Gửi các bác ghiền vitamin gâu gâu (4 người xem)

  • Thread starter Thread starter BNTT
  • Ngày gửi Ngày gửi
Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

BNTT

Bùi Nguyễn Triệu Tường
Thành viên danh dự
Tham gia
3/7/07
Bài viết
4,946
Được thích
23,212
Nghề nghiệp
Dạy đàn piano
Tui cũng đã từng rất mê món vitamin này, nhưng... đọc cái bài ni, thấy kinh quá, chắc kỳ này phải suy nghĩ cẩn thận trước khi... đi.. Mời các bác nhấn vào đây xem tí
 
Lâu lâu lại có một vụ sì căng đan về thực phẩm thế này, chắc chẳng dám ăn cái gì.
Tưởng chừng động đến cái gì, lở loét cái đó.
 
Sau này chắc phải mở trang trại nuôi "cờ tây" rồi tự xử luôn quá! Ẹc ẹc...
 
Tui cũng đã từng rất mê món vitamin này, nhưng... đọc cái bài ni, thấy kinh quá, chắc kỳ này phải suy nghĩ cẩn thận trước khi... đi.. Mời các bác nhấn vào đây xem tí

Pác làm khiếp quá !
Là khách quen của Sống Trên Đời - đường 3/2, Cống Quỳnh, Thị Nghè, Sân bay.
Chắc là phải tranh thủ dạo mấy vòng xem lại quy trình chế biến ở đây rồi đưa ra quyết định cuối cùng vậy!
Đã thế thỉnh thoảng ra Hà Nội, một hai là phải đi Nhật Tân mới chịu cơ chứ?

"Sống trên đời ăn miếng dồi chó - Chết xuống âm phủ, dồi chó có không? "

“Rượu tăm thịt chó nướng vàng
Mời đi đánh chén cách làng cũng đi”


“… Ăn rồi xách nón ra về
Thấy hàng chả chó lại lê chân vào
Chả này bà bán làm sao?
Ba đồng một gắp lẽ nào chẳng không
Dối rằng lại nghĩ đến chồng
Gần đến cánh đồng ngả nón ra ăn!”
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Pác làm khiếp quá !
Là khách quen của Sống Trên Đời - đường 3/2, Cống Quỳnh, Thị Nghè, Sân bay.
Chắc là phải tranh thủ dạo mấy vòng xem lại quy trình chế biến ở đây rồi đưa ra quyết định cuối cùng vậy!
Đã thế thỉnh thoảng ra Hà Nội, một hai là phải đi Nhật Tân mới chịu cơ chứ?

"Sống trên đời ăn miếng dồi chó - Chết xuống âm phủ, dồi chó có không? "


Dạ, trước khi bác qua Nhật Tân hãy đọc bài này nhé

Chẳng ai nhớ rõ nghề buôn chó xuất hiện ở thôn Cao Xá Hạ từ khi nào. Chỉ biết, khoảng năm 1956, làng Hạ xuất hiện người mua chó đầu tiên. "Ban đầu cũng chỉ với chiếc xe đạp cà tàng, hai bên là hai chiếc sọt sắt được làm thép dây, trong để thêm chiếc thòng lọng bện bằng dây thừng, có cán "chế" bằng ống tuýp sắt, rong ruổi hết làng này qua làng khác tìm mua từng con chó", bà Thanh, một phụ nữ từng có thời gian dài gắn bó với nghề "buôn chó sống, bán chó chết" hồi tưởng lại. Cũng theo bà Thanh, do nghề lúc đó chưa phát triển nên việc thu mua chó sống là rất khó khăn: "Đạp rạc cả cẳng, ngày cũng chỉ mua được vài ba con. Chính vì vậy mà đã có không ít người buôn chó, vì lợi nhuận đã mua cả chó bệnh, chó ốm, rồi cả chó chết do ăn phải bả... Kể cũng liều, nhưng đâu có sao!".
50766843_1.jpg
Những chú chó đang chờ hóa kiếp.
Còn theo ông Chu, người trước cũng ở làng, nay chuyển sang bán bia hơi trên Hà Nội thì: "Những chú chó bị nghi có bệnh hay ăn phải bả sắp chết sẽ được cắt tiết tức thì và cái đầu phải cắt lìa khỏi cổ trước khi chó được vặt lông, vì người đời có câu "nhe như răng chó thui", họ e những chiếc răng có bám độc sẽ truyền sang tay người mổ bất kỳ lúc nào, nếu vô ý để tay trầy xước khi tiếp xúc với răng chó. Đến cả cỗ lòng, ngon là vậy cũng phải vứt bỏ". Ông Chu lý luận: "Chó ăn phải bả, độc tố còn nguyên trong khúc lòng. Do vậy, chỉ cần bỏ nguyên cỗ lòng đi là có thể ăn vô tư".
Chưa hết, những con chó xấu số chỉ còn da bọc xương, tưởng như vứt bỏ cũng được cánh buôn chó mua về vặt sạch lông. Không đem đi thui rơm vội, họ mang xác con chó... chôn xuống đống cát sau vườn, đợi qua một ngày sẽ bới cát tìm lại xác con chó gầy. Thật ngạc nhiên, lúc này con cẩu mới mập mạp, to béo làm sao. Ông Chu cười khà khà, cái cười đắc ý mà ông coi đó là một trong những tuyệt chiêu đã giúp ông qua mặt không ít các đối thủ vốn được liệt vào loại "dày vốn". Ông bật mí: "Chó gầy là vậy nhưng khi mang chôn xuống cát, cơ thể hút hơi ẩm sẽ trương phình lên, to béo, đẹp mã, không còn da bọc xương. Tới lúc này con chó mới được mang thui rơm - vàng ươm. Nhìn con chó đẹp mã đến vậy nằm chễm chệ trên chiếc mẹt bày trong chợ, đến mấy thằng bạn trong nghề với nhau còn không phát hiện ra nói gì đến các thượng đế lâu lâu mới làm miếng thịt chó"... Ông Chu bảo thủ thuật đó dân trong nghề gọi là "tân trang" chó chết.
70% lượng thịt chó ở Hà Nội nhập từ làng Hạ
Ông Chu cho biết: "Nói không ngoa thì hiện cũng phải hơn 70% lượng thịt chó đang được tiêu thụ trên thị trường Hà Nội đều có nguồn gốc từ làng Hạ này". Theo ước tính, thôn Hạ có 360 hộ thì có tới trên 50 gia đình theo nghề "buôn chó sống, bán chó chết" này. Mỗi ngày, trung bình làng "hóa kiếp" cỡ... 5 tấn chó hơi.
Một "đại gia" phải kể tên ở làng Cao Xá Hạ là bà Phong Đỏ, thâm niên ngấp nghé 40 năm trong nghề, với ngôi biệt thự gần nghìn mét vuông chặn hậu làng Hạ. Phía kế bên, qua một bờ mương đổ đầy xương và lông chó là lò mổ của gia đình luôn hoạt động hết công suất. Vì đã vào mùa rét nên có ngày cao điểm bà Đỏ phải huy động hết đám con cháu trong họ làm cật lực mới kịp đáp ứng đủ 4 tạ chó móc hàm.
Chưa dừng lại ở đó, bà Đỏ còn thuê hẳn một ngôi nhà 3 tầng rộng rãi, có địa thế đẹp, nằm trên phố Nguyễn Khắc Nhu (Hà Nội) với giá 10 triệu đồng/tháng để kinh doanh thịt chó. Không kém cạnh, giữa làng, bà Cảnh Sứ với lượng chó xuất đi thuộc hàng lớn nhất. Nhưng danh hiệu "độc bá" có lẽ thuộc về ông Nguyễn Văn Tu - chuyên cung cấp chó sống với một cơ ngơi 4 tầng nguy nga ngay đầu làng và cũng chỉ có gia đình ông Tu là nhập cả chó ngoại, có nguồn gốc xuất xứ từ Lào, Campuchia và Thái Lan.
Theo anh con rể cả của bà Đỏ, để kịp đưa 4 tạ chó móc hàm đi giao hàng trước 8h sáng thì công việc của những người "hóa kiếp" cho lũ cẩu cũng không phải đơn giản. Thay vì cầm chiếc búa đập vào sọ con chó cho tới chết như ngày xưa, giờ đây người làng Hạ nghĩ ra cách... dí dòng điện vào người chó, "chó chết rất nhanh mà cũng đỡ ghê tay". Công đoạn làm lông chó tiết kiệm được khá nhiều thời gian nhờ chiếc máy vặt lông chó. Do lượng chó giết mổ ngày một tăng nên gia đình anh đã quyết định mua hẳn một chiếc ô tô tải loại nhỏ chỉ để bỏ mối hàng ngoài Hà Nội. Chó hơi được anh mua vào đổ đồng với giá 20.000 đồng/kg, qua giết mổ xuất đi với giá "dưới 50.000 đồng/kg sẽ không nói chuyện".
Khác với những người cùng nghề, lượng chó trong lò mổ của ông Tu đều là... chó ngoại. Theo ông Tu thì mấy năm trở lại đây, lượng chó nội ngày một trở nên khan hiếm, giá cả lại đắt. "Chính vì vậy mà mình nghĩ tới việc chó mua ở Lào, Thái vừa rẻ lại vừa dễ tìm... Hơn nữa thịt chó ngoại nhập ăn vừa ngon vừa đậm, ngọt thịt so với chó nhà nuôi vì được nuôi ở vùng núi cao", ông Tu bảo vậy. Chỉ cần ngồi nhà, bật điện thoại, đầu kia - cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh), sẽ cho người chở 7-8 tấn chó hơi tới tận làng Hạ giao cho ông Tu chỉ sau 2 ngày. Một ô tô chó như thế có giá khoảng 20 đến 30 triệu đồng. Và trung bình mỗi tháng ông Tu tiêu thụ hết 7 chuyến xe chó nhập ngoại!
Nỗi ám ảnh
Có quá nửa nóc nhà trong thôn Cao Hạ là những ngôi nhà tầng cao ngất ngưởng. Thoạt nhìn, ít ai nghĩ rằng những căn hộ khang trang, đầy đủ tiện nghi được làm bằng số tiền chắt chiu từ nghề buôn chó - nghề đã thật sự làm thay đổi bộ mặt kinh tế cho nhiều gia đình trong làng. Thế nhưng, thoáng một nét gờn gợn trên khuôn mặt, ông Chu bảo: "Dù thế nào đi chăng nữa, đó vẫn là nghề sát sinh. Mà đã sát sinh ắt có nghiệp chướng". Có điều, những người có thể nói ra như vậy lại không trực tiếp làm nghề "hóa kiếp" hoặc giải nghệ đã lâu, điều mà người trong nghề hoàn toàn không muốn đề cập tới.
Nghề buôn bán thịt chó đã thực sự phát triển, thế nhưng vẫn chưa có một khu sản xuất, giết mổ tập trung. Chính vì vậy, tình trạng ô nhiễm môi trường tại đây đang ở mức báo động. Bắt nguồn từ nguyên nhân trên mà số người dân làng Hạ mắc những chứng bệnh có liên quan tới đường hô hấp ngày một gia tăng. Người dân xã Đức Giang, trong đó có làng Cao Xá Hạ vẫn luôn mong mỏi, chờ đợi có được khu sản xuất tập trung để bà con bớt khổ. Hầu hết các hộ làm nghề này đều áp dụng kiểu giết mổ thô sơ, tất cả chất thải như lông, phân chó đều đổ thẳng ra cống, rãnh của làng. Bầu không khí làng Hạ bây giờ là sự pha trộn giữa lông chó khô lẩn quẩn với mùi hôi bốc ra từ cống rãnh và những chiếc lồng nhốt chó...
(Theo Thanh Niên)​
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Dạ, trước khi bác qua Nhật Tân hãy đọc bài này nhé

Ui giời, "dập" tắt hết mọi hy vọng mỏng manh còn sót lại thế à?

“Thịt chó thì phải có riềng
Thịt lợn thì phải có riêng món hành
Thịt gà cần phải lá chanh
Tía tô cà chuối mới thành ba ba”


=> Đổi sang ba ba
 
Ui giời, "dập" tắt hết mọi hy vọng mỏng manh còn sót lại thế à?

“Thịt chó thì phải có riềng
Thịt lợn thì phải có riêng món hành
Thịt gà cần phải lá chanh
Tía tô cà chuối mới thành ba ba”

=> Đổi sang ba ba

Vô tình nhấn vào gì đó, lên một lô về thịt chó. Khủng khiếp

"Rùng rợn... cầy tơ"

"Đặc sản cầy tơ từ... chó chết, chó bệnh"

"Chó chết, chó bệnh biến thành đặc sản cầy tơ"

"Ghê rợn món cầy tơ"

"Đằng sau món “cờ tây” khoái khẩu"
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Hết lòng lợn TQ lại đến thịt chó, không biết bây giờ ăn cái gì đây ...!$@!!
 
Thôi, zìa nhà em măm tiểu hổ thôi he he
 
hu hu, em là ghiền món này nhứt, mặc dù đã nhắm mắt làm ngơ, bỏ ngoài tai những bài viết thế này chỉ để được măm măm nó. Nhưng cứ đọc là sợ.

Thôi đành.... nhắm mắt.... tiếp tục.... để ruì..... số phận.... muốn ra seo thì ra....hu hu....

Ôi, ngọn lưả hy vọng ngày càng bị dập cho tắt luôn, giờ chỉ còn đống tro tàn mà thôi
 
Thôi đành.... nhắm mắt.... tiếp tục.... để ruì..... số phận.... muốn ra seo thì ra....hu hu....
Bạn cứ an tâm rằng 100 con mới có 1 con loại đó; Đâu dễ kiếm là có chó gẽ đâu!

Một an tâm nữa: 100 đĩa cầy, mới có 1 điã như zậy mà thôi!

Cứ đà này mà tính thì 100 người vô bệnh ziện, chỉ có 1 người do xực thịt cầy bệnh mà thôi;

& cái quan trọng cuối cùng là: 100 người về cõi thiên thai, chỉ có 1 móng do xực thịt cầy thôi, đâu nhiều nhặng gì so với 99 người còn lại chết do xc ~ thứ thông dụng #!

Nói đi cũng nên nói lại; Không cứ chỉ có cônghệ xử lý thịt cầy không thôi đâu; Họ còn có cônghệ xử lý những loại thịt khác thông dụng nữa, như . . . . . (đã thấy trên truyền thông đại chúng í thôi!)

--=0 :-= --=0 :-= --=0
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Xin phép được thay mặt Chủ tịch hội CFC có tên HM

Chính thức lên tiếng cảnh cáo cha con nhà Jenni với các lý do sau:

Có những bài trích đăng phản bác lại đường hướng phát triển của hội;
Làm nao núng tinh thần của các hội viên khác

Tuy là hai thành viên sáng lập & là ~ thành viên tích cực của hội nhưng có những hành vi đi ngược lại lợi ích của hội. Trong đó có việc nhằm làm nản lòng những hội viên tiềm năng.

Phát ngôn ~ í kiến chưa thông qua những thành viên có trách nhiệm trong hội. Điều này dễ làm cộng đồng hiểu sai í nghĩa, mục tiêu hoạt động của hội trong tương lai.

Nếu tái phạm sẽ bị xử theo luật hình sự hiện hành!

Nay bố cáo trong toàn cộng đồng!
 
Gửi tặng bác ChanhTQ@ - HYen17

thịt chó vàng cõng lá mơ xanh
Riềng,xả vòng quanh,cạnh chén rượu nồng
anh em ta tụm 5 tụm 7
nâng chén chia sầu,thật là hay
Thanhkhe ôi hỡi thanhkhe
Tình yêu đó anh có còn phần tôi
Mong rằng thịt chó bốn phương
Anh em Nam-Bắc có ngày đoàn viên
Chó Tiên Lãng,chó Mạo Khê
2 miền quê đó,thịt ngon tuyệt vời
Ngày nào chi kỉ gặp nhau
Tôi mời anh bữa hả hê cuộc đời
Riềng xả tôi đã cầm theo
Nhớ mang chum rượu đến góp cùng cho vui.

Gởi tặng các bạn đã và đang yêu

Anh gặp em, buổi chiều lộng gió
Ta đưa nhau vào quán thịt chó
Anh thấy người yêu cũ ngồi đó
Thế là anh chả ăn thịt chó
Chỉ ngồi uống rượu ngắm đồi Gió
Bạn gái anh, mặt mũi cau có
Vì thấy anh chẳng ăn thịt chó
Nên nàng luôn tay gắp dồi chó
Nhưng lạ thay, chàng không thèm mó
Nàng bỏ đi để anh ngồi đó!


Nàng đi rồi, ta còn ngồi đó,
Trước mặt ta là đĩa thịt chó,
Bỏ thì uổng, không lẽ để đó?
Mời "người cũ" sang ăn thịt chó,
Kinh khủng thật, nàng ăn như gió,
Loáng một cái, hết đĩa thịt chó,
Khi trả tiền nàng cứ ngồi ngó,
Nên ta đành trả tiền thịt chó.
Thanh toán xong mặt ta nhăn nhó
Tiền bữa trưa mai chắc không có
Từ nay thề không đi thịt chó
Mình chỉ là con nhà "xếp xó"
Sống bằng nghề chèo thuyền, cất vó
Thỉnh thoảng còn ra sông đơm đó
Nhưng đã chót vung tay chém gió
Thì thôi cuộc đời cứ kệ nó
Tìm mãi 2 nàng sao mà khó
Để ông còn đòi bữa thịt chó
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom