- Tham gia
- 12/12/06
- Bài viết
- 3,661
- Được thích
- 18,158

Ảnh mang tính minh họa
Nghị định số 100/2012/NĐ-CP ngày 21/11/2012 của Chính phủ Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp
Theo quy định mới tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định này thì khoảng thời gian người lao động hưởng trợ cấp thai sản của BHXH hoặc hưởng chế độ ốm đautừ 14 ngày trở lên hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động sẽ được miễn đóng BHTN đồng thời không được tính vào thời gian tham gia BHTN do không thuộc đối tượng tham gia BHTN.
Theo sửa đổi điểm d Khoản 2 Điều 1 của Nghị định 127/2008/NĐ-CP thì những người được tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp của nhà nước trước ngày Nghị định số 116/2003/NĐ-CP sẽ không thuộc đối tượng tham gia BHTN
Người thất nghiệp chỉ được cầm giữ sổ BHXH của mình trong thời gian thất nghiệp (khoản 3, điểm 3 Điều 1 Nghị định này)
Theo sửa đổi Điều 10 của Nghị định 127/2008/NĐ-CP về trách nhiệm của doanh nghiệp về BHTN thì khi người lao động có yêu cầu, trong vòng 2 ngày doanh nghiệp phải cung cấp đủ thông tin liên quan đến việc đóng BHTN của họ.
Người lao động dù chỉ làm việc 1 ngày trong tháng vẫn phải đóng BHTN và được tính là 1 tháng đóng BHTN (khoản 1 Điều 5 Nghị định này)
Thời hiệu đăng ký hưởng BHTN thoe quy định tại Điều 34 Nghị định 127/2008/NĐ-CP được nâng từ 7 ngày lên 90 ngày (tính từ ngày bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động)
Khi nộp hồ sơ hưởng BHTN, người lao động có thể xuất trình sổ BHXH hoặc Giấy xác nhận của BHXH về việc đóng BHTN (Khoản 3 Điểm 8 Điều 1 Nghị định này)
Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2013.