- Tham gia
- 20/6/06
- Bài viết
- 106
- Được thích
- 309
- Nghề nghiệp
- Etudiante
Hoa hướng dương không cần mặt trời.
Mình nghĩ đây là một tập truyện rất có ý nghĩa và có tính nhân văn cao nên post lên 4rum.
Kỳ 1: Cô bé ngoan
TT - Dù bạn đang bị bệnh tật giày vò hay không, hoặc bạn thấy mình vẫn chưa hề liên quan đến nỗi đau bệnh tật, chúng ta đều không nên bỏ qua câu chuyện về Tử Khâm. Trong cuốn sách này, có những chỗ cô viết rằng lẽ ra cô phải khóc nhưng lại vẫn không khóc, đều tràn đầy tinh thần dũng cảm mãnh liệt mà mỗi chúng ta đều mong mình cũng được sở hữu!
Tử Khâm đã thể hiện sự kiên cường vào thời khắc yếu mềm nhất, và cô đã tìm được lý do để không buông xuôi. Trịnh Hoa Nguyên (nhà văn)
TT - Kỳ nghỉ hè năm lên 7 tuổi, năm đó tôi học lớp 1, cả gia đình tôi về quê thăm bà nội. Cha tôi có năm anh em trai và một cô em gái. Cha tôi là em thứ năm trong nhà. Các bác và cô tôi đều ở quê; ba chị em tôi và một lô các anh chị em họ được nô đùa thỏa thích với nhau! Bỗng một hôm cô tôi hỏi cha tôi: “Tại sao chân phải của Tử Khâm lại hơi tập tễnh?”.
Sau khi trở lại Đài Bắc, cha mẹ tôi đưa tôi đến khám tại Bệnh viện Hòa Bình (Đài Bắc) và chụp phim X-quang.
Các bác sĩ xem phim rồi nói với cha tôi: “Rất xin lỗi ông bà, cho đến nay tôi chưa thấy một tấm phim X-quang như thế này bao giờ. Chúng tôi khuyên ông bà hãy đưa cháu đến khám tại một bệnh viện lớn xem sao”.
Được một người nhà làm y tá giới thiệu, chúng tôi đến khám tại khoa xương (nhi khoa) của Tổng y viện Vinh Dân (Đài Bắc).
Bác sĩ cho chụp phim như thường lệ, chụp xong, tôi cùng cha mẹ ra phòng ngoài ngồi chờ. Kim đồng hồ nhích dần nhích dần, đến 7g bác sĩ mới gọi chúng tôi vào. Bác sĩ hơi trầm buồn, chỉ vào tấm phim X-quang và nói với cha mẹ tôi một hồi. Vì nói toàn những câu chữ nghe lạ hoắc nên tôi nghe không hiểu gì cả. Chỉ thấy ông chỉ vào những chấm lỗ chỗ trên tấm phim và nói với cha mẹ tôi về tình trạng xương của tôi. Vẻ mặt của cha mẹ tôi thật nặng nề. Cha tôi luôn nhíu mày, còn mẹ tôi thì khóc. Chỉ có tôi cứ như là người ngoài bẽn lẽn đứng đó, không hề biết rằng những sự việc sắp xảy ra sẽ làm thay đổi cả cuộc đời tôi.
Chỉ vài hôm sau đó, bệnh viện đã gọi điện đến nhà thông báo tôi phải nằm viện. Cha mẹ tôi sắp xếp ổn thỏa cho chị gái và em trai tôi, rồi đưa tôi vào nằm tại khoa xương của Bệnh viện Vinh Dân để chuẩn bị mổ.
Cho đến nay tôi chỉ còn nhớ mơ hồ về lần mổ đầu tiên ấy. Nhưng tôi không bao giờ quên đoạn đường nho nhỏ chở tôi vào phòng mổ, chiếc giường bệnh mà đứa trẻ là tôi đã nằm, hành lang hun hút quá lạnh khiến tôi rét run cầm cập, tim đập thình thịch liên hồi. Đó là lần đầu tiên tôi bị nằm trên xe để người lạ đẩy, không nhìn thấy cha mẹ thân yêu. Lòng tôi thầm kêu lên “ôi, tôi sợ lắm, mọi người cứu tôi với!”.
Sau khi vào phòng mổ, một cô y tá chụp lên mặt tôi cái chụp gây mê; với một đứa trẻ lên 7 là tôi thì cái chụp ấy có mùi quái dị cực kỳ khó ngửi, rất “thum thủm”! Mặc dù tôi đã ngủ lịm đi ngay lập tức, nhưng kể từ ngày đó cái chụp ấy là nỗi kinh hoàng của tôi mỗi khi bị lên bàn mổ. Cho đến nay tôi vẫn rất hãi mùi của cái chụp ấy nên mỗi lần phải mổ sau này tôi đều yêu cầu y tá đừng chụp cái chụp ấy cho tôi khi tôi vẫn còn tỉnh táo, kẻo cái mùi khủng khiếp ấy sẽ làm cho nỗi sợ hãi trong tôi lại trỗi dậy.
Chẳng rõ phải sau bao lâu tôi mới tỉnh lại trong buồng hậu phẫu; tôi mơ màng ngờ ngợ hình như vẫn chưa mổ? Nằm trên giường, tôi định co chân thì bỗng nhận ra chân phải của tôi không chịu nghe lời. Tôi hiểu ra rằng mình đã được mổ.
Cô y tá đẩy xe chở tôi về buồng hồi sức. Cánh cửa tự động mở rộng, tôi nhìn thấy cha mẹ tôi đang vô cùng sốt ruột đứng đó chờ đón tôi, nhưng tôi không thể nói được một câu nào. Sau vài giờ nằm nghỉ, thuốc mê hết tác dụng, tôi mới tỉnh lại. Kề bên tôi là cha và mẹ đang nắm lấy tay tôi, thật vui mừng xiết bao!
Lại vài giờ nữa trôi qua, thuốc mê thật sự hết tác dụng, tôi bắt đầu cảm thấy đau buốt thấu xương. Tôi thử gắng chịu đựng, nước mắt trào ra không sao kìm được; mẹ tôi vội mời y tá tiêm thuốc giảm đau cho tôi.
Thuốc giảm đau bắt đầu có tác dụng, mặt tôi loang lổ các vệt nước mắt, thế rồi giấc ngủ ập đến. Thuốc giảm đau có tác dụng trong sáu giờ, nhưng thường là chưa đủ sáu giờ thì tôi đã lại thấy đau dữ dội ở các vết mổ.
Tôi không dám khóc to mà chỉ thút thít khóc cùng hai hàng nước mắt. Các cô y tá đều khen tôi rất ngoan, không kêu khóc ầm ĩ. Có lẽ cũng đúng thì phải! So với những trẻ em khác sau khi mổ thường kêu khóc ré lên rất khiếp thì đúng là tôi ngoan hết nhẽ!
Sau này trưởng thành rồi tôi ngẫm nghĩ lại về lần mổ ấy và biết rằng tôi mắc bệnh “xơ hóa xương hông phải” (fibrous dysplasia), xương hông bên phải có bệnh. Nhìn tấm phim X-quang thấy vùng xương ấy cứ lỗ chỗ như tổ ong với rất nhiều đốm trắng - đó là những điểm bị xơ hóa.
Quá trình phẫu thuật là: bác sĩ nạo bỏ những vùng xương bị xơ hóa, sau đó dùng xương của các “ngân hàng xương“ (các mảnh xương của những bệnh nhân bị cắt các chi, đã hiến cho bệnh viện, được bảo quản ở nhiệt độ thấp) rồi vá vào đó, nhằm trợ giúp cho xương được tái tạo phát triển.
Để đề phòng bệnh nhân mini là tôi cựa quậy lung tung sẽ lâu lành vết mổ hoặc xương sẽ đâm làm đau cơ thịt, người ta đã bó bột toàn bộ chân phải của tôi và một nửa trên của đùi trái. Tôi gần giống một mumiya1 (còn gọi là moni, tức xác ướp Ai Cập - ND), chỉ khác là nửa người trên vẫn hoạt động được!
Chừng một tuần lễ sau ca mổ, tôi ra viện trở về nhà. Gia đình tôi ở tầng ba của một chung cư kiểu cũ, không có thang máy. Tôi vẫn đang bó bột nặng trịch, cha tôi cõng tôi lên nhà. Chị tôi và cậu em mừng rỡ đón chờ tôi về. Tôi cũng thấy rất vui!
Và thế là tôi bắt đầu sống quãng thời gian ba tháng phải nằm cố định. Suốt ngày nằm trên giường, căn phòng không có tivi; tôi bèn xem truyện tranh Cái chuông nhỏ, đọc Nhật Báo Quốc Ngữ, nghe đài. Đọc báo, tôi thường đọc to thành tiếng; có lẽ là luyện tập để đặt cơ sở cho khả năng đọc diễn cảm sau này cũng nên!
Sau ba tháng chịu đựng, ngày tháo bột cũng đã đến, đây là một chuyện thật đáng sợ! Tôi nằm trên giường, một bác nhân viên cầm cưa máy tiến lại. Tiếng máy rít lên inh tai khủng khiếp.
Tim tôi đập liên hồi, toàn thân co rúm lại, chỉ sợ bác ấy cưa nhầm thì người tôi sẽ rách tan, ruột gan văng tứ tung! Nhưng tôi đã lo quá thừa vì bác ấy cưa và tháo bột rất điệu nghệ, chỉ vài nhát đã hoàn tất việc này.
Bác dỡ từng mảng bột thạch cao màu trắng đục, trả lại tự do cho tôi! Sau đó tôi bắt đầu chống nạng tập đi. Thoạt đầu tôi đi rất chậm và mệt, cứ như một chú rùa nhỏ lê bước.Tôi dần dần bình phục, không cần chống nạng nữa, và đi lại như thường bằng đôi chân của mình.
Tôi những tưởng đây là lần thử thách đáng sợ duy nhất của mình, nào ngờ tôi đã quá lạc quan mất rồi!
Mình nghĩ đây là một tập truyện rất có ý nghĩa và có tính nhân văn cao nên post lên 4rum.
Kỳ 1: Cô bé ngoan
TT - Dù bạn đang bị bệnh tật giày vò hay không, hoặc bạn thấy mình vẫn chưa hề liên quan đến nỗi đau bệnh tật, chúng ta đều không nên bỏ qua câu chuyện về Tử Khâm. Trong cuốn sách này, có những chỗ cô viết rằng lẽ ra cô phải khóc nhưng lại vẫn không khóc, đều tràn đầy tinh thần dũng cảm mãnh liệt mà mỗi chúng ta đều mong mình cũng được sở hữu!
Tử Khâm đã thể hiện sự kiên cường vào thời khắc yếu mềm nhất, và cô đã tìm được lý do để không buông xuôi. Trịnh Hoa Nguyên (nhà văn)
TT - Kỳ nghỉ hè năm lên 7 tuổi, năm đó tôi học lớp 1, cả gia đình tôi về quê thăm bà nội. Cha tôi có năm anh em trai và một cô em gái. Cha tôi là em thứ năm trong nhà. Các bác và cô tôi đều ở quê; ba chị em tôi và một lô các anh chị em họ được nô đùa thỏa thích với nhau! Bỗng một hôm cô tôi hỏi cha tôi: “Tại sao chân phải của Tử Khâm lại hơi tập tễnh?”.
Sau khi trở lại Đài Bắc, cha mẹ tôi đưa tôi đến khám tại Bệnh viện Hòa Bình (Đài Bắc) và chụp phim X-quang.
Các bác sĩ xem phim rồi nói với cha tôi: “Rất xin lỗi ông bà, cho đến nay tôi chưa thấy một tấm phim X-quang như thế này bao giờ. Chúng tôi khuyên ông bà hãy đưa cháu đến khám tại một bệnh viện lớn xem sao”.
Được một người nhà làm y tá giới thiệu, chúng tôi đến khám tại khoa xương (nhi khoa) của Tổng y viện Vinh Dân (Đài Bắc).
Bác sĩ cho chụp phim như thường lệ, chụp xong, tôi cùng cha mẹ ra phòng ngoài ngồi chờ. Kim đồng hồ nhích dần nhích dần, đến 7g bác sĩ mới gọi chúng tôi vào. Bác sĩ hơi trầm buồn, chỉ vào tấm phim X-quang và nói với cha mẹ tôi một hồi. Vì nói toàn những câu chữ nghe lạ hoắc nên tôi nghe không hiểu gì cả. Chỉ thấy ông chỉ vào những chấm lỗ chỗ trên tấm phim và nói với cha mẹ tôi về tình trạng xương của tôi. Vẻ mặt của cha mẹ tôi thật nặng nề. Cha tôi luôn nhíu mày, còn mẹ tôi thì khóc. Chỉ có tôi cứ như là người ngoài bẽn lẽn đứng đó, không hề biết rằng những sự việc sắp xảy ra sẽ làm thay đổi cả cuộc đời tôi.
Chỉ vài hôm sau đó, bệnh viện đã gọi điện đến nhà thông báo tôi phải nằm viện. Cha mẹ tôi sắp xếp ổn thỏa cho chị gái và em trai tôi, rồi đưa tôi vào nằm tại khoa xương của Bệnh viện Vinh Dân để chuẩn bị mổ.
Cho đến nay tôi chỉ còn nhớ mơ hồ về lần mổ đầu tiên ấy. Nhưng tôi không bao giờ quên đoạn đường nho nhỏ chở tôi vào phòng mổ, chiếc giường bệnh mà đứa trẻ là tôi đã nằm, hành lang hun hút quá lạnh khiến tôi rét run cầm cập, tim đập thình thịch liên hồi. Đó là lần đầu tiên tôi bị nằm trên xe để người lạ đẩy, không nhìn thấy cha mẹ thân yêu. Lòng tôi thầm kêu lên “ôi, tôi sợ lắm, mọi người cứu tôi với!”.
Sau khi vào phòng mổ, một cô y tá chụp lên mặt tôi cái chụp gây mê; với một đứa trẻ lên 7 là tôi thì cái chụp ấy có mùi quái dị cực kỳ khó ngửi, rất “thum thủm”! Mặc dù tôi đã ngủ lịm đi ngay lập tức, nhưng kể từ ngày đó cái chụp ấy là nỗi kinh hoàng của tôi mỗi khi bị lên bàn mổ. Cho đến nay tôi vẫn rất hãi mùi của cái chụp ấy nên mỗi lần phải mổ sau này tôi đều yêu cầu y tá đừng chụp cái chụp ấy cho tôi khi tôi vẫn còn tỉnh táo, kẻo cái mùi khủng khiếp ấy sẽ làm cho nỗi sợ hãi trong tôi lại trỗi dậy.
Chẳng rõ phải sau bao lâu tôi mới tỉnh lại trong buồng hậu phẫu; tôi mơ màng ngờ ngợ hình như vẫn chưa mổ? Nằm trên giường, tôi định co chân thì bỗng nhận ra chân phải của tôi không chịu nghe lời. Tôi hiểu ra rằng mình đã được mổ.
Cô y tá đẩy xe chở tôi về buồng hồi sức. Cánh cửa tự động mở rộng, tôi nhìn thấy cha mẹ tôi đang vô cùng sốt ruột đứng đó chờ đón tôi, nhưng tôi không thể nói được một câu nào. Sau vài giờ nằm nghỉ, thuốc mê hết tác dụng, tôi mới tỉnh lại. Kề bên tôi là cha và mẹ đang nắm lấy tay tôi, thật vui mừng xiết bao!
Lại vài giờ nữa trôi qua, thuốc mê thật sự hết tác dụng, tôi bắt đầu cảm thấy đau buốt thấu xương. Tôi thử gắng chịu đựng, nước mắt trào ra không sao kìm được; mẹ tôi vội mời y tá tiêm thuốc giảm đau cho tôi.
Thuốc giảm đau bắt đầu có tác dụng, mặt tôi loang lổ các vệt nước mắt, thế rồi giấc ngủ ập đến. Thuốc giảm đau có tác dụng trong sáu giờ, nhưng thường là chưa đủ sáu giờ thì tôi đã lại thấy đau dữ dội ở các vết mổ.
Tôi không dám khóc to mà chỉ thút thít khóc cùng hai hàng nước mắt. Các cô y tá đều khen tôi rất ngoan, không kêu khóc ầm ĩ. Có lẽ cũng đúng thì phải! So với những trẻ em khác sau khi mổ thường kêu khóc ré lên rất khiếp thì đúng là tôi ngoan hết nhẽ!
Sau này trưởng thành rồi tôi ngẫm nghĩ lại về lần mổ ấy và biết rằng tôi mắc bệnh “xơ hóa xương hông phải” (fibrous dysplasia), xương hông bên phải có bệnh. Nhìn tấm phim X-quang thấy vùng xương ấy cứ lỗ chỗ như tổ ong với rất nhiều đốm trắng - đó là những điểm bị xơ hóa.
Quá trình phẫu thuật là: bác sĩ nạo bỏ những vùng xương bị xơ hóa, sau đó dùng xương của các “ngân hàng xương“ (các mảnh xương của những bệnh nhân bị cắt các chi, đã hiến cho bệnh viện, được bảo quản ở nhiệt độ thấp) rồi vá vào đó, nhằm trợ giúp cho xương được tái tạo phát triển.
Để đề phòng bệnh nhân mini là tôi cựa quậy lung tung sẽ lâu lành vết mổ hoặc xương sẽ đâm làm đau cơ thịt, người ta đã bó bột toàn bộ chân phải của tôi và một nửa trên của đùi trái. Tôi gần giống một mumiya1 (còn gọi là moni, tức xác ướp Ai Cập - ND), chỉ khác là nửa người trên vẫn hoạt động được!
Chừng một tuần lễ sau ca mổ, tôi ra viện trở về nhà. Gia đình tôi ở tầng ba của một chung cư kiểu cũ, không có thang máy. Tôi vẫn đang bó bột nặng trịch, cha tôi cõng tôi lên nhà. Chị tôi và cậu em mừng rỡ đón chờ tôi về. Tôi cũng thấy rất vui!
Và thế là tôi bắt đầu sống quãng thời gian ba tháng phải nằm cố định. Suốt ngày nằm trên giường, căn phòng không có tivi; tôi bèn xem truyện tranh Cái chuông nhỏ, đọc Nhật Báo Quốc Ngữ, nghe đài. Đọc báo, tôi thường đọc to thành tiếng; có lẽ là luyện tập để đặt cơ sở cho khả năng đọc diễn cảm sau này cũng nên!
Sau ba tháng chịu đựng, ngày tháo bột cũng đã đến, đây là một chuyện thật đáng sợ! Tôi nằm trên giường, một bác nhân viên cầm cưa máy tiến lại. Tiếng máy rít lên inh tai khủng khiếp.
Tim tôi đập liên hồi, toàn thân co rúm lại, chỉ sợ bác ấy cưa nhầm thì người tôi sẽ rách tan, ruột gan văng tứ tung! Nhưng tôi đã lo quá thừa vì bác ấy cưa và tháo bột rất điệu nghệ, chỉ vài nhát đã hoàn tất việc này.
Bác dỡ từng mảng bột thạch cao màu trắng đục, trả lại tự do cho tôi! Sau đó tôi bắt đầu chống nạng tập đi. Thoạt đầu tôi đi rất chậm và mệt, cứ như một chú rùa nhỏ lê bước.Tôi dần dần bình phục, không cần chống nạng nữa, và đi lại như thường bằng đôi chân của mình.
Tôi những tưởng đây là lần thử thách đáng sợ duy nhất của mình, nào ngờ tôi đã quá lạc quan mất rồi!