Dashboard và Excel

Liên hệ QC

Neowind

Thành viên mới
Tham gia
12/3/09
Bài viết
3
Được thích
1
Uhm, trong hoạt động quản trị 1 doanh nghiệp, để đưa ra các quyết định quản trị, ban điều hành có cái gọi là Dashboard. Cái này giúp thể hiện các thông tin vê tình hình sản xuất kinh doanh, sức khỏe của doanh nghiệp cũng như tiến độ thực hiện mục tiêu của các phòng ban, bộ phận và chỉ tiêu của toàn doanh nghiệp nói chung.
E xin hỏi là việc dùng excel để thiết kế ra dashboard có hợp lý và khả thi k?
Bác nào đã thử làm chia sẻ e ít kinh nghiệm với :">
Ví dụ như cái board nó như này :D
ví dụ thôi nhé, e google đc một số nguồn nhưng cũng chưa thực sự hình dung ra :">

excel-dashboard.gif
 
Tất nhiên là khả thi. Nhưng phải xem kiến thức mình tới đâu và làm nó theo ý mình như thế nào thôi.
Việc hoạch định kế hoạch + Mô hình chung là do bạn. Thiếu kiến thức tới đâu thì bổ sung tới đó.
Có công mài sắc không thành kim thì cũng thành lẹm. Chắc có việc để dùng mà! hihi:D
Thân.
 
nhìn khoa học thật....nhưng chắc đây là bản tổng hợp lại, phải dẫn số liệu từ nhiều nguồn, nhiều bộ phận khác nhau...cái này phải có kèm theo ACCESS thật tốt mới được....
 
Thì nó là cái này mà các bạn: http://www.infocaptor.com/

2994030680_0b0c89c45b_o.png


Cái này chúng tớ thấy thường xuyên. Mời mọi người đọc thêm nhiều bài liên quan tới các khái niệm như: data integration, data mining, data warehouse, ad-hoc query, olap, chart,... và dashboard chỉ là cái cuối cùng mà các bạn nhận được (nó được thiết kế theo kiến trúc như cái portal ấy)

Các bạn có thể đi chợ, xem hàng ở đây nữa: http://www.componentsource.com/features/olap/index.html (Link này cũ rồi)

Link mới: tại đây
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Và thử xem 1 vài mẫu màn hình quản trị:

001_w800.png


002_w800.png


003_w800.png


004_w800.png


005_w800.png


006_w800.png


007_w800.png


008_w800.png


Đấy, sự khác biệt hay chuyên sâu nhiều khi khác nhau chỉ như thế mà thôi
 
nhìn khoa học thật....nhưng chắc đây là bản tổng hợp lại, phải dẫn số liệu từ nhiều nguồn, nhiều bộ phận khác nhau...cái này phải có kèm theo ACCESS thật tốt mới được....

Yeah, cái đó gọi là Data integration, tích hợp nhiều nguồn để đổ vào Data warehousing với nhiều chiều, factors, value,.... và từ đó sử dụng ad-hoc filter, olap tools để lên dashboard.

Dashboard là cái mà chúng ta ví như hệ thống đồng hồ của chiếc máy bay ấy, các phi công, thành viên tổ lái nhìn vào đó mà điều khiển doanh nghiệp của mình. Các con số trên dashboard có thể "drilldown" (truy xuất ngược theo nhiều chiều) tới tận nơi phát sinh ra nó.

Nói như thế chắc các bạn hình dung nó làm cái gì rồi chứ?

Các bạn tìm hiểu thêm khái niệm BI - Business Intelligent trên google nhé. (hoặc đọc bài trên erpsolution.com.vn hay trên wkt tớ đã từng viết)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Có cái nào free không bác, em ngâm cứu cả thể, cái infocaptor này em thấy nó cho down bản trial thôi à.

Khi mà Ban quản trị của công ty bạn đã cần quản trị mức này thì chắc không ngại vấn đề chi phí để có tool đâu bạn, cốt là đáp ứng được mục đích quản trị của họ. Ví như doanh nghiệp lãi một năm chỉ cần 3 tỷ thôi thì tiếc gì 80-100 triệu để mua công cụ quản lý. Người ta có thể mua vài trăm triệu cái máy xúc thì sao không mua cái máy làm báo cáo nhỉ :).
 
E định xài đồ free rồi bán lại cho sếp ạ! ;))
 
Cái này có khác gì với ăn cắp không vậy các hạ!?

Em lính mới tò te trên GPE nên chưa hiểu văn hoá GPE lắm. Cái vụ em nói bán cho sếp là em đùa vui chút không biết các bác đang đùa lại em hay là nghiêm túc, nhưng nghe nói đến từ ăn cắp thấy hãi hãi là. Giờ có nhiều free solution mà bác, và open source nữa. Free có nghĩa là không support, nghĩa là mình phải tự study, tự maintain, tự develop và quan trọng là tự chịu trách nhiệm về hệ thống. Mấy cái "tự" đấy cũng tốn chất xám, cũng đáng được trả phí lắm chứ nhỉ? Chứ đi thuê thì nó đòi thế này cho một basic options cơ mà:
1 Multiple Data Source server license @ $ 3,600 $ 3,600.00
2 Full Named User licenses @ $ 600 each $ 1,200.00
3 View Only Named User licenses @ $ 360 each $ 1,080.00
Total initial software license purchase $ 5,880.00
5 man/days of Professional Services (training/consulting) @ $1,000/day $ 5,000.00
(NOTE excludes travel and accommodation costs involved)
Total initial purchase $10,880.00
Ongoing annual Support and Maintenance after initial 12 months $ 980.00
Em lính mới, nhìn các bác toàn cao thủ, có gì chưa phải các bác từ từ dạy dỗ ạ!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Mua phần mềm là mua 1 giải pháp (chứ ko phải chỉ cái bản thân phần mềm đó).

- Khi họ bán bản thân cái giá trị phần mềm được gọi là giá trị bản quyền. Giá trị này có thể được tính theo máy hoặc theo số người dùng, hoặc là ko tính theo gì cả nhưng rất hiếm trường hợp ko tính theo gì vì cài trên 100 máy khác với cài cho 1 máy, 100 người cùng sử dụng khác với 1 người sử dụng.

- Khi họ triển khai cho bạn thì đó là cái công triển khai (nào là chuyển đổi dữ liệu, nào là đào tạo nghiệp vụ lẫn phần mềm, nào là tư vấn quy trình nghiệp vụ,...). Cũng có thể cái công đó bao gồm sự tư vấn hỗ trợ suốt 1 năm (12 tháng) bảo hành (mà nhiều khi các công ty phần mềm hay nói là miễn phí bảo hành đó)

- Khi bảo trì cho bạn hàng năm thì đó là cái công (dùng đúng từ là dịch vụ). Mà đã là công thì phải trả tiền rồi, trừ phi DN phần mềm đó có chính sách miễn phí cả công bảo trì hoặc lờ đi chả nói tới. Nhưng thường chỉ có các công ty mới mở muốn kiếm thật nhiều KH trước, chứ ko nghĩ tới chính sách hậu mãi sau này, thì mới miễn phí tiền dịch vụ bảo trì bởi vì ai cũng biết công lao động chính là tiền mà các DN phải trả (lương cho nhân viên hỗ trợ, nhân viên phát triển phần mềm để có các phiên bản mới). Hầu như 100% các công ty phần mềm có tên tuổi ở VN và thế giới đều có chính sách bảo trì hàng năm với các KH.

Khái niệm dịch vụ triển khai, dịch vụ bảo trì ít được biết tới tại VN bởi vì những người đi bán phần mềm cứ "nhìn mặt mà bắt hình dong" nên cứ nói cả 1 cục tiền mà ko nói rõ tại sao ra khoản tiền đó. Thế nên việc tìm kiếm & lựa chọn phần mềm ngày càng trở nên nhập nhèm khó khăn (nhất là về cái khoản giá cả).

Ví dụ: Công ty A mua cái thang máy 300tr, họ nói bảo hành miễn phí 12 tháng, hàng năm thì chỉ ký bảo trì, thì có nghĩa như sau:

1. Giá trị cái thang máy: 300tr
2. Phí vận chuyển, hỗ trợ sử dụng trong 12 tháng: Free
3. Bảo trì hàng năm (tiếp theo tính từ thời điểm hết bảo hành):
Có 2 trường hợp xảy ra:
- Ký hợp đồng bảo trì = xx% giá trị của hàng hóa, trường hợp này bất cứ hỏng hóc trục trặc nào ko dẫn tới việc thay thiết bị thì phía nhà cung cấp đều phải làm và ko thu tiền từng lần vì công ty đã trả xx% bảo trì rồi.
- Không ký bảo trì, hỏng đâu gọi điện sửa đấy (theo vụ việc). Khi đó, mỗi lần gọi NCC thì dù có vấn đề hay ko có vấn đề, NCC đều tính tiền theo thời gian thực hiện (dĩ nhiên đắt hơn nhiều lần so với khi ký hợp đồng bảo trì rồi).

Phần cứng sờ mó được đã thế, phần mềm là cái loại hàng hóa đặc biệt, có tính LIÊN TỤC PHÁT TRIỂN để nâng cao giá trị sử dụng, tăng cường tính quản lý, nghiệp vụ luôn nâng cao để đi theo quy mô phát triển hiện đại ngày 1 đổi mới của kinh doanh thì việc hỗ trợ và bảo trì là điều hiển nhiên phải có. Ấy thế mà rất nhiều người vẫn hiểu mua cái PM là mua đứt đoạn luôn. Đứt đoạn là cái giá trị bản quyền ấy (giá trị của hàng hóa), còn công, dịch vụ của họ bỏ ra thì phải trả tiền chứ. Tất cả chúng ta đều kinh doanh và đều mất chi phí về thời gian mà. Chỉ có cơ chế WIN-WIN mới thành công (cho cả 2 bên) mà thôi.

Tham khảo bài viết đầy đủ tại đây
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cám ơn bác rất nhiều nhé! mắt em sáng ra khi đọc bài của bác!
 
Web KT
Back
Top Bottom