Câu chuyện tiếng Việt: Lộn xộn từ ABC (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

handung107

Thành viên gắn bó
Thành viên danh dự
Tham gia
30/5/06
Bài viết
1,630
Được thích
17,442
Nghề nghiệp
Bác sĩ
TTCT - Hằng ngày, hằng giờ, hàng triệu cha mẹ học sinh phải đương đầu với một đống câu hỏi bất tận của con em về những vấn đề liên quan đến tiếng Việt, mà câu trả lời chỉ có thể “bắc thang lên hỏi ông trời”. Hãy thử bắt đầu bằng cái bảng vần chữ cái.

Chuyện thứ nhất:

Con: Tứ giác ABCD đọc là a bê xê đê hay a bờ cờ dờ?

Cha mẹ: A bê xê đê chứ, a bờ cờ dờ đờ chỉ dùng để đánh vần thôi.

Con: Vậy sao G7 lại là gờ bảy, MU lại là mờ u?

Cha mẹ: ???

Bình luận:

Khoảng năm 1935-1936, hai ông Hoàng Xuân Hãn và Trần Văn Giáp sáng tạo ra cách đánh vần i-tờ cho phong trào truyền bá chữ quốc ngữ và đạt được thành công rất nhanh chóng, cho đến cả phong trào bình dân học vụ sau này. Trước đó, các cụ ta vẫn đánh vần en-hát-a-nha-en-hát=nhanh, chứ không phải như kiểu i-tờ là a-nhờ-anh+nhờ-anh=nhanh

Chuyện thứ hai:

Con: Sao chữ “p” ở PNTR đọc là pi (pi-en-ti-a) mà ở AFP lại là pê (a-ép-pê)?

Cha mẹ: ???

Bình luận: Hình như các phụ âm cứ chuyển đại ê, ờ (bê, bờ) thành i (bi) là việc cực dễ, nghe lại ra vẻ như mình thạo tiếng ngoại: BBC (bi-bi-xi), CNN (xi-en-en), còn gặp nguyên âm thì... hơi ngại, chứng cớ là chẳng ai gọi là i-iu, ây-ép-pi cho rách việc, mà cứ gọi quách theo tiếng Việt cho dễ: e-u (EU), a-ép-pê (AFP).

Chuyện thứ ba:

Con: VND là gì?

Cha mẹ: Là “Việt Nam đồng”, dễ thế mà con không biết à?

Con: Thế tại sao không gọi là Mỹ đôla, Nhật yen, Trung Quốc nhân dân tệ, Lào kip, Đức mác?

Cha mẹ:???

Chuyện thứ tư:

Con: Ta có bao nhiêu chữ cái?

Cha mẹ: Để xem nào: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y = 29 chữ.

Con:Vậy khi xếp thứ tự là xếp a, ă, â, b, c,... à? Sao con thấy người ta hay xếp a, b, c, d,...; rồi đến e hay đ?

Bình luận: Chưa có ai qui định rõ ràng bảng vần chữ cái của ta gồm những chữ nào. Hình như có mấy khả năng:

1. Không gộp các chữ cái nhập ngoại như f, j, w, z (như trên vừa nêu).

2. Có gộp các chữ cái nhập ngoại: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, f, g, h, i, j, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, w, x, y, z = 33 chữ.

3. Gộp các chữ cái nhập ngoại và không tính những chữ phụ thêm như ă, â, đ, ê, ô, ơ, ư; như vậy bảng chữ cái sẽ là: a (trong đó gồm có ă, â), b, c, d (trong đó gồm có đ), e (trong đó gồm có ê), f, g, h, i, j, k, l, m, n, o (trong đó gồm có ô, ơ), p, q, r, s, t, u (trong đó gồm có ư), v, w, x, y, z. Nếu như thế này thì hoàn toàn phù hợp với bảng chữ cái Latin thông dụng trên thế giới và sẽ không khó giải quyết các trường hợp như tứ giác ABCD hay sắp xếp thứ tự 1,2,3,4... a, b, c, d, e...

Liệu có thể xử lý những vấn đề lớn lao hơn trong tiếng Việt khi vần chữ cái chưa ổn thỏa? Và chính bảng vần chữ cái lại đóng vai trò quan trọng trong những công việc tày đình liên quan đến hàng chục triệu con người như: lên danh sách cử tri, thí sinh, học sinh, danh bạ thuê bao điện thoại, thư mục thư viện...

HẢI THỤY

(Nguồn www.edu.net.vn)
 
Nguồn www.edu.net.vn

Chuyện lộn xộn từ ABC tiếng Việt tồn tại lâu lắm rồi và chẳng ai thèm giải quyết. Có lẻ người ta nghĩ rằng đây là chuyện nhỏ, đọc sao cũng được, nói sao hiểu thì thôi. Trong nhà trường, ông thầy đọc "Cho một tứ giác ABCD - a, bê, xê, đê" về nhà học trò đọc "a, bê, xê, dê" hay "a, bờ, cờ, dờ" là chuyện quá nhỏ so với những bận tâm của ngành. Ngành giáo dục còn cần phải lo đến chuyện phổ cập, chuyện xóa mù chữ, chuyện cơm áo gạo tiền của bao nhiêu thầy cô giáo.

Suy nghĩ này là suy nghĩ của quá khứ, khi chúng ta còn phải đối mặt với cuộc chiến sinh tồn. Bước vào giai đoạn từ thập niên 90 của thế kỹ trước, vấn đề ABC của tiếng Việt nói riêng và vấn đề ngôn ngữ Việt nói chung đã bắt đầu lộ rõ. Chúng ta rất cần một Viện Hàn Lâm để hệ thống hóa và chuẩn hóa tiếng Việt. Trong lúc chờ đợi, ngành giáo dục cần phải xác định sơ khởi:

1) Hệ thống bảng chữ cái Việt. Hệ thống này phải phù hợp với bảng chữ cái Latin trên thế giới để có thể hội nhập và sử dụng các nguồn dữ liệu sẵn có. Theo nguyên tắc này thì cách giải quyết ở mục 3) của bạn Hải Thụy trên đây là chấp nhận được. Đồng thời cần có văn bản khuyến cáo các cơ quan truyền thông, đặc biệt là đài truyền hình, cách phân biệt giữa mẫu tự và âm. Mẫu tự G (giê), âm gờ. Chỉ có G7 (giê-bảy) chứ không có gờ-bảy.

2) Cần có cách thức thống nhất để đọc, gọi tên các địa danh trên thế giới. Trên mạng này đã có ý kiến về 3 thành phố Mạc Tư Khoa, Mốt-Cu và Mát-xcơ-va. Vai trò phổ quát quốc tế của tiếng Anh có lẻ không còn cần phải bàn cải nhiều. Vì thế, trừ những địa danh đã quá phổ biến trong dân gian như Pháp, Bỉ, Đan-Mạch …, đề nghị nên sử dụng cách phiên âm Việt theo tiếng Anh của các địa danh, kèm theo tiếng Anh gốc trong ngoặc. Ví dụ nước Ru-ăn-đa (Rwanda), nước Giọc-gia (Georgia).

Nếu tất cả được thống nhất sơ khởi từ trong nhà trường thì công việc sau này của một Viện Hàn Lâm sẽ bớt phức tạp hơn rất nhiều cho dù Viện ấy có muốn giữ lại cái sơ khởi này hay thay đổi bằng cách khác hợp lý hơn.
 
Góp thêm vài ví dụ thường gặp trên VTV:

Tứ giác MNPQ (mờ nờ pê quy)
Đoạn thẳng GH (gờ hát)
Mp (P) : Mặt phẳng pê
Mp (R) : Mặt phẳng rờ
x^2 : ích-xì bình
www....org.vn : vê đúp vê đúp vê đúp ....chấm o rờ gờ chấm vi en
.gov.vn : chấm gờ ô vê chấm vi en (hoặc chấm góp chấm vi en)
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom