Bài toán 12 đồng tiền (2 người xem)

  • Thread starter Thread starter concogia
  • Ngày gửi Ngày gửi
Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

concogia

Gội rồi mới Cạo
Tham gia
17/9/09
Bài viết
3,412
Được thích
6,881
Tối hôm qua đi nhậu, thằng bạn trong bàn đưa ra câu đố, ai trong bàn giải được nó sẽ chịu phạt một "tua". Đề bài như sau:
Có 12 đồng tiền, trong đó có một đồng là giả, đồng giả khác trọng lượng với 11 đồng còn lại
Dùng cân 2 dĩa, cân 3 lần tìm ra đồng giả đó
Cái bài này mình đã giải cách đây..10 năm, nghe xong tưởng bở, thế mà quá thời gian quy định (20 phút) vẫn không giải được
Híc, các cao thủ giải giúp bài này để lần sau gặp lại thằng bạn đó mình "thịt" nó một "tua" mới được
Cám ơn trước
 
Tối hôm qua đi nhậu, thằng bạn trong bàn đưa ra câu đố, ai trong bàn giải được nó sẽ chịu phạt một "tua". Đề bài như sau:
Có 12 đồng tiền, trong đó có một đồng là giả, đồng giả khác trọng lượng với 11 đồng còn lại
Dùng cân 2 dĩa, cân 3 lần tìm ra đồng giả đó
Cái bài này mình đã giải cách đây..10 năm, nghe xong tưởng bở, thế mà quá thời gian quy định (20 phút) vẫn không giải được
Híc, các cao thủ giải giúp bài này để lần sau gặp lại thằng bạn đó mình "thịt" nó một "tua" mới được
Cám ơn trước
Câu này đã có trong mục Đố vui từ lâu rồi anh ơi
Nguyên tắc:
- Chia 12 đồng thành 3 nhóm
- Đảo qua lại 3 viên của nhóm này cho nhóm khác
- Xem kết quả của phép cân để suy luận và ra kết quả
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Nguyên tắc:
- Chia 12 đồng thành 3 nhóm
- Đảo qua lại 2 viên của nhóm này cho nhóm khác
- Xem kết quả của phép cân để suy luận và ra kết quả
Đúng là chia làm 3 nhóm. Nhưng không biết là đảo qua đảo lại 2 viên của từng nhóm như vậy sẽ mất bao nhiêu lần cân hả bác ndu?
Em thì dùng cách này: (Cũng chia làm 3 nhóm).

- Cân 2 nhóm đầu để tìm nhóm nhẹ hơn (4 đồng xu/bên).
- Chia 2 của nhóm nhẹ hơn làm 2 phần và cân để tìm nhóm nhẹ hơn tiếp (2 đồng xu/bên).
- Cân lần cuối của nhóm 2 đồng xu nhẹ hơn (Mỗi bên 1 đồng xu) sẽ tìm được đồng xu nhẹ nhất.
 
Đúng là chia làm 3 nhóm. Nhưng không biết là đảo qua đảo lại 2 viên của từng nhóm như vậy sẽ mất bao nhiêu lần cân hả bác ndu?
Em thì dùng cách này: (Cũng chia làm 3 nhóm).

- Cân 2 nhóm đầu để tìm nhóm nhẹ hơn (4 đồng xu/bên).
- Chia 2 của nhóm nhẹ hơn làm 2 phần và cân để tìm nhóm nhẹ hơn tiếp (2 đồng xu/bên).
- Cân lần cuối của nhóm 2 đồng xu nhẹ hơn (Mỗi bên 1 đồng xu) sẽ tìm được đồng xu nhẹ nhất.
Hay quá.. nhưng mà.. trật lất
Có ai bảo bạn tìm đồng xu "nhẹ" đâu
Xem lại đề bài đi! Chỉ biết đồng ấy khác trọng lượng thôi, nặng nhẹ thế nào vẫn chưa biết
 
Tối hôm qua đi nhậu, thằng bạn trong bàn đưa ra câu đố, ai trong bàn giải được nó sẽ chịu phạt một "tua". Đề bài như sau:
Có 12 đồng tiền, trong đó có một đồng là giả, đồng giả khác trọng lượng với 11 đồng còn lại
Dùng cân 2 dĩa, cân 3 lần tìm ra đồng giả đó
Cái bài này mình đã giải cách đây..10 năm, nghe xong tưởng bở, thế mà quá thời gian quy định (20 phút) vẫn không giải được
Híc, các cao thủ giải giúp bài này để lần sau gặp lại thằng bạn đó mình "thịt" nó một "tua" mới được
Cám ơn trước
Tặng Bác cò già hay ăn nhậu 1 bài toán về đong rượu, để lở khi đi nhậu có cái nói cho vui nhé!
Bác cò già đi mua rượu mà quên đem theo can (thùng) để đựng. Khổ nỗi đến chỗ Bán rượu họ chỉ có 3 can đựng rượu là: 1 can 10lít đựng đầy rượu, 1 can 7lít và 1 can 3lit còn trống. Bác cò già muốn mua 5lít rượu để đem về nhậu với MinhCong cho vui--=0, Bà chủ bán rượu nhờ Bác đong giúp làm sao trong 8 lần đong Bác xách 5lít rượu trong can 7lít ra về.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tặng Bác cò già hay ăn nhậu 1 bài toán về đong rượu, để lở khi đi nhậu có cái nói cho vui nhé!
Bác cò già đi mua rượu mà quên đem theo can (thùng) để đựng. Khổ nỗi đến chỗ Bán rượu họ chỉ có 3 can đựng rượu là: 1 can 10lít đựng đầy rượu, 1 can 7lít và 1 can 5lit còn trống. Bác cò già muốn mua 5lít rượu để đem về nhậu với MinhCong cho vui--=0, Bà chủ bán rượu nhờ Bác đong giúp làm sao trong 8 lần đong Bác xách 5lít rượu trong can 7lít ra về.
"Hổng" chơi "zí" MinhCong. Đố gì dễ "ẹcctt" can 10lit đầy, can 5lit trống, can 7lit trống, muốn mang 5lit về trong can 7lit cogia chỉ đổ từ can 10=> 5, dổ từ 5=> 7 rồi trả tiền xong...xách "zìa", mắc mớ gì phải đổ tới 8 lần. Híc
Hình như MinhCong ở Phan Thiết, nếu không có gì thay đổi vào giờ cuối trong tháng 7 cogia ra Phan Thiết nhậu "zí" MinhCong
MinhCong chuẩn bị 3 cái can 5, 7, 10 lít đi nhé.
Thân
 
Tối hôm qua đi nhậu, thằng bạn trong bàn đưa ra câu đố, ai trong bàn giải được nó sẽ chịu phạt một "tua". Đề bài như sau:
Có 12 đồng tiền, trong đó có một đồng là giả, đồng giả khác trọng lượng với 11 đồng còn lại
Dùng cân 2 dĩa, cân 3 lần tìm ra đồng giả đó
Cái bài này mình đã giải cách đây..10 năm, nghe xong tưởng bở, thế mà quá thời gian quy định (20 phút) vẫn không giải được
Híc, các cao thủ giải giúp bài này để lần sau gặp lại thằng bạn đó mình "thịt" nó một "tua" mới được
Cám ơn trước
Lần sau nếu có gặp lại bác đố ngược lại nhưng với 13 đồng tiền --=0(13 đồng tiền trong đó có 1 đồng giả có trọng lượng khác với các đồng tiền khác, dùng cân đĩa cân 3 lần để tìm ra đồng tiền giả).
 
"Hổng" chơi "zí" MinhCong. Đố gì dễ "ẹcctt" can 10lit đầy, can 5lit trống, can 7lit trống, muốn mang 5lit về trong can 7lit cogia chỉ đổ từ can 10=> 5, dổ từ 5=> 7 rồi trả tiền xong...xách "zìa", mắc mớ gì phải đổ tới 8 lần. Híc
Hình như MinhCong ở Phan Thiết, nếu không có gì thay đổi vào giờ cuối trong tháng 7 cogia ra Phan Thiết nhậu "zí" MinhCong
MinhCong chuẩn bị 3 cái can 5, 7, 10 lít đi nhé.
Thân
Ấy nhầm Em sửa lại trên rồi, là can 3 lit cơ. Xin lỗi Anh nhé. Đúng rồi Anh à. Em ở Phan Thiết, khi nào ra Anh điện Em nhé.
ĐT: 0919218180
 
Tặng Bác cò già hay ăn nhậu 1 bài toán về đong rượu, để lở khi đi nhậu có cái nói cho vui nhé!
Bác cò già đi mua rượu mà quên đem theo can (thùng) để đựng. Khổ nỗi đến chỗ Bán rượu họ chỉ có 3 can đựng rượu là: 1 can 10lít đựng đầy rượu, 1 can 7lít và 1 can 3lit còn trống. Bác cò già muốn mua 5lít rượu để đem về nhậu với MinhCong cho vui--=0, Bà chủ bán rượu nhờ Bác đong giúp làm sao trong 8 lần đong Bác xách 5lít rượu trong can 7lít ra về.
Hồi nhỏ mình cũng hay đi mua rượu nên cũng muốn tham gia thử xem :
1/ Can 10 lít sang qua can 7 lít
2/ --- 7 ---------------- 3
3/ ----3 ----------------10
4/ ----7 ---------------- 3
5/ --- 3 ----------------10
6/ ----7 ----------------3 ( lúc này chỉ còn 1 lít)
7/ --- 10 ------ -------- 7
8/ ----7 -------- ------- 3
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Ấy nhầm Em sửa lại trên rồi, là can 3 lit cơ. Xin lỗi Anh nhé. Đúng rồi Anh à. Em ở Phan Thiết, khi nào ra Anh điện Em nhé.
ĐT: 0919218180
Đi mua rượu giùm vậy:
Lần|Can 10 lít|Can 7 lít|Can 3 lít
0|10|0|0
1|3|7|0
2|3|4|3
3|6|4|0
4|6|1|3
5|9|1|0
6|9|0|1
7|2|7|1
8|2|5|3
Nhưng cách hay hơn hết là lấy hết 10 lít về nhậu cho đã --=0
 
Tối hôm qua đi nhậu, thằng bạn trong bàn đưa ra câu đố, ai trong bàn giải được nó sẽ chịu phạt một "tua". Đề bài như sau:
Có 12 đồng tiền, trong đó có một đồng là giả, đồng giả khác trọng lượng với 11 đồng còn lại
Dùng cân 2 dĩa, cân 3 lần tìm ra đồng giả đó
Cái bài này mình đã giải cách đây..10 năm, nghe xong tưởng bở, thế mà quá thời gian quy định (20 phút) vẫn không giải được
Híc, các cao thủ giải giúp bài này để lần sau gặp lại thằng bạn đó mình "thịt" nó một "tua" mới được
Cám ơn trước
Thêm 1 lần cân nữa thì được, mình mới nghĩ được 4 lần cân thôi.
 
Có cách đong rượu khác thực tế hơn nè: hè hè.
1. Can 10 lít qua can 7 lit
2. Can 7 lít qua can 3 lit
3. Can 7 lit đong qua can 10 lít, nghiêng cái bình sao cho phần còn lại đúng 1/2 bình ==> can 7 lít còn 3.5 lít
3. Can 3 lit đong qua can 7 lít, nghiêng cái bình sao cho phần còn lại đúng 1/2 bình ==> can 7 lít sẽ có đủ 5 lít
 
Có cách khác nè : nghiêng cái bình 10 lít sao cho phần còn lại đúng 1/2 bình ==> can 7 lít ==>5 lít
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Lần sau nếu có gặp lại bác đố ngược lại nhưng với 13 đồng tiền --=0(13 đồng tiền trong đó có 1 đồng giả có trọng lượng khác với các đồng tiền khác, dùng cân đĩa cân 3 lần để tìm ra đồng tiền giả).
Trọng lượng khác nghĩa là chưa biết nặng hơn hay nhẹ hơn??? Khó lòng cân 3 lần
Nếu biết đồng giả nặng hơn hoặc nhẹ hơn các đồng thật thì có thể cân 3 lần bằng cách:
Chia thành 3 nhóm (1 nhóm 4 đồng) , dư 1 đồng
Lần 1: cân 2 nhóm (1 nhóm 4 đồng)...
Lần 2: cân 2 nhóm (1 nhóm 2 đồng)...
Lần 3: cân 2 nhóm (1 nhóm 1 đồng)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Lần sau nếu có gặp lại bác đố ngược lại nhưng với 13 đồng tiền --=0(13 đồng tiền trong đó có 1 đồng giả có trọng lượng khác với các đồng tiền khác, dùng cân đĩa cân 3 lần để tìm ra đồng tiền giả).
Mới ngồi "zí" bác Trí, anh Bình, anh Ca "zìa", "tưng" quá, nhớ ra cách giải rồi, bạn huuthang ơi 12 đồng giải được thì 13 đồng cũng thế ( có thể không biết đồng giả nặng hay nhẹ hơn đồng thật thôi) vẫn chỉ được đồng giả
Híc
To MinhCong: ngày mai tỉnh sẽ giải bài của bạn
To: Thầy tedaynui: 13 đồng cân 3 lần vẫn giải được Thầy ơi
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Lần sau nếu có gặp lại bác đố ngược lại nhưng với 13 đồng tiền --=0(13 đồng tiền trong đó có 1 đồng giả có trọng lượng khác với các đồng tiền khác, dùng cân đĩa cân 3 lần để tìm ra đồng tiền giả).

Nếu có 11 đồng,
Lần 1: Chia làm 3 nhóm 1-5-5
Nếu đồng giả thuộc nhóm 5-5 thì
Lần 2: Chia làm 3 nhóm 1-2-2
Nếu đồng giả thuộc nhóm 2-2 thì
Lần 3: 1-1

không biết đúng không Ka ka
 
Lần chỉnh sửa cuối:
13 đồng chia 3 nhóm 1-5-5 là 11 đồng, còn 2 đồng bỏ túi mua rượu? Con gái không được uống rượu nha!
Chời ơi chời, mình thì ngồi cặm cụi viết bài dùm chú Bình, họ thì đi ún cho đã, về còn khoe.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Muội đang định ém 02 đồng thì Huynh lật tẩy, chán quá đi..........,,,,,,,

Thế muội sửa thành vầy
Lần 1: 1-6-6
nếu thuộc nhóm 6-6
Lần 2: đem 6 chia thành 2 nhóm 3-3
nếu thuộc nhóm 3 thì chia thành 3 nhóm 1-1-1
Lần 3: 1-1

done
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Trọng lượng khác nghĩa là chưa biết nặng hơn hay nhẹ hơn??? Khó lòng cân 3 lần
Nếu biết đồng giả nặng hơn hoặc nhẹ hơn các đồng thật thì có thể cân 3 lần bằng cách:
Chia thành 3 nhóm (1 nhóm 4 đồng) , dư 1 đồng
Lần 1: cân 2 nhóm (1 nhóm 4 đồng)...
Lần 2: cân 2 nhóm (1 nhóm 2 đồng)...
Lần 3: cân 2 nhóm (1 nhóm 1 đồng)
Giải bài 12 đồng tiền đây:

untitled.JPG

--------------------------------------------------------------------------------------------------------

Xem thử có gì sơ sót hay không?
(Ah... mà sao không cho mấy bài này vào chung với box Đố vui nhỉ
 

File đính kèm

Lần chỉnh sửa cuối:
Trọng lượng khác nghĩa là chưa biết nặng hơn hay nhẹ hơn??? Khó lòng cân 3 lần
Nếu biết đồng giả nặng hơn hoặc nhẹ hơn các đồng thật thì có thể cân 3 lần bằng cách:
Chia thành 3 nhóm (1 nhóm 4 đồng) , dư 1 đồng
Lần 1: cân 2 nhóm (1 nhóm 4 đồng)...
Lần 2: cân 2 nhóm (1 nhóm 2 đồng)...
Lần 3: cân 2 nhóm (1 nhóm 1 đồng)

Đây là bài giải của bài toán 13 đồng tiền:


Đánh dấu cho 13 đồng tiền lần lượt là: A, B, C, D, E, F, G, H, I, J, K, L, M
Lần cân 1: Cân A, B, C, D với E, F, G, H
___Trường hợp 1: A, B, C, D = E, F, G, H
______Lần cân 2: Cân A, B, C với I, J, K
_________Trường hợp 1.1: A, B, C = I, J, K => Đồng tiền giả là L hoặc M
____________Lần cân 3: Cân A với L
_______________Trường hợp 1.1.1: A = L => Đồng tiền giả là M
_______________Trường hợp 1.1.2: A <> L => Đồng tiền giả là L
_________Trường hợp 1.2: A, B, C < I, J, K => Đồng tiền giả là 1 trong 3 đồng I, J, K và đồng tiền giả nặng hơn các đồng khác
____________Lần cân 3: Cân I với J
_______________Trường hợp 1.2.1: I = J => Đồng tiền giả là K và K nặng hơn các đồng khác
_______________Trường hợp 1.2.2: I < J => Đồng tiền giả là J và J nặng hơn các đồng khác
_______________Trường hợp 1.2.3: I > J => Đồng tiền giả là I và I nặng hơn các đồng khác
_________Trường hợp 1.3: A, B, C > I, J, K => Đồng tiền giả là 1 trong 3 đồng I, J, K và đồng tiền giả nhẹ hơn các đồng khác. Cân tương tự trường hợp 1.2
___Trường hợp 2: A, B, C, D < E, F, G, H
______Lần cân 2: Cân D, E, F, G với H, I, J, K
_________Trường hợp 2.1: D, E, F, G = H, I, J, K => Đồng tiền giả là 1 trong 3 đồng A, B, C và đồng giả nhẹ hơn các đồng khác
____________Lần cân 3: Cân A với B
_______________Trường hợp 2.1.1: A = B => Đồng tiền giả là C và C nhẹ hơn các đồng khác
_______________Trường hợp 2.1.2: A < B => Đồng tiền giả là A và A nhẹ hơn các đồng khác
_______________Trường hợp 2.1.3: A > B => Đồng tiền giả là B và B nhẹ hơn các đồng khác
_________Trường hợp 2.2: D, E, F, G < H, I, J, K => Đồng tiền giả là D hoặc H
____________Lần cân 3: Cân A với D
_______________Trường hợp 2.2.1: A = D => Đồng tiền giả là H và H nặng hơn các đồng khác
_______________Trường hợp 2.2.2: A > D => Đồng tiền giả là D và D nhẹ hơn các đồng khác
_________Trường hợp 2.3: D, E, F, G > H, I, J, K => Đồng tiền giả là 1 trong 3 đồng E, F, G và đồng giả nặng hơn các đồng khác
____________Lần cân 3: Cân E với F
_______________Trường hợp 2.3.1: E = F => Đồng tiền giả là G và G nặng hơn các đồng khác
_______________Trường hợp 2.3.2: E < F => Đồng tiền giả là F và F nặng hơn các đồng khác
_______________Trường hợp 1.2.2: E > F => Đồng tiền giả là E và E nặng hơn các đồng khác
___Trường hợp 3: A, B, C, D > E, F, G, H. Tương tự trường hợp 2
 

Đây là bài giải của bài toán 13 đồng tiền:


Đánh dấu cho 13 đồng tiền lần lượt là: A, B, C, D, E, F, G, H, I, J, K, L, M
Lần cân 1: Cân A, B, C, D với E, F, G, H
___Trường hợp 1: A, B, C, D = E, F, G, H
______Lần cân 2: Cân A, B, C với I, J, K
_________Trường hợp 1.1: A, B, C = I, J, K => Đồng tiền giả là L hoặc M
____________Lần cân 3: Cân A với L
_______________Trường hợp 1.1.1: A = L => Đồng tiền giả là M
_______________Trường hợp 1.1.2: A <> L => Đồng tiền giả là L
_________Trường hợp 1.2: A, B, C < I, J, K => Đồng tiền giả là 1 trong 3 đồng I, J, K và đồng tiền giả nặng hơn các đồng khác
____________Lần cân 3: Cân I với J
_______________Trường hợp 1.2.1: I = J => Đồng tiền giả là K và K nặng hơn các đồng khác
_______________Trường hợp 1.2.2: I < J => Đồng tiền giả là J và J nặng hơn các đồng khác
_______________Trường hợp 1.2.3: I > J => Đồng tiền giả là I và I nặng hơn các đồng khác
_________Trường hợp 1.3: A, B, C > I, J, K => Đồng tiền giả là 1 trong 3 đồng I, J, K và đồng tiền giả nhẹ hơn các đồng khác. Cân tương tự trường hợp 1.2
___Trường hợp 2: A, B, C, D < E, F, G, H
______Lần cân 2: Cân D, E, F, G với H, I, J, K
_________Trường hợp 2.1: D, E, F, G = H, I, J, K => Đồng tiền giả là 1 trong 3 đồng A, B, C và đồng giả nhẹ hơn các đồng khác
____________Lần cân 3: Cân A với B
_______________Trường hợp 2.1.1: A = B => Đồng tiền giả là C và C nhẹ hơn các đồng khác
_______________Trường hợp 2.1.2: A < B => Đồng tiền giả là A và A nhẹ hơn các đồng khác
_______________Trường hợp 2.1.3: A > B => Đồng tiền giả là B và B nhẹ hơn các đồng khác
_________Trường hợp 2.2: D, E, F, G < H, I, J, K => Đồng tiền giả là D hoặc H
____________Lần cân 3: Cân A với D
_______________Trường hợp 2.2.1: A = D => Đồng tiền giả là H và H nặng hơn các đồng khác
_______________Trường hợp 2.2.2: A > D => Đồng tiền giả là D và D nhẹ hơn các đồng khác
_________Trường hợp 2.3: D, E, F, G > H, I, J, K => Đồng tiền giả là 1 trong 3 đồng E, F, G và đồng giả nặng hơn các đồng khác
____________Lần cân 3: Cân E với F
_______________Trường hợp 2.3.1: E = F => Đồng tiền giả là G và G nặng hơn các đồng khác
_______________Trường hợp 2.3.2: E < F => Đồng tiền giả là F và F nặng hơn các đồng khác
_______________Trường hợp 1.2.2: E > F => Đồng tiền giả là E và E nặng hơn các đồng khác
___Trường hợp 3: A, B, C, D > E, F, G, H. Tương tự trường hợp 2
Mình thấy cái chỗ màu xanh ấy chưa ổn rồi Thắng ơi! Vì không biết đồng tiền M là nặng hay nhẹ?
 
Tối hôm qua đi nhậu, thằng bạn trong bàn đưa ra câu đố, ai trong bàn giải được nó sẽ chịu phạt một "tua". Đề bài như sau:
Có 12 đồng tiền, trong đó có một đồng là giả, đồng giả khác trọng lượng với 11 đồng còn lại
Dùng cân 2 dĩa, cân 3 lần tìm ra đồng giả đó
Cái bài này mình đã giải cách đây..10 năm, nghe xong tưởng bở, thế mà quá thời gian quy định (20 phút) vẫn không giải được
Híc, các cao thủ giải giúp bài này để lần sau gặp lại thằng bạn đó mình "thịt" nó một "tua" mới được
Cám ơn trước

Đáp án chuẩn đây:
- Chia 12 đồng thành 2 nhóm, mỗi nhóm 6 đồng. Cân Lần 1, sẽ tìm được 6 đồng (trong đó có chưa 1 đồng giả).
- Chia 6 đồng tiền đó ra làm 3 phần, mỗi phần 2 đồng. Cân lần 2, sẽ xảy ra 2 trường hợp:
+ Nếu cân thăng bằng, thì sẽ tìm được đồng tiền giả nằm ở phần còn lại.
+ Nếu cân không thăng bằng ta sẽ tìm được phần chứa đồng tiền giả (quá dễ).
- Cân lần 3 sẽ tìm được đồng tiền giả.

P/s: Đi nhậu nhớ gọi tôi nhé.
 
Giải bài 12 đồng tiền đây:

View attachment 47193

--------------------------------------------------------------------------------------------------------

Xem thử có gì sơ sót hay không?
(Ah... mà sao không cho mấy bài này vào chung với box Đố vui nhỉ
Tôi thấy trường hợp 2c có sự mâu thuẩn với giả sử ban đầu là 4 đồng đen nặng mà , như vậy đồng nhẹ phải là màu xanh chứ ?
 
Tôi thấy trường hợp 2c có sự mâu thuẩn với giả sử ban đầu là 4 đồng đen nặng mà , như vậy đồng nhẹ phải là màu xanh chứ ?
Đã sửa lại rồi bạn à... Do lúc gõ chữ sơ ý thôi!
-------------------------------
Đáp án chuẩn đây:
- Chia 12 đồng thành 2 nhóm, mỗi nhóm 6 đồng. Cân Lần 1, sẽ tìm được 6 đồng (trong đó có chưa 1 đồng giả).
.
Đã nói chưa biết đồng giả nặng hay nhẹ, vậy xác định nó nằm ở nhóm nào đây?
Hình như các bạn cứ nghĩ hể GIẢ thì phải NHẸ hay sao ấy?
Ẹc... Ẹc...
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Đáp án chuẩn đây:
- Chia 12 đồng thành 2 nhóm, mỗi nhóm 6 đồng. Cân Lần 1, sẽ tìm được 6 đồng (trong đó có chưa 1 đồng giả).
- Chia 6 đồng tiền đó ra làm 3 phần, mỗi phần 2 đồng. Cân lần 2, sẽ xảy ra 2 trường hợp:
+ Nếu cân thăng bằng, thì sẽ tìm được đồng tiền giả nằm ở phần còn lại.
+ Nếu cân không thăng bằng ta sẽ tìm được phần chứa đồng tiền giả (quá dễ).
- Cân lần 3 sẽ tìm được đồng tiền giả.

P/s: Đi nhậu nhớ gọi tôi nhé.
Không đơn giản vậy đâu Bác à. Vì đồng tiền giả đó chưa biết là nặng hay nhẹ hơn những đồng tiền thật. Bác xem cách của Bác NDU ấy.
 
Mình thấy cái chỗ màu xanh ấy chưa ổn rồi Thắng ơi! Vì không biết đồng tiền M là nặng hay nhẹ?
Hình như đáp án chỉ TÌM RA ĐỒNG GIẢ chứ không xác định nó NẶNG HAY NHẸ (Trường hợp 1.1.1 và Trường hợp 1.1.2) ---> Đúng không bạn?
Đúng vậy. Câu đố chỉ yêu cầu tìm ra đồng tiền giả.
Lần sau nếu có gặp lại bác đố ngược lại nhưng với 13 đồng tiền --=0(13 đồng tiền trong đó có 1 đồng giả có trọng lượng khác với các đồng tiền khác, dùng cân đĩa cân 3 lần để tìm ra đồng tiền giả).
 
Muội đang định ém 02 đồng thì Huynh lật tẩy, chán quá đi..........,,,,,,,

Thế muội sửa thành vầy
Lần 1: 1-6-6
nếu thuộc nhóm 6-6
Lần 2: đem 6 chia thành 2 nhóm 3-3
nếu thuộc nhóm 3 thì chia thành 3 nhóm 1-1-1
Lần 3: 1-1

done

Bài toán này giải trên quan điểm thực tế của em như sau
1. Đã dùng cân thì phải bài toán phải đưa về trọng lượng như vậy tiền giả ở đây ta không xét về chất liệu (polime đểu hay thật)
2. Như vậy bài toán chỉ giả định là chất liệu thật nhưng chỉ đi tìm đồng tiền giả

Như vậy đồng tiền giả phải nhẹ hơn đồng tiền thật (nặng hơn có mà ốm,,,,,,,)

Như vậy ta đi tìm theo cách phân nhóm 1-6-6 cho lành không phức tạp ....ha ha
 
Bài toán này giải trên quan điểm thực tế của em như sau
1. Đã dùng cân thì phải bài toán phải đưa về trọng lượng như vậy tiền giả ở đây ta không xét về chất liệu (polime đểu hay thật)
2. Như vậy bài toán chỉ giả định là chất liệu thật nhưng chỉ đi tìm đồng tiền giả

Như vậy đồng tiền giả phải nhẹ hơn đồng tiền thật (nặng hơn có mà ốm,,,,,,,)

Như vậy ta đi tìm theo cách phân nhóm 1-6-6 cho lành không phức tạp ....ha ha
Tại sao đồng tiền giả phải nhẹ hơn đồng tiền thật. Nếu nặng hơn mà trông giống tiền thật hơn thì bọn làm tiền giả cũng làm.
Nếu biết đồng giả là nặng hơn hay nhẹ hơn đồng thật thì với n lần cân ta có thể xác định được đồng tiền giả trong 3^n đồng tiền (n<>0). Cứ chia làm 3 và cân, lại chia làm 3 và cân,... cho đến khi xác định được.
Vậy với 3 lần cân ta có thể xác định được đồng tiền giả trong 27 đồng tiền.
 
Như vậy đồng tiền giả phải nhẹ hơn đồng tiền thật (nặng hơn có mà ốm,,,,,,,)

Như vậy ta đi tìm theo cách phân nhóm 1-6-6 cho lành không phức tạp ....ha ha
Đã là TOÁN HỌC thì phải dựa trên những cơ sở suy luận logic, không thể có chuyện "cảm tính" ở đây được!
 
Giải bài 12 đồng tiền đây:

--------------------------------------------------------------------------------------------------------

Xem thử có gì sơ sót hay không?
(Ah... mà sao không cho mấy bài này vào chung với box Đố vui nhỉ

Chưa ổn rồi bạn ơi! Xem lại trường hợp 1b): Sau khi cân 2 lần, xác định được đồng tiền giả nằm ở trong 3 đồng màu đỏ. Lầy 2 đồng màu đỏ trong nhóm này cân với nhau (cân lần 3), nếu cân cân bằng thì xác định được đồng tiền màu đỏ còn lại là giả, nhưng nếu cân không cân bằng thì chỉ biết đồng tiền giả nằm trong 2 đồng này thôi, chưa tìm ra được "thủ phạm" đâu!
 
Có một câu đố khác cũng về cân không biết đã có trên diễn đàn chưa. Nhân tiện post lên đây để mọi người nghiên cứu chơi:

Có 10 kiện hàng, mỗi kiện hàng có 9 sản phẩm. Trong đó có một kiện hàng giả. Biết rằng mỗi sản phẩm thật nặng 10g và mỗi sản phẩm giả nặng 9g. Hãy chỉ ra kiện hàng giả với 1 lần cân (dùng cân bàn, cân biết trọng lượng chứ không phải cân đĩa nha)
 
Chưa ổn rồi bạn ơi! Xem lại trường hợp 1b): Sau khi cân 2 lần, xác định được đồng tiền giả nằm ở trong 3 đồng màu đỏ. Lầy 2 đồng màu đỏ trong nhóm này cân với nhau (cân lần 3), nếu cân cân bằng thì xác định được đồng tiền màu đỏ còn lại là giả, nhưng nếu cân không cân bằng thì chỉ biết đồng tiền giả nằm trong 2 đồng này thôi, chưa tìm ra được "thủ phạm" đâu!
Trường hợp 1b tôi ghi vầy:
Nếu kết quả không cân bằng thì đồng giả nằm trong nhóm 3 đồng màu đỏ, nặng hay nhẹ là tùy vào nhóm này đang năng hay nhẹ. Lấy 2 đồng của nhóm màu đỏ này cân với nhau sẽ tìm được đồng giả (cân lần 3)
Chổ màu đỏ hình như bạn chưa xem!
 
B
Như vậy đồng tiền giả phải nhẹ hơn đồng tiền thật (nặng hơn có mà ốm,)
Như vậy ta đi tìm theo cách phân nhóm 1-6-6 cho lành không phức tạp ....ha ha
Nhỏ này!
Đồng tiền sao lại bằng polyme hả trời? Đã là đồng tiền thì bằng kim loại. Thí dụ như kẽm hoặc đồng thau, ... Vậy đồng giả bằng chì có rẻ hơn không, có nặng hơn không?
Con gái mà cười ha ha, chả có thuỳ mị gì ráo trọi hà!
 
Nhỏ này!
Đồng tiền sao lại bằng polyme hả trời? Đã là đồng tiền thì bằng kim loại. Thí dụ như kẽm hoặc đồng thau, ... Vậy đồng giả bằng chì có rẻ hơn không, có nặng hơn không?
Con gái mà cười ha ha, chả có thuỳ mị gì ráo trọi hà!

Hu hu, đây là mục thư giãn mà...........hu hu l g chtit mắng muội .............h uhu ,,,,,,,
 
Giải bài 12 đồng tiền đây:



--------------------------------------------------------------------------------------------------------

Xem thử có gì sơ sót hay không?
(Ah... mà sao không cho mấy bài này vào chung với box Đố vui nhỉ
Tập tin đính kèm
Can12dongtien.xls (19.5 KB, 4 lần tải)
Uhh hình vẽ của bạn dễ hiểu nhưng trình bày hơi khó hiểu, nhưng mình chấp nhận cách giải này.
 
Chưa ổn rồi bạn ơi! Xem lại trường hợp 1b): Sau khi cân 2 lần, xác định được đồng tiền giả nằm ở trong 3 đồng màu đỏ. Lầy 2 đồng màu đỏ trong nhóm này cân với nhau (cân lần 3), nếu cân cân bằng thì xác định được đồng tiền màu đỏ còn lại là giả, nhưng nếu cân không cân bằng thì chỉ biết đồng tiền giả nằm trong 2 đồng này thôi, chưa tìm ra được "thủ phạm" đâu!
Bạn chưa đọc kỹ ở trên rồi, tại bước 2 khi lấy 3 đồng màu đỏ cân với bất kỳ 3 đồng màu đen hoặc xanh (trong đó đồng màu đen hoặc xanh là đồng thật) thì đã biết được đồng màu đỏ (có chứa đồng giả) nặng hay nhẹ hơn đồng thật rồi.
 
Ta Giả sử đồng tiền giả nhẹ hơn đồng tiền thật nhé !

- Cân lần 1 : Chia 12 đồng tiền thành 2 nhóm, mỗi bên 6 đồng, đem đặt lên bàn cân -> Bên nào nhẹ hơn thì bên đó chứa đồng tiền giả.
- Cần lần 2 : Chia 6 đồng (có chứa tiền giả) thành 2 nhóm, cân tương tự -> Thấy bên nào nhẹ hơn thì bên đó có tiền giả.

Vậy là sau 2 lần cân ta tìm được 3 đồng (1 trong 3 đồng đó là giả)
- Cân lần 3 : Lấy 2 trong 3 đồng đó đặt lên 2 cân. ta có các khả năng sau :
+ Cân thăng bằng : Vậy đồng còn lại là giả
+ Cân lệch : Bên nào nhẹ hơn thì bên đó là tiền giả

Dễ quá phải không :d
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Ta Giả sử đồng tiền giả nhẹ hơn đồng tiền thật nhé !

- Cân lần 1 : Chia 12 đồng tiền thành 2 nhóm, . . .
Sao ngay từ đầu bạn không chia thành ba đống, mà chỉ là 2?
 
Ta Giả sử đồng tiền giả nhẹ hơn đồng tiền thật nhé !

- Cân lần 1 : Chia 12 đồng tiền thành 2 nhóm, mỗi bên 6 đồng, đem đặt lên bàn cân -> Bên nào nhẹ hơn thì bên đó chứa đồng tiền giả.
- Cần lần 2 : Chia 6 đồng (có chứa tiền giả) thành 2 nhóm, cân tương tự -> Thấy bên nào nhẹ hơn thì bên đó có tiền giả.

Vậy là sau 2 lần cân ta tìm được 3 đồng (1 trong 3 đồng đó là giả)
- Cân lần 3 : Lấy 2 trong 3 đồng đó đặt lên 2 cân. ta có các khả năng sau :
+ Cân thăng bằng : Vậy đồng còn lại là giả
+ Cân lệch : Bên nào nhẹ hơn thì bên đó là tiền giả

Dễ quá phải không :d

Giải tầm bậy tầm bạ không, lại còn cho là DỄ nữa chứ
Bộ đồng tiền giả thì phải NHẸ à? Nếu nó NẶNG hơn thì sao?
-----------
Mà bài này người ta giải từ đời tám quánh nào, giờ bạn lại đào mộ à?
 
Lần chỉnh sửa cuối:

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom