Hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ được cho mươn

Liên hệ QC

tungnguyen_kt

Thành viên gắn bó
Thành viên BQT
Super Moderator
Tham gia
25/6/08
Bài viết
2,893
Được thích
12,061
Giới tính
Nam
Chào tất cả các anh chị, em có phần này không rõ nhờ các anh chị giúp em.

Cty em có mượn một số TSCĐ của một công ty khác (có hợp đồng cho mượn) nhưng không nói rõ chi phí sửa chữa. hiện nay cty đang sửa chữa TSCĐ này với chi phí khá lớn (có HĐ GTGT) trường hợp này cty có được hạch toán 242 bình thường không? có được hoàn thuế GTGT không?

Chân thành cảm ơn các anh chị đã giúp đỡ.
 
Được khấu trừ thuế bình thường bác à. Chi phí sửa chữa bác hạch toán vào TK 242 ---> OK - Thời gian phân bổ của chi phí này, tùy theo bác phân bổ có thể theo thời gian mượn của TSCĐ đó.

TÀI KHOẢN 242 - CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC DÀI HẠN HẠCH TOÁN VÀO TK NÀY CẦN TÔN TRỌNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU :

1. Thuộc loại chi phí trả trước dài hạn, gồm:

- Chi phí trả trước về thuê hoạt động TSCĐ (Quyền sử dụng đất, nhà xưởng, kho tàng, văn phòng làm việc, cửa hàng và TSCĐ khác) phục vụ cho sản xuất kinh doanh nhiều năm tài chính. Trường hợp trả trước tiền thuê đất có thời hạn nhiều năm và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì soấ tiền trả trước về thuê đất có thời hạn không được hạch toán vào Tài khoản 242 mà hạch toán vào Tài khoản 213;

- Tiền thuê cơ sở hạ tầng đã trả trước cho nhiều năm và phục cho kinh doanh nhiều kỳ nhưng không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng;

- Chi phí trả trước phục vụ cho hoạt động kinh doanh của nhiều năm tài chính;

- Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo, quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động được phân bổ tối đa không quá 3 năm;

- Chi phí nghiên cứu có giá trị lớn được phép phân bổ cho nhiều năm;

- Chi phí cho giai đoạn triển khai không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vô hình;

- Chi phí đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật;

- Chi phí di chuyển địa điểm kinh doanh, hoặc tổ chức lại doanh nghiệp phát sinh lớn được phân bổ cho nhiều năm - Nếu chưa lập dự phòng cơ cấu doanh nghiệp;

- Chi phí mua các loại bảo hiểm (bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ Phương tiện vận tải, bảo hiểm thân xe, bảo hiểm tài sản,. . .) và các loại lệ phí mà doanh nghiệp mua và trả một lần cho nhiều năm tài chính;

- Công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần với giá trị lớn và bản thân công cụ, dụng cụ tham gia vào hoạt động kinh doanh trên một năm tài chính phải phân bổ dần vào các đối tượng chịu chi phí trong nhiều năm;

- Chi phí đi vay trả trước dài hạn như lãi tiền vay trả trước, hoặc trả trước lãi trái phiếu ngay khi phát hành;

- Lãi mua hàng trả chậm, trả góp;

- Chi phí phát hành trái phiếu có giá trị lớn phải phân bổ dần;

- Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn doanh nghiệp không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, phải phân bổ nhiều năm;

- Số kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Trường hợp lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động) khi hoàn thành đầu tư;

- Số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại và thuê tài chính;

- Số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại là thuê hoạt động;

- Chi phí liên quan đến BĐS đầu tư sau khi ghi nhận ban đầu không thoả mãn điều kiện ghi tăng nguyên giá BĐS đầu tư nhưng có giá trị lớn phải phân bổ dần;

- Trường hợp hợp nhất kinh doanh không dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con có phát sinh lợi thế thương mại hoặc khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước có phát sinh lợi thế kinh doanh;

- Các khoản khác.

2. Chỉ hạch toán vào Tài khoản 242 những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến sản xuất, kinh doanh trên một năm tài chính;

3. Việc tính và phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí SXKD từng niên độ kế toán phải căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí mà lựa chọn phương pháp và tiêu thức hợp lý;


4. Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản chi phí trả trước dài hạn đã phát sinh, đã phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí của từng kỳ hạch toán và số còn lại chưa phân bổ vào chi phí;

5. Doanh nghiệp phải mở sở chi tiết theo dõi riêng biệt chênh lệch tỷ giá hối đoái (lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động chưa phân bổ vào chi phí.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Vấn đề đây không phải là cách hạch tóan, mà là có hợp lý không. Bác Trí nghiên cứu thử xem, thường khi thuê TS (không phải thuê TC) thì cp SC nhỏ là bên thuê chịu, nhưng phải có 1 văn bản nào quy định vấn đề trên.
 
Vấn đề đây không phải là cách hạch tóan, mà là có hợp lý không. Bác Trí nghiên cứu thử xem, thường khi thuê TS (không phải thuê TC) thì cp SC nhỏ là bên thuê chịu, nhưng phải có 1 văn bản nào quy định vấn đề trên.


Cảm ơn Bác Trí và anh ThuNghi đã quan tâm tới bài này, xin thưa rõ là tài sản này cũng không phải thuê, cũng không phải là biếu hay tặng mà là mượn (không có xuất hóa đơn thuê, không hạch toán theo kiểu biếu tặng)

Vấn đề đặt ra không phải là hạch toán như thế nào mà là với tài sản được cho mượn này (có hợp đồng cho mượn), nếu sửa chữa lớn có được phép hạch toán hay không hay chi phí này phải loại ra khi quyết toán thuế TNDN. Nếu hạch toán chi phí sửa chữa được thì phải cần có điều kiện như thế nào?

Kính nhờ các cô chú, anh chị quan tâm giúp đỡ vấn đề này.
Cảm ơn,
 
C..... xin thưa rõ là tài sản này cũng không phải thuê, cũng không phải là biếu hay tặng mà là mượn (không có xuất hóa đơn thuê, không hạch toán theo kiểu biếu tặng)

Vấn đề đặt ra không phải là hạch toán như thế nào mà là với tài sản được cho mượn này (có hợp đồng cho mượn), nếu sửa chữa lớn có được phép hạch toán hay không hay chi phí này phải loại ra khi quyết toán thuế TNDN. Nếu hạch toán chi phí sửa chữa được thì phải cần có điều kiện như thế nào?
Căn cứ theo thông tư 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008
IV. CÁC KHOẢN CHI ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ
1. Trừ các khoản chi nêu tại Khoản 2 Mục này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1.1. Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
1.2. Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
....................
2.13. Phần chi phí thuê tài sản cố định vượt quá mức phân bổ theo số năm mà bên đi thuê trả tiền trước.
Ví dụ: Doanh nghiệp A thuê tài sản cố định trong 4 năm với số tiền thuê là: 400 triệu đồng và thanh toán một lần. Chi phí thuê tài sản cố định được hạch toán vào chi phí hàng năm là 100 triệu đồng. Chi phí thuê tài sản cố định hàng năm vượt trên 100 triệu đồng thì phần vượt trên 100 triệu đồng không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế.
Đối với chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê mà trong hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê thì chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí nhưng thời gian tối đa không quá 3 năm.
Trường hợp của Tùng có thể được xem là thuê tài sản sử dụng nhưng với giá thuê là 0 đồng.

Lưu ý:
- Hợp đồng mượn tài sản phải ghi rõ câu này:
bên mượn TSCĐ có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian mượn
- Chi phí sửa chữa không nhất thiết phải đưa vào TK 242 để phân bổ, Doanh nghiệp có quyền tự xác định khoản chi phí này đưa vào kỳ kế toán nào, nhưng nếu phân bổ thì tối đa không quá 3 năm.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Như đã trao đổi qua điện thoại, nay xin tóm lược lại giải pháp để các anh em khác tham khảo. Trường hợp của tungnguyen_kt như sau: Công ty của tungnguyen_kt mượn TSCĐ của một công ty khác (dĩ nhiên có dính dáng, chứ không thì ai cho mượn không). Về mặt logic, bên cho mượn xem như tài sản chưa đưa vào sử dụng nên không tính khấu hao, và sau khi bên mượn trả lại, phải còn giá trị sử dụng (dù có mai một chút đỉnh). Còn bên công ty mượn, khi hư hỏng phải sửa chữa, và trước khi hoàn trả cho bên mượn, cũng phải tu chỉnh cho trở lại tình trạng (gần) giống ban đầu.

Hợp đồng cho mượn tài sản không đề cập đến việc sửa chữa trong quá trình bên mượn sử dụng. Và việc ký lại hợp đồng tốn nhiều thời gian, và sợ phiền sếp (nên không ký lại hợp đồng mượn.)

Gỉải pháp như sau: bên mượn cũng có một số tài sản cùng loại. Cho nên, bên mượn nên ký một hợp đồng với đơn vị sửa chữa với nội dung là bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị của công ty. Giá trị bảo dưỡng bằng với giá trị cần sửa chữa cái tài sản mượn. Điều kiện thanh toán: trả trước 100% vào đầu năm, hoặc lúc nào thì tùy. Như vậy, khi sửa tài sản mượn, vẫn ra hóa đơn được. Chi phí này được phân bổ cho năm tài chính hiện tại, và vẫn hợp lý. Hợp đồng mượn tài sản chỉ có giá trị giữa 2 bên, không ảnh hưởng gì về mặt thuế (kể cả bên mượn và bên cho mượn) (không nói ra thì không ai biết)

Như thế, đâu lại vào đó!!!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
e co bai tap nay ko bit giai nhu the nao? a chi giai giup e voi

câu 1: Sữa chữa thường xuyên máy móc thiết bị dùng o phân xưởng sản xuất do doanh nghiệp tự làm, các chi phí phát sinh:
+ phụ tùng thay thế: 500.000
+ Nhiên liệu : 100.000
+ Chi phí mua ngoài trả bằng tiền mặt: 220.000, trong đó đã có thuế GTGT thuế suất 10%

câu 2: Phan6 xưởng sản xuất báo hỏng một công cụ dụng cụ, trị giá khi xuất dùng: 9.000.000, thuộc loại phân bổ 3 lần, phế liệu thu hồi nhập kho: 1.000.000 đ. Biết rằng công cụ này đã phân bổ được 1 lần
 
Web KT
Back
Top Bottom