Đề xuất thêm ký tự F, J, W, Z trong bảng chữ cái tiếng Việt (2 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Tôi chợt có ý tưởng: Bây giờ, khi học các môn khoa học tự nhiên sẽ không tránh khỏi việc tiếp xúc với các ký tự Φ, β, α, Ω... vân vân... Vậy ta đưa vào bảng chữ cái luôn. Mất công tụi nhóc lại hỏi
Ẹc... Ẹc...

Với Công nghê thông tin thì chữ @ là quan trọng nhất sao lại không đưa vào nhỉ? có tất cả các mặt trên bàn phím - nhưng lại không có mặt ở các ký hiệu toán học, môn học phổ thông ...

Ủng hộ đưa chữ @ vào, ai ủng hộ thì giơ tay lên,
.
 
Ai lại đưa cái í bây chừ?

Đưa thì đưa fím tạo khoảng trắng (trống) í, hợp lẻ đất & trời hơn nhiều!
chứ cái ngữ í không bằng fím '$' đâu mà đưa zô, zị!
)(&&@@)(&&@@)(&&@@
 
Qua nhiều ý kiến tranh cải về vấn đề này, tôi có suy luận một chút:
1. Nếu đưa các kí tự trên vào bảng chữ cái Tiếng Việt nhằm mục đích "hòa nhập" hay "phù hợp các ký tự dùng trong sách giáo khao, toán học v.v.." thì tôi lại nghĩ ra "xa" một tí là chắc từ việc thay đổi này các nước như Lào, Thái Lan v.v..chắc họ phải thay đổi "hoàn toàn" bảng chữ cái của họ thâm chí thay cả ngôn ngữ của họ vì những mục đích này ???
2. Mỗi đất nước có Tiếng nói, có Chữ viết riêng là niềm tự hào của cả dân tộc chứ sao liên quan đến vấn đề hòa nhập. Thế giới công nhận tiếng Anh là tiếng Quốc tế để trao đổi, giao tiếp là đủ, chứ đâu có thống nhất sử dụng 1 ngôn ngữ đâu?? Và phải nói rằng (cá nhân tôi) đất nước chúng ta đã và đang hòa nhập rất rốt với bạn bè và đã có vị thế nhất định trên trường Quốc tế trong khi đó chúng ta đã thêm những ký tự đó đâu? (bây giờ chẳng nhẽ không bổ sung các ký tự đó sẽ bị "mất" những vấn đề này???)
3. Nếu vì một lý do nào đó (có thể tôi chưa biết) cần bổ sung các ký tự đó, trước hết người đề xuất bổ sung những chữ cái ấy trong TIẾNG VIỆT gồm những từ (tiếng) nào cụ thể thuyết phục hơn
 
Nhớ lại thời sinh viên, mình cũng từng rất ngưỡng mộ ông Quách Tuấn Ngọc với những giáo trình Pascal (hồi đó chỉ được học Pascal nên hổng có biết các tác giả của ngôn ngữ khác). Giờ đọc bài này thấy thất vọng quá. Đúng là "nhàn cư vi bất thiện"!
Trước đây ngưỡng mộ nhất đối ông Quách Tuấn Ngọc là lập trình ra phần mềm BKED, phần mềm gõ tiếng việt trên máy tính đầu tiên (nếu nhớ không nhầm). Sau đó là VietRes (không biết tác giả là ai)
 
Chữ "gi" giống với chữ "j" vậy nếu thay đổi thì chữ "gì" phải viết là "j`" chắc!

mà nếu vậy chữ "j" với chữ "z" cũng giống giống đấy, vậy thay vô chữ nào đây? bỏ chữ nào đây? làm liền bây giờ đi chứ không thôi ngồi mà cải cách thay đổi nữa trong tương lai.

Chữ W là chữ thay thế cho chữ Ư đây là kiểu chữ mật thư để thay thế các ký tự có dấu, hồi đó khi còn trẻ thơ khi sinh hoạt Đội Thiếu niên có được anh chị Đoàn viên dạy.

Trên bàn phím, có rất nhiều Symbol (@,#,$,&...) là các ký tự đại diện của một chữ nào đó, hay đơn giản nó là nó, nếu như BNTT có nói con nít hỏi chữ F, chữ W,.... thì lại phải dạy chúng, thì xin thưa ngay cả người sử dụng tiếng Latin trên thế giới này, các ký tự symbol đó không có trong bảng Alphabet, và con nít của các nước này cũng hỏi, Ba ơi, Mẹ ơi sao có cái chữ @ trên bàn phím vậy nó là chữ gì? Chắc đa phần sẽ trả lời đó là chữ "A-mốc", "A-còng" hoặc "A-sign" gì gì đó, và nó là ngôn ngữ của máy tính. Vậy để trả lời con nhỏ khi hỏi chữ W, F... thì cứ dạy cho nó cách đọc chữ đó và nói đó là chữ nước ngoài, con lớn lên, học ngoại ngữ thì sẽ biết rõ về nó, trước mắt con phải học thật giỏi con nhé! Vậy là xong.

Người Pháp tại sao có chữ E, chữ È, chữ É, và có Ë nữa, đó là do cách phát âm, nếu E họ sẽ đọc là Ơ, nếu È họ sẽ đọc là E, nếu É họ đọc là Ê và nếu Ë họ sẽ đọc là E nhưng âm ngắn giống E: trong phiên âm tiếng Anh vậy.

Thế thì để hòa nhập, người Pháp sẽ viết còn một chữ E thôi à?

Nên nhớ, chính sách của Đảng và Nhà nước ta là HÒA NHẬP chứ không phải HÒA TAN!

THEO Ý KIẾN CỦA CÁ NHÂN TÔI KHÔNG NÊN THÊM VÀO BẢNG CHỮ CÁI NHỮNG CHỮ NÀY VÌ CHỮ VIỆT NAM ĐÃ CÓ ĐỦ CÁC KÝ TỰ ĐỂ THAY THẾ VÀ NÓ ĐÃ TRỞ THÀNH ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ TRÊN THẾ GIỚI.

NẾU THÊM VÀO NHỮNG KÝ TỰ ĐÓ, THÌ HỆ THỐNG NGÔN NGỮ TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY SẼ BỊ/ĐƯỢC ĐÃO LỘN HOÀN TOÀN

==> TOÀN ĐẢNG, TOÀN DÂN, TOÀN QUÂN TA SẼ PHẢI ĐI HỌC PHỔ CẬP LẠI NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT GIỐNG NHỮNG NĂM "BÌNH DÂN HỌC VỤ" THUỞ NÀO ĐỂ XÓA NẠN MÙ CHỮ!!!


CHẮC ĐIỀU NÀY LÀ KHÔNG THỂ!!!!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
“Không nên thêm 4 chữ cái khác vào tiếng Việt”

Nếu các Bộ khác cũng đề xuất thêm các chữ cái mới vào tiếng Việt thì “chết dân” – GS.TS Nguyễn Minh Thuyết lên tiếng.

Liên quan đến việc Cục Công nghệ thông tin của Bộ GD&ĐT đang soạn thảo Thông tư hướng dẫn sử dụng tiếng Việt trong máy tính và hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó có việc thêm 4 chữ cái vào tiếng Việt, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội khóa 12, Chủ tịch Hội đồng bộ môn Ngữ văn của Bộ GD&ĐT.



GS có biết về việc soạn thảo Thông tư hướng dẫn sử dụng tiếng Việt của Bộ GD&ĐT, trong đó đề xuất thêm 4 chữ cái vào tiếng Việt?

- Qua báo chí tôi có biết điều này. Đúng là trong công việc ở Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD&ĐT có gặp một số vướng mắc nên những đề xuất của họ là dễ hiểu. Nhưng nếu Bộ GD&ĐT giao cho Cục trên soạn thảo Thông tư là trái thẩm quyền, không đúng chức năng. Vì bảng chữ cái là quy định của Quốc gia chứ không phải các Bộ tự quy định.

Kể cả Thông tư này chỉ quy định trong sách giáo khoa thì cũng không đúng vì sách giáo khoa làm sao trái với các quy định chung được? Ngay cả Vụ Giáo dục Tiểu học của Bộ cũng chưa biết dự thảo Thông tư này.

Trong lịch sử, chúng ta đã từng có lần điều chỉnh chữ viết?

- Đó là năm 1980. Năm đó, Bộ GD&ĐT đã thay chữ mà người ta đã gọi là chữ “mỳ ăn liền”, “cứng cong queo”, do Bộ tự sáng tạo ra rồi “áp” vào sách giáo khoa. Nhưng đến năm 1984 do thấy chữ xấu quá nên phải thay đổi nhưng đã mất 4 lứa học sinh viết chữ xấu.

Vậy quan điểm của GS về việc dự thảo Thông tư này?

- Tôi thấy không ổn. Có nhiều việc được đề xuất cần giải quyết, có những việc có thể chưa cần. Ví dụ như thêm 4 chữ F, W, Z, J vào máy tính thì thực tế trên bàn phím đã có, còn thêm vào sách giáo khoa thì không ai cấm cả.

Tức là khi anh dùng ký hiệu của các bộ môn hay phiên âm tên người nước ngoài thì có ai cấm đâu. Nhưng bảng chữ cái là thể hiện cách phát âm Việt Nam, không thể bổ sung bất cứ cái gì được. Bổ sung W vào đây thì phát âm thế nào? Một khi đã thêm vào thì phải có sự phân công nhiệm vụ các chữ cái này. Nếu chữ “F” thay “PH” thì sửa hết sách? Mà Thông tư là văn bản quy phạm pháp luật phải theo.

Ngay cả chữ của Anh cũng có chỗ vô lý nhưng có ai sửa đâu? Chưa kể việc sửa như vậy tốn kém biết bao tiền của. Nếu cứ bổ sung như vậy thì có lẽ chúng ta phải thêm cả “anpha - α”, “beta - β ” vào tiếng Việt…Nên không thể bổ sung thế được.

Trong dự thảo Thông tư cũng nói đến việc quy định các trường hợp đang gây nhầm lẫn như “Quý” hay “Quí”; hoặc “Òa” hay “Oà”…Liệu GS có đồng tình với điều này?

- Cái đó thì nên xem xét. Nhưng phát âm “Quý” và “Oà” là đúng vì đã có quy luật. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp chưa có thống nhất, như “mỹ” hay “mĩ”, hoặc “lí” hay “lý”…Nhưng quy định ở cấp Quốc gia thì không thuộc thẩm quyền của Bộ GD&ĐT.

Mình cũng phải để ý đến sự thừa nhận của người dân. Ví dụ “xã Mỹ Sơn” thì phải viết “y”, hay họ “Lý” của một người nào đó thì không thể thay đổi…

Tóm lại, tôi cho rằng Bộ GD&ĐT nên dừng lại, không làm vì việc này phải do cơ quan cấp cao hơn đảm nhiệm. Bổ sung bảng chữ cái của một đất nước đâu phải chuyện chơi. Nếu mai các Bộ khác cũng đề xuất thêm các chữ cái mới vào tiếng Việt thì “chết dân”…Việc đó phải do Chính phủ, nếu không muốn nói là Quốc hội quy định.

Xin cảm ơn GS!

Nguồn: http://vietbao.vn/Giao-duc/Khong-nen-them-4-chu-cai-khac-vao-tieng-Viet/75298874/202/
 
Bỏ cái trò trích với cả dẫn của mấy ông GS đi!
 
/-(ãy nêu lí do đi bạn.

Họ đã là GS thì không giỏi mặt này cũng giỏi mặt khác đó nghe!

Dù sao đi nữa, Nhà nước mình sáng suốt để không thêm các ký tự đó, chứ không thôi, mỗi ông Giáo sư nào đó của Bộ nào đó cũng muốn đưa ký tự đặc biệt nào đó vào bảng chữ cái thì chết người dân thôi.
 
Bởi vì ngay trong thread này trích dẫn trái chiều của tầm GS cũng có cả rồi. Với cả cái ông QTN ấy cũng không phải là kẻ ngốc.
Có ai bảo ông ấy ngốc đâu bạn?
Ngoài ra, ai cũng có quyền trích dẫn, cả những ý kiến thuận và ý kiến nghịch, ai cũng có quyền phát biểu (miễn không vi phạm nội quy thì thôi); cớ sao bạn yêu cầu người khác "đừng trích dẫn"?
 
Vâng! Nhưng cái kiểu kéo một bài viết từ đâu đó về quăng cái ịch đó với không một lời bình luận, không một phân tích ý gì, ...
Cái kiểu "đó đọc đi, GS người ta nói này" thật khó chịu, thiếu tôn trọng người theo dõi thread.

Mà em xin lỗi chứ, có lẽ do tầm của mình thấp, đọc không hiểu. Chứ cứ đọc cái bài phân tích của ông ấy, thấy mấy chỗ cứ sao sao ấy:

- Nếu các bộ khác ... : Nếu nó là hợp lý thì các bộ khác đưa ra ý kiến có sao đâu? Nhiệm vụ của các ngài có chức trách là xem xét những ý kiến đó. Chết dân chỉ khi các ông có chức năng mà dở.
- Về cái vụ soạn thông tư: Em không đủ tầm để bình luận. Nhưng đọc thấy nó cứ gợn gợn thế nào ấy nhỉ ? Theo lời bác ấy nói thì Bộ sai. Đúng hay sai thì em cũng không care. Nhưng không biết chức trách vụ này dành cho ai nhỉ? Đúng ra bác nào soạn? Chắc phải lập một hội đồng mới do Thủ tướng ký chăng?
- Lịch sử đã từng thay đổi ...: Bác ấy trả lời phỏng vấn mà cứ như không trả lời. Ai chẳng biết là đã từng có thay đổi. Cái người phỏng vấn người ta cần là cần lời bình luận, chứ không phải cần bác ấy thống kê lịch sử.
- Quan điểm GS ...:

Thực tế trên bàn phím có rồi ... >> vậy là không cần?. Còn thêm vào SGK thì không ai cấm cả? Nghĩa là sao nhỉ, em không thông câu này lắm? Ai có thể giải thích giúp em được không?

Đọc thế nào đây: Nếu thực sự có nhu cầu thì sẽ đọc ra được thôi. Ví như nếu riêng chữ này không đọc được còn còn 3 chữ kia đọc được thì chẳng thấy bác ấy nói gì nhỉ ?

Chữ của Anh có chỗ vô lý nhưng có ai sửa đâu : Nực cười, kiểu như nói: Thiên hạ ăn cơm trước kẻng, sống thử đầy đấy, có ai cấm đâu, sao mình không phang đại đi ! --=0

Anpha, Beta ...: Nếu thực sự cần thì thêm chứ sao. Bảng chữ cái có 100 chữ thì cũng đã sao. Miễn là nó cần thiết.

Việc đó phải do Chính phủ, nếu không muốn nói là Quốc hội quy định: Vâng thì đợi Quốc hội, Chính phủ. Hi vọng cái tổ hợp đó nó tự dưng lòi ra được ý kiến thì tốt. Nhưng em chẳng tin là cái tổ hợp hành chính đó nó tự đẻ ra được. Phải có người lên tiếng (Như bác QTN ấy) rồi cái tổ chức đó mới lùm xùm lập ra ban bệ ngâm cứu, phê duyệt, ...

-------------------
Vài dòng mua vui,
 
Anpha, Beta ...: Nếu thực sự cần thì thêm chứ sao. Bảng chữ cái có 100 chữ thì cũng đã sao. Miễn là nó cần thiết.

Việc đó phải do Chính phủ, nếu không muốn nói là Quốc hội quy định: Vâng thì đợi Quốc hội, Chính phủ. Hi vọng cái tổ hợp đó nó tự dưng lòi ra được ý kiến thì tốt. Nhưng em chẳng tin là cái tổ hợp hành chính đó nó tự đẻ ra được. Phải có người lên tiếng (Như bác QTN ấy) rồi cái tổ chức đó mới lùm xùm lập ra ban bệ ngâm cứu, phê duyệt,
Ẹc... Ẹc... Đọc 1 hồi cũng chẳng biết "ổng" nói cái gì
Thôi thì "túm lại" thế này: Cái gì không hợp lòng dân tất sẽ bị đào thải
Thế thôi!
Vậy để xem LÒNG DÂN là muốn cái gì đây?
 
Câu này của bạn không dễ nghe chút nào.

Nếu nó là hợp lý thì các bộ khác đưa ra ý kiến có sao đâu? Nhiệm vụ của các ngài có chức trách là xem xét những ý kiến đó. Chết dân chỉ khi các ông có chức năng mà dở.

(*) Vậy mấy trận lũ năm vừa qua Giám đóc các nhà máy cứ xã lũ xuống hạ du Miền trung mà vẫn tuyên bố thực hiện đúng qui trình của bộ đề ra thì theo bạn là như thế nào?

(*) Nếu ai đó dự thảo rằng từ nay cái địa danh "Vũng tàu' fải là "Vũng tầu" thì bạn có chịu uôn lưỡi đọc theo không vậy?

(*) Còn nữa, Bỡi cái lí lẽ đó của bạn mà nước ta đến hơn 100 sân gôn ở khắp các tỉnh thành vùng miền, chúng vô cả đất quốc fòng, bến cảng hàng không một cách vô chính fủ;

Một số nơi trên thế gian, chỉ cần nói hớ 1 câu thì sinh mạng chính trị đi tong, nhưng ta thì chưa thực sự có chuyện này. Thời fong kiến xưa có câu: "Miệng quan trôn trẻ" giờ thì cũng còn lai rai lúc này, lúc nọ rất thỉng thoảng; Ví dụ: Có học hàm đến chức giáo sư rồi mà lại đề nghị chữ cái 'E' đưa lên đầu danh sách chữ cái;
Nếu mình có đủ thẩm quyền thì sẽ lột bằng của ông này ngay tấp lự hay dựng bia tiếng sĩ cho ông này trong QTG!

(*) Nói nữa e sẽ quá xa. . . .
 
Lần chỉnh sửa cuối:
(*) ..........
Nếu mình có đủ thẩm quyền thì sẽ lột bằng của ông này ngay tấp lự hay dựng bia tiếng sĩ cho ông này trong QTG!
........
Tha cho ông Tiếng sĩ này đi, nếu ổng là tiến sĩ thì cần xem lại bằng cấp ở đâu, có đi học không?
Điếc quá điếc!
Ba Tê.
 
(*) Vậy mấy trận lũ năm vừa qua Giám đóc các nhà máy cứ xã lũ xuống hạ du Miền trung mà vẫn tuyên bố thực hiện đúng qui trình của bộ đề ra thì theo bạn là như thế nào?

(*) Nếu ai đó dự thảo rằng từ nay cái địa danh "Vũng tàu' fải là "Vũng tầu" thì bạn có chịu uôn lưỡi đọc theo không vậy?

(*) Còn nữa, Bỡi cái lí lẽ đó của bạn mà nước ta đến hơn 100 sân gôn ở khắp các tỉnh thành vùng miền, chúng vô cả đất quốc fòng, bến cảng hàng không một cách vô chính fủ;

Một số nơi trên thế gian, chỉ cần nói hớ 1 câu thì sinh mạng chính trị đi tong, nhưng ta thì chưa thực sự có chuyện này. Thời fong kiến xưa có câu: "Miệng quan trôn trẻ" giờ thì cũng còn lai rai lúc này, lúc nọ rất thỉng thoảng; Ví dụ: Có học hàm đến chức giáo sư rồi mà lại đề nghị chữ cái 'E' đưa lên đầu danh sách chữ cái;
Nếu mình có đủ thẩm quyền thì sẽ lột bằng của ông này ngay tấp lự hay dựng bia tiếng sĩ cho ông này trong QTG!

(*) Nói nữa e sẽ quá xa. . . .

Chẳng thấy những lời của anh trái ý kiến gì của em cả.
Phải chăng đầu tuần anh còn hơi bia nghỉ lễ trong óc ?
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom