Đố vui... (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Thêm 1 câu nữa các bạn nhé.

Trong vườn, có 10 cái cây. Bạn phải trồng 10 cái cây đó thành 5 hàng. Mỗi hàng bắt buộc phải có 4 cây. Phải trồng cách nào đây???
 
Chào các bạn ! Nếu bạn được mời đến 1 vương quốc nọ. Nhà vua kén rể và bạn là người được chọn. Ông ta có 3 cô con gái :
- Chị cả và luôn nói thật
- Cô thứ 2 thì lúc thật lúc dối
- Cô út thì luôn nói dối.
Bạn phải chọn 1 trong 3 cô và bạn chỉ muốn cưới cô cả hoặc cô út ( vì còn phải biết đường đối phó chứ
yim_thinking.gif
).
Vấn đề là cả 3 cô cùng xuất hiện và bạn không biết ai là chị, ai là em.
Nhà vua chỉ cho phép bạn được hỏi 1 câu duy nhất và câu đó phải là câu hỏi Đúng/Sai. Chỉ được chọn 1 người để hỏi
Vậy bạn phải hỏi câu nào để đảm bảo không phải lấy cô thứ 2?

Ở đây, mình đặt 3 cô công chúa là cô A, Cô B và cô C
Còn ông vua là ông F nào đó.
Mình chọn hỏi ngay ông Vua F: "Cô A là cô con gái thứ 2, đúng không?" <= Nhà vua không bao giờ nói dóc...hé hé
Nếu nhà vua nói đúng: Thì mình dớt 1 trong hai cô còn lại.
Nếu nhà vua nói không: thì dớt ngay cô vừa hỏi, cô A.
 
Mình cũng tham gia một câu.

Trong giỏ quà có 10 quả táo. Có 10 cô em xinh xắn đến lấy. Mỗi người lấy một trái. Cuối cùng trong giỏ quà còn lại 1 trái. Hỏi: Tại sao lại như vậy?
Trong giỏ còn lại trái chuối phải ko? (Có 10 trái táo và 01 trái chuối) Ha ha ha+-+-+-+ +-+-+-+ +-+-+-+
 
Nhà e cũng đố tí cho zdui.

01 chú khỉ phải đem 02 trái táo qua 01 cây cầu, chú khỉ chỉ được đi 01 chuyến và sức chịu tải của cây cầu chỉ được 01 chú khỉ và 01 quả táo. Hỏi chú khỉ phải làm thế nào để mang 02 trái táo qua cây cầu kia trong 01 chuyến? @#!^% @#!^% @#!^%
 
Khỉ no với khỉ đói có giống nhau không nhỉ? Chắc cũng chỉ tính là 1 con khỉ!
 
Chú khỉ đó quăng quả táo lên thật cao và có hướng qua bên kia cầu. Rồi chuyền qua cầu chụp lấy quả táo rơi xuống là được! Đúng không ta!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Trong giỏ quà có 10 quả táo. Có 10 cô em xinh xắn đến lấy. Mỗi người lấy một trái. Cuối cùng trong giỏ quà còn lại 1 trái. Hỏi: Tại sao lại như vậy?

Sao ko ai trả lời câu này của mình vậy ta
 
Chú khỉ đó quăng quả táo lên thật cao và có hướng qua bên kia cầu.
Rồi chuyền qua cầu chụp lấy quả táo rơi xuống là được!
Đúng không ta!
Nếu cây cầu dài như cầu Mỹ Thuận thì chú khỉ quăng thế nào?

Khỉ no với khỉ đói có giống nhau không nhỉ? Chắc cũng chỉ tính là 1 con khỉ!
Nếu chú khỉ đã ăn quả táo vào bụng thì sao gọi là đem táo qua cầu được?

Đáp án: Chú khỉ vừa đi qua cầu vừa tung kiểu tung cà đôi.
 
Vậy thì chú khỉ sẽ tung hứng các quả táo như các nhà hát xiệt! Vì đâu có lúc nào hai quả táo cùng nằm trên tay chú khỉ đâu. Mà nó sẽ lần lượt lên xuống! Vậy là có thể qua cầu rồi chứ!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Vậy thì chú khỉ sẽ tung hứng các quả táo như các nhà hát xiệt!
Vì đâu có lúc nào hai quả táo cùng nằm trên tay chú khỉ đâu.
Mà nó sẽ lần lượt lên xuống!
Vậy là có thể qua cầu rồi chứ!
Bạn có thể xem đáp án bằng cách bôi đen hết cái dòng có chữ "Đáp án:" của tớ. Vui ...
 
Mình cũng xin tham gia một câu:
Tìm một công thức (không dùng VBA) tính được diện tích cho các loại hình tam giác, hình chữ nhật, hình thang, hình bình hành...
Tôi đã hỏi một số người thì người ta nói rằng nếu có công thức đó thì tại sao trong sách giáo khoa người ta phải dạy cho học sinh mỗi hình 1 công thức tính diện tích nhỉ ? nhưng Tôi lại không nghĩ như thế.
Mời các bạn cùng tham gia ?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
10 cô mỗi người một quả, trong đó có một cô tham lam cầm cả giỏ, vậy là trong giỏ vẫn còn một quả mà.
 
Mình sưu tầm trên trang tuổi trẻ cười. Góp vui cho các bạn cùng suy ngẫm, giữa vô lý và có lý... Rồi thấy, mình còn "ngây thơ" quá, nên dễ bị những câu chữ lừa cảm tính. He he,... cũng vui khi bị lừa trong vui vẻ. Chúc mọi người có những giây phút thư giãn ý nghĩa.

vô lý - có lý - nghịch lý :
1.
A------------------------B---------C----D-----------S0--S1--------->

- 1 vận động viên (VDV) điền kinh (ở vị trí A) chạy đua với một con rùa (ở vị trí B) theo chiều mũi tên (hình trên).
- Khi VDV chạy từ A tới vị trí B thì chắc chắn trong thời gian đó con rùa đã chạy đc một đoạn (đến C).Khi VDV chạy đến C thì tất nhiên con rùa lại đi thêm đc một đoạn nữa (bây giờ nó ở D).
- Và cứ thế,nếu VDV bỏ ra 1 thời gian t để đuổi kịp vị trí S0 của con rùa,thì với khoảng thời gian đó,nó đã đi đến vị trí S1,....
Như vậy,theo lập luận "logic" này thì ko bao giờ VDV có thể đuổi kịp con rùa.Nhưng trên thực tế,mọi chuyện lại hoàn toàn ngược lại.Tại sao ấy nhỉ???

2.
Có một hộp bút chì màu. Chúng ta sẽ chứng minh là tất cả bút chì trong đó có cùng một màu.
Bài toán quy nạp theo n.
Mệnh đề là: Với mọi n>0, nếu có n bút chì trong hộp thì n bút chì đó có cùng một màu (*).
Bài toán nghiễm nhiên đúng với n=1.
Giả sử mênh đề * đúng đến n=k. Ta sẽ chứng minh * đúng đến k+1.

Giả sử trong một hộp bút chì màu có k+1 bút chì màu. Ta lấy ra một chiếc, còn lại k bút chì. Áp dụng trường hợp k, ta có k chiếc bút chì còn lại cùng màu.
Bỏ chiếc bút chì vừa lấy ra vào lại hộp, rồi lại lấy ra một chiếc bút chì khác. Trong hộp lại còn lại k bút chì cùng màu theo giả thiết quy nạp. Suy ra chiếc bút chì lấy ra lúc đầu cùng màu với những chiếc còn lại trong hộp, Ta có k+1 chiếc bút chì cùng màu, * đúng với n=k+1.
Vậy, * đúng với mọi n.

Mở rộng bài toán, tất cả các vật có 1 màu thì sẽ có cùng màu.

Tìm chỗ vô lý nào

3.
mình có 2 bố mẹ, 4 ông bà, 8 cụ, 16 kị....
1 thế hệ cách nhau khoảng 20-25 năm.
100 năm trước mình có 2^4=16 tổ tiên.
250 năm trước mình có 2^10=1024 tổ tiên.
4000 năm trước mình có 2^160 =tỉ tỉ tỉ tỉ.........(híc, không thể tính được) tổ tiên.
Sao mình lắm tổ tiên thế? dân số 6 tỉ người thì có vấn đề gì đâu nhỉ. Trong lịch sử thì trái đất chứa vài tỉ tỉ tỉ vẫn ok. Ta nên xóa bỏ cái kế hoạch hóa gia đình củ chuối củ khoai đi nhể?
giải thích đi

4.
Có một con ngựa đang đi, sau một thời gian, 2 chân của nó đã di chuyển được hơn 1 Km so với 2 chân còn lại của nó. Như vậy về lý thuyết thì 2 chân của con ngựa phải ở cách xa cách 2 chân còn lại của 1 Km. Tuy nhiên con ngựa này thì hoàn toàn bình thường, không bị tách ra. Con ngựa này chạy một cách bình thường như mọi con ngựa khác, đường đi của ngựa là hoàn toàn đồng nhất, không hề bị phân cách, không có sự thay đổi về hình dạng hay chất liệu. Liệu chuyện này có thể xảy ra không ?

5.
ai cũng biết 0^1 = 0 ( cũng như ai cũng biết 0^3 = 0^2 = 0 )
thế mà :0^1 = 0^3-2 = 0^3/0^2 =0/0 (dạng vô định không tính được)
Ai giỏi thì giải thích cái coi

6.
Lại là một nghịch lý nữa
Ở một thôn nọ ,người ta định nghĩa anh thợ cắt tóc như sau:Anh thợ cắt tóc là người cắt tóc cho tất cả những người trong thôn không tự cắt lấy.
Nếu anh ta tự cắt thì mâu thuẫn vì thợ cắt tóc chỉ cắt cho ai không tự cắt.
Nếu anh ta không tự cắt thì mâu thuẫn vì anh ta phải cắt cho những ai không tự cắt.
__________________

7.
phóng viên của tờ Le Monde có 15 người trong đó có 10 người tóc nâu và mắt xanh, 8 người tóc nâu và 5 người mắt xanh. Hỏi có bao nhiêu người tóc ko nâu và mắt ko xanh?
Đặt a là những phóng viên tóc không nâu và mắt ko xanh
b là những phóng viên tóc nâu
d la những phóng viên mắt xanh
c là những phóng viên mắt xanh và tóc nâu
ta có: a+b+c+d=15(1)
b+c=8(2)
c+d=5(3)
c=10(4)
đem (1)+(4)-(2)-(3)=a=12--->nhiều thế nhỉ

9.
cho x>0:x+(1/x)=1. Tính x^2+1/x^2
ta có: (x+1/x)^2=x^2+(1/x^2)+2=1<=>x^2+(1/x^2)=-1

10.
Cho vecto i là vecto đơn vị, và 2 vecto a,b có độ lớn lần lượt là a và b(3 vecto cùng gốc), m, n lần lượt là góc hợp bởi(vecto a, vecto i) và (vecto b, vecto i)
ta có tích vô hướng của vecto a và vecto i bang acosm, của vecto b và vecto i la bcosn, suy ra tích vô hướng của vt a và vt b bằng abcos(m)cos(n) bằng luôn abcos(m-n). Do đó ta có cos(m-n)=cos(m)cos(n). Có ai phản đối không?^^

11.
Cho a , b R
ta có a + b = 2c (tất nhiên phải tồn tại c thỏa mãn điều này ,không phải bàn cãi)
<=> a=2c-b
<=> 2c-a=b
Nhân hai vế trên
<=> 2ac - a^{2} = 2bc - b^{2}
đồi dấu hai vế thêm c^{2}
<=> a^{2} - 2ac + c^{2} = b^{2} -2bc + c^{2}
<=> (a-c)^{2} = (b-c)^{2}
<=> (a-c) = (b-c) [lấy căn bậc hai hai vế]
<=> a=b (Vậy mọi thứ bằng nhau?)

12.
Các bạn nào ghét học thì xem đây
Ta có : học = không rớt
không học = rớt
Cộng hai vế với nhau
=> học + không học = rớt +không rớt
học x (1+ không) = rớt x (1+ không) [đặt nhân tử chung hai vế]
Đơn giản (1+ không) ta được
học = rớt
=> chúng ta không nên học
Tôi nói có đúng không!
HE HE HE
vui đấy chứ!

13.
S= 1+2+4+8+16+32+....
=>S=1+(2+4+8+16+32+...)
=>S=1+2(1+2+4+16+32...)
=>S=1+2S
=>S=-1
Dễ thấy S=1+2+4+16+32... >0 nhưng S=-1 lại <0
Ai giải thích được không nhỉ?

14.
Nhà vua gọi người tử tù đến trước bảy căn phòng được đóng kín cửa và bảo: “ở một trong bảy căn phòng này có một con hổ. Ngươi phải đi một vòng tất cả các phòng. Ta bảo đảm ngươi sẽ bị con hổ vồ và chết một cách bất ngờ.” Người tử tù lý luận: Giả sử con hổ ở phòng thứ bẩy, vậy ta đi hết tất cả các phòng 1,2,…,6 bình yên, đến phòng thứ bẩy ta đã biết có con hổ trong đấy. Suy ra cái chết của ta không thể gọi là bất ngờ được. Vậy suy ra con hổ không có trong phòng thứ bẩy. Tiếp tục như thế, giả sử con hổ có trong phòng thứ 6…… Cuối cùng suy ra không có con hổ trong phòng nào cả. Khi lý luận vậy xong, người tử tù lần lượt mở cửa đi vào các phòng. Và thật bất ngờ, con hổ đã vồ chết anh ta ở căn phòng thứ tư (hoặc một căn phòng nào đó).

Nhờ các bác giải thích hộ phát!!!!!!

14 rưỡi.
Định lý : Mọi mệnh đề đều đúng
Chứng minh:
Trước tiên ta xét Bổ đề sau:
Nếu có n mệnh đề đúng thì ta cũng có (n+1) mệnh đề đúng
Chứng minh Bổ đề:
Ta xét mệnh đề sau:
Mọi mệnh đề trên đời đều sai
Dễ dàng thấy được mệnh đề này là sai [Dễ dàng mà]
Vậy ta suy ra được mệnh phủ định của mệnh đề trên là mệnh đề luôn đúng như sau:
Mệnh đề (A1): "Tồn tại một mệnh đề trên đời là đúng.".
Gọi mệnh đề, mà mệnh đề (A1) đề cập là mệnh đề (A2)
Vậy ta sẽ có 2 mệnh đề (A1) và (A2) đều đúng .
Vậy từ 1 mệnh đề (A1) sau khi lập luận ta có 2 mệnh đề (A1) và (A2) đúng
Khái quát hơn từ (n) mệnh đề đúng ta sẽ có (n+1) mệnh đề đúng (mệnh đề (A3) là mệnh đề : (A1) và (A2) đều đúng , rõ ràng (A3) cũng đúng , tương tự mệnh đề (A4) là : (A1),(A2)và(A3) đều đúng......)
Vậy bổ đề được chứng minh
Trở lại vấn đề chính:
Ta chứng minh mọi mệnh đề trên đời đều đúng .
Với m=1 Thì ta có mệnh đề (A1) đúng [chứng minh ở trên kia kìa]
Với m=2 Thì ta có mệnh đề (A1) và (A2) đúng [chứng minh ở trên kia kìa]
Giả sử m=k đúng
Thì ta vẫn có n=k+1 mệnh đề đúng theo Bổ đề đã cứng minh ờ trên
Vậy định lý đã được chứng minh theo quy nạp

Nói vậy là:
Tất cả mệnh đề trên đời đều đúng
Hệ quả : Mọi lời nói của chúng ta đều là chân lý ai cũng phải tin
Ặc ặc
 
Ở một thôn nọ ,người ta định nghĩa anh thợ cắt tóc như sau:Anh thợ cắt tóc là người cắt tóc cho tất cả những người trong thôn không tự cắt lấy.
Nếu anh ta tự cắt thì mâu thuẫn vì thợ cắt tóc chỉ cắt cho ai không tự cắt.
Nếu anh ta không tự cắt thì mâu thuẫn vì anh ta phải cắt cho những ai không tự cắt.
Đây là 1 bài toán về tập hợp. Người thợ cắt tóc là phần tử vừa thuộc tập hợp những người ko tự cắt được (A) và tập hợp những người tự cắt được (B), người cắt tóc thuộc giao của 2 tập hợp A, B. Câu này bố thằng cu cũng ko thể giải được!!! Hi hi...+-+-+-+ +-+-+-+ +-+-+-+
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom