Ý nghĩa của thành công - Một bài văn đáng suy nghĩ (2 người xem)

  • Thread starter Thread starter OverAC
  • Ngày gửi Ngày gửi
Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

OverAC

Đỗ Nguyên Bình
Thành viên BQT
Administrator
Tham gia
30/5/06
Bài viết
2,695
Được thích
15,103
Có một bài văn hay đáng để suy nghĩ
ThanhCong1.jpg

ThanhCong2.jpg

ThanhCong3.jpg

ThanhCong4.jpg
 
Bài viết thật ấn tượng,
----------------------
Có thể nói Hà Minh Ngọc đã rất khéo chọn chủ đề vì đề bài có tính mở rất cao: "Một bài học sâu sắc, ý nghĩa mà cuộc sống đã tặng cho em"(?!). Thú thật là tôi cũng không biết đề bài này thuộc thể loại văn gì, có thể là nghiêng về văn bình luận. Nhưng cũng không đúng, vì bình luận thì phải trước một vấn đề cụ thể đã nêu chứ. Chắc có thể là văn tự do (!) (có thể ngày xưa mình không được học thể loại này!).
Chính vì tự do nên mở đầu bài viết Hà Minh Ngọc phải đặt lại chủ đề: "Bản chất của thành công". Một bài tập làm văn mà lại đặt lại yêu đề bài như vậy liệu có được phép không? Nhưng so với yêu cầu của đề bài thì chủ đề này không bị coi là... phạm quy (hì mình quen thói bắt bài trên GPE tí) vì chủ đề này chỉ là một phần rất nhỏ của một đề bài rất rộng.
Bài viết rất có ấn tượng, lời văn sắc sảo, thể hiện vốn kiến thức xâu rộng, đặc biệt ở những chỗ "chỉ cho bạn thấy được có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ". Tôi cảm giác bài viết này không phải của một người trẻ tuổi.
Tuy nhiên, hơi tiếc là bài viết mới chỉ gợi tả được một mặt của vấn đề. Mà cuộc sống bao giờ cũng có hai mặt - thậm trí nhiều mặt! Sẽ sâu sắc hơn nếu như bài viết nột tả hết mặt trái của "Thành công" - cái mà có sức ảnh hưởng lớn hơn cả đến khát khao, tham vọng, và hành động của con người. Tôi rất thích cách đặt vấn đề của Hà Minh Ngọc: "Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao người bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi?". Đúng là chưa bao giờ tự mình đặt vấn đề kiểu đó (đúng hơn là ít có dịp để suy nghĩ những việc ít cụ thể dạng này). Nhưng một khi đã đặt vấn đề thì phải giải quyết thôi, tôi cho rằng Hà Minh Ngọc đã rất khôn khéo không trả lời trực tiếp câu hỏi này mà lại hỏi ngược lại: "Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết, (...) là cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục?". Chính là nó đó, nhưng chưa đủ. Chính vì chưa đủ nên Hà Minh Ngọc đã liệt kê rất nhiều "Thành công là":
- "Thành công là khi bố và con trai có dũng khí…" (cái này hơi coi thường nhau à nha).
- "Thành công là một cậu bé dị tật ở chân…"
- "Chăm sóc bố và hai con chu đáo, đối với mẹ là một thành công lớn" (cái này hơi ngược một tí nhưng mà... được à nha).
...
Còn rất nhiều Thành công nữa mà tôi tin chắc rằng Hà Minh Ngọc không thể liệt kê hết được. Nhưng có một điều mà tôi tin rằng Hà Minh Ngọc cũng đã thấy được, trong tất cả những thành công ấy đều có sự cố gắng, những nỗ lực, tinh thần vượt khó, sống có ý chí vào biết yêu thương, đoàn kết. Đó không phải là thành công, nhưng thiếu những cái đó không thể tạo lên thành công được. Không chỉ “trong công việc” cũng như “sự chính xác đến từng chi tiết”, thành công có ở bất cứ đâu nơi mà chứa đựng mục đích và khát vọng. Mọi sự hoàn hảo cả về phẩm chất lẫn tinh thần đều là cao cả, đáng được trân trọng cả.
Vậy còn “cuộc sống giàu sang” và “được mọi người nể phục”?
Cần nhưng chưa đủ, dường như nó chỉ là hình thức, là cái bề ngoài của thành công. Mà cái bề ngoài thường khiến người ta ngộ nhận. Đã có rất nhiều minh hoạ, có lẽ không cần kể ra (như Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Việt Tiến…) chúng ta có thể thấy rằng thành công rất dễ bị ngộ nhận bởi cái hình thức bên ngoài. Nên tôi cho rằng khi nói đến thành công thì phải nói đến mục đích nào, chủ thể nào, thời điểm nào. Một tên tham nhũng tự cho mình là thành công vì nó thực hiện việc hành vi biển thủ công quỹ của Nhà nước mà không bị ai phát hiện (?!), nhưng đã không thành công khi bị vạch mặt chỉ tên, phải đứng trước vành móng ngựa.
Theo tôi, khó có thể khẳng “Bản chất của thành công” như một định nghĩa. Mặc dù hiểu đấy, biết đấy… nhưng nói ra sẽ sai đấy. Thành công được đánh giá theo mức độ, trên những tiêu trí thuộc về đạo đức, lối sống, văn hoá.
Nhân chuyện bàn về thành công mà nghĩ tới mình, tôi không phải là con người hoàn hảo (nhiều khi nhập số liệu sổ còn sai bét sai be!). Nếu như có một bài tập làm văn “Em hãy nêu những thành công của em trong cuộc sống?”, chắc phải xin cô giáo mang về nhà làm, có thể phải nghĩ vài ngày mà chưa chắc đã ra. Nhưng có một điều tôi cảm thấy hài lòng đó là mỗi lần đăng một bài viết trên www.ketoan.com hay www.giaiphapexcel.com. Mỗi bài viết đều có sự chú tâm thực sự, có trách nhiệm của mình. Đôi khi viết rồi - đọc lại – sửa – đọc lại… rất nhiều lần cho đến khi hài lòng mới thôi.
Nay ngẫm thấy thành công phải chăng là mức độ hài lòng của mỗi con người về một một việc làm của mình, hiểu và có trách nhiệm về việc làm đó với người khác?
 
(hì mình quen thói bắt bài trên GPE tí)

Hì, bắt lỗi chính tả của anh hai chút xíu ha.:bb:
...Mà cuộc sống bao giờ cũng có hai mặt - thậm trí nhiều mặt!
...

Thành công được đánh giá theo mức độ, trên những tiêu trí thuộc về đạo đức, lối sống, văn hoá.
....

Hì, đùa với anh hai chút xíu. |||||

“Anh hãy nêu những thành công của anh trong cuộc sống?”

Ủng hộ anh hai viết bài này./-*+/ }}}}}
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom