- Tham gia
- 3/6/06
- Bài viết
- 1,611
- Được thích
- 14,001
- Nghề nghiệp
- ...thiết kế máy bay cho VOI tự lái...^.^
Lúc trước tôi hay nghĩ ăn cơm nhà ngon hơn cơm bụi. Chỉ nông cạn là cơm nhà sạch hơn, ngon hơn, cơm bụi mau ngán, không vệ sinh. Nên ghét ăn cơm bụi.
Thực ra không phải thế, ngon ở đây không chỉ là ngon miệng mà còn là vị ngon làm nhẹ nhàng tâm hồn, làm ấm áp trái tim.
Ăn cơm bụi với những người thương yêu, ngon vẫn là ngon.
Ăn cơm nhà cô đơn, cũng sẽ thấy đắng chát.
Thế nên đi làm về, một mình tôi vẫn nấu ăn nhưng thường nấu xong thì thẫn thờ ngồi nhìn, nhìn qua nhìn lại thấy cơm, thấy cá, thấy thịt, thấy rau dưa, thấy mình, không thấy ai, buồn bỏ lên nhà nằm khóc, không ăn nổi.
Tôi thấy dạ dày tôi đói bữa cơm thật, nhưng tôi đói bữa cơm gia đình, chí ít cũng là bữa cơm có hơi ấm gia đình, hơi ấm bạn bè. Tôi cũng thèm cơm nhưng tôi thèm sự gần gũi, tôi thèm sự sum họp hơn rất nhiều.
Theo khoa học thì trong bữa ăn không nên nói chuyện. Nhưng ở Việt Nam trong mỗi gia đình, bữa cơm thường là thời gian để mọi người sum họp, gần gũi sau một ngày làm việc bận rộn.
Nhớ hồi còn nhỏ, tôi chưa hiểu được điều lớn lao ấy, nhưng mỗi khi bố đi làm, ba đứa nhóc con ở nhà chơi đồ hàng, dẫu có trốn đi chơi giữa trời chang chang nắng, có những ngày chân không theo lũ con trai hàng xóm đi tìm thuốc mồi để đốt xèo xèo, dẫu cho bao nhiêu trò mới lạ của tuổi thơ khờ dại vẫn biết canh chừng giờ bố sắp đi làm về. Đợi bố về bla blô bao nhiêu câu chuyện không đầu không đuôi, rồi lại hí hửng đợi mẹ gọi vào ăn cơm. Mà bữa cơm nhà tôi, chị em chúng tôi dù lớn bao nhiêu, đi xa bao nhiêu, cũng không bao giờ quên được.
Bữa cơm là cả niềm vui và sự thấp thỏm.
Bữa cơm là cả nụ cười và nước mắt ấm ức.
Bố mẹ quy định cả chỉ tiêu cơm cho từng đứa, tôi là chị lớn nhất, phải ăn 2 chén, kế tới Lọ Lem một chén rưỡi, rồi Cún nhỏ nhất là 1 chén.
Niềm vui là khi bữa cơm cả nhà trò chuyện vui vẻ, chị em chúng tôi tranh cãi nhặng xị cả lên.
Thấp thỏm là khi chị em chúng tôi ăn gian bố mẹ, không đạt chỉ tiêu mà bố mẹ không biết.
Nụ cười là thành công của những lần ăn gian trót lọt.
Nụ cười là khi chúng tôi tuân thủ quy định, nụ cười là khi bố mẹ thấy chúng tôi lớn từng ngày.
Nước mắt là khi ba chị em chia rẽ, ăn gian không thành, đứa này tố cáo đứa kia, thế là tất cả đều bị mắng hoặc bị quất cho mấy roi. Từ sau những lần ấy, mới biết đoàn kết có sức mạnh bom nguyên tử cỡ nào.
Những bữa cơm, nụ cười nước mắt ấy, những bữa cơm hí hửng và ấm ức ấy, nuôi lớn chúng tôi, nuôi lớn tâm hồn và trái tim ba chị em.
Giờ đây tôi và Lọ Lem đã xa nhà. Nhiều lúc ước ao thèm thuồng một bữa cơm như thế.
Những lúc trở về, bữa cơm nhà tôi cũng có nụ cười và nước mắt.
Vẫn tranh cãi nhặng xị như xưa.
Vẫn chỉ tiêu, nhưng không phải bố mẹ bắt ép như thuở nhỏ, chỉ là "ráng ăn đi con, vào đó không ai nấu cho ăn thế này đâu".
Chỉ khác có một điều, hoán vị, người khóc và người cười đổi chỗ cho nhau.
Chúng tôi mỉm cười hạnh phúc khi được ăn bữa cơm đầy đủ năm người. Bố mẹ khóc, vì vài hôm nữa thôi "chúng nó lại đi"...
Thời gian đúng là phép màu, làm đảo lộn tất cả.
Ba chúng tôi thì lớn lên, xinh đẹp.
Bố mẹ thì lại già nua đi, và xấu xí hơn lúc trước nhiều.
Nhưng có một điều, thời gian không bao giờ làm thay đổi được.
Khoảng cách không bao giờ thay đổi được.
Mà chỉ làm lớn thêm.
Đó là điều thiêng liêng nhất - tình yêu gia đình.
Trên cao nguyên to to, có ngôi nhà nho nhỏ
Trong ngôi nhà nho nhỏ, có gia đình to to
Trong gia đình to to, có năm người nho nhỏ
Trong năm người nho nhỏ, có yêu thương đại dương.
(Yêu Mùa Thu -Tặng ngôi nhà nhỏ nhỏ trên cao nguyên )
Thực ra không phải thế, ngon ở đây không chỉ là ngon miệng mà còn là vị ngon làm nhẹ nhàng tâm hồn, làm ấm áp trái tim.
Ăn cơm bụi với những người thương yêu, ngon vẫn là ngon.
Ăn cơm nhà cô đơn, cũng sẽ thấy đắng chát.
Thế nên đi làm về, một mình tôi vẫn nấu ăn nhưng thường nấu xong thì thẫn thờ ngồi nhìn, nhìn qua nhìn lại thấy cơm, thấy cá, thấy thịt, thấy rau dưa, thấy mình, không thấy ai, buồn bỏ lên nhà nằm khóc, không ăn nổi.
Tôi thấy dạ dày tôi đói bữa cơm thật, nhưng tôi đói bữa cơm gia đình, chí ít cũng là bữa cơm có hơi ấm gia đình, hơi ấm bạn bè. Tôi cũng thèm cơm nhưng tôi thèm sự gần gũi, tôi thèm sự sum họp hơn rất nhiều.
Theo khoa học thì trong bữa ăn không nên nói chuyện. Nhưng ở Việt Nam trong mỗi gia đình, bữa cơm thường là thời gian để mọi người sum họp, gần gũi sau một ngày làm việc bận rộn.
Nhớ hồi còn nhỏ, tôi chưa hiểu được điều lớn lao ấy, nhưng mỗi khi bố đi làm, ba đứa nhóc con ở nhà chơi đồ hàng, dẫu có trốn đi chơi giữa trời chang chang nắng, có những ngày chân không theo lũ con trai hàng xóm đi tìm thuốc mồi để đốt xèo xèo, dẫu cho bao nhiêu trò mới lạ của tuổi thơ khờ dại vẫn biết canh chừng giờ bố sắp đi làm về. Đợi bố về bla blô bao nhiêu câu chuyện không đầu không đuôi, rồi lại hí hửng đợi mẹ gọi vào ăn cơm. Mà bữa cơm nhà tôi, chị em chúng tôi dù lớn bao nhiêu, đi xa bao nhiêu, cũng không bao giờ quên được.
Bữa cơm là cả niềm vui và sự thấp thỏm.
Bữa cơm là cả nụ cười và nước mắt ấm ức.
Bố mẹ quy định cả chỉ tiêu cơm cho từng đứa, tôi là chị lớn nhất, phải ăn 2 chén, kế tới Lọ Lem một chén rưỡi, rồi Cún nhỏ nhất là 1 chén.
Niềm vui là khi bữa cơm cả nhà trò chuyện vui vẻ, chị em chúng tôi tranh cãi nhặng xị cả lên.
Thấp thỏm là khi chị em chúng tôi ăn gian bố mẹ, không đạt chỉ tiêu mà bố mẹ không biết.
Nụ cười là thành công của những lần ăn gian trót lọt.
Nụ cười là khi chúng tôi tuân thủ quy định, nụ cười là khi bố mẹ thấy chúng tôi lớn từng ngày.
Nước mắt là khi ba chị em chia rẽ, ăn gian không thành, đứa này tố cáo đứa kia, thế là tất cả đều bị mắng hoặc bị quất cho mấy roi. Từ sau những lần ấy, mới biết đoàn kết có sức mạnh bom nguyên tử cỡ nào.
Những bữa cơm, nụ cười nước mắt ấy, những bữa cơm hí hửng và ấm ức ấy, nuôi lớn chúng tôi, nuôi lớn tâm hồn và trái tim ba chị em.
Giờ đây tôi và Lọ Lem đã xa nhà. Nhiều lúc ước ao thèm thuồng một bữa cơm như thế.
Những lúc trở về, bữa cơm nhà tôi cũng có nụ cười và nước mắt.
Vẫn tranh cãi nhặng xị như xưa.
Vẫn chỉ tiêu, nhưng không phải bố mẹ bắt ép như thuở nhỏ, chỉ là "ráng ăn đi con, vào đó không ai nấu cho ăn thế này đâu".
Chỉ khác có một điều, hoán vị, người khóc và người cười đổi chỗ cho nhau.
Chúng tôi mỉm cười hạnh phúc khi được ăn bữa cơm đầy đủ năm người. Bố mẹ khóc, vì vài hôm nữa thôi "chúng nó lại đi"...
Thời gian đúng là phép màu, làm đảo lộn tất cả.
Ba chúng tôi thì lớn lên, xinh đẹp.
Bố mẹ thì lại già nua đi, và xấu xí hơn lúc trước nhiều.
Nhưng có một điều, thời gian không bao giờ làm thay đổi được.
Khoảng cách không bao giờ thay đổi được.
Mà chỉ làm lớn thêm.
Đó là điều thiêng liêng nhất - tình yêu gia đình.
Trên cao nguyên to to, có ngôi nhà nho nhỏ
Trong ngôi nhà nho nhỏ, có gia đình to to
Trong gia đình to to, có năm người nho nhỏ
Trong năm người nho nhỏ, có yêu thương đại dương.
(Yêu Mùa Thu -Tặng ngôi nhà nhỏ nhỏ trên cao nguyên )