Làm sao để tự động chuyển qua lại giữa 2 mạng khác nhau (2 người xem)

  • Thread starter Thread starter BNTT
  • Ngày gửi Ngày gửi
Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

BNTT

Bùi Nguyễn Triệu Tường
Thành viên danh dự
Tham gia
3/7/07
Bài viết
4,946
Được thích
23,212
Nghề nghiệp
Dạy đàn piano
Đề tài này anh ThuNghi nhờ tôi hỏi dùm .
Mạng Internet của cơ quan anh ThuNghi dùng 2 modem, một của VNN và 1 của FPT, như sơ đồ sau:
16-04-0909-35-19.png
Nhờ các bạn giúp dùm:
Làm sao để chuyển qua lại giữa 2 mạng đó mà vẫn bảo đảm được băng thông trong mạng LAN, không bị ngắt kết nối?

(chả biết có đúng ý anh ThuNghi muốn hỏi không nữa, hic...)
 
Sao không tham khảo Google với từ khóa:
Dùng 2 ISP cùng 1 lúc
Dạ ý anh ThuNghi không phải là dùng 2 ISP cùng một lúc, mà là chỉ dùng 1 ISP, khi nào VNN hư thì chuyển qua FPT. Và anh ThuNghi hỏi rằng chuyển như thế nào để trong lúc chuyển đổi thì mạng LAN của công ty ảnh vẫn bảo đảm băng thông.

(hỏng biết GPE của ổng bị cái gì... cứ đứng ở giữa làm thông ngôn vầy... hẻo quá)
 
Anh ThuNghi mới nói thêm:
Cụ thể là thế này, default là dùng VNN, khi VNN rớt thì mình dùng qua FPT, khi đó các máy trong group vẫn vào internet OK nhưng mà không thấy nhau ở mạng lan.

Chán ghê, không thể nào log on GPE.

Khi chuyển sang FPT thì nó báo rằng IP config fail

Nếu 1 máy duy nhất không cần vào group thì máy mình cắm 2 dây VNN, FPT vào vẫn vô tư

Làm gì mà than dữ vậy
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Em không rành vụ này lắm nhưng nghe nói mua bộ thiết bị "Load Balancing" về lắp vào là có thể tự động chuyển đổi.
Draytek Vigor V3300B+: Load Balancing & Security BroadBand router
 3 WAN port connect to 3 ADSL router/Leased Line, Load balancing &
Backup link
 4 LAN port 10/100Mbps with VLAN, Multi-Subnet (4 lớp mạng khác nhau)
 Bandwith management; Limit Session and QoS Funtion.
 Dynamic DNS; multi-NAT; DHCP Server, DNS cache&proxy.
 Internet Access Control/Retriction. VPN pass through
 Firewall security with NAT, DoS & DDoS, DMZ, Packet Filtering, Multi Subnets,
Limit Access,. ICSA Firewall Certification Version 4.0
 Secure remote management, SNMP Agent with MIB-II

Giá chưa bao gồm VAt 10% khoảng 350USD
 
Quan trọng là cấu hình LAN Interface của 2 cái modem đó:
Hiểu một cách đơn giản, để máy nào đó vô được internet qua modem ADSL thì các yếu tố sau quan trọng:
1. Gateway IP: địa chỉ cổng ra mạng (thường là địa chỉ của giao diện LAN của Modem). đa số người ta để mặc định mà không sửa:
Một số nhà sản xuất dùng 10.x.x.x và net mask 255.0.0.0
Một số để 192.168.1.x net mask 255.255.255.0
Bản thân Modem ADSL đã có bộ định tuyến (router) hoặc NAT ở trong nên cái địa chỉ đó ta có thể điều chỉnh được.
2. DNS IP: Địa chỉ IP của máy chủ truy vấn tên miền, thường thì nó cũng gắn luôn là địa chỉ giao diện LAN của Modem (đôi khi chúng tôi cũng hay đổi thành địa chỉ DNS của FPT/VIETEL ...

Ngoài ra, đa số mọi người hay dùng IP động do DHCP của MODEM cấp vì thế sẽ dẫn đến tình trạng thay đổi dải IP sau khi đổi mạng hoặc các IP trong mạng trong không nhả để cập nhật lại theo mạng mới.

Vậy khuyến nghị thế này: để không ảnh hưởng tới mạng trong và chỉ sử dụng 1 nhà cung cấp tại một thời điểm nên chúng ta sử dụng biện pháp sau:
1. Cấu hình IP tĩnh cho các máy mạng trong theo dạng IP tĩnh (phù hợp với hệ thống kế toán cần dùng các máy chủ dữ liệu)
có thể chọn dạng 192.168.x.x và net mask là 255.255.255.0.
Trỏ gateway vào 192.168.x.254.
Trỏ DNS vào địa chỉ này nếu muốn hoặc trỏ thẳng đến địa chỉ của nhà cung cấp (203.113.131.1/2 của Vietel còn FPT thì mình nỏ biết, 203.162.0.181 của VDC ...vv)
Tốt nhất là trỏ vào 192.168.x.254.
2. Thay đổi địa chỉ IP LAN của ADSL của cả 2 nhà cung cấp thành 192.168.x.254, để DNS là tự động.
3. Điều chỉnh thông số DHCP server trong ADSL Modem cho giống nhau (chẳng hạn giải IP cấp là từ 100-200 ... hoặc tùy thuộc. Nhớ tránh giải IP của các máy đã đựoc cài IP tĩnh).
4. Cắm và chạy thôi là xong - nhớ là chỉ dùng được 1/2 ISP..
Nếu muốn dùng cả hai,. ta phải dùng đến cấu trúc Cân tải (load balancing) -cái này thì cần có một router chuyên biệt hoặc máy chủ ... và khá khó nếu không có chuyên gia.
Thiển ý của tôi như thế - không biết có được không ạ?
 
Quan trọng là cấu hình LAN Interface của 2 cái modem đó:
Hiểu một cách đơn giản, để máy nào đó vô được internet qua modem ADSL thì các yếu tố sau quan trọng:
1. Gateway IP: địa chỉ cổng ra mạng (thường là địa chỉ của giao diện LAN của Modem). đa số người ta để mặc định mà không sửa:
Một số nhà sản xuất dùng 10.x.x.x và net mask 255.0.0.0
Một số để 192.168.1.x net mask 255.255.255.0
Bản thân Modem ADSL đã có bộ định tuyến (router) hoặc NAT ở trong nên cái địa chỉ đó ta có thể điều chỉnh được.
2. DNS IP: Địa chỉ IP của máy chủ truy vấn tên miền, thường thì nó cũng gắn luôn là địa chỉ giao diện LAN của Modem (đôi khi chúng tôi cũng hay đổi thành địa chỉ DNS của FPT/VIETEL ...

Ngoài ra, đa số mọi người hay dùng IP động do DHCP của MODEM cấp vì thế sẽ dẫn đến tình trạng thay đổi dải IP sau khi đổi mạng hoặc các IP trong mạng trong không nhả để cập nhật lại theo mạng mới.

Vậy khuyến nghị thế này: để không ảnh hưởng tới mạng trong và chỉ sử dụng 1 nhà cung cấp tại một thời điểm nên chúng ta sử dụng biện pháp sau:
1. Cấu hình IP tĩnh cho các máy mạng trong theo dạng IP tĩnh (phù hợp với hệ thống kế toán cần dùng các máy chủ dữ liệu)
có thể chọn dạng 192.168.x.x và net mask là 255.255.255.0.
Trỏ gateway vào 192.168.x.254.
Trỏ DNS vào địa chỉ này nếu muốn hoặc trỏ thẳng đến địa chỉ của nhà cung cấp (203.113.131.1/2 của Vietel còn FPT thì mình nỏ biết, 203.162.0.181 của VDC ...vv)
Tốt nhất là trỏ vào 192.168.x.254.
2. Thay đổi địa chỉ IP LAN của ADSL của cả 2 nhà cung cấp thành 192.168.x.254, để DNS là tự động.
3. Điều chỉnh thông số DHCP server trong ADSL Modem cho giống nhau (chẳng hạn giải IP cấp là từ 100-200 ... hoặc tùy thuộc. Nhớ tránh giải IP của các máy đã đựoc cài IP tĩnh).
4. Cắm và chạy thôi là xong - nhớ là chỉ dùng được 1/2 ISP..
Nếu muốn dùng cả hai,. ta phải dùng đến cấu trúc Cân tải (load balancing) -cái này thì cần có một router chuyên biệt hoặc máy chủ ... và khá khó nếu không có chuyên gia.
Thiển ý của tôi như thế - không biết có được không ạ?
Rất cám ơn Bác, nghe danh Bác đã lâu, Bác có thể cụ thể hơn về khai báo các thông số
IP address: 192.168.1.25
Subnet mask: 255.255.255.0
Default gateway:192.168.1.1
Preferred DNS serve: ?......
Alternate DNS serve: ?......
Thì nên khai thế nào, tôi dùng 2 mạng VNN và FPT theo như sơ đồ trên. Và chỉ dùng 1 trong 2.
Mong muốn rằng khi VNN mà out thì rút ra và cắm dây fpt vào.
Cám ơn chân thành!
 
Có vài điều cần hỏi bác một chút:
1. Cái phần bác vẽ HUB Ketoan nối với VNN01, máy VNN01 là máy chủ phải không ạ? Nếu là máy chủ thì nó sẽ có 2 card mạng và nó đóng vai trò Router để nối 2 mạng khác nhau mạng Kế toán và mạng thông thường trong công ty.
Nếu không phải thì có nhẽ HUBKETOAN phải nối với HUBVNN.
2. Các máy VNNxx có chung mạng với nhóm Kế toán không ạ?
Nếu câu trả lời là "không" thì sự việc đã khác, các bác cần phải có 1 con Router giữa con HUB Kế toán và HUBVNN.
Theo tôi hiểu thì chả phức tạp đến thế, có lẽ là các bác chỉ vẽ thế thôi, khác nhóm ở đây tức là dùng khác Workgroup thì đúng hơn.
Túm lại là hy vọng các giả định trên đều không đúng và đơn giản là tất cả các máy đều ở chung 1 mạng thì cách giải quyết sẽ như tôi đề xuất.
Cách giải quyết như sau:
Bước 1: Sửa soạn các công việc hậu cần - hè hè
1. Với các máy phòng kế toán
+ Thiết lập dải IP tĩnh cho các máy phòng Kế toán là 192.168.x.y đến khi hết tất cả. X>0, Y nên ở một dải xác định nào đó cho dễ nhớ.
Kinh nghiệm tôi hay để là
192.168.100.10 đến 192.168.100.y và y nên trong khoảng 50 giở xuống (vì thực tế chả nhiều máy kế toán đến thế). Nhớ là y phải khác nhau ở từng máy nhé (đây là con số thể hiện địa chỉ máy tính và không được để trùng).
+ Net mask là 255.255.255.0
+ Gateway là 192.168.100.254
+ DNS: 192.168.100.254, không cần alternate.
2. Các máy phòng khác để IP tự động gán từ máy chủ DHCP nhé.
3. Nối HUB phòng Kế toán với HUB VNN
4. Nối HUB VNN với HUB FPT hoặc HUB FPT với HUB Kế toán
(Nếu là HUB thì phải dùng dây đấu chéo, tôi đoán chắc các HUB của bác đây đều là Switch rồi và vì thế sẽ không cần dây đấu chéo nữa).
5. Nối cả ADSL FPT và ADSL VNN với HUB VNN hoặc HUB FPT
6. Làm 2 công tắc nguồn cho 2 cái modem đó để sao cho chỉ có 1 trong 2 cái làm việc tại 1 thời điểm.

Bước 2: Cấu hình 2 modem ADSL
1. Dùng một máy cá nhân nào đó, hoặc máy tính nào đó hiện đang có kết nối với 1 trong 2 modem.
2. Dùng IE hoặc Firefox vào trang cấu hình thường là http://192.168.1.1 hoặc http://10.0.0.2 hoặc 1 ... ta xem hướng dẫn kèm theo cái Modem hoặc bác gửi tên modem là gì tôi sẽ hướng dẫn.
3. Tìm mục nào liên quan đến LAN và đổi địa chỉ của nó thành 192.168.100.254. Net mask như trên.
4. Tìm chỗ nào có DHCP, chọn dải IP bắt đầu cấp từ khoảng 110 đến 220 (chắc thế là đủ)
(192.168.100.110-192.168.100.220)
5. Dải 100 đến 109 thường dùng để gắn thiết bị in mạng, thiết bị khác cho dễ nhớ (đấy là kinh nghiệm của tôi thôi)
6. Lưu lại và khởi động lại Modem, nhớ là tất cả các phần khác (trong trang cấu hình modem) thì giữ nguyên.
Xong rồi bác thử lần lượt với 2 cái MODEM mà xem.
Nên để gần nhau cho dễ thao thác nhé.
Túm lại là:
1. Dải IP kế toán là tĩnh
2. Dải còn lại là động
3. Dải máy in là 100-109
Netmask: 255.255.255.0
Gateway/DNS: 192.168.100.254
Có gì bác cứ gọi iem nhé!
 
1. Cái phần bác vẽ HUB Ketoan nối với VNN01, máy VNN01 là máy chủ phải không ạ? Nếu là máy chủ thì nó sẽ có 2 card mạng và nó đóng vai trò Router để nối 2 mạng khác nhau mạng Kế toán và mạng thông thường trong công ty.
Nếu không phải thì có nhẽ HUBKETOAN phải nối với HUBVNN.
2. Các máy VNNxx có chung mạng với nhóm Kế toán không ạ?
Nếu câu trả lời là "không" thì sự việc đã khác, các bác cần phải có 1 con Router giữa con HUB Kế toán và HUBVNN.
Theo tôi hiểu thì chả phức tạp đến thế, có lẽ là các bác chỉ vẽ thế thôi, khác nhóm ở đây tức là dùng khác Workgroup thì đúng hơn.
Chính xác như Bác nghĩ, VNN01 hay Fpt01 trong hình chỉ tượng trưng thôi, chớ không có máy chủ. Hub Ketoan nếu nối vào dây VNN01 hay FPT01 thì nó sẽ thuộc mạng đó.
Vậy yêu cầu lúc này là nếu thay dây VNN01 = Fpt01 hay ngược lại thì vẫn đảm bảo các máy trong Group Ketoan phải hiểu nhau và kết nối được internet.
Đang làm theo hướng dẫn của Bác.
Có vấn đề là quên mất pass của modem. Tính nhấn nút reset và lấy lại pass default. Làm như vậy liệu có OK.
Còn 1 vấn đề này tiện hỏi Bác luôn, ở nhà dùng VNN, có qua 1 Hub 4 port (có wireless).
- 1 máy tính A để bàn có gắn máy in và có share, workgroup là MyRoom.
- 1 dây còn lại là để gắn vào laptop. Nếu không gắn dây thì vẫn wifi OK. Nhưng mà gắn dây vào và tạo workgroup cũng là MyRoom nhằm để in từ máy A
Xin hỏi: tại sao khi dùng laptop mà không cắm dây mạng mà vẫn in được từ máy tính A (phạm vi 10m).
Rất cám ơn.
 
Xin trả lời bác thế này:
Trong mạng LAN dùng chuẩn TCP/IP thì địa chỉ IP, Net mask là quan trọng nhất để 2 máy nhìn thấy nhau (còn truy cập được nhau thì phụ thuộc cấp ứng dụng quản lý cái card mạng của từng máy - như tường lửa ...).
Để kiểm tra máy 1 và máy 2 có nhìn thấy nhau người ta hay dùng lệnh Ping
ví dụ Ping 192.168.100.1 từ một máy có IP là 192.168.100.10

Cái workgroup chả ảnh hưởng gì đến việc 2 máy có nhìn thấy nhau hay không (đây là một di chỉ từ quá khứ mạng Netbeos thời chưa có chuẩn TCP/IP thôi bác ạ.
Cách khác để truy cập máy khác nhanh là gõ \\IP trong lệnh run tại nút START.
Hoặc gõ \\Ketoan3 từ thanh address cũng như vậy
Tất nhiên cái tên Ketoan3 thì chắc chắn là thân thiện hơn 192.168.100.10 rồi đúng không ạ.
Về việc cài lại modem: User name/ Mật khẩu mặc định thường admin/admin hoặc admin/password hoặc admin/1234 hoặc tùy loại như zoom thì nó là zoomadsl. bác nên thử trước xem đã bị đổi mật khẩu mặc định chưa. Nếu đã bị đổi thì trước khi làm bác cần biết cách cấu hình lại modem và lưu ý mấy điểm sau:
+ VPI/VCI của mạng đó
+ User name và Password để modem adls vào mạng internet
+ Các kiểu kết nối khác - chẳng hạn là atm over PPM hay LLC ...
Tốt nhất là xem trong hướng dẫn cài đặt của nhà cung cấp thường có trong bộ hợp đồng cung cấp và biên bản bàn giao.
Sau đó thì bác cần đổi IP và các thông số khác như ta đã bàn.

Còn về câu hỏi thứ 2 của bác: Cứ hiểu cách đơn giản thế này - cái Access Point không dây và máy tính của bạn bản thân nó đã thay cái dây bằng kết nối không dây rồi, nên in ấn cũng vẫn bình thường như khi ta nối dây thôi miễn là cái card mạng của bác có cùng dải IP và mã mạng với cái máy tính kia.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cám ơn Bác rất nhiều, đã làm OK rồi, vấn đề là học thêm rất nhiều về Lan, ...
Vậy mà mấy ông IT nói là khó lắm.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom