- Tham gia
- 12/12/06
- Bài viết
- 3,661
- Được thích
- 18,158
Tết sắp đến rồi. Trăm hoa đua nở.
Xin mỗi anh mỗi chị, cùng góp các câu đối vào đây để đón mừng Xuân nhe
Xin mỗi anh mỗi chị, cùng góp các câu đối vào đây để đón mừng Xuân nhe
Câu đối cực ngắn, dí dỏm thông minh là những câu đối vui, những câu đối cực ngắn chỉ có thể tìm trong văn học dân gian.
Ngày xuân, hai ông đồ cùng ngồi nhắm rượu, đối văn. Ồng đồ thôn Đông gắp một miếng chả nhai tóp tép rồi tung ra một vế đối:
• Chả ngon
Ông đồ thôn Đoài cũng đang bí vì cái từ “chả” hai nghĩa ấy thì may quá từ gầm giường một con cóc nhảy ra, miệng cũng nhai tóp tép. Ông liền đối ngay:
• Cóc sướng
“Cóc” đối lại “chả” thật tuyệt vì nó cũng mang hai nghĩa như vậy. Ông thôn Đông chịu là giỏi, vờ cắn phải lưỡi kêu lên:
• Ái! (vừa là tiếng kêu, lại có nghĩa là yêu). Tiếng kêu làm ông thôn Đoài giật mình, đánh rơi miếng thịt hoen bẩn hết chiếc quần sộp.
Ông đối lại ngay:
• Ố! (vừa nghĩa là hoen ố, lại có nghĩa là ghét) Thế là hoà cả làng. Người ra đã hóm, người đối cũng hay. Tài trí dân gian thật tuyệt vời.
Câu đối... toán học
Câu chuyện xảy ra giữa bố vợ và chàng rể. Bố vợ là cụ đồ sống vào buổi giao thời nên hiểu cả Tây học, cụ quý chàng rể ham đọc sách và biết ngoại ngữ. Một bữa bắt được con ba ba, định bụng gọi chàng rể đến làm thịt, nấu nướng rồi cùng nhau nhâm nhi. Nhưng thấy con rể vẫn cắm đầu vào quyển sách ngoại ngữ dày cộp, cụ lại thôi. Nấu nướng xong xuôi, cụ sang gọi chàng rể:
- Ham đọc sách thế là tốt. Nhưng đọc sách thì phải biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Ta ra cho anh một vế đối, nếu đối được thì sang đánh chén, không đối được thì bị “ăn đòn”:
- Dạ. Xin thầy ra vế đối.
- Được. Hãy nghe đây:”Hầm ba ba đã chín”. Đối đi. Đối cho chỉnh vào.
Câu đối quả là hóc búa, vì “ba ba” là con ba ba nhưng cũng là ba lần ba là chín. Chín vừa là tính từ (đã được hầm chín), lại vừa là số 9. Phải đối sao cho có phép tính nhân với tích số mang hai nghĩa như vế đối ra. Chàng rể đang bí, bỗng có chiếc xe bò chở cát đi qua. Anh ta mừng quá, vội xin đối:
- Dạ con xin đối là: “Chở cát cát đầy xe”
Cụ đồ nghe xong, vỗ đùi khen “Giỏi”.
Chàng rể đối “cát cát” nghĩa là hạt cát, nhưng tiếng Pháp “cát” (quatre) là số 4, “cát cát” là 4x4=16. Tiếng Pháp đọc 16 là seize, đọc là xe, nên “xe” ở đây vừa là cái xe bò vừa là số 16, tích của phép nhân. Thật tài tình! Vế ra chơi chữ tiếng Việt, vế đối lại chơi chữ cả tiếng Việt- Pháp.
Những câu đối thực hiện nếp sống văn hóa
• Mẹ khoẻ, con ngoan, nuôi tốt dạy chăm, hạnh phúc đẹp gia đình văn hoá
• Chồng khôn vợ khéo, đẻ thưa sinh ít, giàu sang vui cuộc sống tương lai