Cụm từ nào đúng chính tả: "Kẽ cổ hữu" hay "kẻ cố hử"?

Liên hệ QC

HeSanbi

Nam Nhân✨Hiếu Lễ Nghĩa Trí Tín✨
Tham gia
24/2/13
Bài viết
2,382
Được thích
3,535
Giới tính
Nam
Trong thời gian gần đây, tôi đọc chủ đề mới trên GPE mới nhận ra rằng cuộc sống của mình cần học thêm Nhân cách con người. Và qua chủ đề ấy tôi mới biết những điều cần đúc kết lại. Và ghi nó vào Lưu bút của mình. Nhưng tôi sợ con cháu sau này lỡ có đọc lại kẻo nhầm qua lại, và hiểu sai những gì tôi viết. Trong đó có những từ tôi vẫn chưa viết chính tả đúng lắm như:

"kẻ cố hử" hay "kẻ cổ hữu"

Nghe nói Word có soát chính tả nhưng Word của tôi 2003 không có chức năng đó, bạn nào giúp tôi phân biệt cho đúng được không?

Ghi chú: @leonguyenz hiệu chỉnh tiêu đề và nội dung có một số từ chưa phù hợp với Nội quy diễn đàn:

1574314751516.png
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Dùng tiếng Tây để gú gồ nhiều quá nên quên tiếng Việt rồi.
Muốn để gì lại cho con cháu thì chịu khó học lại tiếng Việt, nếu không thì dùng tiếng Tây.

cỗ : tiếng Việt có nghĩa là giỗ, hoặc cái thân, cái trụ (cỗ máy). Không có trong tiếng Hán Việt
cổ ( 古 - bộ khẩu ) : xưa
hữu ( 友 - bộ hựu ) : bạn bè ; ( 右 - bộ khẩu ) : bên phải ; ( 有 - bộ nguyệt ) : có
cả ba từ trên đều không có lý do gì để đi với cổ. Trừ phi muốn nói "cố hữu" thì là bạn xưa
hủ ( 朽 - bộ mộc ) : mục nát

Muốn biết tiếng Việt thì tra từ điển tiếng Việt chứ dựa vào thằng Tây 'Word' sao được.

1574304733109.png
 
Cái màn viết xong lại sửa.
Buổi sáng thấy gà, chiều lại ra vịt.
Mửng này "...con cháu sau này có đọc.." thì chúng hiểu theo cái lần sửa cuối cùng của mình chứ "lỡ" gì nữa. Chính với tả.

Chú : mình biết thế nào cũng sửa cho nên không thèm chụp lại. Chỉ mượn câu nói của Dương Chấn với Vương Mật:
‘Trời biết, đất biết, ông biết và tôi biết’
 
Cái màn viết xong lại sửa.
Buổi sáng thấy gà, chiều lại ra vịt.
Mửng này "...con cháu sau này có đọc.." thì chúng hiểu theo cái lần sửa cuối cùng của mình chứ "lỡ" gì nữa. Chính với tả.

Chú : mình biết thế nào cũng sửa cho nên không thèm chụp lại. Chỉ mượn câu nói của Dương Chấn với Vương Mật:
‘Trời biết, đất biết, ông biết và tôi biết’
Em sửa và có ghi chú lại trên bài #1 ạ.
 
Yếu tiếng Việt thì mình học lại từ đầu cớ chi mà bác khó khăn với nhau quá vậy.

Vốn dĩ tiếng Việt quá phong phú, việc học, thì cứ học nữa, học mãi.

-------------
Mấy ngày nay em có đăng rồi:
"Viết một nẽo đọc một ngã trả lời một nơi, tư duy một góc, suy tư một vùng"

Có lẽ bác cũng nên "định vị" lại trả lời cho đúng hướng.
 
Em nhớ không nhầm nhưng thời bọn em học thì sách giáo khoa chỉ có 1 bộ. Vì vậy lúc đó danh từ, động từ ... theo cuốn giáo khoa mà gọi. Văn hóa vùng miền thì vẫn có. Trong em khoảng 70% dân số là ngụ cư. Trong đó khoảng 90% dân số ngụ cư nhầm dấu ủ rũ và dấu nằm ngửa. Trong đó có cả mấy ông làm văn hóa thông tin ... Ở Khánh Hòa cũng rứa cả thôi
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Và cái kia theo ý kiến của em phải như thế này
"Viết mội nẻo đọc một ngả, trả lời một nơi, tư duy một góc, suy tư một vùng". Nó mới giống Thầy em ngày xưa dạy
"
 
Cố gắn học thêm chính tả nhiều thôi.

"Chọt trúng ổ ong hay sao, cả đàn bay ra chích ngứa quá ta"

"cả đàn" hay "cã đàn"

Rõ là mình đang học chính tả, mà Bác kia còn kêu mình yếu tiếng Việt, thế giới GPE này có những nhân vật khó đến vậy sao.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tiếng Việt đâu có khó. Chỉ là thời buổi ị-phọt-mé-sông sụp-bờ-hai-quê người ta cho rằng chỉ cần biết từ khoá để gú-gồ là việc gì cũng thông. Người ta chễnh mãng việc giữ gìn tiếng Việt thôi.
 
Đoạn này chính tả thế nào đây các bạn:

"Céo cả đàn đến đay, chúng ta cùng học chính tả"

"Céo" hay "Kéo" , "đay" hay "đây"
 
Tiếng Việt, ký tự "c" không bao giờ đi trước ký tự "e". Khoảng lớp 5 đã học luật căn bản về cách sắp xếp ký tự.
Cái này quả là do gú-gồ ngôn ngữ lập trình thì giỏi mà gú-gô tiếng Việt thì lười. Hoặc đọc "help" các IDE thì sẵn sàng mà giở một quyển sách vần ra cũng ngại.

"đay" có thể là viết tắt của "đay nghiến". Do vậy "đến đay" tuy không chuẩn lắm về văn phạm nhưng chưa hẳn đã không đúng chính tả.
 
Một cuốn sách hoặc được bạn bè GPE trợ giúp hoặc Google?

+ Một cuốn sách: Có khi không có, tìm có khi không biết cách tìm.
+ Bạn bè GPE trợ giúp: GPE có nhiều thầy cô anh chị, chính tả ở bậc "thượng thừa", vùng miền khác nhau sẽ có những gợi ý phù hợp.
+ Google: tìm nhiều kết quả quá có khi quyết định chọn bài hướng dẫn cũng lũng cũng, cũng không biết hướng dẫn có phải nguồn được xác nhận hay không.

Phương án Bạn bè GPE trợ giúp là tốt nhất.
 

Xin Làm Người Hát Rong

Cũng đành xin làm người hát rong
Chỉ mong đời không chê trách
Chỉ mong chuyến xe muộn màng
Không dừng sớm khi đang rong chơi

Cũng đành xin làm người đến sau
Để nghe niềm đau phía trước
Tình như chiếc môi dịu ngọt
Treo hờ hững trên cây hoang đường

Thôi đành đi về lại quê xưa
Thôi đành đi về dòng sông đó
Từ bao năm chân phiêu lãng quên quay về
Từ bao năm em như mãi ngủ mê
Như mây chiều như mây chiều để cơn gió đưa
Dù trăm năm ai quên lũy tre làng
Dù ngàn năm ai quên tiếng mẹ ru
Ơ ơ ơ ơ ơ tiếng ru hời ngày xưa

Kiếp này xin làm người hát rong
Để cho tình yêu lên tiếng
Để cho trái tim bội bạc
Không còn đến trong đêm hoa đăng
Sẽ còn câu chuyện người hát rong
Còn nghe ngày sau kể tiếp
Tặng riêng những ai thật lòng
Đang còn hát yêu thương con người

[https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/xin-lam-nguoi-hat-rong-quang-linh.wlnMFKSkOZ.html]
 
Web KT
Back
Top Bottom