Lung linh lung linh tình mẹ tình cha.Lung linh lung linh cùng một mái nhà!. (4 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Pansy_flower

...nợ người, nợ đời...
Thành viên danh dự
Tham gia
3/6/06
Bài viết
1,611
Được thích
14,002
Nghề nghiệp
...thiết kế máy bay cho VOI tự lái...^.^
Hãy Luôn Luôn Nói Với Ba
Jamie Buckingham (1932-1992)

“Cuộc đời quá ngắn ngủi, tại sao chúng ta không biểu lộ những tình cảm chân thật trong lòng?”

Gia đình tôi vốn có chừng mực trong quan hệ cư xử. Chúng tôi ít khi thổ lộ tâm tình với nhau, ít khi ôm lấy nhau, và hầu như chẳng khi nào hôn nhau. Bọn đàn ông trong gia đình chúng tôi chỉ bắt tay nhau là cùng. Ba tôi dạy chúng tôi khi bắt tay thì phải xiết chặt và nhìn thẳng vào mắt đối phương.

Nhưng khi về già, ba tôi trở nên cởi mở hơn. Ông không còn mắc cỡ khi người khác bắt gặp ông đang khóc. Ông bắt đầu nắm tay mẹ tôi và hôn bà ngay trước mặt chúng tôi, điều mà chúng tôi chưa từng thấy ông làm khi còn trẻ. Đôi khi ba tôi còn choàng tay ôm lấy những người đàn bà khác, ngoài người vợ yêu quý của ông. Có lẽ người ta cho rằng ông lẩm cẩm, nhưng tôi thì nghĩ rằng ông chín chắn. Ba tôi có lần tâm sự với tôi rằng càng về già, ông càng nghiệm ra rằng cởi bỏ những gò bó về lễ giáo không có nghĩa là không đứng đắn. Cuộc đời quá ngắn ngủi, tại sao chúng ta không biểu lộ những tình cảm chân thật trong lòng?

Nhìn thấy ba tôi trở nên khoáng đạt hơn trong cử chỉ của ông, tôi cũng muốn bày tỏ tình thương của tôi đối với ba tôi bằng những phương thức có ý nghĩa hơn. Ấy vậy mà mỗi khi từ biệt ba tôi, thay vì cúi xuống hôn ông, tôi lại chìa tay ra. Tôi rất muốn nói với ba tôi mấy chữ “Con thương ba”, nhưng có cái gì ở trong cổ họng làm tôi tắt nghẹn, không thốt nên lời. Tôi không có đủ can đảm!

Cuối cùng, tôi không chịu đựng được nữa. Cái khái niệm phức tạp và méo mó của tôi về “đàn ông tính” khiến tôi bị giày vò không ngớt. Một buổi chiều Thứ Bảy nọ, tôi quyết định lái xe hàng mấy trăm dặm đường về thăm ba mẹ tôi. Bước vào thư phòng của ba tôi, tôi bắt gặp ông đang ngồi trên chiếc xe lăn, hí hoáy với cuốn sổ chi tiêu của ông.

“Thưa ba - tôi lên tiếng - con về đây với một mục đích duy nhất: con có mấy lời này muốn nói với ba, sau đó con muốn thực hiện một điều này nữa.”

Tự nhiên, tôi cảm thấy xấu hổ. Tôi đã 46 tuổi đầu, chứ đâu phải là một đứa con nít! Nhưng nghĩ lại mấy trăm dặm đường mà tôi đã trải qua, tôi quyết định không lùi bước.

“Con thương ba lắm!” Tôi nghẹn ngào nói.

Ba tôi đặt cây viết xuống bàn, đan hai tay để lên bụng, dịu dàng hỏi tôi:

“Con lái xe mấy trăm dặm đường về đây để nói với ba điều này sao? Con không cần thiết phải làm như vậy, nhưng dù sao ba cũng rất lấy làm an ủi.”

“Bao nhiêu năm nay rồi, con đã muốn nói mấy lời này với ba, nhưng sao nói ra miệng thật là khó. Con thấy viết thư dễ hơn nhiều.” - tôi đáp.

Ba tôi trở nên đăm chiêu, rồi ông từ từ gật đầu.

“Còn một điều này nữa, thưa ba,” tôi nói.

Ba tôi vẫn không ngẩng lên nhìn tôi, ông tiếp tục gật gù. Tôi cúi xuống hôn ông, trước hết lên má bên trái, rồi đến má bên phải, rồi sau cùng lên vầng trán của ông.

Ba tôi với hai cánh tay rắn chắc của ông nắm chặt cánh tay tôi, kéo tôi cúi xuống, rồi choàng tay ôm lấy cổ tôi. Hai cha con đứng lặng yên hồi lâu trong tư thế vụng về đó. Một lúc sau, ông buông tôi ra, và tôi đứng thẳng người lên. Mắt ba tôi ngấn lệ, môi ông run run:

“Ông nội con qua đời khi ba còn là một thanh niên. Sau đó không lâu, ba vào Đại học, rồi đi dạy học, rồi sang Pháp. Sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất, ba trở về nước, nhưng chỉ thỉnh thoảng mới về thăm bà nội. Lúc bà nội đã lớn tuổi, ba có mời bà về chung sống với gia đình mình.”

Ông dừng lại, mỉm cười:

“Con có biết bà nội nói sao không? Bà nói: “Không, mẹ muốn ở nhà của mẹ, nhưng mẹ rất cám ơn con đã có ý mời mẹ sang ở chung. Và mặc dầu mẹ sẽ không bao giờ làm như vậy, mẹ mong rằng con sẽ cứ tiếp tục mời mẹ, cho đến ngày mẹ không còn trên cõi đời này.””

Ba tôi ngẩng lên nhìn tôi:

“Ba biết con thương ba, nhưng ba mong rằng con hãy luôn luôn nói với ba điều đó, cho đến ngày ba không còn trên cõi đời này.”

Tôi có cảm giác như vừa quẳng đi một hòn đá nặng trĩu đè lên trái tim tôi bấy lâu nay. Tôi lái xe về nhà mà thấy lòng tràn ngập một cảm giác nhẹ nhàng, phấn chấn. Cuối cùng, tâm hồn tôi cũng đã được tự do.
Virginia , 10/2001
(st)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
VÀI NÉT LỊCH SỬ NGÀY HIỀN PHỤ
Linh Mục TRẦN QUÝ THIỆN
T heo các nhà giáo dục, vấn đề huấn luyện trẻ em trong gia đình chỉ đạt tới mức hoàn hảo, nếu có sự phối hợp chặt chẽ giữa tính cương trực quyền uy của người cha cộng với tình thương dịu hiền của người mẹ.

Kinh nghiệm đời sống gia đình cho hay: Một em bé lớn lên trong sự nuông chiều của người mẹ mà thiếu sự hiện diện của người cha, em bé này thường ủy mị tủi thân, thiếu nghị lực, ít tháo vát! Ngược lại, một trẻ em được giáo dục trong cảnh gà trống nuôi con, tính tình em thường cứng cỏi cục cằn, ít cảm xúc và đôi khi tàn bạo! Các nhà giáo dục và tâm lý học đều đồng ý với nhau: Nguyên nhân chính xô đẩy các trẻ em gia nhập băng đảng, bụi đời, trộm cắp, đĩ điếm, chỉ vì chúng thiếu vắng tình thương của cha mẹ và bầu khí thân thương của mái ấm gia đình.

Qua nhận định trên, hiện nay tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt các nước Âu Mỹ, người ta trân trọng hai ngày lễ truyền thống của gia đình: Ðó là Ngày Hiền Mẫu (Ngày của Mẹ) và Ngày Hiền Phụ (Ngày của Cha). Ðây là một phong tục rất cao đẹp mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, được rất nhiều quốc gia và gia đình cử hành mỗi năm.

Nếu vào thượng tuần tháng 5 dương lịch, thế giới đã tôn vinh các bà mẹ trong Ngày Hiền Mẫu thì thế giới cũng dành riêng một ngày vào hạ tuần tháng 6 dương lịch để vinh danh và báo hiếu các người cha còn sống hay đã qua đời trong Ngày Hiền Phụ.

VÀI NÉT LỊCH SỬ NGÀY HIỀN PHỤ

Theo Robert J. Myers, nhà nghiên cứu lịch sử các ngày lễ tại Hoa Kỳ thì nguồn gốc Ngày Hiền Phụ (Father's Day) đã xuất hiện từ thời La Mã cổ. Thuở xa xưa ấy, Ngày Hiền Phụ được người La Mã gọi là Parentalia, được cử hành từ ngày 12 đến 22 tháng 2 mỗi năm. Thời đó mục đích cử hành ngày Parentalia chỉ để tưởng niệm những người cha đã quá cố, không liên quan gì đến những người cha còn sống. Trong ngày lễ này, các thành viên trong gia đình nhóm họp lại và mang bánh, rượu, sữa, mật, dầu ô liu đến nghĩa trang, đặt trên phần mộ người cha quá cố đã được trang hoàng hoa nến. Kết thúc những giây phút cầu nguyện và tưởng niệm, trong nghi lễ gọi là Caristia (Tình Thương), mọi người tham dự cùng chia nhau dùng các lễ vật nói trên để chứng tỏ họ đã chu toàn trách nhiệm báo hiếu với người cha đã quá vãng.

Cũng theo Robert J. Myers, cùng với những biến chuyển thăng trầm của thời cuộc, hiện nay mục đích Ngày Hiền Phụ không chỉ để tưởng niệm những người cha đã quá cố mà đặc biệt để vinh danh và báo hiếu những người cha còn sống. Cách đây 91 năm, Ngày Hiền Phụ được cử hành lần đầu tiên vào ngày 5 tháng 7, 1908 do sáng kiến của bà Charles Clayton, tại Fairmont, một thành phố khá trù phú với 21,000 cư dân, thuộc tiểu bang West Virginia, Hoa Kỳ.

Nhưng nếu phải kể đến người có công nhất trong việc cổ võ và khởi xướng Ngày Hiền Phụ thì người ta phải công bằng nhắc đến bà Bruce Dodd, cư ngụ tại thành phố Spokane, tiểu bang Washington, miền Tây Bắc Hoa Kỳ. Bà là người con gái lớn nhất trong một gia đình 6 anh chị em. Bất hạnh đã xảy đến cho gia đình khi người mẹ thân yêu của bà đột ngột qua đời quá trẻ!! Nhưng nhờ người cha là ông William Jakson Smart đã quên mình, hy sinh chấp nhận cảnh gà trống nuôi con, tận tụy giáo dục nuôi dưỡng các con thành tài. Những hy sinh cao quý của ông dành cho các con được mọi người thời đó ca tụng và ngưỡng mộ.

Trong một thánh lễ Chúa Nhật năm 1909, khi nghe giảng về Ngày Hiền Mẫu, bà Bruce Dodd đã giật mình tự nghĩ tại sao người ta lại có thể vô ơn với bao công lao trời biển của các người cha. Từ suy nghĩ này, bà đã vận động các em trong gia đình và các bạn thân viết thư gửi đi khắp nơi, đề nghị lấy ngày qua đời của thân phụ bà là ngày 5 tháng 6 mỗi năm làm Ngày Hiền Phụ. Sau này cả Thị trưởng Spokane cũng như Thống đốc tiểu bang Washington đã quyết định chọn ngày Chúa Nhật thứ ba trong tháng 6 hàng năm để cử hành Ngày Hiền Phụ. Cũng như Ngày Hiền Mẫu, bà đề nghị các người con hãy cài trên áo một bông hồng mầu trắng nếu người Cha đã qua đời hoặc một đóa hoa màu hồng nếu họ hân hạnh còn có Cha.

Báo chí khắp nơi tường thuật và làm phóng sự Ngày Hiền Phụ được cử hành tại thành phố Spokane, tạo thành một phong trào quần chúng thật sôi nổi. Sau này vào năm 1916, Tổng Thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson cũng như Tổng Thống Calvin Coolidge năm 1924 là những người tán thành sáng kiến thành lập Ngày Hiền Phụ song song với Ngày Hiền Mẫu.

Năm 1935, một Hiệp Hội Quốc Gia cổ võ Ngày Hiền Phụ được thành lập với mục đích Vinh Danh các Người Cha, đồng thời đề cao vấn đề thi đua giáo dục con cái. Mỗi năm Hiệp Hội chọn một Người Cha xuất sắc nhất trên toàn nước Mỹ, là người đã cố gắng chu toàn đáng khen nhiệm vụ làm Chồng và làm Cha, ngoài những sinh hoạt xã hội từ thiện bác ái - Gần đây trong số những nhân vật nổi tiếng được chọn là Người Cha Của Năm (Father of the Year) người ta thấy tên của Tổng thống Truman, Ðại Tướng Douglas Mac Arthur... Nhưng người ta phải chờ mãi đến năm 1972, theo kiến nghị của Quốc Hội, cố Tổng Thống Richard Nixon đã ký sắc lệnh ấn định Ngày Hiền Phụ sẽ được cử hành hàng năm vào Chúa Nhật Thứ Ba trong tháng 6 dương lịch mỗi năm trên toàn nước Mỹ.(*)
 
* Chú thích của ERCT : Ngày Hiền Phụ trên thế giới khác nhau tuỳ theo quốc gia :
  • Argentina, Canada, Chili - France, Japan, Netherlands, Lithuania, United Kingdom, United States - the third Sunday in Jun
  • Denmark, Finland, Norway, Sweden - the second Sunday in November
  • Australia, New Zealand - the first Sunday in September
  • Belgium - St. Joseph's Day & the second Sunday in June
  • Brazil - the second Sunday in August
  • Bulgaria - June 20
  • Germany - Ascension Thursday (40 days after Easter)
  • Portugal - St. Joseph's Day March 19
  • Spain - St. Joseph's Day March 19
  • Taiwan - August 8 ( in the Mandarin dialect of the Chinese language which many people speak in Taiwan, the numbers for this date – 8/8 – make the sound "ba ba"...and that is the same sound as the word father!)
  • Thailand - December 5 (This is the birthday of King Bhumibol Adulyadej)
  • Vietnam - June 18
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cha ≠ Mẹ

Khi con ngã mẹ liền chạy đến
Mẹ dịu dàng vội bế con lên
Mắt rưng rưng ướt đẫm lệ hiền
Xoa cuống quýt chỗ da trầy sứt
*
Khi con ngã cha liền tới hỏi
" Có sao không ? "
" Đứng dậy xem nào ?"

" Giỏi ! "
" Mình ơi, thuốc đỏ để đâu ...? "

Rồi cha dẫn con đi chơi tiếp

Quỳnh Chi ( 13/2/2005 )
 
Lời Sám Hối Của Cha(Phần 1)

Lời Sám Hối Của Cha
:::: Võ Hồng ::::
Nguồn: www.dactrung.com

Ðã đến lúc cha viết những lời sám hối chân thành gởi con. Chắc con rất ngạc nhiên. Con đang xót xa vì thương cha cô đơn, ân hận vì không được ở gần cha để săn sóc tuổi già, cũng có thể tưởng tượng cha đang nhẹ nhàng trách con... Vậy mà làm sao có sự ngược đời. Con hãy bình tĩnh nghe cha nói.

Là con gái lớn cuả một gia đình mất mẹ, con đã chịu bao nỗi thiệt thòi. Mẹ chết khi con mới lên chín và gia đình chỉ gồm một người cha và ba đứa con dại. đâu có còn ai để trông cậy nhờ vả? Thường thì một người nghèo khó nhất cũng có ông hay bà, chú bác hay cô dì cậu mợ, không họ gần thì họ xa, ở kề cận láng giềng. Ðằng này gia đình ta vừa đình cư ở thành phố mới được một năm, chỗ láng giềng qua lại không hơn hai hay ba nhà lân cận.
Cha đi dạy học ở trường tư, lương tính trả theo giờ, nghỉ dạy giờ nào miễn trả giờ ấy. Ðã vậy mà chỗ dạy đâu có gì bảo đảm. Ai củng có thể thay thế cha được bất cứ lúc nào.

Nhà trường là một cơ sở của Hội Phật Giáo mà má con và phía ngoại con lại là người Thiên Chúa Giáo. Rồi thằng em của con, mãi lên tám mới được chính thức đi học và phải cho học ở một trường tư thục gần nhà. Lại nhằm một trường cuả Thiên Chuá Giáo. Cha biết có bao nhiêu khó khăn rối rắm cứ tuần tự dệt thành tấm lưới bủa vây cha. Cứ mỗi cuối năm học là chuẩn bị nhận một bức thư "cám ơn" của Ban quản trị nhà trường. Cứ đầu năm học là hồi hộp chờ đợi coi niên khóa này mình được phân phối cho dạy bao nhiêu giờ một tuần. Có những lần phiền muộn, cha lặng lẽ ra ngồi ở cuối sân, lần nhổ những bụi cỏ dại, cho quên đi, cho lắng xuống, cho tan loãng... Cha tránh không dám gặp các con ngay lúc đó, sợ đang cơn bực bội phiền muộn, nếu lở gặp điều trái ý mà không giữ được bình tĩnh.

Vậy mà cái "lỡ" đã xảy ra. Hôm đó cha vừa về, vừa bỏ mũ, vừa tháo nịt thì con chạy lên mét cha nghe cái gì đó. Ðang uất ức vì việc ở trường, con lại gây thêm điều rắc rối nên sẵn cái nịt trên tay cha vụt con một cái. Cha vội vàng dừng lại, nhìn con mở to mắt, mặt nhăn đau đớn... Con ơi, hình ảnh đó cứ theo mãi cha, ám ảnh cha suốt hơn ba mươi năm nay.

Có thể là con đã quên, chắc chắn là con không giận, nhưng mà cha thì cha cứ nhớ. Con có lỗi, bắt nằm xuống đánh năm roi ba roi, cách phạt đó ngó vậy mà vẫn thanh nhã. Vì đánh có kèm lời dạy, có nảy sinh lời hứa. Cái roi bẻ từ một cành cây còn dính đôi lá xanh non vẫn được nhìn như một người bạn chơi của đứa nhỏ phạm lỗi. Chớ cái nịt! nó được chế tạo ra hàng loạt để cột, để siết để bó... nó lạnh lùng, nó vô tri, nó mang dáng vẻ một dụng cụ giảo hình.

Sao cha nỡ có hành động tàn bạo như vậy với con? Mới lên chín, con đã nhận trách nhiệm lo lắng cho gia đình. Con tính tiền chợ, con trả tiền điện, con đưa tiền rác, con ngó chừng em, nhắc chị Hai tắm em, tự tay bôi thuốc vào mụn lở cho em. Rồi cái nhìn đi xa hơn một chút: dọn dẹp cái này cho gọn gàng, xếp đặt cái kia cho tươm tất.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Lời Sám Hối Của Cha(Phần 2)

Con đâu có hưởng nhiều êm đềm tuổi thơ với cha? Lúc nhỏ thì con lúc thúc bên gối ông bà. Có lẽ đó là những ngày ngọt ngào nhất của con bởi ông bà thương vồ vập, đòi cái gì cũng có, muốn cái gì cũng cho. Sáu tuởi theo cha mẹ về Ðà Lạt con phải một mình coi chừng em giúp mẹ. Rồi mẹ con bệnh, gia đình bị xé nát, con lại theo ông bà về quê, cha đưa mẹ xuống Sài Gòn chữa bệnh. Ba năm sau mẹ con mất, con biến thành người quản lý của một gia đình.

Chín, mười tuổi là cái tuổi nhớ trước quên sau, cái tuổi miệng hay ăn vặt và hát nghêu ngao, là dàn bày đồ chơi ra rồi bỏ vãi đó không dẹp, là tuổi đi chơi phố có mẹ cầm tay. Con thì không, con phải đứng vững như một thân cây che hai cây nhỏ đứng kề. Không có mẹ nhẹ nhàng vuốt ve và nói lời dịu ngọt, không có kinh nghiệm về cái không khí yêu thương, con phải tự tìm lấy. Ði chợ qua hàng trứng vịt lộn, thấy có cái trứng quá già bị nứt phát ra tiếng kêu chíp chíp từ bên trong, con nài nỉ mua về gỡ con vịt bé xíu ra nuôi. Ngày hè năm đó cha có việc phải đi Quảng Ngãi nửa tháng, nhà vắng cha, con ghé chợ mua về một con heo để nuôi cho vui nhà, săn sóc chơi đùa với heo để quên niềm cô quạnh.

Sao nỡ giận con, trách con mà tàn bạo với con? Ðâu có dễ để xử sự minh bạch, giải quyết rạch ròi ở đời? Thì ngay chính cha: chị Hai cầm cũng số tiền đó đi chợ mà có bữa cho ăn được, có bữa chẳng ra chi, nhưng cha biết nói sao? Con thúc cha nói nhưng cha cứ ngại ngùng, sợ lỡ chị giận, chị bỏ đi nơi khác. Từ khi mẹ con mất, cha thêm rụt rè cam phận, đã có quá nhiều âu lo và bổn phận dành cho cha rồi mà. Thằng em của con mới vừa bị sốt, cha vẫn phải đi dạy cho hết buổi rồi đạp xe hấp tấp về nhà, kêu xích lô chở nó đi bác sĩ. Ðầu năm, con út bị chó nhà bạn cắn nơi đùi, vậy là cha suốt đêm nằm lo lắng, mãi đến khi trở mình mới hay nước mắt đã chảy đầm đìa.

Cha có cảm tưởng là chưa bao giờ con nhận một sự dịu dàng nào từ cha. Một người đàn ông nghiêm trang thật khó biết nên dịu dàng như thế nào. Không thể pha chế giọng nói, "biên tập" câu nói, hoa hòe điều nói. Cha chân tình thường chỉ lo nghĩ đến bổn phận nên nhiều khi quên mất sự dịu dàng. Thương yêu tha thiết trong lòng nhưng khó tìm cách để biểu hiện cho tinh tế, tránh xa công thức, thành ra cha con ta sống âm thầm, cha gắng lo sao cho các con không thiếu thốn về vật chất, được đầy đủ về học vấn. Nhưng còn về tình cảm thì, mất đi một người mẹ là tối sầm hết một nửa bầu trời. Cha cố gắng giữ cho nửa còn lại được sáng bằng cách ở vậy nuôi con. Nếu tục huyền, sợ chỉ còn một phần tư còn sáng. Nhưng giữ cho được một nửa cũng không dễ, bởi bao nhiêu thiếu sót, bao nhiêu khuyết điểm phần cha! Chỉ cần một nét mặt trầm ngâm, một cái nhíu mày u uất là đủ làm tắt đi nụ cười nơi mắt các con. Chỉ lỡ dùng một tiếng la rầy hơi nặng là tiếng đó cứ đè nặng dài ngày trên tâm hồn các con.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Lời Sám Hối Của Cha(Phần 3)

Bức thư ân hận của nhà văn Livingstone Larnod đã làm xúc động những người cha. Người cha trong truyện đã rầy con vì cách con lau mặt, mắng con vì giầy không đánh bóng, la con vì trong bữa ăn sáng đã bị đổ sữa, ngồi tì tay lên bàn, nhai không kĩ càng. Khi con chào đi học, cha lại rầy "đi thẳng lưng". Trên đường ở trường về con lại bị rầy vì chơi bi dọc đường để làm rách bí tất. Buổi tối con bước vào phòng, giọng cha còn bất bình hỏi "Cái gì?", và bất ngờ con chạy lại ôm chặt cổ cha, đầy tình thương yêu rồi bỏ chạy lên gác. Người cha bất giác thấy cái tâm hồn đại lượng của con, thấy cái hẹp hòi của mình, - con còn con nít mà cha bắt làm người lớn,- cha ngồi bên giường nhìn con ngủ mà lòng đầy ân hận.

Con ơi, những cái lỗi dồn dập trong một ngày của người cha Larnod vẫn quá nhẹ so với chỉ một cái vụt dây nịt của cha. Và nhả nhặn quá, đẹp quá, cái hôn của đứa nhỏ so với cái nhăn mặt đau đớn của con. Cuộc sống của họ sung túc nên dẫu khuyết điểm mà chúng vẫn thuộc loại sang. Chúng như được son phấn điểm trang, như được bọc trong nhung lụa: giày đánh bóng, ngồi bàn ăn làm đổ sữa, như nàng công chúa đầm đìa nước mắt khóc vì cành hoa héo. Phần cha con ta thì niềm đau lớn hơn, bởi cuộc sống thường ngày của một đứa nhỏ chín tuổi mồ côi mẹ đã phải mang chằng chịt những vết roi vô hình.

Mẹ con chết, cha ở vậy nuôi con, người ta khen cha và mừng cho các con . Thì cũng có đúng, nhưng mấy ai tìm hiểu sâu để thấy cho bao nhiêu cái khó khăn. Dẫu không làm ra đồng tiền đi nữa, không đẹp như á hậu, không giỏi như bà Curie, dẫu ốm đau không giúp ích được gì cho chồng cho con, nhưng sự có mặt của mẹ tựa viên đường làm cho chén nước mắm thêm ngon, như ngọn gió làm cho căn phòng thêm mát. Những đêm mưa sụt sùi, những đêm gió ào ào, mưa từng trận vã rào rào trên lá cây ngoài hiên, tiếng gió rít qua khe cửa, ba đứa con chắc thèm mong có được mẹ ngồi giữa, ba đứa bu quanh, hơi ấm từ mẹ tỏa ra, bàn tay mẹ vuốt ve, tiếng nói mẹ êm nhẹ...

Tất cả những cảnh đó, mỗi đứa con có thể đang nằm trong chăn mà tưởng tượng, hai đứa lớn dễ tưởng tượng hơn vì có thời gian sống cạnh mẹ, tội cho con út, chỉ biết mặt mẹ qua tấm hình. Thiếu thốn nhiều lắm. Mùa hè ngọt ngào với đủ thứ trái cây chín bày đầy chợ: xoài, thơm, cam, mít, vú sữa... nhưng ai nhớ cho, ai lưu ý mua giùm cho các con ăn? Cha thì chỉ lo được cái bao quát, làm được cái đại khái. Ðặt vào thực tế, nhiều khi thiệt thà lúng túng như con rùa bị lật ngửa. Ai lại đi tin lời bà bán hàng, mua pyjama con trai đem về cho con gái bận. Hoặc vô tâm tới mức đi chợ Tết, cứ tuột quần thằng con lên bảy, mặc thử cái quần mới để trả mua.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Lời Sám Hối Của Cha(Phần cuối)

Nhưng rồi năm tháng lặng lẽ trôi, các con lớn lên và cha già đi. Kỷ niệm gần nhất là kỳ cha bị bệnh, con chạy lo hết mọi mặt để đưa cha vào bệnh viện. Cha được thong thả không ngờ, chỉ cần làm theo lời con, đưa tay lên, hả miệng ra, co chân lại, đứng thẳng dậy, bước chầm chậm. Khỏi lo khỏi nghĩ, khỏi cân nhắc tính toán, khỏi trù liệu trước sau. Trời ơi sao mà dễ chịu vậy! Khỏi phải tìm đến Niết Bàn, Thiên Ðường, cứ được thế này đã là hạnh phúc quá rồi. Con đang đóng vai người Mẹ và cha trở thành đứa nhỏ lên bốn lên năm.

Sau một tháng lành bệnh trở về, cha nhìn những đứa nhỏ gặp trên đường với con mắt khác. Dẫu nó ốm o ghẻ lở, mẹ nó vừa ẵm vừa phát vô đít, dẫu nó đi lững chững cha nó vừa dắt vừa la, dẫu nó nằm ngo ngoe trong nôi vừa khóc ằng ặc... thì cha cũng cứ tưởng tượng vài chục năm sau đứa nhỏ đó sẽ lớn sẽ khôn, sẽ dìu trở lại người cha hôm nay, sẽ bế trở lại người mẹ hôm nay đi bệnh viện, lo lắng bữa cơm, chạy mua hộp thuốc. Chắc không đứa con nào giận cái phát vào đít, cái trót ngang lưng.

Gần đây một cô hàng xóm tổ chức mừng sinh nhật, bùi ngùi nhớ lại mới ngày nào. Cô nói: "Mới ngày nào... hồi em lên 12 tuổi... má em tắm cho em... Da em không được trắng, "Bả" cứ tưởng còn đất, "Bả" cứ kỳ hoài..." Mười hai tuổi mà còn được mẹ tắm? Lòng cha xúc động cơ hồ nước mắt muốn rơi, vì cha nghĩ đến con, đến đứa nhỏ mới lên chín đã phải quằn vai trách nhiệm, và đã nhận sự bất công tàn bạo của người cha, dẫu chỉ một lần.

Này con, mỗi cơn mưa, nước cuốn đi chỉ bỏ sót lại một viên sỏi, nhưng sau ba mươi năm đủ thành một đống sỏi lớn rồi.
Hãy thứ lỗi cho người cha cô đơn tự xét thấy mình đầy khuyết điểm.
 
Món quà một nửa

Tôi lên 10 tuổi và anh Nick 14 tuổi. Ngày các bà mẹ đã sắp tới. Chúng tôi chuẩn bị mua quà tặng mẹ. Đây là lần đầu tiên trong đời chúng tôi làm việc này. Chúng tôi nghèo, nhưng món quà phải cho ra quà chứ. Hai anh em chúng tôi sung sướng đi làm thêm để có tiền mua quà tặng mẹ.

Khi chúng tôi nghĩ đến việc dành cho mẹ một sự ngạc nhiên thì chúng tôi càng phấn chấn hơn. Chúng tôi bàn chuyện với bố và bố tự hào lắm. Bố nói :

-Ý kiến của các con rất hay. Các con sẽ làm cho mẹ hạnh phúc lắm đấy.

Qua giọng nói của bố, chúng tôi biết bố đang nghĩ gì. Bố rất ít khi tặng quà cho mẹ trong cuộc sống hôn nhân của hai người. Mẹ đã làm việc vất vả suốt ngày trong nhà để chăm sóc cho chúng tôi. mẹ nấu nướng, giặt quần áo, làm mọi việc nội trợ mà không hề kêu ca. Mẹ không cười nhiều, nhưng khi mẹ cười, nụ cười thật rạng rỡ. Bố hỏi: - Các con định tặng quà gì nào ?

- Mỗi đứa tặng quà riêng bố ạ - Tôi trả lời.

Anh Nick nói với bố:

- Bố hãy nói với mẹ về chuyện này để mẹ phấn khởi chờ đợi nhé.

Bố đáp :

- Đó là một ý tưởng lớn xuất phát từ những cái đầu nhỏ bé đấy !

Nick bật cười. Anh đặt tay lên vai tôi và nói : "Bố cũng nghĩ vậy, em à".

Tôi đáp:

- Không em không nghĩ thế. Nhưng món quà của em sẽ nói lên điều đó.

Trong những ngày sau, chúng tôi cũng tỏ ra bí mật với mẹ. Khuôn mặt mẹ rạng rỡ hơn khi mẹ làm việc. Hình như mẹ chưa biết gì và mẹ thường cười nhiều hơn. Dáng điệu của mẹ đấy ấp tình yêu thương.

Nick và tôi bàn về món quà sẽ mua. Anh bảo:

-Anh em mình "bật mí" cho nhau biết là sẽ mua quà gì nào?

Sau khi suy nghĩ cẩn thận, tôi mua một cái lược có đính vài viên đá lấp lánh. Những viên đá này trông như kim cương vậy. Anh Nick rất thích món quà của tôi nhưng anh không nói anh sẽ mua gì.

- Chúng ta sẽ tặng quà khi nào anh nhắc em nhé.

Tôi ngạc nhiên hỏi lại :

- Lúc nào hả anh ?

- Bí mật mà, vì phải có chuyện gì đó đi kèm với món quà của anh. Em đừng hỏi thêm!

Sáng hôm sau, khi mẹ tôi chuẩn bị chùi sàn nhà, anh Nick bảo tôi lấy quà để tặng mẹ. Mẹ đang quì gối chùi sàn nhà. Mẹ dùng giẻ cũ cẩn thận chùi từng vết bẩn. Đây là công việc mẹ ghét nhất. Anh Nick đưa quà của nha ra. Mặt mẹ trở nên tái nhợt khi mẹ nhìn thấy món quà. Đó là một cái chổi chùi nhà có tay cầm và giẻ quấn sẵn. Mẹ nói giọng xúc động:

- Chổi chùi nhà... Một quà tặng nhân ngày các bà mẹ đây, chổi chùi nhà!

Những giọt nước mắt lăn trên đôi má anh tôi. Anh lẳng lặng cầm cái chổi và bước xuống cầu thang. Tôi cũng bỏ lược vào túi và chạy theo anh. Anh khóc và tôi cũng bắt đầu khóc.

Anh Nick nức nở:

- Con không tặng quà này nữa.

Bố đáp :

- Không đây là món quà tuyệt vời. Chính bố đã không nghĩ đấn món quà này.

Không nói lời nào, bố chà xà phòng vào sàn và dùng chổi chùi sạch sàn nhà.

Bố nói với mẹ:

- Em để cho Nick làm tiếp đi. Một phần quà của con là chùi sàn nhà sạch mà. Đúng không Nick?

Hơi chút xấu hổ, Nick hiểu ra. Nhưng mẹ đã nói giọng thông cảm: -Việc này hơi nặng cho con đấy, vì con chưa quen mà.

Giờ thì tôi mới hiểu bố, Bố nói:

- Ồ, có cái chổi này thì công việc không vất vả nữa. tay con vẫn sạch và con không phải quỳ gối để làm đâu.

Nói xong, bố thử làm cho mọi người xem. Mẹ ôm anh Nick

- Ồ, mẹ cảm ơn con, con ạ.

Mẹ hôn anh. Rồi bố hỏi tôi:

- Còn quà của con đâu?

Anh Nick nhìn tôi. Tôi thấy cái lược của mình không giá trị như cái chổi của anh, dẫu sao nó cũng có những viên đá lấp lánh như kim cương. Tôi nói buồn bã:

- Chỉ bằng nữa cái chổi thôi.

Và anh Nick nhìn tôi trìu mến.
 
Không chịu buông tay


Vài năm về trước, vào một ngày mùa hè ở Florida, một cậu bé quyết định đi bơi ở con sông gần nhà. Trời thì nóng mà nước sông thì mát, cậu mừng rỡ nhảy ào xuống, bơi ra giữa sông mà không để ý rằng một con cá sấu đang bơi lại phía sau!

Cùng lúc đó, mẹ cậu bé đang ở trong nhà và khi nhìn ra cửa sổ, bà hoảng hốt khi thấy con cá sấu tiến ngày càng gần cậu con trai hơn!

Hoảng sợ tột độ, bà mẹ lao ra, nhanh gấp nhiều lần cậu bé khi cậu chạy đi bơi, vừa chạy, vừa hét gọi con trai. Nghe tiếng mẹ gọi, cậu phát hiện ra con cá sấu và bơi ngược trở lại về phía bờ-nơi người mẹ đang hoảng hốt đứng chờ.

Nhưng quá muộn, đúng khi cậu bơi tới bờ thì cũng là lúc con cá sấu đớp được chân cậu! Từ trên bờ, người mẹ chậm một giây, chộp lấy cánh tay cậu. Và bắt đầu một trận kéo co không cân sức. Con cá sấu khoẻ hơn người mẹ rất nhiều, nhưng người mẹ còn quá nhiều tình thương và không thể buông tay.

Lúc đó, một bác nông dân đi qua, nghe tiếng kêu cứu của người mẹ nên đã vội vả lấy 1 chiếc gậy to ra cùng chiến đấu với con cá sấu! Con cá sấu đành thả chân cậu bé ra.

Sau hàng tuần, hàng tuần trong bệnh viện, cậu bé đã được cứu sống. Nhưng chân cậu có một vết sẹo rất to, trông rất khủng khiếp - bằng chứng của lần bị cá sấu tấn công.

Một phóng viên tới gặp cậu bé khi cậu đã hoàn toàn bình phục. Phóng viên này hỏi cậu bé có thể cho xem vết sẹo được không. Cậu bé kéo ống quần lên, để lộ vết sẹo cho phóng viên chụp ảnh. Và phóng viên nọ đã nói rằng vết sẹo này cậu bé sẽ không thể nào quên!

- Không đâu, hãy nhìn tay cháu đã! - cậu bé nói rồi kéo tay áo lên. Trên tay áo của cậu là một vết sẹo to, thậm chí còn sâu hơn cùng với những vết cào xước rất đậm và kéo dài do móng tay của mẹ cậu - khi người mẹ dồn tất cả sức lực và yêu thương để giữ lại đứa con trai yêu quý. Cậu bé nói với phóng viên:

- Chính vết sẹo này cháu mới không bao giờ quên được! Và cháu tự hào về nó, tự hào vì mẹ cháu đã không chịu buông tay.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Sự lựa chọn (phần1)


Tôi vội vã lách người qua cửa xe ngồi xuống cạnh bên Creg, chồng sắp cưới của tôi. Mẹ tôi đang đứng bên lề đường, bên ngoài căn hộ ở phố Brooklyn, nơi bà đã nuôi tôi nên người, vẻ mong chờ tôi chào bà. Tôi lơ đễnh thưa với mẹ:

-Con đi nha mẹ!

Khi bà nghiêng đầu vào xe hôn tôi thì tôi hơi nhích má ra bởi vì tôi không thích bà hôn tôi ngoài đường Tôi mong rằng Greg không nhận thấy mẹ có vẻ bị tổn thương biết chừng nào, nhưng đôi mắt xanh của anh liếc tôi vẻ tò mò, trong khi anh lái xe cho chạy đi. Tôi im lặng ngồi cạnh anh, lưng thẳng đơ sát ghế dựa, đôi mắt đen của tôi ngoan cố dán chặt vào những bóng lá lướt trên kính xe. Cuối cùng Greg bảo tôi:

-Linda này, anh biết là việc đến thăm mẹ hoàn toàn do chủ ý của anh-Tôi vẫn lạnh lùng nhìn ra trước.- Và anh rất vui là anh đã quyết định đến thăm mẹ. Bà có vẻ rất dễ thương.

Tôi vẫn không trả lời anh. Anh thở dài:


- Em này, thật tình mà nói, anh chưa bao giờ thấy em cư xử như vậy. Em đối với mẹ thật lạnh lùng. Anh không biết đã có chuyện gì xảy ra giữa hai mẹ con, nhưng anh biết chắc chắn tình trạng căng thẳng mà anh vừa chứng kiến phải có nguyên nhân.

Nguyên nhân! Sao anh dám phê phán tôi! Tôi có hàng năm dài nguyên nhân, hàng danh sách vô tận các nguyên nhân. Nhưng khi tôi giận dữ quay sang nhìn anh, thì tôi thấy anh không có vẻ trách móc, phê bình gì tôi cả mà chỉ là vẻ bình thản quan tâm đến tôi. Tay anh rời khỏi bánh lái và nhẹ nắm tay tôi Vậy là tôi chậm rãi kể cho anh nghe về mẹ và ba...

Vào những năm 50, khi tôi đang tuổi lớn, cha tôi là một người luôn gây rắc rối. Nếu như những ông bố khác vội vã rời sở làm về nhà trong bộ đồ sang trọng đứng đắn, thì ba tôi đang ngồi phệt trên bục cửa trước nhà, đóng cái quần jean xanh rách với áo thun trắng bởi vì ông không hề đi làm bao giờ cả ông chỉ có việc ngồi đó, mắt nhìn trừng trừng vào khoảng không, tay cầm điếu thuốc đang cháy dở.

Đôi khi tôi thấy một bé gái sống ở căn nhà bên đang chạy ào tới đón ba nó đang về tới nhà trong bộ đồ nghiêm chỉnh, tay xách cặp da bóng láng, thì tôi lại chạy vào nhà để giấu vẻ bối rối của mình. Mọi lời cầu nguyện của tôi khi còn bé chỉ quanh quẩn đến ba:

"Cầu trời làm sao cho ba con khỏe hơn"

Sự bất mãn của mẹ ngày càng tăng theo với mỗi tờ hóa đơn chưa có tiền để trả mà mẹ xếp đống trên mặt kệ bếp. Sáng chủ nhật luôn là lúc tệ nhất. Ba ngủ suốt sáng, mẹ thì khoác vội một cái áo choàng ra ngoài áo ngủ để chạy đi mua tờ Thời Báo Nữu Uớc Rồi thì cây viết đỏ được lôi ra, mẹ ngồi vào bàn formica trắng có điểm những cái boomerang nhỏ xíu. bực bội lấy bút khoanh tròn những mục rao vặt: "Cần đàn ông phụ việc!". Sau khi mẹ đã khoanh tròn hết những mục rao vặt ấy bà sẽ đưa cho ba và bảo:


- Coi này, đây là những việc mà ông có thể làm được đấy!

Ba chẳng hề ngó tới mà chỉ quay mình nằm cuộn tròn trong tấm chăn nâu, trả lời Mẹ rằng:


-Không được, tuần này tôi không thể làm việc được có một lần mẹ chụp lấy vai ba và than vãn:


- Nhà hết bánh mì, hết sữa rồi.

Ba nhìn mẹ, vẻ bất lực:


- Bộ bà tưởng tôi muốn như thế này sao?

Tôi tin là ba không muốn sống như vậy nhưng mẹ thì quá tuyệt vọng để có thể thông cảm với ba. Môi mẹ mím chặt lại và đến một tuần sau thì những mục rao vặt mà mẹ khoanh tròn lại là: "Cần phụ nữ giúp việc"

Nhưng vào thập niên 50, việc mướn phụ nữ có con nhỏ được đánh giá là trò chơi may rủi vì họ luôn bận bịu vì con cái nên bê trễ công việc, và vì vậy họ rất khó kiếm việc làm. Một tối nọ, trong căn phòng ngủ bé xíu, tối tăm - nơi tôi ngủ chung với em gái tôi. tôi nghe mẹ tôi cầu nguyện ở phòng bên. Khi mẹ tôi có vấn đề bận tâm thì bà luôn nói thẳng với ông trời như thể bà nói với một người bạn luôn trung thành với bà trong những lúc bà gặp khó khăn.


- Ông Trời biết đấy, con là người chịu khó làm việc. Vậy con cầu Trời đừng để con rơi vào cảnh phải nhận tiền quỹ cứu trợ. Con chấp nhận làm việc gì con có thể kiếm được dù là lương trả rất thấp. Con sẽ trở thành người giúp việc tận tụy nhất. Cuối cùng một người bạn của mẹ tôi đã nhận bà làm một chân thư ký và báo trước:


-Tôi cho bà một cơ hội. Nhưng bà hãy nhớ nếu bà xin nghỉ phép mỗi khi con ở nhà nhức đầu, sổ mũi thì bà hãy đi tìm việc khác mà làm đấy.

Thế là mẹ không nghỉ một ngày nào cả. Ngay cả khi hai chị em tôi bị sởi nặng bà vẫn sắp xếp để tiếp tục đi làm. Khi chúng tôi cần được bà chăm sóc thì bà lại giao chúng tôi cho bác hàng xóm. Có một ngày, tôi nằm liệt giường vì sốt và nghe bác hàng xóm thì thầm thiệt to vào máy điện thoại màu hồng của bác ấy:


- Bà làm mẹ như thế nào mà cứ bỏ bê con cái mình như vậy?

Tôi thì chẳng ưa gì bác ấy, nhưng những lời bác ấy nói làm tôi phải nghĩ về mẹ. Tình trạng của ba ngày càng tệ hơn. Không có mẹ ở bên cạnh dể chăm sóc, ông ngày càng trở nên trầm cảm, đãng trí và mất phương hướng. Tôi thường từ trường về nhà trong khi nồi đang bốc khói cháy khét trên bếp vì ba đã quên mất nó. Tôi phải vội vàng mở cửa cho khói đi bớt, lòng đầy kinh hãi chỉ sợ mẹ về trước khi hết khói và không biết mẹ sẽ làm gì nếu mẹ biết ba đãng trí như vậy.

Một ngày nọ khi tôi về tới nhà thì chỉ thấy có mình mẹ:


-Ba đâu mẹ?


- Nhà mình suýt bị cháy đó con.


- Ba đâu?


- Mẹ gửi ba vô nhà thương rồi.

Tôi chạy trở ra bậc cửa xem ba có còn ngồi đó không. Dĩ nhiên là không có ba ở đó nữa rồi.

- Ba con bị bệnh nặng quá rồi. Linda à. Mẹ không có cách nào khác. Mẹ không thể chăm sóc ba lẫn các con.

Bà cố gắng an ủi tôi như vậy nhưng tôi bỏ chạy, lòng buồn bã vô cùng. Ngày hôm sau mẹ liếp tục đi làm như thường lệ và ba thì nằm ở bệnh viện, khoa tâm thần. Khi ba được xuất viện ông không buồn về nhà nữa. Tình trạng sa sút tâm thần mãn tính khiến ông không còn khả năng đương đầu với những áp lực của cuộc sống gia đình. ông sống một mình, kiếm ăn đây đó Tôi luôn trách mẹ đã đẩy ba ra khỏi cuộc sống của gia đình chúng tôi. Mẹ bảo khi thấy tôi không vui: -Con có thể quên đi quá khứ.
 
Sự lựa chọn (phần cuối)

Nhưng tôi không thể quên được. Và tôi không tha thứ việc mẹ đã đuổi ba đi. Không có ngày nào trôi qua mà tôi không nghĩ đến điều đó. Phải chi mẹ luôn cố giúp ba!

Greg đã lái xe về tới nhà tôi, và bây giờ giọng tôi khàn hẳn đi. Anh hỏi tôi:

- Thế mẹ em đã tha thứ cho ba em chưa?

Thế là tôi lại nói hàng tràng về chuyện mẹ vẫn trách ba:

- Không! Mẹ không thể quên quá khứ. Mẹ vẫn trách ba về những chuyện mà ba không có khả năng làm khác được. Mẹ không thể tha thứ. Mẹ sẽ không tha thứ...

Creg dịu dàng cắt ngang:

- Thế còn em. em có thể tha thứ không?

- Dĩ nhiên là có! Em đã tha thứ cho ba. Em biết là ba không có khả năng làm khác được. Ba chưa hề cố tình muốn làm tụi em tổn thương. Ba...

Creg lại kiên trì nói:

- Anh muốn nói là em có thể tha thứ cho mẹ em không?

Trong nhiều giây đồng hồ những gì nghe thấy được chỉ là xe cộ chạy bên ngoài. Tôi ấy ư? Tha thứ cho mẹ ư? Creg lại bảo cắt ngang dòng suy nghĩ của tôi:

-Em biết đấy Linda. anh đã từng học được một điều là: trong đời mình có lúc mình phải quyết định lựa chọn, một quyết định thật sự cứng rắn, một lựa chọn thật phũ phàng. Đó là chuyện đã từng xảy ra trong đời mẹ em. Tình thế lúc đó đã đến mức tận cùng, không còn thức ăn trên bàn cho cả nhà, như vậy mẹ phải chăm sóc ai, chồng hay các con? Vì vậy mẹ đã quyết định phũ phàng. Mẹ phải chọn giữa chồng và các con, thế là mẹ quyết định chọn các con. Mẹ đã chọn em.

Tôi quay sang nhìn Creg. Anh đang nói gì vậy? Mẹ đã chọn tôi. Tôi im lặng hồi tưởng những nỗi tủi buồn, nhưng không thể ngờ được, vào lúc này những tủi buồn đó đã phôi pha, và một hồi tưởng khác lại len vào tâm trí tôi.

Một buổi sáng cách đây đã lâu, tôi ngồi trên chiếc ghế có nệm bọc màu xanh lá cũ nát trong nhà chúng tôi hậm hực nhìn mẹ đang vội vã sửa soạn đi làm. Tôi kết án mẹ:

- Mẹ chẳng bao giờ có ở nhà cả. Mẹ chẳng bao giờ có ở đây cả. Mẹ chẳng bao giờ làm gì cho tụi con như một bà mẹ thực sự làm. Như mẹ của nhỏ Robin đã làm bánh mứt cho nó ăn bữa trưa đó. Mẹ mệt mỏi bảo tôi:

-Linda à, mẹ phải đi làm để con có thể có bữa ăn trưa. Mẹ đã quá mệt khi về tới nhà. Mẹ chẳng còn thì giờ đâu mà nấu nướng gì nữa.

- Mẹ chẳng bao giờ có thì giờ để làm gì cả sao?

Mẹ dịu dàng hỏi:

-Bộ con muốn nhà mình phải đi xin cứu đói sao?

Tôi không hiểu cứu đói là gì nhưng trả lời bừa:

- Vâng!

Mẹ tái mặt:

- Ôi cưng ơi, con tưởng là vui sướng lắm khi nhận tiền cứu đói à? Bà ngoại và mẹ đã từng phải nhận tiền cứu đói. Nó không đủ để trang trải tiền mua thức ăn, quần áo, khám bệnh khi ốm đau. Mẹ đi làm vì muốn cho con và em con được sống thoải mái hơn. Đương nhiên mẹ không thể cáng đáng hết. Mẹ cũng mệt mỏi lắm.

Tôi bực bội gắt lên:

-Nhưng trong những gia đình thật sự là gia đình, bà mẹ luôn ở nhà cùng con cái.

Bà chớp mắt bối rối, nhưng mẹ vẫn nhẹ nhàng bảo:

- Trong gia đình này thì mẹ sẽ bị đuổi việc nếu mẹ đi làm trễ.

Rồi mẹ chạy vội đi đón xe buýt.

Tuần sau tôi đã thấy ba chiếc bánh mứt bự trong hộp ăn trưa của tôi. Nhưng tôi chưa hề cám ơn mẹ, ngay cả chưa hề nói là tôi đã thấy cái bánh ấy. Tôi tự hỏi đã bao nhiêu lần tôi không hề đếm xỉa đến việc mẹ đang cố làm tôi vui? Bây giờ những điều mẹ đã làm cho tôi không ngừng lướt qua tâm trí tôi. Mẹ thức khuya vá áo cho tôi, mẹ dạy tôi cách thắt bím mái tóc đen dài của tôi, mẹ can ngăn mỗi khi hai chị em tôi cãi nhau. Dù cho tôi có đối xử với mẹ tệ thế nào đi nữa thì mẹ vẫn luôn sát cánh bên tôi. Tại sao trước đây tôi đã không nhận ra điều này nhỉ?

Ngay lúc này, ngồi trong xe, tôi làm một việc mà tôi đã thấy mẹ làm biết bao lần. Tôi cúi đầu và thầm cầu nguyện. Những lời cầu xin tha tội, nhưng lần này là cho chính tôi. Cầu Trời hãy giúp con rũ bỏ lòng cay đắng tủi hờn!

Tôi bảo Creg:

-Creg à, em biết là việc này có vẻ là hơi điên điên nhưng em...

- Em muốn anh lái xe đưa em quay lại nhà mẹ phải không?

Creg nói tiếp giùm tôi, môi nở nụ cười rồi quay xe lại.

Sau đó, khi đã ngồi trong căn bếp ấm cúng và quen thuộc nơi nhà mẹ, tôi thầm cảm ơn. Tôi từng ngắm nhìn mẹ lăng xăng trong bếp cả ngàn lần, nhưng những lúc ấy lòng tôi tràn đầy oán hận mẹ nên tôi dã không nhận ra sức mạnh của tình thương yêu mẹ dành cho tôi. TôI ngập ngừng nói mà không biết phải mở lời ra sao:

-Mẹ à, mẹ dạy con làm bánh mứt nha mẹ?

Mẹ im lặng một lúc khiến tôi tưởng mẹ không trả lời nhưng thật ra mẹ đang gật đầu rồi mẹ nói thật nhỏ khiến tôi phải chăm chú lắm mới nghe thấy: Ngần ấy năm mà con vẫn nhớ bánh mứt ấy à? Vâng con vẫn nhớ những ổ bánh mứt mẹ làm cho con, mẹ ạ!
 
Secret_grasses đã viết:
Cha ≠ Mẹ



Khi con ngã mẹ liền chạy đến
Mẹ dịu dàng vội bế con lên
Mắt rưng rưng ướt đẫm lệ hiền
Xoa cuống quýt chỗ da trầy sứt
*
Khi con ngã cha liền tới hỏi
" Có sao không ? "
" Đứng dậy xem nào ?"

" Giỏi ! "
" Mình ơi, thuốc đỏ để đâu ...? "

Rồi cha dẫn con đi chơi tiếp


Quỳnh Chi ( 13/2/2005 )

Hay quá bạn ui, mình khoái nhất bài này đó.
 
Cây đàn Violon và giọt nước mắt!​

Mưa như trút nước,sấm sét liên hồi.Cả nhà tôi vừa dùng xong bữa tối và cũng như thường lệ, tôi còn cả tá công việc đang chớ hoàn tất.Thế nhưng, chỉ vừa ngồi vào bàn làm việc,chưa kịp khởi động máy vi tính thì bổng nhiên toàn khu nhà bị cúp điện. Tôi càu nhàu nhưng không biết tính sao bây giờ, đành chờ có điện lại mới có thể làm việc được. Tôi bước ra phòng khách trong tâm trạng khó chịu vì công việc bị đình trệ. Ba mẹ tôi đang ngồi trên ghế trong ánh sáng lập lòe của hai ngọn nến đang cháy dở, không khí yên ắng bao trùm xung quanh.

Tôi bước tới, ngồi gần ba mẹ,và bắt đầu trò chuyện. Đã lâu lắm rồi tôi không có dịp chuyện trò cùng ba mẹ, kể cả khi đó là ngày nghỉ. Chợt tôi liếc thấy chiếc hộp đàn violon được để ngay ngắn trong tủ kiếng. Tôi giật mình nhớ lại, đó chính là cây đàn tôi đã mua bằng tháng lương đầu tiên trong đời của mình. Tôi đã rất thích violon khi còn là học sinh phổ thông, nhưng phải tới khi ra trường và có việc làm ổn định, tôi mới có khả năng tự cho phép mình mua cây đàn và theo học khi rảnh rỗi. Tôi tỏ ra rất có năng khiếu khi tiếp thu rất nhanh loại nhạc cụ “khó nuốt” nhất này. Thế nhưng, công việc bắt đầu bận rộn hơn khi tôi đc thăng chức và nó đã vô tình làm tôi quên đi “âm thanh của thiên sứ” …

Tôi lấy cây đàn và như có ai thúc giục,tôi cầm cây đàn tì lên vai kéo lên khúc First of May. Tôi say sưa kéo đàn và chợt giật mình vì những giọt nước mắt của ba và mẹ. “Đã lâu lắm rồi ba mẹ mới lại có dịp thưởng thức tiếng đàn này…..”.Tôi bổng lặng người đi, và chính lúc đó tôi đã nhận ra rằng, tôi khong chỉ quên đi “âm thanh của thiên sứ” mà còn quên cả mái ấm của chính mình….
 
Việc Thêu Tranh​

Khi tôi còn nhỏ, mẹ tôi thường nhận đồ về thêu. Mẹ luôn ngồi trên ghế vào buổi sáng sớm, thêu rất nhanh. Tôi ngồi dưới đất, háo hức ngước nhìn lên cái khung thêu của mẹ với đôi mắt mở to. Tôi muốn nghe mẹ lời mẹ giải thích rằng mẹ đang làm gì. Mẹ bảo đó là việc thêu. Tôi bảo mẹ rằng nhìn từ phía dưới cái khung thêu thì nó cực kỳ lộn xộn và thực tình tôi chẳng biết nó là hình gì. Mẹ cười, mẹ bảo tôi cứ ra ngoài sân chơi, khi nào xong mẹ sẽ cho ngồi lên ghế xem.

Tôi cứ tự hỏi tại sao mẹ dùng chỉ sẫm với chỉ màu sáng xen kẽ nhau, tự hỏi nó có đem lại hiệu ứng gì không và tại sao mẹ lại làm ra một thứ lộn xộn đến thế. Chỉ vài phút sau, mẹ đã gọi tôi vào ngồi ghế cùng mẹ để xem.

Tôi vẫn còn nhớ tôi đã hào hứng đến thế nào khi trèo lên ghế. Và khi tôi trèo lên ghế, tôi gần như kêu ầm lên: trước mắt tôi là bức tranh có trời, có hoa… có đủ màu sáng và màu tối, đẹp đến mức tôi không thể tin được.

Và mẹ tôi bảo, cuộc sống cũng như vậy. Ta nhìn từ một mặt, nó có thể hoàn toàn hỗn độn, nhưng nếu ta chịu chờ đợi, chịu chấp nhận cả những sợi chỉ sáng và tối và nhìn từ một mặt khác, ta sẽ thấy cuộc sống có mục đích và đẹp đẽ tới mức nào.
 
Bốn Ngón Tay

Lúc mới sinh ra , George Campbell đã bị mù .

Khi George lên 6 , một việc xãy ra làm em không tự giải thích được . Buổi chiều nọ , George đang chơi đùa cùng các bạn , một cậu bé khác đã ném trái banh về phía George . Chợt nhớ ra cậu bé la lên :" Coi chừng ! quả banh sắp văng trúng đấy".

Quả banh đã đập trúng người George - và cuộc sống của George không như trước đây nữa . George không bị đau , nhưng cậu bé thật sự băng khoan . Cậu quyết định hỏi mẹ :" Làm sao Bill biết điều gì sắp xãy ra cho con trước khi chính con nhận biết được điều đó ?".

Mẹ George thở dài , bởi cái giây phút bà e ngại đã đến ! Đã đến cái thời khắc đầu tiên mà bà cần nói rõ cho con trai mình biết " Con bị mù!".

Rất dịu dàng bà cầm bàn tay của con , vừa nắm từng ngón tay và đếm :" Một - hai - ba - bốn - năm . Các ngón tay này tựa như năm giác quan của con vậy .Ngón tay bé nhỏ này là nghe , ngón tay xinh xắn này là sờ chạm , ngón tay tí hon này là ngửi , còn ngón bé tí này là nếm ...".

Ngần ngừ một lúc , bà tiếp:

" ..Còn ngón tay tí xíu này là nhìn . Mỗi giác quan của con như mỗi ngón tay , chúng chuyên chở bức thông điệp lên bộ não con ."

Rồi bà gập ngón tay bà đặt tên " nhìn " , khép chặt nó vào lòng bàn tay của con ,bà nói :" Con ạ! con là một đứa trẻ khác với những đứa khác , vì con chỉ có bốn giác quan , như là chỉ có bốn ngón tay vậy : một - nghe , hai - sờ , ba - ngửi , bốn - nếm . Con không thể sử dụng giác quan nhìn . Bây giờ mẹ muốn chỉ cho con điều này . Hãy đứng lên con nhé ".

George đứng lên . Bà mẹ nhặt trái banh lên bảo :" Bây giờ con hãy đặt bàn tay của con trong tư thế bắt trái banh".

George mở lòng bàn tay và trong khoảnh khắc cậu cảm nhận được quả banh cứng chạm vào các ngón tay của mình . Cậu bấu chặt quả banh và giơ lên cao .

" Giỏi ! giỏi ! .." Bà mẹ nói : " Mẹ muốn con không bao giờ quên điều con vừa làm . Con cũng có thể giơ cao quả banh bằng bốn ngón tay thay vì năm ngón . Con cũng có thể có và giữ được một cuộc sống trọn vẹn và hạnh phúc với chỉ bốn giác quan thay vì năm nếu con bước vào cuộc sống bằng sự nỗ lực thường xuyên !".

George không bao giờ quên hình ảnh " bốn ngón tay thay vì năm " . Đối với George đó là biểu tượng của niềm hy vọng . Và hễ cứ mỗi khi nhụt chí vì sự khiếm khuyết của mình . George lại nhớ đến biểu tượng này để động viên mình .

George hiểu ra rằng mẹ cậu đã nói rất đúng . George vẫ có thể tạo được một cuộc sống trọn vẹn và giữ lấy nó chỉ với bốn giác quan mà cậu có được.
 
Sắp đến ngày hội Vu Lan rồi, hổng biết con có về kịp để cùng đi chùa với mẹ không. Đã hơn 5 năm con không cùng đi chùa với mẹ trong ngày hội lớn này. Nhưng năm nay, nhất quyết con sẽ về. Nhớ lắm những món chay mẹ nấu!!!
 
Bán cho con một giờ của bố,

-Bố ơi, một giờ làm việc bố kiếm được bao nhiêu tiền?

Một hôm khi mới về nhà, đứa con trai nhỏ của tôi đã chào đón như vậy. Tuy rất ngạc nhiên nhưng tôi vẫn tỏ vẻ bực bội như mọi lần thấy nó xán lấy tôi:

-Đừng quấy bố, bố đang rất mệt. Đi chỗ khác chơi.

-Nhưng bố cứ nói cho con biết đi mà. Một giờ bố làm việc được bao nhiêu tiền?- Thằng bé cứ níu lấy quần tôi gặng hỏi.

Cuối cùng, tôi cũng chịu thua và trả lời cho xong chuyện:

-Mười ngàn một giờ, được chưa? Giờ thì con ra ngoài để bố yên!

-Bố cho con xin năm ngàn được không?-Nó vẫn không buông tôi.

Tôi quay lại nạt nó:

-A, thì ra nãy giời hỏi bố đi làm được bao tiền là vì vậy phải không? Đi chỗ khác chơi. Bố đang mệt!

Thằng nhỏ nhìn tôi sợ hãi, rồi im lặng đi ra sau nhà.

Sau khi tắm rửa, cơm nước và nằm thoải mái xem tivi, tôi sực nhớ lại hành động của mình hồi sáng và cảm thấy tội nghiệp thằng bé. "Có thể thằng bé muốn mua một cái gì đó:-Tôi nghĩ bụng và đến bên giường con.

-Con ngủ chưa vậy?-Tôi khẽ hỏi.

-Con còn thức ạ.

-Đây là tiền mà con xin bố hồi chiều. Con cần mua gì đấy?-tôi nói.

-Con cảm ơn bố!-Nó ngồi bật dậy, mò mẫm dưới gối và lấy ra cái gì đó.-Bây giờ thì con có đủ rồi!Con đã đủ mười ngàn rồi!

Nó đưa tay về phía tôi nói tiếp, trong lúc tôi vẫn trố mắt nhìn:

-Bố ơi, bố bán cho con 1 giờ làm việc của bố đi. Con muốn bố chơi với con mà lúc nào bố cũng bận làm việc.

Tôi chợt bàng hoàng. Tôi không biết phải trả lơì con tôi như thế nào. Lúc nào tôi cũng bận rộn toan tính mà không nhận ra những gì thực sự ý nghĩa mà người khác thực sự mong đợi ở tôi.
 
1. Có một người cha giữ 2 cuốn nhật kí viết về con gái. Trong đó có một cuốn anh viết khi con đang còn trong bụng mẹ. 9 tháng 10 ngày trải dài trong 100 trang viết khắc khoải mong chờ đứa con đầu lòng.

2. Có một người cha giữ 1 kỉ vật trong hộp đồ nữ trang gia bảo. Đó là một miếng kẽm hình tròn có đục lỗ đeo dây. Trên cả 2 mặt đầu ghi chữ số 34. Ít ai biết vật này có giá trị gì và vì thế anh sợ mất nó hơn bất cứ món nữ trang quý giá nào. Những ngày đầu con gái chào đời là những ngày anh phấp phỏng "lẻn" vào phòng sơ sinh mỗi ngày chục bận, để âu lo dòm vào đứa bé mỏng mảnh nằm trong lồng kính và chưa chịu mở mắt. Đứa bé mang số 34. Và mỗi lần cô hộ lí đưa con anh đi tắm là một lần anh mong ngóng hồi hộp nhìn con số 34 để biết chắc rằng con anh không bị "lạc". Ngày đón con từ bệnh viện về, lúc thay áo cho con gái, anh mừng rú lên khi thấy người ta bỏ quên "vật báu" 34 vẫn còn đeo ở cánh tay con. Anh biết đó sẽ là vật quý còn theo anh mãi mãi.

3. Có một người cha khắc những vết khắc lên cột, vạch những vạch vôi lên tường để đo con gái lớn dần trong niềm vui và nỗi lo. Những vết khắc, vạch vôi là những bức tranh giàu nhân bản và đẹp tuyệt vời trong bất cứ ngôi nhà nào.

4. Có một người cha cứ trồng thêm một cây khi con thêm 1 tuổi. Và vườn cây cho con gái cứ nhiều lên trong hạnh phúc – đớn đau của người cha khi nghĩ về cái ngày con lên xe hoa về nhà người khác.

5. Tất cả những việc tưởng chừng như "ngớ ngẩn" của người cha dành cho con, để làm gì?

Để một ngày kia con về cùng hạnh phúc
Ba đôi lúc nhìn quanh cho đỡ nhớ nhà mình.
Đó là câu thơ của một nhà thơ, anh đã giải thích hộ cho mọi người cha yêu con gái. Rằng đối với cha, con gái có ý nghĩa thân thiết ngự trị vào tất cả, là gia đình, là ngôi nhà. Đến mức nếu không còn có con trong ngôi nhà này thì có nghĩa là ngôi nhà cũng không còn, đã xa lạ như nhà của người khác mất rồi. May mắn sao những kỉ vật kia, những vạch vôi, vết khắc kia, "vườn cây – con gái" kia là hiện thân của con qua năm tháng, vẫn còn ở lại. Và thế là cha nhìn quanh, nhìn lên những "hiện thân" ấy để gặp lại một chút nhà mình, cho đỡ nhớ nhà mình.

6. Một ngày nọ vào bệnh viện, thấy một cô bạn gái đang đút cháo cho bố ăn, tôi chợt thấy thảng thốt với câu nói của nhà thơ Thanh Tịnh: "Bố cho con ăn, con cười, bố cười. Con cho bố ăn, bố khóc, con khóc". Mới thấy vòng đời ngắn ngủi làm sao!

7. Mỗi người đều lưu giữ trong tim hình ảnh một người cha. Hình ảnh thứ 7, thứ 8 , thứ 9... thì xin dành cho bạn, cho những ai được may mắn sinh ra trên Trái Đất này.

Chiều nay đưa tiễn thân phụ một người bạn về bên kia dương gian, chợt thấy mọi thứ tình yêu đều cần phải vội vàng, đâu cứ chỉ tình yêu lứa đôi. Mau lên chứ, vội vàng lên với chứ...
 
Vu Lan nhớ Mẹ

Tác giả:Thủy Lâm Synh


Mẹ ơi tháng Bảy đây rồi

Hoa ưu ngập lối hồn côi dại khờ

Bông hồng cài áo ngẩn ngơ

Nhưng con nào biết mẹ giờ mạnh không ?

Kể từ muôn dặm ruổi giong

Đời như chiếc lá ngược dòng tìm thương

Cũng từ ấy, vắng mùa xuân

Con xa xôi mải nghe từng nỗi đau

Đêm qua thức suốt canh thâu

Thương thân mẹ bên bán cầu héo hon

Chiều buông tiếng vạc trên không

Chợt nghe lòng dấy nỗi buồn chơi vơi

Vu Lan về khắp muôn nơi

Mẹ, con mình vẫn phương trời cách ngăn

Nơi đây con nửa vầng trăng

Quê nhà mẹ có nửa vầng trăng không?

Xin trăng cho gởi nỗi lòng

Gởi thương về để con hôn mẹ già.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom