Lung linh lung linh tình mẹ tình cha.Lung linh lung linh cùng một mái nhà!. (9 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Bàn Tay Mẹ​


Tác giả:Thủy Lâm Synh


Bàn tay mẹ

Có đầy năm ngón

Những ngón tay khô

da dính sát vào xương

Nơi các khớp nhô lên

như không còn cách nào nhỏ nữa.

Ôi bàn tay

gầy như que củi ấy

Đã từng nâng niu chiều chuộng

Từng đút cho con

những miếng cơm nhai thơm phức

Bàn tay bươn chải

hai mùa mưa nắng

Mẹ không mong

vá trời lấp biển

Nhưng vá lành áo con

để lấp tủi hờn.

Bàn tay mẹ

Có đầy năm ngón

Những ngón tay khô

như cọng rạ phơi

mất tính hồi sinh

Ôi bàn tay xương gầy guộc ấy

không hề biết

đồ trang sức là gì

Bàn tay từng tắm rửa cho con

Ôm con vào lòng

những khi trời giông sét

Bàn tay ấy ru con

bằng bốn tao nôi gầy guộc

Cũng là bàn tay từng nấu nướng nuôi con

Bàn tay thô của mẹ

không biết đồ trang sức là gì

Mẹ không biết làm chuyện phi thường

Mẹ không mong

làm một vị anh thư vĩ đại

Mẹ chỉ biết có tình

Ấy là tình vô tận

yêu chồng thương con.
 
Chuyện tình Bánh Rán!!!
Lên năm tuổi, thằng Bánh Rán, con tôi, hầu như tuần nào cũng mang về nhà một thương tích mới. Phạt roi hay úp mặt vào tường đều là nước đổ lá khoai.

Cuối cùng, tôi đề nghị thương lượng. Nếu trong một tuần, Bánh Rán không làm điều gì khiến cô mẫu giáo và hàng xóm than phiền, thì tôi sẽ mua cho cu cậu một chiếc ôtô chạy điện.

Trong bảy ngày kế tiếp, vợ chồng tôi hoàn toàn yên ổn. Ở trường mẫu giáo về nhà, cu cậu thường ngồi hí hoáy vẽ. Nếu có đi chơi, thì quần áo Bánh Rán cũng chỉ lấm lem tí chút. Vợ chồng tôi rất ngạc nhiên. Ngạc nhiên hơn nữa, ngày chủ nhật, khi tôi dẫn Bánh Rán đi mua chiếc ôtô chạy điện mà con từ lâu ao ước, cậu đã từ chối mà khăng khăng chọn chiếc xe đạp ba bánh có rơ-moóc.

Một ngày kia, tôi lén đi theo khi cu cậu đạp xe ra sân chơi gần nhà, mang theo mấy bức vẽ và một củ khoai luộc. Bánh Rán dừng xe, một cô bé nhỏ xíu, mắt một mí tung tăng chạy đến. Hai đứa nhỏ ngồi đung đưa chân trên ghế đá, chúi mũi xem "tác phẩm hội hoạ" của Bánh Rán. Cô bé bóc khoai, bẻ cho Bánh Rán miếng to, còn mình chỉ nhai nhỏ nhẻ. Bánh Rán vô tư ăn hết phần rồi ... thèm thuồng nhìn miệng bạn gái. Mắt một mí chìa luôn miếng khoai cho cậu, còn cô bé ngắm tranh cho no lòng.

Về nhà, tôi không nói gì với vợ. Tôi chẳng muốn cô ấy thêm đau đầu về "mối tình" của Bánh Rán.

Bánh Rán ngày càng ngoan. Cu cậu hăng say học chữ, tập làm toán. Nhưng bánh kẹo và hoa quả trong tủ lạnh thì vơi đi nhanh chóng. Tôi quyết định nói chuyện thẳng thắn với cậu con trai. Và Bánh Rán thành thật kể về Su. Tôi hỏi: "Con thích bạn Su thật chứ?". Cậu nhóc gật đầu: "Bạn ấy học cùng lớp Lá. Tụi con cất gối và cốc uống nước gần nhau trong tủ. Buổi trưa, con lấy gối ngủ cho Su. Còn ăn chè thì Su lấy cốc cho con, bố ạ. Việc nhẹ Su làm, việc nặng con làm hết!". Tôi hơi chột dạ, vì ở nhà, mọi việc đều do vợ tôi gánh vác, đi làm về tôi chỉ đọc báo và xem TV mà thôi.

Tôi hỏi tiếp: "Con thường giành ăn của Su phải không?". Bánh Rán ngoẹo đầu: "Bạn ấy bị sún nên ghét nhai lắm. Ở lớp, con nhường cho bạn ấy bát canh của con đấy!". Tôi phì cười: "Sắp vào lớp 1, hết học chung, con nhớ Su chứ?". Bỗng dưng, đôi mắt Bánh Rán mở to, lo âu: "Con sẽ cưới bạn Su, bố nhé?". Tôi bàng hoàng, đùa: "Cưới nhau thì hai vợ chồng đi lại bằng gì?". "Con có xe đạp ba bánh đấy thôi. Su có thể ngồi sau rơ-moóc ạ". "Nhưng khi có em bé sẽ vất vả đấy", tôi nói nghiêm trang. Bánh Rán suy nghĩ rất lâu rồi cười rạng rỡ: "Su đẻ trứng, con gửi mẹ cất vào tủ lạnh. Con sẽ đi làm siêng năng. Khi nào có nhiều tiền, Su sẽ ấp quả trứng cho nở ra em bé. Con sẽ chăm sóc Su thật tốt, không để bạn ấy mệt tí nào bố ạ.". Tôi lặng đi, nhìn Bánh Rán. Những ý nghĩ ngây thơ mà cũng thật chững chạc hệt như của một chàng trai trưởng thành, biết yêu thương nên đầy trách nhiệm và lo toan.

Mai này Bánh Rán lớn lên, có lẽ sẽ lấy cô gái mắt một mí nào đó làm vợ. Dù cô gái ấy là ai, tôi cũng tin rằng người được con tôi yêu sẽ hạnh phúc. Bởi vì, một khi biết thương người phụ nữ của mình, người đàn ông sẽ nỗ lực rất nhiều. Tôi học được điều bí mật tuyệt vời ấy chính từ Bánh Rán.


Ôi, hình như mình cũng mắt một mí. Bánh Rán ơi, "chàng" ở đâu??? :-=
 
Vớ xanh, vớ đỏ - cửa sổ tâm hồn

Thứ Bảy, 02/12/2006, 04:05 (GMT+7)

Vớ xanh, vớ đỏ - cửa sổ tâm hồn

TT - Từ giữa tháng mười một hằng năm trở đi, khi phố phường bắt đầu vào mùa Giáng sinh với các kiểu cây thông và ông già Noel trưng bày nhấp nháy trong tủ kính ở các cửa hiệu là tôi cùng mọi người tìm đến những khu phố nghèo, đặc biệt ở nơi có nhiều người bệnh tật và trẻ em thất học...

Để đến đêm nào trong mùa Giáng sinh tôi cũng về nhà lúc nửa đêm... Rồi có một đêm, cũng trở về với cảm giác lâng lâng của người đi cứu rỗi, tôi thảng thốt thấy mình còn vô tâm quá với hai ngôi sao bé bỏng của chính mình. Con chị lên chín, thằng em lên ba đang nằm ngủ vắt vẻo trên nền gạch hoa ở phòng khách. Trời lạnh như thế mà thằng em nằm phơi bụng ra, quanh người không có lấy một tấm chăn. Tôi khẽ khàng cúi xuống hôn nhẹ hai con và thấy mình có lỗi...

Tất nhiên sau đó tôi vẫn tiếp tục cùng mọi người mang niềm vui đến cho người cùng khổ trong mùa Giáng sinh. Nhưng tôi đã nghĩ ra một cách để tổ chức lại cuộc sống tốt hơn và đã phải ngủ muộn hơn khi về đến nhà. Sau khi cẩn thận nhìn hai con đã ngủ say trong màn do mình chuẩn bị chu đáo từ chiều, tôi rón rén đến bên cửa sổ nhặt lấy hai chiếc vớ đang treo lủng lẳng trên móc cửa.

Chiếc vớ đỏ của con chị. Trong đấy là miếng giấy nhỏ, con chị viết: “Kính thưa ông già Noel, mẹ con nói là ông sẽ đến nhà có những đứa trẻ vào lúc nửa đêm phải không? Đây là lần đầu tiên mẹ bảo con viết thư cho ông đấy, nhà con không có ống khói nên ông cảm phiền chui qua cửa sổ này đi. Có một điều mong muốn của con là ông làm sao cho buổi tối mẹ về với tụi con sớm sớm một chút, thằng em của con quậy lắm, không bao giờ mà nó không la hét trước khi đi ngủ”. Còn trong chiếc vớ xanh của thằng em, con chị viết giúp: “Con thích ăn một ngày mười cây kem, ông già Noel có giúp con được không?”.

Tôi không hồi âm cho chiếc vớ đỏ nhưng chuyển công việc từ buổi tối sang ban ngày để đêm nào cũng được ở nhà cùng hai con, không phải nhờ bà ngoại bên cạnh sang trông chừng cho đến lúc chúng lên giường nữa. Với chiếc vớ xanh, tôi viết bằng chữ in (để con chị không nhận ra): “Không được, ông không muốn con nhìn ông cười với hai hàm răng sún!”. Con chị thích thú “phiên dịch” lại với thằng em, thậm chí còn giải thích thêm là ăn kem nhiều sẽ đau bụng. Từ đó con chị cũng ít đòi ăn kem.

Và trở thành thông lệ, đêm nào trong mùa Giáng sinh, trước khi đi ngủ, mẹ con tôi cũng xúm xít với nhau trong làn chăn ấm, tôi đã kể bao nhiêu chuyện thú vị về ông già Noel để chúng tin là ông già Noel có thật trên đời. Sau đó, chúng không quên viết thư bỏ vào vớ xanh, vớ đỏ. Qua “kênh thông tin” này, “ông già Noel” đã giúp tôi giải quyết biết bao vấn đề về bọn trẻ. Vớ đỏ viết: “Ông già Noel ơi, con không muốn đi học thêm ở nhà cô giáo, con thích mẹ dạy con học hơn!”. Thế là buổi tối, tôi dành một tiếng đồng hồ dạy vớ đỏ học. Vớ đỏ tin ông già Noel sái cổ, nó có vẻ chững chạc và người lớn hơn khi có một người bạn lớn với những điều chỉ mình nó biết. Duy chỉ một lần, nó ngập ngừng buông đũa khi ăn cơm với lời lẽ đầy cẩn trọng: “Mẹ ơi, thế ông già Noel nói chuyện với mẹ khi nào?”. Tôi bảo mẹ cũng có một chiếc vớ mắc trên cửa sổ trong phòng làm việc ở cơ quan. “Thế thì các cô chú ở cơ quan cũng có vớ treo cửa sổ hả mẹ?”. Ừ, ai cũng có một chiếc vớ treo cửa sổ để mà sống tốt hơn.

Cứ vậy, vớ xanh vớ đỏ theo con gái tôi suốt thời thơ ấu. Tất cả những băn khoăn, tỏ bày và những nỗ lực tuyệt vời trong nhiệm vụ làm cháu, làm con, làm chị của vớ đỏ đã được ông già Noel đáp đền bằng một món quà trọng thể vào đêm 24 (đặt cạnh hộp thư vớ đỏ). Thằng em đang học lớp 4 cũng đã viết thư và tin vào ông già Noel như chị. Thư của nó chủ yếu xin đĩa phim siêu nhân và nhờ ông nói với mẹ là đừng cốc đầu nó mỗi khi nó làm toán ẩu tả. Cứ vậy, với hai ngôi sao nhỏ của tôi, tự bao giờ ông già Noel đã trở thành một biểu tượng hết sức thiêng liêng và đẹp đẽ. Trước hai chị em, ông vừa là bạn, vừa là ông tiên để đỡ đần, chia sẻ với tuổi thơ mất cha quá sớm...

Giáng sinh năm nay, con gái tôi đã bước vào tuổi mười lăm nhưng biết “ông già Noel” là mẹ từ năm mười bốn tuổi. Một đêm gần đây, cô bé ôm mẹ bảo: “Năm nay con cũng viết thư cho ông già Noel mẹ ạ!”. Tôi cốc đầu bảo không được xin điện thoại di động đấy. Cô bé bật dậy chống cằm tư lự: “Có những điều con không tiện nói với mẹ mà chỉ nói với ông già Noel thôi!”. Tôi biết rồi, đã có những hoa hồng bâng quơ nào đó để trong hộc bàn của con ở trường. Ừ, nếu thích thì con cứ nói với ông già Noel, khi mẹ nói với con bằng cửa sổ tâm hồn (thông qua vớ đỏ) thì mẹ sẽ dịu dàng và tâm lý hơn phải không?

THU TRÂN
(theo tuoitre.com.vn)​
 
YÊU MẸ NGAY HÔM NAY

Khi con biết mình sẽ yêu
Hãy yêu mẹ ngay hôm nay
Khi mẹ còn nhận biết
cái cảm giác ê ái ngọt ngào
từ lòng yêu thương chân thật nơi con

Yêu mẹ ngay hôm nay
khi mẹ còn hiện hữu
Đừng chờ khi mẹ ra đi
con mới khắc những lời ngọt ngào
lên bia đá lạnh băng

Nếu nghĩ đến mẹ
Hãy nói ngay với mẹ!
Đừng chờ
khi mẹ chìm vào giấc ngủ vĩnh hằng
khi cái chết chia cắt mẹ con ta
và rồi mẹ chẳng còn được nghe con nói nữa

Nếu yêu mẹ, dù chỉ là một ít
Nói mẹ hay khi mẹ vẫn còn đây
Để mẹ biết và giữ gìn cẩn thận
Như giữ gìn một kho báu thiêng liêng!

(st)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
YÊU THƯƠNG LUÔN LUÔN

Khi sinh được đứa con trai đầu lòng, người mẹ ôm cậu bé trong tay, vuốt vài sợi tóc trên đầu cậu và nói:"Mẹ sẽ luôn luôn yêu con, mãi mãi là như thế, con trai của mẹ"

Nhiều ngày và nhiều tháng trôi qua. Người mẹ luôn chờ con trai mình đi ngủ, rồi mới nhẹ nhàng vào phòng cậu bé, vuốt những sợi tóc vương trên mắt cậu và nói:"Mẹ sẽ luôn luôn yêu con, mãi mãi là như thế, con trai của mẹ"

Rồi cậu bé bắt đầu đi học. Đó là một cậu bé can đảm, không bao giờ khóc khi bước vào lớp mới, và tự đi xe bus tới trường chứ không cần mẹ phải dẫn. Cứ mỗi ngày từ trường về, cậu bé lại kể cho mẹ nghe mọi chuyện trong ngày, ăn tối rồi đi ngủ. Chờ cho cậu bé ngủ, người mẹ lại vào phòng, nhìn cậu con trai đang lớn rất nhanh. Người mẹ gạt vài sợi tóc vương vào mắt cậu bé trong khi ngủ và nói rằng dù sao này cậu muốn làm nghề gì, hay ở đâu, thì"Mẹ sẽ luôn yêu con, mãi mãi là như thế, con trai của me"

Nhiều năm trôi qua, cậu bé học tới đại học. Ngoài việc làm sao để đạt được điểm tốt, để thi tốt nghiệp có kết quả cao, còn cả những vấn đề từ bạn gái, về tình yêu. Người mẹ thường thấy cậu bé gục ở bàn học, sách và bút bày xung quanh, vài tờ giấy bay xuống đất. Người mẹ sẽ xếp gọn lại, gat vài sợi tóc cho cậu bé rồi thì thầm:"Mẹ sẽ luôn yêu con, mãi mãi là như thế, con trai của mẹ"trước khi đánh thức cậu bé dậy và bảo cậu bé vào giường ngủ.

Cậu bé tới một TP khác để tiếp tục học cao học. Thỉnh thoảng, người mẹ bay một hành trình dài đến thăm con. Trong những lần ở lại thăm, nửa đêm, người mẹ sẽ thức dậy, kéo lại chăn cho cậu bé, gạt vài sợi tóc và nói:"Mẹ sẽ luôn yêu con, mãi mãi là như thế, con trai của mẹ". Bao giờ người mẹ cũng nói rất nhỏ, để không đánh thức con mình.

Vài năm nữa tri qua. Cậu bé-bây giờ là một hàng trai đã trưởng thành-ra trường, có việc làm, kết hôn, xây dựng một ngôi nhà, và một gia đình.

Người cha bị bệnh ung thư và qua đời, còn người mẹ cũng không còn minh mẫn, thậm chí mắt cũng không còn nhìn rõ nữa. Chàng trai tìm mọi cách thuyết phục mẹ về ở với mình, để được yêu thương và chăm sóc mẹ hằng ngày khi bố đã không còn.

Chàng trai lại đưa mẹ bay một hành trình dài để tới nhà mình. Người mẹ quá mệt mỏi nên đã ngủ đi ngay khi về tới nhà. Nửa đêm, chàng trai sang phòng mẹ, người mẹ đã ngủ khi đèn còn chưa tắt. Anh lại gần giường mẹ, kéo lại chăn, gạt vài sợi tóc vướng vào mắt mẹ, và nói:"Con sẽ luôn yêu mẹ, mãi mãi như thế, mẹ của con", trước khi tắt đèn và đóng cửa.




















 
Đây là bài hát Ba Ngọn Nến Lung Linh bằng TV và TA do gia đình Ngọc Lễ hát
 
Những bài học từ con trai và con gái!

Ba bận bù đầu bù cổ. Nghe mẹ bảo là tổ chức cho các con đi chơi, ba nói ngay, bận lắm không đi được đâu.

Một tối, mẹ gọi ba ra hành lang thủ thỉ rằng cả năm các con đi học, hè nên cho chúng đi chơi ít nhất là một chuyến. Chuyện dẫn hai con đi, một mình mẹ ráng cũng được. Nhưng sẽ chẳng thú vị gì nếu đi chơi mà lại thiếu ba. Mà các con đều bảo thích đi với ba.

Thế đấy. Nên ba phải đồng ý thôi. Và ba cho mẹ khoảng thời gian mà ba có thể sắp xếp được công việc. Còn thì mẹ lo tất, từ việc đăng ký khách sạn trong mùa du lịch cao điểm này, đến việc mua cho được vé tàu đi và về ngay trong đợt các thí sinh ngược xuôi thi đại học.

Ngày 26/6 cả nhà lên đường.

5247.jpg

Chuyến tàu hoả rời ga lúc gần 14 giờ chiều. Các con giành ngồi hai ghế bên cạnh nhau. Và ba mẹ được tự do bên nhau. Cảm giác là lạ. Vì từ khi có các con, bao nhiêu lần đi chơi là bấy nhiêu lần mẹ vất vả ôm ấp bế bồng. Ba bỗng nhận ra, con trai 4 tuổi rưỡi của ba đã lớn, lớn thật rồi.

Đến khách sạn, tắm rửa xong đã 10h đêm, con trai nằng nặc đòi gọi điện thoại cho cô Sáu ở nhà. Mẹ giải thích rằng, bà và cô thường ngủ sớm, giờ này không nên đánh thức bà và cô dậy. Hơn nữa, lúc tàu chuẩn bị đến ga Nha Trang, mẹ đã cho con gọi điện thoại nói chuyện với cô rồi. Thế nhưng con trai vẫn khóc, con bảo cô đã dặn, đến nơi nhớ gọi điện cho cô biết chừng mà.

Ôm con vào lòng dỗ dành, ba chạnh lòng nhớ, không biết bao nhiêu lần ba đi công tác, chưa khi nào ba có ý thức gọi điện thoại về báo tin cho bà nội, là ba đã xuống máy bay an toàn. Thường chỉ là một tin nhắn cho mẹ. Rồi mẹ là người thông báo cho cả nhà về tin tức của ba. Đôi khi mẹ cũng đang làm việc, quên không báo cho bà, thế là bà cứ thắc thỏm mãi. Bao nhiêu chuyến đi xa - gần của ba, là bấy nhiêu lần bà lo lắng như thế. Mà ba thì chưa bao giờ có được phút áy náy như con.

Suốt chuyến đi, con luôn miệng nhắc: "Lần sau mình đi Nha Trang, mình cho cô Sáu đi cùng nữa nghe ba", làm ba nhói đau trong lòng. Con nhỏ thế mà luôn nhớ đến người thân, chu đáo cả trong ý nghĩ. Ba lớn thế này mà không mấy khi biết nghĩ đến chị mình, người chị đã hy sinh nhiều cho các em, các cháu. Khi con biết một cabin cáp treo chứa được 8 người, con nói ngay: "Cả nhà mình đi vừa ba ha, nhà mình có 7 người".

Ngày cả nhà sang Vinpearl chơi, con gái được phân công nhiệm vụ xách túi đồ ăn. Ba thì mang giỏ quần áo và nước uống. Còn mẹ phụ trách em vì em vốn yếu đuối và quấn quýt mẹ nhất.

Chơi và tắm biển cả một ngày. Chiều tối, sau khi ăn xong, cả nhà ta đến sân khấu nhạc nước. Ba mải chụp hình cho con gái, loay hoay thế nào, lúc đi ngược lên, hai ba con quên mất giỏ đồ ăn (trong đó còn một cơ số thức ăn dành cho cuộc chơi đêm ở Vinpearl). Lên đến khu vực "thế giới games" chơi cả tiếng đồng hồ, em đòi uống sữa, cả nhà mới phát hiện ra giỏ đồ ăn không còn. Mẹ tiếc của chạy xuống khu vực sân khấu nhạc nước, mong tìm thấy giỏ đồ ăn cho con trai. Nhưng không thấy.

Nhìn mẹ chạy bộ mướt mồ hôi, con gái ôm mẹ nói mếu máo: "Con xin lỗi mẹ". Mẹ an ủi, mất thì thôi, mẹ mua sữa khác cho em cũng được. Nhưng con gái vẫn áy náy: "Con làm mất bao nhiêu tiền của mẹ rồi!".

Thì ra, con gái biết, mẹ chuẩn bị đồ ăn chu đáo cho cả nhà, cả nước nữa, vì đồ ăn ở Vinpearl rất đắt, đắt gấp 3 - 4 lần ở ngoài. Thế nên con áy náy. Ba chợt nhớ lại những câu chuyện mẹ kể về con. Có khi, mẹ cho con vài chục nghìn, dặn là không nên ăn vặt ở trường, nhưng nếu có mua kem ăn thì nhớ mua cho các bạn trong lớp nữa, đừng để các bạn đứng nhìn mà tội. Thế mà hết năm học, con vẫn còn nguyên tiền, chỉ mất mấy nghìn đóng quỹ. Hỏi con vì sao, con giải thích rằng, sáng con ăn ở nhà rồi, đến trường, cô đã cho ăn bữa trưa, bữa xế, thế là đủ, con không có nhu cầu ăn thêm. Ăn vặt, con sợ mẹ tốn tiền. Có lúc con còn bảo, ba mẹ liệu có nuôi được cả em và con học trường dân lập không?

Ôi con gái của ba! Mới 9 tuổi đầu mà đã lo toan nhiều đến thế, cân nhắc từng đồng như thế. Ba còn nhớ năm lớp 3 vừa rồi, con mặc bộ quần áo thể dục ngắn tũn và rách cả một lỗ ở đầu gối, cô Sáu phải mạng lại. Ba hỏi mẹ vì sao, thì mẹ kể là, con nhất định không cho mẹ mua bộ đồ thể dục mới. Con bảo thế là tốn tiền, vì bộ cũ vẫn mặc được. Mẹ bảo, mỗi lần nhìn con mặc bộ đồ thể dục ấy, mẹ rớm rớm nước mắt vì thương.

Con gái ba thì thế. Còn ba thì. Nhiều khi ba đã chi những khoản tiền lớn rất vô bổ, rất ngông cuồng, không băn khoăn gì cả. Mẹ và các con chắc là không biết. Và ba xấu hổ lắm con gái ạ! Những đồng tiền ấy, là mồ hôi nước mắt cả đấy. Mà ba đâu phải lúc nào cũng biết xót. Có những khi, vung tiền chỉ vì một câu nói, chỉ vì một thoáng sĩ diện. Khi biết tiếc thì đã muộn rồi.

Ở Vinpearl, con gái đòi chơi tất cả các trò chơi, kể cả những trò chơi cảm giác mạnh. Ba mẹ thì không an tâm. Bất kể trò gì con chơi, ba cũng phải chơi cùng. Chiều tối, ba mệt mỏi rồi, mà con thì cứ nằng nặc đòi chơi trò cuối cùng, trò nguy hiểm nhất, trò chơi phải có người lớn theo cùng. Ba mẹ không đồng ý. Vì bản thân ba cũng cảm thấy sợ.

Nhưng trong khi cả nhà đang ngồi trước cổng Thuỷ Cung để ăn tối, chỉ một giây ba mẹ quay sang chăm cho em ăn, con đột nhiên biến đi đâu mất. Mẹ và ba đã hớt hải tìm con trong đám đông và trong bóng tối đã sẫm màu. Khi ba thoáng nhìn thấy bóng cái váy xanh của con thì cũng là lúc những cái khoang chở đầy người cất lên khỏi mặt đất. Rồi nó quay tít, vung ra song song với mặt đất. Những tiếng hét vang lên trong không trung. Ba không thể nhìn thấy chiếc váy xanh của con nữa vì tốc độ quay quá nhanh. Trong khoảng khắc ấy, ba chỉ cầu trời cho con hạ cánh an toàn. Ba thầm hứa, nếu con xuống an toàn, ba mẹ sẽ không la con, dù con có ói, có thế nào đi nữa. Và kìa, những toa xe đã chậm lại, đã hạ thấp xuống. Và con cười toe toét bước ra từ một khoang tàu. Con đi với một bác lớn tuổi. Con hỏi bác ấy rằng, khi lên cao bác nhắm mắt hay mở mắt...

Ba mừng quá. Và ba không thể mắng con. Ba ôm con mà muốn khóc. Vì sợ, vì mừng. Con đã lớn, lớn thật rồi. Con có thể làm được nhiều việc mà ba mẹ không ngờ tới. Như khi con tự đi xe đạp sang nhà bạn Kim Ngân, cách nhà mình khoảng 3 cây số, ba mẹ đã thót cả tim. Thật là, không còn có thể bắt con ở yên trong vòng kiểm soát của ba mẹ, làm theo những gì ba mẹ muốn. Ba mẹ cần phải theo con, cần phải cùng con lớn lên rồi.

Một chuyến đi chơi của cả nhà, ba nhìn thấy bao nhiêu điều mà hàng ngày, vì bận rộn ba không nhìn thấy. Các con đã lớn và đã bắt đầu cho ba nhiều bài học trong cuộc đời. Ba yêu các con!

(Phan Văn Tú - hiện là nhà báo tại tỉnh Đồng Nai.)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Con gái cứ tối là đòi lên với bố để nghe bài Chúc bé ngủ ngon.

Tôi post lên cho những "người cùng hoàn cảnh" nhé!
 

File đính kèm

Con gái cứ tối là đòi lên với bố để nghe bài Chúc bé ngủ ngon.

Tôi post lên cho những "người cùng hoàn cảnh" nhé!

Tưởng bố hát cho bé ngủ, hóa ra là Bố thích giọng ca của cô ca sĩ hay là thích ... cô ca sĩ đó rồi lưu và thể nhớ điện thoại luôn để bên mình ngay cả khi lên giường ...
 
những bài học từ con trai và con gái

cám ơn Jenni vì bài viết rất hay này.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom