miếng thịt khô, trống rỗng. Dù sao, nguồn sinh lực khô cạn ấy cũng an ủi nó đôi phần vì ta thấy nó bớt rên khóc trong một lúc. Chị còn ẵm trên tay một đứa bé gái độ hai tuổi, ốm yếu. Con bé nằm im, nín lặng, Ba đứa lớn hoạt động hơn, nhưng nếu có đứa nào lảng xa hay bén mảng đến gần bờ nước chị đã kêu chu chéo lên. Chị lo ngại và chỉ muốn chúng đứng gần trong vòng tay của chị.

Đêm đến, nỗi lo ngại của chị càng tăng lên. Chị cố thức ngủ để giữ mấy đứa con cạnh mình - Gió rít lên và chung quanh một bể nước bao la mờ mờ rùng rợn. Mỏi mệt quá thiếp đi,khi tỉnh dậy, chị hoảng hốt đưa tay sờ mấy đứa con: "Đây, cả năm đứa đây rồi" "Con Tý đâu ? à ! Đây rồi".

Người chồng cựa mình. Chị hỏi:

- Làm gì đấy "mình" ? Có chuyện gì thế ?

Thỉnh thoảng, người chồng thốt lên lời than oán, nguyền rủa bâng quơ. Chị biết vì sao chồng chị cằn nhằn như vậy. Chị lặng im. Trong đêm tối, thỉnh thoảng chị vùng dậy, đến bên mấy đứa con.

Sáng ngày, chị cố gắng tỏ ra hoạt động vui vẻ làm như chị sắp sửa làm nhiều món ăn. Chị múc nước đổ vào một cái bầu, trong đấy có một ít hột gạo. Chị cố nói bằng giọng vui tươi:

- ồ ! Còn nhiều bột lắm. Thật thế. Thì ra mình không nghĩ đến, chúng ta có thể ăn được nhiều ngày nữa.

Chị chia phần, có ý để phần nhiều cho chồng ăn. Hai đứa lớn càu nhàu. Chị cố dàn xếp cho chúng im lặng. Chị liếc trộm chồng trong khi người chồng nhìn tất cả bằng đôi mắt buồn rầu và không thốt ra lời. Chị để dành cho mình một chén nhỏ và giả bộ hì hục nuốt. Chị không dám ăn hết phần của chị, viện cớ là không đói lắm hay đau bụng, khi chồng chị nhìn đi chỗ khác, chị vội vàng đút cho hai đứa bé.

Nhưng chồng chị đã biết. Gã nổi cáu khi thấy chị làm như vậy, gã hét lên:

- Tôi không muốn "mình" nhịn đói để chết dù "mình" cứu sống được một đứa con !

Gã tỏ ra bằng lòng khi thấy chị đưa chén lên miệng. Chị nuốt phần còn lại trong chén từ từ làm như chị đã ăn nhiều lắm.

Tất cả cử chỉ của vợ đã làm cho gã biết là không còn gì để ăn được nữa và gã đau đớn nhìn bầy con kêu gào đòi ăn thêm... Chúng không im lặng theo lời mẹ chúng mắng nữa và bắt đầu khóc lên ầm ĩ. Tội nghiệp, xưa kia chúng to béo, có gì thiếu cho chúng nó đâu. Chúng nó không hiểu vì sao nước lại ngập cả vùng này và nghĩ rằng cha chúng phải tìm cách cứu vãn tình trạng nguy khốn ấy chứ.

Gã đến bờ nước ngồi lặng im, hai tay bịt lấy tai trong khi bầy con khóc náo loạn. Gã nhìn ra vũng nước lụt mênh mông, mặt gã tái đi trông rất thiểu não. Hình như có cái gì đau xót lắm đang cấu xé gã.

Chị vợ hoảng sợ khẽ van bầy con:

- Nín đi ! Nín đi ! Đừng làm bố giận ! Nín đi !

Mấy đứa nhìn mặt chị sợ sệt nín thinh vì chúng đoán chừng có chuyện gì xảy ra.

Sự xích mích âm thầm nhưng đau đớn giữa hai vợ chồng vẫn tiếp diễn. Ngày lại ngày qua, bột gạo trong thùng đã vơi dần nhưng nước lụt và mưa gió vẫn còn ngự trị không giảm chút nào. Rồi mỗi đêm qua, người mẹ vẫn thấp thỏm đếm từng đứa con.

Nhưng chị không thể vĩnh viễn thức ngủ được nữa. Một đêm kia chị mệt lả vì đói và thiếp đi khi nào không biết. Hai cánh tay chị rã rời ôm mấy đứa con nhưng chị mê man chẳng biết gì cả khi chồng chị lay nhẹ hai đứa con gái nhỏ trở dậy.

Hai đứa ngoan ngoãn theo gã trong bóng tối, đến một quãng xa. Lát sau gã trở về một mình, ngã quỵ xuống nằm dài. Thỉnh thoảng, vài tiếng thở dài của gã nức lên não ruột.

Tờ mờ sáng, chị vợ vùng dậy hoảng hốt vì chị vừa biết mình đã ngủ quá mê. Chị run run sờ mấy đứa con.

- Hai đứa kia đâu rồi ?

Chị la lên và nhìn xuống phía dưới. Chị chạy đến bên chồng vồ lấy gã và hét:

- Hai đứa nhỏ đâu rồi ?

Gã ngồi chồm hổm trên đất, hai gối ôm lấy đầu nín lặng. Chị quay cuồng mất cả bình tĩnh và khóc òa lên như điên. Chị nắm lấy vai chồng lay mạnh, chu chéo:

- Tôi là mẹ chúng ! Trời ơi ! Tôi là mẹ chúng !

Tiếng kêu của chị đánh thức tất cả mọi người chung quanh trên miếng đất tang tóc ấy. Nhưng không có một tiếng đáp lại. Người ta bàn tán với nhau và hình như đã hiểu chuyện xảy ra.

Chị vợ gào lên thảm thiết, giọng đứt quãng:

- Một người mẹ, không bao giờ... làm một việc như thế... chỉ có những người cha... không biết thương con... mà chỉ tiếc một số gạo để nuôi chúng...

Người chồng đang ủ rũ bỗng ngẩng đầu lên nhìn vợ trong ánh sáng mờ mờ và nói qua kẽ răng:

- "Mình" tưởng rằng tôi không thương con à !

Gã quay mặt và sau một phút im lặng, gã nói tiếp:

- "Chúng sẽ không đói nữa"...

Rồi thốt nhiên, nước mắt gã trào ra.

Vợ gã nhìn gã nghẹn ngào.


Buck, Pearl S
 
Anh phải sống

Trên đê Yên Phụ một buổi chiều mùa hạ.

Nước sông Nhị Hà mới bắt đầu lên to, cuồn cuộn chảy, tưởng muốn lôi phăng cái cù lao ở giữa sông đi.
Theo dòng nước đỏ lờ đờ, những thân cây, những cành khô từ rừng về nổi lềnh bềnh, như một dãy thuyền nhỏ liên tiếp chạy thật nhanh tới một nơi không bờ không bến.
Đứng trên đê, bác phó nề Thức đưa mắt trông theo những khúc gỗ ấy tỏ ý thèm muốn, rồi quay lại, đăm đăm nhìn vợ, hỏi thầm ý kiến. Người vợ, ngắm sông, ngắm trời, lắc đầu thở dài, nói :
- Gió to quá, mà đám mây đen kia ở chân trời đùn lên mau lắm. Mưa đến nơi mất, mình ạ!
Người chồng cũng thở dài, đi lững thững. Rồi bỗng dừng lại, hỏi vợ :
- Mình thổi cơm chưa?
Vợ buồn rầu đáp :
- Đã. Nhưng chỉ đủ cơm cho hai con ăn bữa chiều hôm nay.
Hai vợ chồng lại im lặng nhìn nhau... Rồi hình như cùng bị một vật, một định kiến nó thôi miên, nó kiềm áp, hai người đều quay lại phía sông. Những thân cây vẫn phăng phăng trôi giữa dòng nước đỏ.
Chồng mỉm cười, cái cười vơ vẩn, bảo vợ :
- Liều!
Vợ lắc đầu không nói. Chồng hỏi :
- Mình đã đến nhà bà Ký chưa?
- Đã.
- Thế nào?
- Không ăn thua. Bà ấy bảo có đem củi vớt đến, bà ấy mới giao tiền. Bà ấy không cho vay trước.
- Thế à?
Hai chữ "thế à" rắn rỏi như hai nhát bay cuối cùng gõ xuống viên gạch đặt trên tường đương xây. Thức quả quyết sắp thi hành một việc phi thường, quay lại bảo vợ :
- Này! Mình về nhà, trông coi thằng Bò.
- Đã có cái Nhớn, cái Bé chơi với nó rồi.
- Nhưng mình về thì vẫn hơn, cái Nhớn nó mới lên năm, nó trông nom sao nổi hai em nó.
- Vậy thì tôi về... Nhưng mình cũng về chứ đứng đây làm gì?
- Được, cứ về trước đi, tôi về sau.
Vợ Thức ngoan ngoãn, về làng Yên Phụ.

Tới nhà, gian nhà lụp xụp, ẩm thấp, tối tăm, chị phó Thức đứng ở ngưỡng cửa, ngắm cái cảnh nghèo khó mà đau lòng.
Lúc nhúc trên phản gỗ không chiếu, ba đứa con đang cùng khóc lóc gọi bu. Thằng Bò kêu gào đòi bú. Từ trưa đến giờ, nó chưa được tí gì vào bụng.
Cái Nhớn vỗ em không nín cũng mếu máo, luôn mồm bảo cái Bé :
- Mày đi tìm bu về để cho em nó bú.
Nhưng cái Bé không chịu đi, nằm lăn ra phản vừa chửi vừa kêu.
Chị phó Thức vội chạy lại ẵm con, nói nựng :
- Nao ôi! Tôi đi mãi để con tôi đói, con tôi khóc.
Rồi chị ngồi xuống phản cho con bú. Song thằng Bò, ý chừng bú mãi không thấy sữa, nên mồm nó lại nhả vú mẹ nó ra mà gào khóc to hơn trước.
Chị Thức thở dài, hai giọt lệ long lanh trong cặp mắt đen quầng. Chị đứng dậy, vừa đi vừa hát ru con. Rồi lại nói nựng :
- Nao ôi! Tôi chả có gì ăn, hết cả sữa cho con tôi bú!
Một lúc thằng bé vì mệt quá, lặng thiếp đi. Hai đứa chị, người mẹ đã đuổi ra đường chơi để được yên tĩnh cho em chúng nó ngủ.
Chị Thức lẳng lặng ngồi ôn lại cuộc đời đã qua. Bộ óc chất phát của chị nhà quê giản dị, không từng biết tưởng tượng, không từng biết xếp đặt trí nhớ cho có thứ tự. Những điều chị nhớ lại chen chúc nhau hỗn độn hiện ra như những hình người vật trên một tấm ảnh chụp. Một điều chắc chắn, chị ta nhớ ra một cách rành mạch, là chưa bao giờ được hưởng chút sung sướng thư nhàn như những người giàu có.
Năm mười hai, mười ba, cái đĩ Lạc, tên tục chị phó Thức, xuất thân làm phu hồ. Cái đời chị, nào có chi lạ. Ngày lại ngày, tháng lại tháng, năm lại năm...
Năm chị mười bảy, một lần cùng anh phó Thức cùng làm một nơi, chị làm phu hồ, anh phó ngõa. Câu nói đùa đi, câu nói đùa lại, rồi hai người yêu nhau, rồi hai người lấy nhau.
Năm năm ròng trong gian nhà lụp sụp ẩm thấp, tối tăm ở chân đê Yên Phụ, không có một sự gì êm đềm đáng ghi chép và hai cái đời trống rỗng của hai con người khốn nạn, càng khốn nạn khi họ đã đẻ luôn ba năm ba đứa con.
Lại thêm gặp buổi khó khăn, việc ít, công hạ, khiến hai vợ chồng loay hoay, chật vật suốt ngày này sang ngày khác vẫn không đủ nuôi thân, nuôi con.
Bỗng mùa nước mặn năm ngoái, bác phó Thức nghĩ ra được một cách sinh nhai mới. Bác vay tiền mua một chiếc thuyền nan, rồi hai vợ chồng ngày ngày chở ra giữa dòng sông vớt củi. Hai tháng sau, bác trả xong nợ, lại kiếm được tiền ăn tiêu thừa thải.
Vì thế năm nay túng đói, vợ chồng bác chỉ mong chóng tới ngày có nước to.
Thì hôm qua, cái ăn, trời bắt đầu đưa đến cho gia đình bác.
Nghĩ đến đó, Lạc mỉm cười, se sẽ đặt con nằm yên trên cái tã, rồi rón rén bước ra ngoài, lên đê, hình như quả quyết làm một việc gì.


Ra tới đê, Lạc không thấy chồng đâu.
Gió vẫn to, vù vù gầm thét dữ dội và nước vẫn mạnh, réo ầm ầm chảy quanh như thác. Lạc ngước mắt nhìn trời; da trời một màu đen sẩm.
Chị đứng ngẩm nghĩ, tà áo bay kêu phần phật như tiếng sóng vỗ mạnh vào bờ. Bỗng trong lòng nảy ra một ý tưởng, khiến chị hoảng hốt chạy vụt xuống phía đê bên sông.
Tới chỗ buộc thuyền, một chiếc thuyền nan, Lạc thấy chồng đương ra sức níu lại cái gút lạt. Chị yên lặng đăm đăm đứng ngắm đợi khi chồng làm xong công việc, mới bước vào thuyền hỏi :
- Mình định đi đâu?
Thức trừng mắt nhìn vợ, cất tiếng gắt :
- Sao không ở nhà với con?
Lạc sợ hãi ấp úng :
- Con... nó ngủ.
- Nhưng mình ra đây làm gì?
- Nhưng mình định đem thuyền đi đâu?
- Mình hỏi làm gì? Đi về!
Lạc bưng mặt khóc. Thức cảm động :
- Sao mình khóc?
- Vì anh định đi vớt củi một mình, không cho tôi đi.
Thức ngẩm nghĩ, nhìn trời, nhìn nước, rồi bảo vợ :
- Mình không đi được... nguy hiểm lắm.
Lạc cười :
- Nguy hiểm thời nguy hiểm cả... Nhưng không sợ, em biết bơi.
- Được!
Tiếng "được" lạnh lùng, Lạc nghe rùng mình. Gió thổi vẫn mạnh, nước chảy vẫn dữ, trời mỗi lúc một đen. Thức hỏi :
- Mình sợ?
- Không.
Hai vợ chồng bắt đầu đưa thuyền ra giữa dòng, chồng lái, vợ bơi. Cố chống lại sức nước, chồng cho mũi thuyền quay về phía thượng du, nhưng thuyền vẫn bị trôi phăng xuống phía dưới, khi nhô, khi chìm, khi ẩn, khi hiện trên làn nước phù sa, như chiếc lá tre khô nổi trong vũng máu, như con muỗi mắt chết đuối trong nghiên son.
Nhưng nửa giờ sau, thuyền cũng tới được giữa dòng. Chồng giữ ghì lái, vợ vớt củi.
Chẳng bao lâu thuyền đã gần đầy, và vợ chồng sắp sửa quay trở vào bờ thì trời đổ mưa... Rồi chớp nhoáng như xé mây đen, rồi sấm sét như trời long đất lở.
Chiếc thuyền nan nhỏ, đầy nước, nặng trĩu.
Hai người cố bơi nhưng vẫn bị sức nước kéo phăng đi...
Bỗng hai tiếng kêu cùng một lúc :
- Trời ơi!
Thuyền đã chìm. Những khúc củi vớt được đã nhập bọn cũ và lạnh lùng trôi đi, lôi theo cả chiếc thuyền nan lật sấp...
Chồng hỏi vợ :
- Mình liệu bơi được đến bờ không?
Vợ quả quyết :
- Được!
- Theo dòng nước mà bơi... Gối lên sóng!
- Được! Mặc em!
Mưa vẫn to, sấp chớp vẫn dữ. Hai người tưởng mình sống trong vực sâu thẳm. Một lúc sau, Thức thấy vợ đã đuối sức, liền bơi lại gần hỏi :
- Thế nào?
- Được! Mặc em!
Vợ vừa nói buông lời thì cái đầu chìm lỉm. Cố hết sức bình sinh, nàng mới ngoi lên được mặt nước. Chồng vội vàng đến cứu. Rồi một tay xốc vợ một tay bơi. Vợ mỉm cười, âu yếm nhìn chồng. Chồng cũng mỉm cười. Một lúc, Thức kêu :
- Mỏi lắm rồi, mình vịn vào tôi, để tôi bơi! Tôi không xốc nổi được mình nữa.
Mấy phút sau, chồng nghe chừng càng mỏi, hai cánh ta rã rời. Vợ khẽ hỏi :
- Có bơi được nữa không?
- Không biết. Nhưng một mình thì chắc được.
- Em buông ra cho mình vào nhé?
Chồng cười :
- Không! Cùng chết cả.
Một lát - một lát nhưng Lạc coi lâu bằng một ngày - chồng lại hỏi :
- Lạc ơi? Liệu có cố bơi được nữa không?
- Không?... Sao!
- Không. Thôi đành chết cả đôi.

Bỗng Lạc rung khẽ nói :

- Thằng Bò! Cái Nhớn! Cái Bé!... Không?... Anh phải sống!
Thức bỗng nhẹ hẳn đi. Cái vật nặng không thấy bám vào mình nữa. Thì ra Lạc nghĩ đến con đã lẳng lặng buông tay ra để mình xuống đáy sông, cho chồng đủ sức bơi vào bờ.

Đèn điện sáng rực xuống bờ sông. Gió đã im, sóng đã lặng. Một người đàn ông bế một đứa con trai ngồi khóc. Hai đứa con gái nhỏ đứng bên cạnh. Đó là gia đình bác phó Thức ra bờ sông từ biệt lần cuối cùng linh hồn kẻ đã hy sinh vì lòng thương con.
Trong cảnh bao la, nước sông vẫn lãnh đạm chảy xuôi dòng.

Khái Hưng
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom